Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

VỚI CHIM BIỂN, KẺ THÙ ĐÁNG SỢ KHÔNG PHẢI LÀ KẺ SĂN MỒI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.7 KB, 2 trang )

Với chim biển, hàng xóm đáng sợ hơn kẻ thù
19/9/2008
Chim uria, một trong những loài chim biển nổi tiếng nhất của Anh, tìm cách tiêu diệt lũ
chim non ở những tổ gần kề để đối phó với tình trạng suy giảm nguồn thức ăn.
"Hành động tấn công của lũ chim rất tàn nhẫn. Chúng tôi nhìn thấy những con chim trưởng
thành trong một tổ đẩy lũ chim non ở các tổ bên cạnh xuống vách đá", Kate Ashbrook, một
nhà sinh vật học của Đại học Leed (Anh), phát biểu.
Kate và cộng sự đã theo dõi hành vi tàn sát đồng loại của chim uria tại một khu vực sinh
sống rộng lớn của chim trên đảo May.
Do tình trạng thiếu thức ăn, nhiều chim bố mẹ buộc phải bỏ rời tổ và bỏ mặc lũ con để
kiếm mồi ở nơi xa. Không được bố mẹ bảo vệ, hàng trăm chim non đã mất mạng bởi
những cú mổ hoặc xô đẩy của những chim trưởng thành từ tổ khác.
Chim uria hiếm khi rời tổ lâu vì những con mòng biển luôn nhòm ngó lũ chim non. Tuy
nhiên, do nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm, cả chim bố và chim mẹ phải cùng rời tổ
kiếm mồi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chim non. Theo quan sát của nhóm nghiên
cứu, có tới gần một nửa số tổ không có chim trưởng thành bảo vệ vào một thời điểm bất kỳ
trong ngày.
Tình trạng khan hiếm mồi buộc chim uria phải bỏ mặc con để kiếm ăn ở nơi xa.
Ảnh: physorg.com.
Các chuyên gia ghi nhận hàng trăm vụ tấn công vào chim non. Lũ chim trưởng thành mổ
chúng tới chết hoặc đẩy chúng rơi khỏi vách đá.
Rìa vách đá là nơi chim uria thường làm tổ. Thông thường mỗi mét vuông trên vách đá
luôn có tới 30 cặp chim. Vì thế, các con trưởng thành thường đánh nhau để tranh giành
lãnh thổ. Hiện tượng này cho thấy sự đe dọa của nạn đói đang phá vỡ sự hòa thuận trong
cộng đồng chim uria.
"Hơn hai phần ba trường hợp tử vong của chim non trên đảo May bắt nguồn từ những cuộc
tấn công của chim trưởng thành từ các tổ lân cận. Chúng tôi đã theo dõi cộng đồng chim
uria trên đảo suốt 30 năm, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy các cuộc tấn công chim
non trở nên phổ biến", Kate phát biểu.
Giáo sư Sarah Wanless, chuyên gia thuộc Trung tâm Sinh thái và Thủy học Anh, theo dõi
chim trên đảo May từ năm 1981. Theo bà, hiện tượng tàn sát đồng loại cho thấy tính ổn


định xã hội trong cộng đồng chim biển rất mong manh.
"Trong điều kiện sống bất lợi, kẻ thù đáng sợ nhất của chim biển không phải là những kẻ
săn mồi, mà là những con chim đói khát ở tổ kế bên", bà nói.
Việt Linh (theo Daily Mail)

×