Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

phân tích bài thơ ông đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.84 KB, 6 trang )

Ông Đồ – Vũ Đình Liên
Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghề dạy học.
Theo phong tục, khi Tết đến, người ta sắm câu đối hoặc một đôi chữ nho viết trên
giấy đỏ dán trên vách để trang trí hoặc mong điều tốt lành. Khi đó, ông đồ được
người ta tìm đến. Nhưng khi thời thế thay đổi thì ông đồ bị lãng quên cùng với nét
văn hóa đó. Nỗi niềm ngậm ngùi, tiếc nhớ của tác giả đối với “cảnh cũ, người xưa”
được thể hiện qua bài “ Ông đồ”.

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:

Vũ ĐÌnh liên (1913 – 1996), quê Hà Nội. Ông là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân.
Ông còn là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ mới đầu thế kỉ
20.

2. Tác phẩm:

Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời:

+ Từ đầu thế kỷ XX, nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trọng
trong đời sống văn hoá Việt Nam như trong suốt mấy trăm năm trước. Chế độ khoa
cử phong kiến ( chữ nho ) bị bãi bõ ( khoa thi Hương cuối cùng ở Bắc Kì là vào
năm 1915), cả một thành trì văn hoá cũ hầu như sụp đổ. Và các nhà nho, từ chỗ là
nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở
nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng
bóng.Bài thơ ra đời trong bối cảnh như vậy, thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt
trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người của một thời đã qua.


Nội dung:



Nỗi thương cảm của nhà thơ trước tình cảnh đáng thương của ông đồ trong thời
buổi suy tàn của Nho học.

Bố cục:

+ Có thể chia làm 3 phần ( Hai khổ đầu, hai khổ tiếp, khổ cuối)

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Hình ảnh ông Đồ và mùa xuân xưa thời hoàng kim, đắc ý (2 khổ thơ đầu):
Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu được tác giả
giới thiệu như thế nào?

+ Khắc hoạ nổi bật hình ảnh ông đồ thời hoàng kim, đắc ý.

Phân tích những hình ảnh để làm nổi bật điều này?

+ Tết đến, ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ bên hè phố như góp mặt vào sự đông vui,
náo nhiệt của phố phường.

+ Người ta kéo nhau tìm đến ông đồ, ông đắt hàng “ bao nhiêu người thuê viết”


Khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở, không khí tưng
bừng, náo nhiệt. Ông đồ trở thành một hình ảnh không thể thiếu , làm nên nét đẹp
văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ.

=> Ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng , tưng
bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón Tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà vào

màu đỏ của hoa đào nở, thu hút bao người xúm đến. Người ta không chỉ tìm đến
ông khi cần thuê ông viết chữ, mà còn thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông . Mọi
người tấm tắc ngợi khen tài ông, khen ông có hoa tay, chữ như “ phượng múa, rồng
bay”- ông là trung tâm của sự chú ý, sự ngưỡng mộ của mọi người.

2. Hình ảnh ông đồ và mùa xuân thời suy tàn (2 khổ thơ tiếp theo):
Ở hai khổ này có điểm nào giống với hai khổ đầu ?

+ Vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố trong ngày Tết.

Vẫn hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã
khác xưa. Em hãy phân tích để làm rõ caí khác đó?

+ Chẳng còn đâu cảnh bao nhiêu người thuê viết chen chúc, tấm tắc ngợi khen, mà
cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương “ Nhưng …nay đâu?”

Phân tích cái hay của những câu thơ sau:

“Giấy đỏ buồn không thắm


Mực đọng trong nghiên sầu…”

“Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay”.

Những câu thơ đó là tả cảnh hay ngụ tình?

– Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình, là miêu tả mà biểu cảm .


Thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại, vẫn hoa đào, vẫn phố xưa nhưng không khí
buồn. Cuộc đời đã thay đổi,ông đồ đã vắng bóng .

=> Biện pháp nhân hoá được sử dụng rất đắt: Ông ngồi đấy nhưng cũng chẳng
cầm đến bút, chạm đến giấy. Nỗi buồn lan sang cả những vật vô tri vô giác. Tờ
giấy đỏ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở
thành vô duyên, không thắm lên được; nghiên mực cũng vậy, không hề được chiếc
bút lông chấm vào, nên đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu. Ông vẫn ngồi
đấy bên phố đông mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng
ông là một tấn bi kịch, là sụp đổ hoàn toàn . Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như
lòng của ông “ Lá….bụi bay.”

3. Tâm sự của tác giả về hình ảnh ông đồ của thời đại (khổ thơ cuối):
Bài thơ mở đầu là:

“Mỗi năm hoa đào nở


Lại thấy ông đồ già”

và kết thúc là:

“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa”.

Đó là kiểu tương ứng đầu cuối, làm nổi bật chủ đề. Hai câu cuối tác giả đã bày tỏ
nổi niềm gì?

+ Là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc, khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng
bóng của ông đồ xưa . Từ sự vắng bóng ông đồ khi đến Tết, nhà thơ bâng khuâng,

xót xa nghĩ tới “ những người muôn năm cũ” không bao giờ thấy nữa. Câu hỏi gieo
vào lòng người đọc những thương cảm, tiếc nuối không dứt.

4. Nghệ thuật.

+ Viềt theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại .

+ Xây dựng những hình ảnh đối lập.

+ Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.

+ Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ: đầu cuối tương ứng


+ Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, bình dị, gợi cảm..

* Liên hệ giáo dục: Qua tâm tư của tác giả, ta thấy được sự trân trọng những giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc. Trong thời đại ngày nay, sự hội nhập quốc tế,
thế hệ trẻ đã dần dần làm mất đi những giá trị văn hoá của dân tộc. Chính vì thế
em cần phải biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×