Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 39 trang )

Mục lục
Mở đầu..............................................................................................................................................2
Nội dung...........................................................................................................................................3
1.

Khảo sát.................................................................................................................................3
1.1.

Khảo sát hiện trạng hệ thống..........................................................................................3

1.2.

Các nguồn điều tra.........................................................................................................4

1.3.

Đánh giá những mặt hạn chế và kết quả đạt được của hệ thống hiện tại.......................5

1.4.

Yêu cầu của người sử dụng (người quản lý)..................................................................5

1.5.

Yêu cầu cầu của phần mềm............................................................................................6

2. Phân tích...................................................................................................................................8
2.1. Mô hình nghiệp vụ.............................................................................................................8
2.2. Mô hình tiến trình luồng dữ liệu......................................................................................13
2.3. Mô hình thực thể liên kết.................................................................................................19
2.4. Mô hình quan hệ..............................................................................................................22


3.

Thiết kế giao diện................................................................................................................26
3.1.

Giao diện chính............................................................................................................26

3.2.

Giao diện chức năng quản lý khách hàng....................................................................27

3.3.

Giao diện quản lý công tơ............................................................................................29

3.4.

Giao diện quản lý điện tiêu thụ....................................................................................32

3.5.

Giao diện thanh toán....................................................................................................34

Kết luận..........................................................................................................................................37

1


Mở đầu
Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã

đem lại những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế. Những chương trình
tin học ứng dụng ngày càng nhiều, rất nhiều công việc thủ công trước đây đã được
xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng đã giảm đáng kể công sức, nhanh chóng và
chính xác. Để có một phần mềm ứng dụng đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra
thì những người làm tin học phải biết phân tích thiết kế hệ thống làm việc của
chương trình để từ đó xây dựng lên một phần mềm ứng dụng quản lý chương trình
đó. Khác với việc quản lý theo phương pháp thủ công truyền thống, việc quản lý
bằng máy tính đã khắc phục được những khó khăn và yếu kém của quản lý theo
phương pháp truyền thống, đó là giảm được số lượng người tham gia quản lý, sự
vòng vèo trong các quy trình xử lý, tốc độ việc cập nhật và lấy thông tin tăng lên rất
nhiều, thông tin tập trung và gọn nhẹ không cồng kềnh, việc quản lý bằng máy
cũng giảm tối thiểu những sai sót. Trong bài tiểu luận này, em xin nghiên cứu đề
tài: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lí tiền điện của một xã. Em xây
dựng phần mềm này nhằm đáp ứng nhu cầu của người quản lý điện cũng như của
người tiêu thụ điện. Phần mềm này sẽ được xây dựng thay thế hệ thống quản lý tiền
điện cũ. Chắc chắc nó sẽ đem lại những thuận lợi cho người tiêu thụ và người quản
lý.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thiết kế phần mềm này em cũng
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong sự góp ý của thầy để phần
mềm được hoàn thiện hơn.

2


Nội dung
1. Khảo sát
1.1.

Khảo sát hiện trạng hệ thống


Hiện nay do tình hình kinh tế ở nhiều xã chưa được phát triển và do khả năng
tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế nên hệ thống quản lý tiền điện hiện nay
của một số xã chủ yếu vẫn là ghi chép bằng sổ sách. Trong mỗi tháng người quản lý
điện sẽ đi ghi chỉ số công tơ điện của mỗi hộ tiêu thụ vào một ngày nào đó. Và họ
cũng thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của công tơ điện của mỗi hộ tiêu
thụ. Sau khi đã ghi lại chỉ số công tơ của mỗi hộ thì người quản lý lại phải tính tiền
điện cho từng hộ.
Cách tính tiền điện cho mỗi hộ: Mỗi loại điện (Điện kinh doanh, điện sản
xuất, điện cho khối hành chính, sự nghiệp, điện sinh hoạt) có một bảng đợn giá
khác nhau. Sau đây là cách tính giá điện cho điện sinh hoạt:
Điện năng tiêu thụ=chỉ số mới - chỉ số cũ
Tiền điện= điện năng tiêu thụ* Đơn giá
Đơn giá tính như sau:
 Bậc 1 (0 đến 50kWh): 1.484 VND(/kWh)
 Bậc 2 (51 đến 100kWh): 1.533 VND (/kWh)
 Bậc 3 (101 đến 200 kWh): 1.786 VND (/kWh)
 Bậc 4 (201 đến 300 kWh): 2.242 VND (/kWh)
 Bậc 5 (301 đến 400 kWh): 2.503 VND (/kWh)
 Bậc 6 (401 kWh trở lên): 2.587 VND (/kWh)
3


Người quản lý có một quyển sổ ghi tất cả các thông tin về mỗi hộ tiêu thụ
như: họ tên hộ tiêu thụ, địa chỉ, mã số, chỉ số điện các tháng và tiền điện tiêu thụ.
Bên cạnh đó thì mỗi hộ tiêu thụ cũng có một quyển sổ ghi chỉ số công tơ và thanh
toán tiền điện hàng tháng. Mỗi khi hộ tiêu thụ nộp tiền thì người quản lý sẽ ghi đầy
đủ các thông tin như là: tháng, chỉ số mới, chỉ số cũ, điện năng tiêu thị, đơn giá,
tiền và quyển sổ đó cho mỗi hộ tiêu thụ.
1.2.


Các nguồn điều tra

Thông tin về hệ thống quản lý tiền điện của một xã thông qua:
 Người sử dụng hệ thống - người quản lý. Từ đó biết được cách mà người
quản lý quản lý tiền điện.
 Tìm hiểu thông qua các hộ gia đình để biết cách thức nộp tiền và cách
thu tiền của người quản lý.
 Thông qua tài liệu là quển sổ thanh toán tiền điện của các hộ gia đình và
người quản lý.

4


1.3.

Đánh giá những mặt hạn chế và kết quả đạt được của hệ thống hiện
tại

Qua quá trình điều tra và khảo sát hiện trạng chúng ta có thể thấy rằng hệ
thống này có kết quả như sau:
 Hệ thống đã đưa được cách quản lý rõ ràng.
 Các hộ tiêu thụ cũng như các chỉ số điện và số tiền phải nộp được thể
hiện rõ qua quyển sổ thanh toán tiền điện.
Tuy nhiên bên cạnh đó hệ thống cũng có những mặt hạn chế như sau:
 Thứ nhất vấn đề quản lý bằng hệ thống này gây khó khăn và bất tiện cho
việc thống kê hàng ngày. Công việc dò soát trên sổ sách là rất mất thời
gian và khó khăn. Đặc biệt là sổ sách lâu ngày dễ bị nhàu nát và thông tin
lưu trữ trên đó sẽ không rõ ràng và dẫn đến việc hệ thống thông tin
không rõ ràng gây khó khăn cho cả người quản lý lẫn người tiêu thụ.
5



 Thứ hai là quá trình tính toán lượng điện tiêu thụ và số tiền phải trả là
vấn đề gây mất nhiều thời gian cho người quản lý và hay xảy ra sai sót,
nhầm lẫn.
 Việc quản lý tiền điện bằng hệ thống này dẫn đến tình trạng ăn cắp điện
gây thiệt hại cho nhà nước.
Kết luận: Hệ thống quản lý tiền điện bằng sổ sách tuy đã đáp ứng được yêu
cầu trước mắt xong nó cũng gây ra nhiều khó khăn cho cả người quản lý và hộ tiêu
dùng.
1.4.

Yêu cầu của người sử dụng (người quản lý)

Qua việc phân tích thực trạng và đánh giá những mặt tích cực cũng như
những mặt hạn chế ta có thể thấy yêu cầu người dùng là:
 Thứ nhất họ cần một hêj thống quản lý hật rõ ràng , đơn giản và thuận
tiện cho cả người quản lý và hộ tiêu dùng.
 Thứ hai, hệ thống cần phải tính được số điện tiêu thụ và số tiền tiêu thụ
tương ứng một cách nhanh chóng và chính xác.
 Thứ ba, hệ thống phải cho phép thực hiện các chức năng như: cập
nhật(bổ sung, sửa đổi, xóa,…) , tìm kiếm… Người quản lí có quuền thao
tác trên cơ sở dữ liệu có thể bổ sung thêm hộ tiêu thụ, có thể sửa đổi
thông tin của họ,.. Người quản lý có thể tìm kiếm theo tên, mã sổ,hay
thoe địa chỉ khi cần.
 Thứ tư, hệ thống sẽ cho ra một hóa đơn thanh toán tiền điện cho mỗi hộ
tiêu thụ gồm các thông tin như thông tin có trong quyển sổ.
 Thứ năm, hệ thống cho phép các hộ tiêu thụ điện tra thông tin về việc sử
dụng điện của mình online trên mạng.
1.5.


Yêu cầu cầu của phần mềm

Dựa vào yêu cầu của người dùng, ta cần thiết kế một hệ thống quản lý tiền
điện đáp ứng các yêu cầu sau:
 Phần mềm là một hệ thống đơn giản và dễ sử dụng.
6


 Nó có giao diện phù hợp và đẹp mắt.
 Nó cho phép người dùng thực hiện các thao tác mà mình muốn như: cập
nhật, tìm kiếm, thông kê,… Tất cả các thao tác này sẽ được lưu trữ vào
cơ sở dữ liệu.
 Với hệ thống quản lý tiền điện bằng phần mềm cần khắc phục được các
hạn chế mà hệ thống quản lý bằng sổ sách mắc phải.
Các chức năng của hệ thống:
 Quản lý:
o Quản lý các hộ gia đình.
o Quản lý các công tơ.
o Quản lý lượng điện tiêu thụ.
 Cập nhật:
o Cập nhật thông tin người sử dụng.
o Cập nhật thông tin số điện hàng tháng.
o Cập nhật thông tin các công tơ.
 Tìm kiếm
o Theo tên khách hàng, mã khách hàng,…
o Theo mã sổ, mã công tơ.
o Theo địa chỉ cột.
 Thống kê
o Tổng số điện tiêu thụ.

o Tổng số tiền thu được.
o Số hộ đã nộp tiền, chưa nộp tiền.
 In thông báo, hóa đơn
7


o In thông báo tiêu thụ điện.
o Hóa đơn thanh toán.

8


2. Phân tích
2.1. Mô hình nghiệp vụ
2.1.1. Biểu đồ ngữ cảnh

Có 2 tác nhân tương tác với hệ thống: Khách hàng, nhà quản lý.
Khi khách hàng đăng ký mới thì thông tin sẽ được thêm vào hệ thống, nếu
khách hàng yêu cấu tra cứu thông tin thì hệ thống sẽ trả về thông tin yêu cầu. Khi
khách hàng đến thanh toán tiền điện hệ thống sẽ trả lại hóa đơn,…
Còn đối với nhà quản lý, chủ yếu sẽ tương tác hệ thống thông qua các báo
cáo thống kê.

2.1.2. Dánh sách các hồ sơ dữ liệu
a, Khách hàng
Lưu thông tin về khách hàng.
b, Công tơ
Lưu thông tin về các công tơ.
9



c, Dánh sách tháng
d, Thông tin tiêu thụ
Lưu thông tin tiêu thụ điện hàng tháng của các công tơ.
e, Hóa đơn
Lưu các hóa đơn đã thanh toán.
f, Báo cáo
Chứa các báo cáo thống kê.
2.1.3. Biểu đồ phân rã chức năng
Xây dựng biểu đồ phân rã chức năng từ trên xuống.
Hệ thống quản lý tiền điện gồm một số chức năng chính sau:
o Quản lý hộ tiêu thụ
o Quản lý công tơ và giá điện
o Quản lý điện tiêu thụ
o Thanh toán
o Thống kê báo cáo
a, Quản lý hộ tiêu thụ
Chức năng này giúp ta quản lý danh sách các hộ tiêu thụ điện trong xã, chức
năng này bao gồm các chức năng con:
 Thêm : Khi có khách hàng mới đăng ký sử dụng điện, một bản ghi mới
về thông tin khách hàng bao gồm họ tên, địa chỉ, giới tính, ngày sinh,
ngày bắt đầu,.. được thêm vào hệ thống.
 Sửa : Khi khách hàng có yêu cầu sửa đổi thông tin thì ta có thể thay đổi
thông tin khách hàng trong hệ thống.
 Tìm kiếm: Giúp khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin của mình
được lưu trong hệ thống. Ta có thể tìm kiếm theo tên, theo mã hộ gia
đình, theo địa chỉ,…
10



b, Quản lý công tơ
Chức năng này giúp người quản lý quản lý được danh sách các công tơ được
lắp đặt, chúng thuộc sở hữu của gia đình nào,lắp đặt ở đâu đồng thời giúp người
quản lý quản lý được giá tiền điện của từng loại điện.
 Thêm : Khi một khách hàng đăng ký mới, một công tơ sẽ được lắp đặt,
thông tin về công tơ sẽ được thêm vào hệ thống bao gồm mã công tơ, địa
chỉ nơi lắp đặt, ngày bắt đầu sử dụng, lắp đặt cho khách hàng nào sử
dụng.
 Sửa : Giúp người quản lý sửa thông tin của các công tơ khi có thay đổi
như hỏng hóc, không sử dụng nữa, thay đổi người sử dụng.
 Tìm kiếm : Giúp khách hàng cũng như người quản lý dễ dàng tra cứu
thông tin công tơ. Chức năng tìm kiếm này có thể tìm kiếm theo mã công
tơ, tên người sử dụng, địa chỉ lắp đặt,…
c, Quản lý điện tiêu thụ
Chức năng này giúp người quản lý có thể quản lý lượng điện tiêu thụ của
từng công tơ hàng tháng.
 Thêm tháng: Thêm tháng mới vào danh sách quản lý. Điều này được
thực hiện hàng tháng.
 Nhập: Sau khi đã có số liệu lượng điện tiêu thụ hàng tháng của các công
tơ. Chúng sẽ được người quản lý nhập vào hệ thống để phục vụ cho tính
toán và các yêu cầu khác.
 Sửa: Sửa thông tin điện tiêu thụ theo tháng, theo tên khách hàng khi có
thay đổi.
d, Thanh toán
Chức năng thanh toán giúp người quản lý xử lý các công việc trong thanh
toán tiền điện. Chức năng này gồm các chức năng con:
 Tìm kiếm : Tìm thông tin tiêu thụ điện hay các hóa đơn đã được khách
hàng thanh toán.
11



 Tạo hóa đơn : Khi khách hàng đến thanh toán hệ thống có nhiệm vụ tạo
các hóa đơn và in hóa đơn trả về cho khách hàng.
 In thông báo tiêu thụ: Sau khi lượng điện tiêu thụ hàng tháng được nhập
vào hệ thống thì người quản lý có thể yêu cầu hệ thống xuất ra các thông
báo tiêu thụ để gửi về phía người tiêu dùng.
 Thêm và sửa giá điện : Thêm loại điện mới cùng mức giá của nó hoặc
sửa giá các loại điện khi có thay đổi.
e, Báo cáo thông kê
Giúp người quản lý có được các thống kê báo cáo hàng tháng thông qua các
số liệu được lưu tỏng hệ thống
 Thống kê tổng số điện tiêu thụ theo tháng.
 Thống kê tổng số tiền thu được theo tháng.
 Thống kê số hộ đã nộp tiền và chưa nộp tiền.
Ta có biểu đồ phân rã chức năng dạng cây như sau:

12


2.1.4. Ma trận hồ sơ dữ liệu và chức năng
Các thực thể dữ liệu
a. Khách hàng
b. Công tơ
c. Danh sách tháng
d. Thông tin tiêu thụ
e. Hóa đơn
f. Báo cáo
g. Loại điện
Các chức năng nghiệp vụ


a

1.1. Thêm khách hàng

C

1.2. Sửa thông tin khách hàng

U

1.3. Tìm kiếm thông tin khách hàng

R

b

2.1. Thêm công tơ

C

2.2. Sửa thông tin công tơ

U

2.3. Tìm kiếm thông tin công tơ

R

3.1. Thêm tháng


c

d

e

f

C

3.2. Nhập thông tin tiêu thụ điện

C

3.3. Sửa thông tin tiêu thụ điện

U

4.1. Tìm kiếm thông tin tiêu thụ

R

R

R

R

4.2. Tọa hóa đơn, in hóa đơn


R

R

R

R

4.3. In thông báo tiêu thụ

R

R

R

R

R
C

R
R
C,
U

4.4. Thêm và sửa giá điện
5.1. Thống kê tổng số điện

R


5.2. Thống kê doanh thu

R

R

C

R

R

C

5.3. Thống kê số hộ đã nộp, chưa nộp tiền

g

R

R

R

C

13



2.1.5. Biều đồ hoạt động
Sự kiện
Ghi số
điện
hàng
tháng

Nhân viên

Khách hàng

Hồ sơ
Thông tin tiêu
thụ

Ghi thông tin vào
hệ thống

Thông tin tiêu thụ

Lập thông báo
tiêu thụ

Khách
hàng
đến
thanh
toán

Nhận thông báo và

đi trả tiền

Hóa đơn

Lập hóa đơn

Hóa đơn

In hóa đơn

Nhận hóa đơn

2.2. Mô hình tiến trình luồng dữ liệu
2.1.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0
Từ các thành phần đã phân tích ở trên bao gôm:
 Biểu đồ ngữ cảnh.
 Biểu đồ phân rã chức năng.
14


 Mô tả chi tiết chức năng lá.
 Danh sách các hồ sơ dữ liệu được sử dụng.
 Ma trận thực thể dữ liệu-chức năng.
 Biểu đồ hoạt động.
Ta xây dựng được biểu đồ ngữ cảnh mức 0 như sau:

15


Xuất phát từ biểu đồ ngữ cảnh với một tiến trình lớn duy nhất của hệ thống là

“Quản lý tiền điện” ta phân rã thành 5 tiến trình con bao gồm: Quản lý khách hàng,
quản lý công tơ và giá điện, quản lý điện tiêu thụ, thanh toán và thông kê báo cáo.
Từ danh sách các hồ sơ dữ liệu ta có được 6 kho dữ dữ liệu của hệ thống bao
gồm : khách hàng, công tơ, hóa đơn, tháng, báo cáo, thông tin tiêu thụ.
Tiến trình quản lý khách hàng chỉ tác động lên kho dữ liệu khách hàng, nhận
và gửi thông tin đến kho dữ liệu khách hàng.
Tương tự tiến trình quản lý công tơ cũng chỉ nhận và gửi dữ liệu đến kho dữ
liệu Công tơ.
Tiến trình Quản lý điện tiêu thụ nhận và gửi dữ liệu đến 2 kho dữ liệu là:
Tháng và Thông tin tiêu thụ.
Tiến trình thanh toán có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin tiêu thụ và tính
toán nên nó tác động đến hầu hết các kho dữ liệu: Nhận thông tin từ kho dữ liệu
khách hàng, công tơ, tháng, thông tin tiêu thụ. Nhận và gửi thông tin đến kho hóa
đơn khi có khách hàng thanh toán tiền điện.
Tiến trình báo cáo có nhiệm vụ thống kê báo cáo nên nó đọc dữ liệu từ tất cả
các kho và từ đó tổng hợp lại và xuất ra các báo cáo.
2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1
a, Phân rã chức năng quản lý khách hàng
Khi khách hàng mới đăng ký sử dụng, hệ thống sẽ thêm một bản ghi thông
tin khách hàng (tên, tuổi, địa chỉ,…) và truyền vào kho dữ liệu khách hàng.
Khi khách hàng yêu cầu tìm kiếm thông tin, hệ thống sẽ truy xuất trong kho
dữ liệu khách hàng và trả về dữ liệu cần tìm theo tên, địa chỉ, mã khách hàng,…
Khi khách hàng có yêu cầu sửa thông tin, hệ thống sẽ lấy thông tin từ kho dữ
liệu, sửa đổi và lưu lại vào kho.

16


b, Phân rã chức năng quản lý công tơ


17


Tương tự chức năng quản lý hộ tiêu thụ
c, Phân rã chức năng quản lý điện tiêu thụ

Hàng tháng, khách hàng sử dụng điện, thông tin số điện của từng công tơ sẽ
được nhập vào hệ thống và lưu ở kho thông tin tiêu thụ.
Quản lý thêm tháng để quản lý vào danh sách tháng, và sửa đổi thông tin khi
cần thiết.
d, Phân rã chức năng thanh toán

18


Sau khi đã có thông tin tiêu thụ điện hàng tháng, quản lý sẽ yêu cầu hệ thống
tính toán, in thông báo lượng điện tiêu thụ. Hệ thống truy xuất dữ liệu từ khi thông
tin tiêu thụ, kho khách hàng, công tơ, loại điện, tháng để tính toán và xuất ra thông
báo cho khách hàng.
Khách hàng khi thanh toán tiền điện, hệ thống sẽ tạo hóa đơn lưu trong kho
hóa đơn và xuất hóa đơn trả cho khách hàng.
Ngoài ra người quản lý có thể thêm và sửa thông tin giá các loại điện và truy
xuất yêu cầu tìm kiếm từ hệ thống.
e, Phân rã chức năng báo cáo

19


Mỗi chức năng báo cáo sẽ lấy dữ liệu từ các kho dữ liệu nhất định và tổng
hợp chúng, lưu vào kho báo cáo và xuất ra cho người quản lý.

2.3. Mô hình thực thể liên kết
a, Các kiểu thực thể:
Người tiêu thụ (Mã khách hàng, họ và tên, tuổi, địa chỉ,số điện thoại)
Công tơ (Mã công tơ, địa chỉ cột, thời gian lắp đặt, đang sử dụng(có,không))
Loại điện (Loại điện, đơn giá)
Tháng (Mã tháng, thời gian)
b, Các mối quan hệ

20


Mỗi người tiêu thụ có thể sử dụng một hoặc nhiều công tơ. Tuy nhiên mỗi
công tơ chỉ thuộc về một người tiêu thụ. Tất cả người tiêu thụ và công tơ đều tham
gia vào mối quan hệ này. Mối quan hệ này có thêm một thuộc tính là ngày bắt đầu
sử dụng.

Mỗi công tơ của một người tiêu thụ sẽ sử dụng một loại điện nhất định (kinh
doanh, sản xuất,…) và có thể có nhiều công tơ có cùng loại điện sử dụng. Mối quan
hệ này chỉ có công tơ là tham gia tất cả.

21


Hàng tháng người tiêu thụ đi thanh toán tiền điện vì vậy mối quan hệ này là
mối quan hệ N-N. Tất cả người tiêu thụ và tháng tham gia vào mối quan hệ này.
Mối quan hệ này có thêm thuộc tính là ngày thanh toán và số tiền thanh toán

Mỗi công tơ sẽ có chỉ số điện tiêu thụ theo từng tháng. Vì vậy mối quan hệ
này là N-N. Tất cả công tơ và tháng tham gia vào mối quan hệ này.
c, Mô hình thực thể liên kết


22


2.4. Mô hình quan hệ
a,Các quan hệ
 Hộ tiêu thụ (1)
Do kiểu thực thể hộ tiêu thụ chuyển sang. Tuy mỗi người có nhiều số điện
thoại nhưng lưu trong hệ thống chỉ chọn một số nên kiểu thực thể này không có
thuộc tính đa trị.

STT
1
2
3
4
5

Tên cột
mahtt (A)
hoten (B)
ngaysinh (C)
diachi (D)
sdt

Kiểu dữ liêu
varchar(10)
varchar(30)
datetime
varchar(100)

Varchar(15)

Ghi chú
Mã hộ tiêu thụ
Họ và tên
Ngày sinh
Địa chỉ
Số điện thoại

Trong quan hệ này ta có R=(A,B,C,D,F), A là khóa
F={AB,AC,AD,AF}
Có thể thấy quan hệ này đạt chuản 3NF.
 Loại điện (2)
Do thực thể loại điện chuyển sang. Thực thể này không có thuộc tính đa trị.

STT
1
2

Tên cột
Kiểu dữ liêu
loaidien (A) varchar(10)
dongia (B)
number

Ghi chú
Loại điện
Đơn giá của loại điện

Trong quan hệ này ta có R=(A,B), A là khóa.

F={AB}
Có thể thấy quan hệ này đạt chuản 3NF.
 Tháng (3)
Do thực thể tháng chuyển sang. Thực thể này không có các thuộc tính đa trị.
23


STT
1
2

Tên cột
Kiểu dữ liêu
mathang (A) varchar(10)
time (B)
Datetime

Ghi chú
Mã tháng
Thời gian cụ thể

Trong quan hệ này ta có R=(A,B), A là khóa.
F={AB}
Có thể thấy quan hệ này đạt chuản 3NF.
 Công tơ (4)
Do thực thể công tơ chuyển sang. Thực thể này không có thuộc tính đa trị

STT
1
2


Tên cột
mact
diachicot

Kiểu dữ liêu
varchar(10)
varchar(50)

Ghi chú
Mã công tơ
Địa chỉ cột

Tuy nhiên do mối quan hệ giữ công tơ với người tiêu thụ là 1-N, công tơ với
loại điện là 1-N. Nên ta thêm các thuộc tính khóa của bảng người tiêu thụ và thuộc
tính khóa của bảng loại điện để thêm vào bảng công tơ. Ngoài ra còn thêm một
thuộc tính ngày bắt đầu trong quan hệ giữa người tiêu thụ và công tơ.

STT
1
2
3
4
5
6

Tên cột
mact (A)
mahtt (B)
loaidien (C)

diachicot (D)
ngaybd (E)
dangsd (H)

Kiểu dữ liêu
varchar(10)
varchar(10)
varchar(10)
varchar(50)
Datetime
number

Ghi chú
Mã công tơ
Mã hộ tiêu thụ
Loại điện
Địa chỉ côt
Ngày bắt đầu
Có đang sử dụng không

Trong quan hệ này ta có R=(A,B,C,D,E,H), A là khóa
F={AB,AC,AD,AE,AH}
Có thể thấy quan hệ này đạt chuẩn 3NF.
 Tiêu thụ (5)
24


Do mối quan hệ sử dụng giữa công tơ và tháng là mối quan hệ N-M nên ta
tạo thêm một bảng mới.


STT
1
2
3

Tên cột
mact (A)
mathang (B)
chisodien (C)

Kiểu dữ liêu
varchar(10)
varchar(10)
number

Ghi chú
Mã công tơ
Mã tháng
Chỉ số điện của tháng

Trong quan hệ này ta có R=(A,B), AB là khóa
F={ABC}
Có thể thấy quan hệ này đạt chuản 3NF.
 Thanh toán (6)
Do mối quan hệ thanh toán giữa người tiêu thụ và tháng là mối quan hệ N-M
nên ta tạo thêm một bảng mới.

STT
1
2

3
4
5

Tên cột
mahd (A)
mahtt (B)
mathang (C)
ngaytt (D)
sotien (E)

Kiểu dữ liêu
varchar(10)
varchar(10)
varchar(10)
Datetime
number

Ghi chú
Mã hóa đơn
Mã hộ tiêu thụ
Mã tháng
Ngày thanh toán
Tổng số tiền

Trong quan hệ này ta có R=(A,B,C,D,E), A là khóa
F={AB,AC,AD,AE}
Có thể thấy quan hệ này đạt chuản 3NF.
b, Bảng xác định liên kết


Thuộc tính khóa

1

2

3

4

5

6

Liên kết
25


×