Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 76 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
––––––––––––––––––––––

QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

Nghệ An, tháng 5 năm 2013
1


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
––––––––––––––––––––––

QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

GIÁM ĐỐC

VIỆN TRƯỞNG


Hồ Quang Thành

Lê Xuân Lan

Nghệ An, tháng 5 năm 2013


MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH........................................4
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH................................................4
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH.......................................................4
1. Các văn bản của Trung ương...........................................................................................4
2. Các văn bản của địa phương...........................................................................................5
III. MỤC TIÊU CỦA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH.......................................................6

PHẦN II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUY HOẠCH
GIAI ĐOẠN 2007 – 2012...........................................................................................7
I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2012.........................................7
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2007 – 2012...8
1.Kết quả thực hiện Quy hoạch Bưu chính.......................................................................8
1.1.Mạng bưu chính..............................................................................................................8
1.2.Mạng vận chuyển Bưu chính.........................................................................................9
1.3.Dịch vụ Bưu chính...........................................................................................................9
1.4.Nguồn nhân lực Bưu chính..........................................................................................10
2.Kết quả thực hiện Quy hoạch Viễn thông.....................................................................10
2.1.Mạng chuyển mạch.......................................................................................................10
2.2. Mạng truyền dẫn..........................................................................................................11
2.3. Mạng ngoại vi................................................................................................................11
2.4. Mạng thông tin di động...............................................................................................12

2.5.Mạng Internet................................................................................................................13
2.6.Dịch vụ Viễn thông........................................................................................................13
3. Đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn 2007-2012....................17
3.1. Kết quả đạt được..........................................................................................................17
III. TỔNG HỢP NHỮNG NỘI DUNG, CHỈ TIÊU QUY HOẠCH CẦN ĐIỀU
CHỈNH, BỔ SUNG....................................................................................................................24

PHẦN III. QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020..........................................................27
A.ĐIỀU CHỈNH DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020.....................................................................................................27
I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH........................................................................27
1.Dự báo xu hướng phát triển Bưu chính........................................................................27
2.Dự báo phát triển Bưu chính tỉnh Nghệ An đến năm 2020........................................29
1


II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG............................................29
1.Xu hướng phát triển công nghệ......................................................................................29
2.Xu hướng phát triển thị trường.....................................................................................30
3.Xu hướng phát triển dịch vụ..........................................................................................31
4.Xu hướng hội tụ trong Viễn thông.................................................................................31
III. ĐIỀU CHỈNH DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ...................................33
1.Dự báo đường dây thuê bao cố định..............................................................................33
2.Dự báo dân số sử dụng thông tin di động.....................................................................34
3.Dự báo thuê bao Internet................................................................................................35
B.QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020.....................................................................................................35
I.QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BƯU CHÍNH ĐẾN NĂM 2020.............35
1.Quan điểm phát triển.......................................................................................................35

2.Mục tiêu phát triển..........................................................................................................36
3.Chỉ tiêu phát triển............................................................................................................37
4.Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Bưu chính tỉnh Nghệ An đến năm 2020.................38
II.QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG VIỄN THÔNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN
NĂM 2020...................................................................................................................................40
1.Quan điểm phát triển.......................................................................................................40
2.Mục tiêu phát triển..........................................................................................................40
3.Chỉ tiêu phát triển............................................................................................................42
4.Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020
44

PHẦN IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................51
I. GIẢI PHÁP.......................................................................................................................51
1.Giải pháp về cơ chế chính sách......................................................................................51
2.Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước.......................................................51
3.Giải pháp về huy động vốn đầu tư.................................................................................52
4.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực............................................................................53
5.Giải pháp về khoa học công nghệ..................................................................................53
6.Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân..............................................................54
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................................................................................54
2


1.Sở Thông tin và Truyền thông........................................................................................54
2.Sở Kế hoạch Đầu tư.........................................................................................................55
3.Sở Tài chính......................................................................................................................55
4.Sở Giao thông Vận tải......................................................................................................55
5.Sở Khoa học và Công nghệ.............................................................................................55
6.Sở Xây dựng......................................................................................................................56
7.Sở Tài Nguyên và Môi Trường.......................................................................................56

8.Công an tỉnh......................................................................................................................56
9.Các sở ban ngành khác....................................................................................................56
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố........................................................56
11. Các doanh nghiệp..........................................................................................................56

PHỤ LỤC 1: KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ............................................58
I.KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ................................................................58
PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG CÁC BẢNG BIỂU.......................................................63
PHỤ LỤC 3: BẢN ĐÔ.............................................................................................71

3


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn nhất
cả nước; dân số trên 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước. Nghệ An hội tụ đầy
đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển,
đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam
thu nhỏ. Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng
có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nhanh
và ổn định, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, dẫn đến nhu cầu
sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng tăng, với các loại hình dịch vụ
đa dạng, chất lượng cao. Do vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người
dân, các doanh nghiệp Viễn thông đã tập trung đầu tư, phát triển nhanh hạ tầng
viễn thông.
Trong thời gian 05 năm qua Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn tỉnh phát
triển mạnh, một số chỉ tiêu Bưu chính, Viễn thông thực tế đã đạt và cao hơn chỉ
tiêu quy hoạch đặt ra; một số chỉ tiêu cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp

tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng,
Nhà nước, của các doanh nghiệp và người dân.
Nhiều chính sách mới về bưu chính, viễn thông được ban hành trong giai
đoạn 2007-2012 như Luật Bưu chính, Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến
điện, các văn bản hướng dẫn thực hiện tương đối hoàn thiện. Trong khi đó, quy
hoạch cũ có nhiều điểm đã lạc hậu, thiếu so với yêu cầu thực tiễn, vì vậy việc
điều chính quy hoạch là cần thiết.
Công nghệ viễn thông có sự thay đổi nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua
(công nghệ chuyển mạch kênh bước đầu chuyển dần sang công nghệ chuyển
mạch gói, mạng hội tụ (NGN), công nghệ 2G, 3G và sắp tới là 4G…), một số dự
đoán về xu hướng công nghệ trong quy hoạch cũ không còn phù hợp cũng cần
phải sửa đổi.
Quy hoạch phát triển Bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đã triển khai
được 5 năm, đến thời điểm cần phải rà soát, điều chỉnh tổng thể, đúng quy định.
Xuất phát từ thực tế trên, việc xây dựng văn bản “Quy hoạch điều chỉnh,
bổ sung Bưu chính, Viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020” là thực sự cần
thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Các văn bản của Trung ương
− Luật Viễn thông 41/2009/QH12 ban hành ngày 04/12/2009;
− Luật Tần số vô tuyến điện 42/2009/QH12 ban hành ngày 04/12/2009;
− Luật Bưu chính 49/2010/QH12 ban hành ngày 28/6/2010;
4


− Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
− Quyết định số 22/2009/QĐ – TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình

đến năm 2020;
− Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm
2020;
− Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011 –
2015;
− Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 của Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền
thông về xây dựng nông thôn mới;
− Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
− Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
− Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
− Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về việc
quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet;
− Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Viễn thông;
− Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về Quy định
chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính;
− Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng Viễn thông;
2. Các văn bản của địa phương
− Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nghệ An lần thứ XVII;
− Quyết định số 101/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 phê duyệt kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015;

− Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 26/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến
năm 2020;
5


− Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
đến năm 2020;
− Quy hoạch các ngành, quy hoạch các địa phương có liên quan: quy hoạch
giao thông vận tải; quy hoạch xây dựng….
III. MỤC TIÊU CỦA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
− Đánh giá kết quả thực hiện hiện quy hoạch giai đoạn 2007 – 2012.
− Điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bưu chính, viễn thông trên địa bàn
tỉnh bám sát thực tế, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
− Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông,
đồng thời là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển Bưu chính, Viễn
thông thống nhất, đồng bộ với quy hoạch của các ngành trên địa bàn tỉnh.
− Làm cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh Bưu chính, Viễn thông lập kế
hoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh.
− Thúc đẩy phát triển và phổ cập dịch vụ Bưu chính, Viễn thông trên địa
bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
− Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực,
những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề
xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm
thực hiện thành công các dự án cấp thiết về Bưu chính Viễn thông.

6


PHẦN II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU

QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2007 – 2012
I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2012
1. Những biến động của các yếu tố ngoài ngành
- Giai đoạn 2007 – 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao và ổn
định; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2007 – 2011 đạt 9,8%/năm.
GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 16,9 triệu đồng/người/năm (giá hiện
hành), tăng trên 2 lần so với năm 2007. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP đạt
6,67%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng ngành
nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá ổn định, đời sống người dân được cải thiện,
nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng cao; đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn
đến sự tăng trưởng đột biến của thuê bao điện thoại di động và phát triển hạ tầng
mạng thông tin di động trong giai đoạn này. Bên cạnh những kết quả kinh tế xã
hội đạt được, trong giai đoạn 2007 – 2012 nền kinh tế của tỉnh cũng gặp nhiều
khó khăn, thách thức (khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát, suy thoái,...), một
số không nhỏ các doanh nghiệp phải giải thể, dẫn tới sự sụt giảm đáng kể về số
lượng thuê bao điện thoại cố định.
- Quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố và giữ vững; an ninh, chính trị
và trật tự an toàn xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho Bưu chính viễn
thông phát triển bền vững.
- Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
WTO, là cơ hội cho tỉnh Nghệ An mở rộng thị trường thu hút vốn đầu tư.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của các cụm dân cư không đồng
đều, nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông tại các khu vực cũng rất
khác nhau, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác phát triển
dịch vụ tại mỗi khu vực.
- Hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh đang trong quá trình xây dựng, phát triển
mạnh (đô thị, công nghiệp, du lịch…) do đó đòi hỏi yêu cầu phát triển hạ tầng
mạng Bưu chính viễn thông để phục vụ cho các khu vực này.

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được điều
chỉnh, do đó đòi hỏi quy hoạch Bưu chính viễn thông cần có sự điều chỉnh nhằm
bám sát thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Những biến động của các yếu tố trong ngành
- Hệ thống hành lang pháp lý như: Luật Viễn thông, Luật Bưu chính, Luật
Tần số Vô tuyến điện, các Nghị định, Quyết định, Thông tư, các văn bản hướng
dẫn... các cơ chế, chính sách về lĩnh vực Bưu chính viễn thông được tăng cường,
bổ sung, hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia
7


xây dựng phát triển hạ tầng, dẫn tới có thêm nhiều doanh nghiệp mới tham gia
thị trường làm cho hạ tầng mạng lưới phát triển nhanh.
- Năm 2007 Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được thành lập (nay là Tổng
công ty Bưu điện Việt Nam), từ tháng 01 năm 2008 Tập đoàn Bưu chính, Viễn
thông Việt Nam đã thực hiện chia tách hoạt động giữa Bưu chính và Viễn thông.
Ngành Bưu chính hoạt động độc lập và không được trợ cấp bù lỗ nguồn tài
chính từ các hoạt động dịch vụ Viễn thông.
- Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường Bưu chính viễn thông, thị trường
có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng mạng tuy phát
triển nhanh nhưng việc dùng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp còn nhiều bất
cập.
- Công nghệ Viễn thông thay đổi nhanh (công nghệ thông tin di động chuyển
đổi, nâng cấp từ 2G sang 3G, xu hướng phát triển 4G; mạng chuyển mạch
chuyển đổi từ chuyển mạch kênh sang chuyển mạch gói), để đảm bảo chất lượng
mạng các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thêm hạ tầng mạng.
- Giá cước dịch vụ, giá thiết bị đầu cuối ngày càng giảm cũng tác động
không nhỏ đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông của người dân ngày càng
tăng, đặc biệt là dịch vụ thông tin di động và Internet. Bên cạnh đó, nhu cầu sử

dụng dịch vụ của người dân cũng có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước (thư
điện tử thay cho thư bưu chính, điện thoại di động thay cho điện thoại cố định,
xu hướng sử dụng dịch vụ tại nhà…).
- Chương trình viễn thông công ích giai đoạn đến 2010 cơ bản hoàn thành,
việc triển khai giai đoạn tiếp theo còn chậm ảnh hưởng đến việc duy trì và phát
triển thuê bao viễn thông, đặc biệt là các vùng viễn thông công ích.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN
2007 – 2012
1. Kết quả thực hiện Quy hoạch Bưu chính
1.1. Mạng bưu chính
Mạng phục vụ Bưu chính tỉnh về dịch vụ Bưu chính của người dân trên địa
bàn tỉnh cơ bản đã được đáp ứng.
Hiện trạng mạng điểm phục vụ Nghệ An đã phát triển rộng khắp, 100% số
xã, phường có điểm phục vụ. Nhu cầu bưu chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
- Bưu cục cấp I : 1 bưu cục đặt tại Thành phố Vinh.
- Bưu cục cấp II: 18 bưu cục, phân bố tại trung tâm các huyện, thị xã; cung
cấp hầu hết các dịch vụ Bưu chính hiện có.
- Bưu cục cấp III: 102 bưu cục; phân bố tại các huyện, thị, thành.
- Bưu điện văn hóa xã: 404 điểm; phân bố tại khu vực các xã trên địa bàn
các huyện, thị.
8


- Đại lý, kiốt: 114 điểm; chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại
công cộng, bán thẻ điện thoại trả trước, bán tem, phong bì, bán lẻ báo chí.
Thống kê toàn tỉnh có 639 điểm phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ bình
quân 2,87 km/điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân 4.605 người/điểm phục
vụ.
So với cả nước (bán kính phục vụ bình quân 2,53km/điểm phục vụ; số dân
phục vụ bình quân 5.270 người/điểm) chỉ tiêu bưu chính tỉnh Nghệ An đạt

ngang mức bình quân chung của cả nước.
1.2. Mạng vận chuyển Bưu chính
Đường thư cấp I: 1 tuyến, Vinh – Ga Tàu; bình quân vận chuyển 2
chuyến/ngày.
Đường thư cấp II: 4 tuyến (Vinh – Quỳ Hợp, Vinh – Con Cuông, Kỳ Sơn –
Con Cuông, Quế Phong – Quán Dinh). Bình quân vận chuyển 1 chuyến/ngày.
Đường thư cấp III: 86 tuyến; phương tiện vận chuyển chủ yếu sử dụng xe
máy, bình quân vận chuyển 1 – 3 ngày/chuyến.
Nhìn chung, mạng vận chuyển bưu chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An tương
đối hoàn thiện; đảm bảo phục vụ nhu cầu Bưu chính của Đảng, Nhà nước và các
tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
Với mạng vận chuyển Bưu chính rộng khắp, hiện tại các dịch vụ Bưu chính
đã được phục vụ đến hầu hết các xã, phường; 92,5% xã, phường có báo đến
trong ngày.
1.3. Dịch vụ Bưu chính
Tại Nghệ An hiện có trên 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, ngoài
ra một số doanh nghiệp vận tải cũng tham gia thị trường bưu chính như Văn
Minh, Vạn Xuân, Mai Linh, HON,...
Trên thị trường Bưu chính, Bưu điện tỉnh Nghệ An là đơn vị chiếm thị phần
lớn nhất, cung cấp tất cả các dịch vụ Bưu chính trên địa bàn tỉnh: dịch vụ cơ
bản, dịch vụ cộng thêm. Bưu điện tỉnh cũng thực hiện cung cấp các dịch vụ bưu
chính công ích, bao gồm các dịch vụ bưu chính phổ cập và dịch vụ bưu chính
bắt buộc.
Thông qua mạng lưới điểm phục vụ rộng khắp cả tỉnh, ngoài dịch vụ cơ bản
theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh còn phục vụ các
dịch vụ như dịch vụ cộng thêm như Tiết kiệm Bưu điện, Phát hàng thu tiền
(COD), Khai giá, EMS & EMS thoả thuận, dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ,…
Doanh nghiệp lớn thứ hai trên thị trường bưu chính Nghệ An là Bưu chính
Viettel. Đơn vị chủ yếu cung cấp dịch vụ phát hành báo chí, dịch vụ chuyển phát
nhanh tại khu vực trung tâm huyện, thị và các vùng lân cận.

Các dịch vụ Bưu chính hiện có trên địa bàn tỉnh được các doanh nghiệp cung
cấp trên thị trường hiện nay bao gồm:
+ Bưu phẩm - bưu kiện trong nước.
9


+ Bưu phẩm - bưu kiện quốc tế.
+ Thư và điện chuyển tiền.
+ Tiết kiệm bưu điện.
+ Phát hành báo chí.
+ Chuyển phát nhanh EMS.
+ Chuyển phát nhanh quốc tế.
+ Bưu chính uỷ thác.
+ Bưu phẩm không địa chỉ.
+ Điện hoa.
+ Phát hành báo chí.
+ Tem Bưu chính.
+ Dịch vụ khai giá.
Tổng doanh thu dịch vụ Bưu chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt trên 50 tỷ
đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007.
1.4. Nguồn nhân lực Bưu chính
Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực Bưu chính trên địa bàn tỉnh là 549
lao động, trong đó: trình độ trên đại học 12 người (chiếm tỷ lệ 2,2%), trình độ
đại học, cao đẳng 204 người (chiếm tỷ lệ 37,2 %), trình độ trung cấp 144 người
(chiếm tỷ lệ 26,2%), công nhân và lao động phổ thông 189 người (chiếm tỷ lệ
34,4 %).
Hiện trạng lao động Bưu chính tỉnh Nghệ An: lao động trình độ cao còn
chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, vì vậy có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
nắm bắt và áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại.
2. Kết quả thực hiện Quy hoạch Viễn thông

2.1. Mạng chuyển mạch
Mạng chuyển mạch của tỉnh Nghệ An hiện nay chủ yếu là của hai doanh
nghiệp Viễn thông Nghệ An và Viễn thông Quân đội chi nhánh Nghệ An.
Mạng chuyển mạch hiện nay bao gồm 4 tổng đài trung tâm, 315 tổng đài vệ
tinh. Tổng dung lượng lắp đặt 350.780 thuê bao, dung lượng sử dụng 162.308
thuê bao, hiệu suất sử dụng 46,3%.
Bán kính phục vụ bình quân một trạm chuyển mạch trên địa bàn tỉnh còn
khá cao (5,15km/điểm chuyển mạch), điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất
lượng dịch vụ cung cấp.
Mạng chuyển mạch tại Nghệ An hầu hết sử dụng hệ thống tổng đài chuyển
mạch kênh, làm nhiệm vụ chuyển mạch cho lưu lượng thoại nội hạt. Công nghệ
chuyển mạch hiện tại vẫn đáp ứng tốt cho các dịch vụ thoại nhưng hạn chế cho
việc cung cấp dịch vụ mới, chi phí tăng dung lượng mở rộng tốn kém. Song
song với mạng chuyển mạch kênh, mạng NGN cũng đang từng bước được triển
khai trên địa bàn tỉnh, hầu hết các huyện, thị, thành đã được lắp đặt các thiết bị
mạng NGN.
10


2.2. Mạng truyền dẫn
Truyền dẫn liên tỉnh:
Mạng truyền dẫn liên tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện kết nối liên tỉnh cho
mạng điện thoại cố định của tỉnh, các mạng di động, POP Internet và VoIP của
các doanh nghiệp.…
Mạng truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu do các đơn vị:
VTN (VNPT), Viettel cung cấp và quản lý.
- Tuyến truyền dẫn liên tỉnh VNPT: Vinh – Thanh Hóa, Vinh – Hà Tĩnh.
Truyền dẫn nội tỉnh:
Chủ yếu do VNPT, Viettel đầu tư quản lý và sử dụng, các doanh nghiệp khác
thuê lại đường truyền hoặc trao đổi hạ tầng mạng.

Hiện trạng mạng truyền dẫn nội tỉnh: 383 tuyến truyền dẫn quang, 599 tuyến
truyền dẫn viba. Mạng truyền dẫn nội tỉnh đã phát triển khá rộng khắp, cáp
quang đến 100% trung tâm huyện, cáp quang đến khoảng 95% trung tâm các xã.
2.3. Mạng ngoại vi
Mạng ngoại vi (cáp điện thoại & Internet) trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu
do Viễn thông Nghệ An và Viễn thông Quân đội xây dựng, quản lý trong đó
Viễn thông có số lượng cáp ngoại vi vượt trội do đã được đầu tư từ rất nhiều
năm trước và chiếm thị phần chủ yếu.
Hiện nay, mạng ngoại vi thuộc khu vực thành phố, thị xã và trung tâm các
huyện đã được ngầm hóa, tuy nhiên tỷ lệ chưa cao phần lớn vẫn sử dụng cáp
treo. Tỷ lệ ngầm hóa mạng ngoại vi toàn tỉnh hiện tại đạt khoảng 5%.
Khu vực các huyện đặc biệt là các huyện miền núi, biên giới tỷ lệ ngầm hóa
không cao, hầu hết sử dụng cáp treo. Các tuyến cáp được ngầm hóa chủ yếu là
các tuyến trong khu vực trung tâm thị trấn nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.
Sự phát triển và cạnh tranh mạnh của dịch vụ thông tin di động trong những
năm vừa qua làm cho dịch vụ viễn thông cố định đã phát triển chững lại, thậm
chí tăng trưởng âm tại một số khu vực. Vì vậy, hạ tầng mạng ngoại vi ít được
chú trọng đầu tư phát triển, cải tạo nâng cấp mà chỉ duy trì, dẫn đến hạ tầng
xuống cấp nhanh chóng.
Việc hạ ngầm chậm tiến độ của các doanh nghiệp một phần do chi phí quá
cao, trong khi việc hỗ trợ ngầm hóa cũng như di dời công trình phục vụ mở,
nâng cấp đường giao thông của nhà nước cho doanh nghiệp chưa được hỗ trợ.
Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi (sử dụng chung giữa
các doanh nghiệp trong ngành và ngoài ngành) trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá hạn
chế; hình thức sử dụng chung chủ yếu hiện nay là hình thức sử dụng chung với
các doanh nghiệp ngoài ngành (doanh nghiệp viễn thông thuê lại hệ thống cột
bên Điện lực để treo cáp viễn thông…). Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các
doanh nghiệp viễn thông vẫn còn nhiều bất cập; một phần do các doanh nghiệp
tại địa phương đều trực thuộc các Tổng công ty hoặc Tập đoàn, mọi kế hoạch
11



phát triển đều thông qua cấp chủ quản; một phần do yếu tố cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trên thị trường.
2.4. Mạng thông tin di động
Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 mạng điện thoại di động: Vinaphone, Mobifone,
Viettel Mobile, Gmobile và Vietnamobile với tổng số trên 3.500 trạm, với 1.866
vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động.
a. Hiện trạng công nghệ hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động
Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại được xây dựng,
phát triển theo 2 công nghệ chính: 2G và 3G.
- Công nghệ 2G:
Vinaphone, Viettel, Mobifone hiện trạng hạ tầng mạng đã phát triển tương
đối hoàn thiện: khu vực thành phố, thị xã bán kính phục vụ bình quân mỗi trạm
thu phát sóng khoảng 1÷2km/trạm; khu vực nông thôn bán kính phục vụ bình
quân từ 2,5÷5km/trạm; đảm bảo phủ sóng tới mọi khu vực dân cư.
Vietnamobile, Gmobile: do số lượng thuê bao còn hạn chế và chủ yếu tập
trung tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn; nên các doanh nghiệp chủ yếu tập
trung phát triển hạ tầng tại khu vực này; khu vực nông thôn hạ tầng chưa phát
triển rộng khắp; bán kính phục vụ bình quân mỗi trạm thu phát sóng khu vực
nông thôn khoảng 3÷15km.
- Công nghệ 3G:
Đang trong quá trình triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ. Hiện tại trên
địa bàn tỉnh số trạm thu phát sóng 3G chiếm khoảng 35 – 40% tổng số trạm, chủ
yếu được xây dựng lắp đặt tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn trung tâm các
huyện và một số khu vực nông thôn. Hầu hết các trạm thu phát sóng 3G hiện tại
đều được xây dựng, lắp đặt trên cơ sở sử dụng chung cơ sở hạ tầng với hạ tầng
trạm 2G.
+ Viettel phủ sóng khoảng trên 85% diện tích toàn tỉnh.
+ Vinaphone, Mobifone: chủ yếu phủ sóng khu vực thành phố, thị xã, thị

trấn và ven các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
b. Hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động
Hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh được xây
dựng theo hai loại chính: loại 1 và loại 2 (Trạm loại 1: trạm thu phát sóng có nhà
trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt đất;
Trạm loại 2: trạm thu phát sóng có cột ăng ten, thiết bị thu phát sóng và thiết bị
phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt trên (hoặc trong) các công trình đã được
xây dựng trước).
Hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại trạm
loại 1 chiếm đa số (khoảng 65 – 75% tổng số trạm); với đặc điểm địa hình của
tỉnh có dạng đồi núi, các trạm loại 1 đáp ứng tốt hơn trạm loại 2 các yêu cầu về
vùng phủ sóng. Hạ tầng trạm loại 1 phát triển nhiều tại khu vực nông thôn, hạ
tầng trạm loại 2 phát triển đa số tại khu vực đô thị, khu vực tập trung đông dân
cư.
Trạm thu phát sóng loại 1 với quy mô và diện tích xây dựng hiện tại đủ điều
kiện, đủ khả năng để các doanh nghiệp phối hợp dùng chung hạ tầng; trạm loại 2
12


do được xây dựng trên các công trình đã được xây dựng từ trước, với quy mô và
độ cao hạn chế, do đó để phối hợp sử dụng chung cần tiến hành cải tạo, nâng
cấp, sửa chữa.
Việc quản lý hạ tầng thông tin di động hiện nay cũng còn nhiều bất cập từ
thủ tục đầu tư xây dựng như cấp giấy phép, thủ tục thuê đất, dùng chung hạ tầng
cua doanh nghiệp cũng như năng lực quản lý nhà nước tại các địa phương.
c. Hiện trạng dùng chung cơ sở hạ tầng
Việc dùng chung cơ sở hạ tầng hiện nay đang được các doanh nghiệp viễn
thông từng bước thực hiện thông qua hình thức thỏa thuận. Nhà nước chưa có
văn bản quy định để điều tiết việc dung chung cơ sở hạ tầng mà chỉ mới dừng lại
ở mức độ khuyến khích. Vì vậy việc dùng chung hạ tầng viễn thông tại Nghệ An

còn nhiều hạn chế, bất cập. Đối với thông tin di động, trên địa bàn toàn tỉnh mới
chỉ có khoảng 10% số vị trí trạm BTS sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các
doanh nghiệp.
Những bất cập trong vấn đề sử dụng chung hạ tầng một phần do hệ thống
văn bản pháp lý, cơ chế chính sách chưa đầy đủ từ cấp Trung ương tới địa
phương, một phần do yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường
ảnh mà các doanh nghiệp không đạt được thỏa thuận dùng chung.
2.5. Mạng Internet
Ngoài các doanh nghiệp thông tin di động Vinaphone, Viettel, MobiFone
cung cấp dịch vụ internet 3G qua hạ tầng di động thì trên địa bàn tỉnh Nghệ An
hiện có 3 doanh nghiệp lớn cung cấp internet hữu tuyến là Viễn thông Nghệ An,
Viễn thông Quân Đội và Công ty FPT. Mạng Internet băng rộng (ADSL) đã
triển khai cung cấp dịch vụ tại 20/20 trung tâm huyện, thị, thành phố. Dung
lượng lắp đặt 96.904 thuê bao, dung lượng sử dụng 79.129 thuê bao, hiệu suất
sử dụng đạt 81,6%.
Hầu hết các điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng hiện nay sử dụng dịch
vụ FTTH (thuê bao truy nhập bằng cáp quang đến hộ gia đình) thay vì ADSL
như trước đây để đáp ứng tốc độ và băng thông phục vụ các nhu cầu giải trí trên
mạng như trò chơi trực tuyến, video, nghe nhạc, mạng xã hội.
Các gia đình vẫn sử dụng dịch vụ ADSL là chủ yếu, vì giá dịch vụ FTTH còn
cao so với mức thu nhập của người dân.
Dịch vụ quay số Dial-up (VNN1260, VNN1268, VNN1269) đã ngừng cung
cấp trên thị trường viễn thông.
2.6. Dịch vụ Viễn thông
a. Dịch vụ cơ bản (thoại, Internet)
Dịch vụ điện thoại cố định: đã được phổ cập trên địa bàn toàn tỉnh, 100% số
xã, phường, thị trấn có máy điện thoại. Năm 2012, tổng số thuê bao điện thoại
cố định trên địa bàn tỉnh đạt 359.378 thuê bao, mật độ 12,2 thuê bao/100 dân,
bao gồm cố định có dây và cố định không dây; giảm trên 110.000 thuê bao so
với năm 2011.


13


Bảng 1: Hiện trạng thuê bao điện thoại cố định tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007
– 2012
Năm

Tổng số thuê bao điện
thoại cố định

Dân số

2007
2008
2009
2010
2011
2012

275.994
372.750
449.559
532.219
476.746
359.378

2.905.204
2.912.112
2.919.214

2.929.107
2.942.875
2.956.940

Mật độ
(thuê bao/100 dân)
9,5
12,8
15,4
18,2
16,2
12,2
Nguồn: Tập hợp từ doanh nghiệp

Hình 1: Biểu đồ phát triển thuê bao điện thoại cố định tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2007 – 2012
Dịch vụ điện thoại di động: Đã phủ sóng tới tất cả các huyện, thị, thành
phố. Năm 2012, tổng số thuê bao điện thoại di động trên địa bàn toàn tỉnh đạt
3.786.269 thuê bao, mật độ 128 thuê bao/100 dân.

14


Bảng 2: Hiện trạng thuê bao điện thoại di động tỉnh Nghệ An giai đoạn
2007 – 2012
Năm

Số thuê bao điện
thoại di động


Dân số

2007
2008
2009
2010
2011
2012

506.338
700.407
1.343.189
1.972.446
2.881.882
3.786.269

2.905.204
2.912.112
2.919.214
2.929.107
2.942.875
2.956.940

Mật độ thuê bao/100
dân
17,4
24,1
46,0
67,3
97,9

128,0
Nguồn: Tập hợp từ doanh nghiệp

Hình 2: Biểu đồ phát triển thuê bao điện thoại di động tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2007 – 2012
Dịch vụ Internet: Viễn thông Nghệ An, Viễn thông Quân Đội cung cấp.
Năm 2012, tổng số thuê bao Internet trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 70.418 thuê
bao, mật độ 2,38 thuê bao/100 dân.
Bảng 3: Hiện trạng thuê bao Internet tỉnh Nghệ An giai đoạn
2007 – 2012
Năm

Tổng số thuê bao
Internet

2007
2008
2009
2010
2011
2012

12.437
28.131
40.689
49.621
67.222
70.418

Dân số


Mật độ
(thuê bao/100 dân)

2.905.204
0,43
2.912.112
0,97
2.919.214
1,39
2.929.107
1,69
2.942.875
2,28
2.956.940
2,38
Nguồn: Tập hợp từ doanh nghiệp
Thống kê thuê bao Internet không bao gồm thuê bao truy nhập qua mạng 3G;
15


Hình 3: Biểu đồ phát triển thuê bao Internet tỉnh Nghệ An giai đoạn
2007 – 2012
b. Một số loại hình dịch vụ khác
Dịch vụ viễn thông:
- Dịch vụ 3G
Dịch vụ 3G đã và đang được một số doanh nghiệp bắt đầu triển khai trên địa
bàn tỉnh:
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel): 25 dịch vụ như quà tặng âm
nhạc, Mobile newspaper (đọc báo trên điện thoại di động), I-Share (chuyển

tiền), Imuzik (nhạc chuông chờ)...
Công ty Thông tin Di động (MobiFone): triển khai gần 40 dịch vụ như MCA
(báo cuộc gọi nhỡ), MobiChat (dịch vụ trò chuyện qua tin nhắn)... Ngoài ra còn
có các dịch vụ 3G như dịch vụ Mworld, cho phép người dùng đọc thông tin,
diễn biến của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, theo dõi thông tin
bóng đá Việt Nam và quốc tế cũng như giải trí với trò chơi, nhạc và các dịch vụ
khác.
VinaPhone: gần 50 dịch vụ ứng dụng cho di động như Vina search (công cụ
tìm kiếm đa phương tiện), Ring tunes (nhạc chờ), dịch vụ nạp tiền điện tử, Call
Management (quản lý cuộc gọi), V-live (thông tin nội dung tổng hợp), m360
(cộng đồng trên di động) và Chacha Music (âm nhạc di động)...
- Dịch vụ thuê kênh riêng:
Dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền
thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng
của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau.
Trên địa bàn tỉnh, hiện có VNPT và Viettel cung cấp dịch vụ thuê kênh
riêng.
- Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)
16


Đối với nhiều tổ chức, công ty hay cơ quan, xí nghiệp lớn có nhu cầu trao
đổi thông tin nội bộ giữa các thành viên thường xuyên nhưng lại nằm ở các vị trí
địa lý cách xa nhau, việc xây dựng một mạng thông tin nội bộ là rất cần thiết.
Trong trường hợp chưa cần thiết phải đầu tư cho một mạng thông tin thật sự
riêng biệt về mặt vật lý (trang thiết bị, kênh truyền dẫn…), họ có thể đăng ký sử
dụng dịch vụ mạng riêng ảo. Dịch vụ này cung cấp cho các cơ quan đó một
mạng thông tin nội bộ ảo với đầy đủ các tính năng như với một mạng riêng thực
sự nhưng vẫn sử dụng chung cơ sở hạ tầng của mạng thông tin công cộng.
Dịch vụ VPN hiện đang được VNPT và Viettel triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Dịch vụ Internet qua truyền hình cáp (Cable TV)
Với mạng truyền hình cáp, ngoài dịch vụ truyền hình (tin tức, phim ảnh, âm
thanh) còn có thể tích hợp các dịch vụ truy nhập Internet … thông qua sợi cáp
vật lý kết nối tới tận nhà thuê bao. Khi đó, các thiết bị đầu cuối sẽ là các thiết bị
đa phương tiện, vừa có khả năng thu nhận được các thông tin quảng bá như ca
nhạc, tin tức, phim ảnh, vừa cho phép sử dụng các dịch vụ băng rộng thông
thường trên cùng một thiết bị tích hợp.
Hiện tại, Truyền hình cáp Nghệ An cũng đã kết hợp cung cấp dịch vụ truy
nhập Internet băng thông rộng qua cáp đồng trục của mạng truyền hình cáp.
Dịch vụ ứng dụng viễn thông:
- Dịch vụ truyền hình Internet IPTV:
VNPT: dịch vụ truyền hình đa phương tiện MyTV, sử dụng nhiều dịch vụ
khác qua màn hình tivi như: xem phim theo yêu cầu, hát karaoke, chơi game,
nghe nhạc.
FPT: truyền hình iTV, dịch vụ truyền hình theo yêu cầu. Tín hiệu truyền hình
được truyền qua hạ tầng mạng ADSL, thông qua bộ giải mã truyền thẳng lên
tivi.
- Một số dịch vụ khác: dịch vụ công; giáo dục, đào tạo từ xa; thương mại
điện tử; VSAT-IP…..
3. Đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn 2007-2012
3.1. Kết quả đạt được
Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020
được phê duyệt theo Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 26/6/2007 của Ủy
ban nhân dân tỉnh; sau 6 năm thực hiện quy hoạch, Nghệ An đã có mạng lưới
bưu chính viễn thông hiện đại, rộng khắp; hầu hết các khu dân cư trên địa bàn
tỉnh đều được cung cấp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng về bưu chính,
viễn thông với chất lượng cao, loại hình đa dạng, giá thành phù hợp:
- Hạ tầng mạng bưu chính phát triển rộng khắp; 100% xã, phường có điểm
phục vụ bưu chính.
- Hạ tầng mạng viễn thông có độ phủ tương đối tốt (100% huyện, thị, thành

có truyền dẫn cáp quang; 100% huyện, thị, thành có trạm thu phát sóng thông tin
di động; 100% huyện, thị, thành có điểm chuyển mạch viễn thông...), công nghệ
hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới.
17


- Hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát triển rộng khắp tới tất cả các huyện, thị
thành; 91,4% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở.
- Thị trường Bưu chính viễn thông có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp
dịch vụ, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp đã làm cho chất lượng của các dịch
vụ liên tục được cải thiện, đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
- Mật độ thuê bao điện thoại di động năm 2012 tăng gấp 7,4 lần so với năm
2007 (năm 2007 mật độ 17,4 thuê bao điện thoại di động/100 dân; năm 2012,
mật độ 128 thuê bao điện thoại di động/100 dân).
- Mật độ thuê bao Internet năm 2011 tăng gấp 5,5 lần so với năm 2007 (năm
2007 mật độ 0,43 thuê bao Internet/100 dân; năm 2012, mật độ 2,38 thuê bao
Internet/100 dân).
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu Bưu chính bình quân đạt 16%/năm; doanh
thu Bưu chính đạt trên 50 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007.
- Tăng trưởng thuê bao điện thoại di động bình quân 44%/năm.
- Tăng trưởng thuê bao Internet bình quân 45%/năm.
- Cơ bản hoàn thành chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai
đoạn 2006 – 2010, phổ cập dịch vụ viễn thông tới đông đảo người dân, nâng cao
chất lượng cuộc sống, giảm khoảng cách giữa các vùng miền.

18


Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quy hoạch Bưu chính
So sánh thực

Một số nguyên
hiện với
nhân chính
Quy hoạch
_Giai đoạn 2006 - 2010: Phát triển
_ Năm 2012, tăng thêm 1 Bưu cục so với
_Mạng điểm
thêm 4 Bưu cục tại các KCN mới:
năm 2007.
phục vụ hiện
Dưới chỉ tiêu trạng đã phát
Hoàng Mai, Phủ Quỳ, Hưng Tây, Nghi
quy hoạch triển rộng khắp
Hoa.
tới 100% xã,
phường.
_Giai đoạn 2006 - 2010: phát triển
_ Năm 2012, giảm 152 điểm đại lý Bưu điện Dưới chỉ tiêu
mới trên 70 điểm đại lý bưu điện.
so với năm 2007.
quy hoạch __ Một số điểm
1
Mạng điểm phục vụ
_ Đến năm 2010, tổng số điểm phục _ Năm 2012, tổng số điểm phục vụ Bưu
Dưới chỉ tiêu phục vụ bưu
vụ Bưu chính là 800 điểm.
chính là 639 điểm.
quy hoạch chính ngừng hoạt
động vì hoạt
_ Năm 2010: bán kính phục vụ bình _ Năm 2012: bán kính phục vụ bình quân

Dưới chỉ tiêu động không còn
quân dưới 2,5km/điểm phục vụ; dân 2,87km/điểm phục vụ; dân số phục vụ bình
quy hoạch hiệu quả do dịch
số phục vụ bình quân 3.200
quân 4.605 người/điểm.
vụ bị cạnh tranh
người/điểm.
bởi các hình thức
khác.
2 Dịch vụ Bưu chính
_ Đến 2012, 100% các xã có báo đến _ Hết năm 2012, 92,5% xã có báo đến trong
__ Một số xã có
Dưới chỉ tiêu điều kiện giao
trong ngày.
ngày.
quy hoạch thông hết sức
khó khăn.
_ Năm 2007: cung cấp dịch vụ truy
_ Năm 2012, 159/404 điểm Bưu điện văn
_Nhu cầu sử
Dưới chỉ tiêu dụng dịch vụ
nhập Internet đến các điểm Bưu điện hóa xã cung cấp dịch vụ Internet.
quy hoạch Bưu chính của
văn hóa xã.
người dân còn
_Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu _Giai đoạn 2007 – 2012, tốc độ tăng trưởng Dưới chỉ tiêu thấp.
dịch vụ Bưu chính 20 – 25%/năm.
doanh thu dịch vụ bưu chính bình quân
quy hoạch _ Khó khăn về
16,3%/năm.

tài chính ảnh
hưởng đến việc
cung cấp dịch vụ

STT

Nội dung

Quy hoạch

Thực hiện

19


STT

Nội dung

Quy hoạch

Thực hiện

So sánh thực
Một số nguyên
hiện với
nhân chính
Quy hoạch

internet tại các

điểm phục vụ
bưu chính.
_ Phát triển mới tuyến đường thư cấp _ Năm 2012, số tuyến đường thư cấp 1
1: Nghĩa Đàn - Tân Kỳ - Anh Sơn không tăng thêm so với năm 2007.
Thanh Chương.
3 Mạng vận chuyển

_ Trước năm 2008, tăng tần suất các
tuyến đường thư cấp 3 lên 2
chuyến/ngày.

_Cạnh tranh từ
_Hiệnvụtrạng
tài chính
Dưới chỉ tiêu dịch
mạng
hiện tại
ngân
hàng,
quy hoạch vẫn đáp ứngdịch
nhu
vụ viễn thông.
cầu vận chuyển.

_ Năm 2012, đường thư cấp 3 vận chuyển 1
chuyến/ngày.
Dưới chỉ tiêu _Nhu cầu vận
quy hoạch chuyển không
tăng cao.


20


Bảng 5: Bảng tổng hợp kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quy hoạch Viễn thông
S
T
T

Nội dung

Quy hoạch

Thực hiện

So sánh thực
hiện với
Quy hoạch

_Năm 2010, đạt 319.927
thuê bao, mật độ 11 thuê
bao/100 dân.

1

2

3

Mật độ thuê bao
điện thoại cố định


Năm 2010, đạt 400 ngàn thuê bao, mật độ
12 thuê bao/100 dân

Mật độ thuê bao
điện thoại di động

Năm 2010, đạt 570 ngàn thuê bao, mật độ
18 thuê bao/100 dân

Mật độ thuê bao Internet

Năm 2010, đạt khoảng 45.000 thuê bao
(chưa quy đổi).

_Năm 2012, đạt 359.378
thuê bao, mật độ 12,2 thuê
bao/100 dân.

_Năm 2010, đạt 1.972.446
thuê bao, mật độ 67,6 thuê
bao/100 dân.
_Năm 2012, đạt 3.786.269
thuê bao, mật độ 128 thuê
bao/100 dân.
_Năm 2010, đạt 49.621 thuê
bao, mật độ 1,7 thuê
bao/100 dân.
_Năm 2012, đạt 70.418 thuê
bao, mật độ 2,38 thuê

bao/100 dân.

Một số nguyên
nhân chính
_Cạnh tranh từ
dịch vụ di động.

Dưới chỉ tiêu
quy hoạch

Vượt chỉ tiêu
346% so với
Quy hoạch

Vượt chỉ tiêu
110% so với
Quy hoạch

_Chương trình
viễn thông công
ích giai đoạn I
ngừng cung cấp,
giai đoạn II
chưa triển khai,
người dân thiếu
sự hỗ trợ nên rời
bỏ dịch vụ.
_Đời sống người
dân được cải
thiện, nhu cầu

liên lạc cao.
_Chính sách
khuyến mại của
doanh nghiệp.
_Đời sống người
dân được cải
thiện, nhu cầu
sử dụng cao.
_Lợi ích từ
Internet.
_Giá dịch vụ,
thiết bị giảm.

21


S
T
T

4

5

6

Nội dung

Quy hoạch


Trạm thu phát sóng thông
tin di động
Đến 2015, phát triển mới 100 trạm BTS
(BTS)

Thực hiện

So sánh thực
hiện với
Quy hoạch

_Năm 2012, số trạm BTS
tăng khoảng 2.000 trạm so
với năm 2007

Vượt chỉ tiêu
Quy hoạch

Mạng thông tin di động

Giai đoạn 2006 - 2010: phát triển theo
công nghệ cũ (GSM)

_Đến 2010, ngoài công nghệ
GSM, công nghệ 3G đã và
đang được triển khai trên địa
bàn tỉnh.

Vượt chỉ tiêu
Quy hoạch


Mạng ngoại vi

_ Giai đoạn 2006 - 2008: ngầm hóa khu
vực thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò.
_ Giai đoạn 2008 - 2010: ngầm hóa khu
vực trung tâm các huyện

_Năm 2012, tỷ lệ ngầm hóa
mạng ngoại vi trên địa bàn
toàn tỉnh đạt 5%. Mạng
ngoại vi chủ yếu sử dụng
cáp treo

Dưới chỉ tiêu
quy hoạch

Một số nguyên
nhân chính
_Số lượng thuê
bao tăng trưởng
đột biến.
_Thay đổi công
nghệ 2G, 3G.
_Phát triển hạ
tầng đảm bảo
vùng phủ sóng.
_Công nghệ
viễn thông có
chu kỳ thay đổi

nhanh.
_Chi phí ngầm
hóa tốn kém.
_Văn bản pháp
quy còn thiếu.
_ Sự phối hợp
giữa các ngành
còn nhiều bất
cập

22


3.2. Tồn tại, hạn chế
So sánh với các chỉ tiêu trong quy hoạch:
- Bưu chính: một số chỉ tiêu đạt dưới chỉ tiêu quy hoạch đặt ra:
+ Mạng điểm phục vụ: số lượng điểm phục vụ giảm; bán kính phục vụ bình
quân, số dân phục vụ bình quân chưa đạt chỉ tiêu quy hoạch đặt ra.
+ Phát triển dịch vụ Bưu chính: loại hình dịch vụ mới còn chậm phát triển,
doanh thu bưu chính chủ yếu từ loại hình dịch vụ bưu chính truyền thống (bưu
phẩm, bưu kiện…).
+ Doanh thu Bưu chính: đạt thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch. Tốc độ tăng
trưởng doanh thu dịch vụ bưu chính bình quân 16%/năm (chỉ tiêu quy hoạch 20
– 25%/năm).
+ Hệ thống điểm Bưu điện văn hóa xã hoạt động không hiệu quả, không thu
hút được người dân đến sử dụng dịch vụ.
- Viễn thông: một số chỉ tiêu đạt dưới chỉ tiêu quy hoạch đặt ra:
+ Thuê bao điện thoại cố định tăng trưởng chậm lại và có xu hướng giảm;
năm 2012 giảm trên 110.000 thuê bao so với năm 2011.
+ Ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi đạt thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch.

Hạ tầng mạng ngoại vi chủ yếu sử dụng cáp treo, ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ
quan đô thị.
+ Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh còn khá hạn chế.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật các đài truyền thanh cơ sở
đầu tư không đồng bộ, lạc hậu, thường xuyên sửa chữa, hỏng hóc, chất lượng
hoạt động rất kém. Nhiều xã miền núi chưa có đài truyền thanh cơ sở.
3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan:
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân còn thấp (chủ yếu sử dụng dịch vụ
Bưu chính truyền thống: bưu phẩm, bưu kiện,…); Nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu
chính mới (dịch vụ tài chính, dịch vụ Bưu chính hiện đại: chuyển tiền nhanh…)
còn hạn chế, do đó chưa được doanh nghiệp quan tâm đầu tư đúng mức.
- Viễn thông trong giai đoạn vừa qua phát triển mạnh, sự phát triển và cạnh
tranh từ các dịch vụ viễn thông (thông tin di động, Internet: thư điện tử thay cho
thư viết tay truyền thống…) ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động Bưu chính.
- Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh phát triển ổn định, đời sống người dân
ngày càng được cải thiện, nhu cầu về thông tin liên lạc của người dân ngày càng
cao dẫn đến số lượng thuê bao điện thoại di động phát triển mạnh, tăng cao so
với chỉ tiêu quy hoạch.
- Chính sách khuyến mại của các doanh nghiệp (tặng máy, hòa mạng miễn
phí, giảm cước…), khuyến khích nhu cầu sử dụng của người dân.
23


×