Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 118 trang )

CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TỈNH KON TUM
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
VIỆN CHIẾN LƯỢC
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM
GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Kon Tum 12/2008
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................................... 2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH ............................................................ 7
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................................7
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH.....................................................................................7
III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH.......................................................................................................8
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM .............................. 9
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.............................................................................................................9
1. Vị trí địa lý ............................................................................................................................. 9
2. Địa hình ................................................................................................................................... 9
3. Khí hậu .................................................................................................................................... 9
4. Sông ngòi .............................................................................................................................. 10
II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH..........................................................................................10
1. Dân số .................................................................................................................................... 10
2. Nguồn nhân lực ..................................................................................................................... 10
III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.................................................................11
1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007 .................................................................... 11
1.1. Kinh tế: ......................................................................................................................... 11


1.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng ............................................................................ 12
2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 ................................................. 12
2.1. Kinh tế: ......................................................................................................................... 12
2.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng ............................................................................ 14
3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010 ................................ 14
4. Định hướng phát triển của tỉnh ............................................................................................. 15
5. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội ......................................................................... 18
5.1. Thuận lợi ....................................................................................................................... 18
5.2. Khó khăn ....................................................................................................................... 18
PHẦN III. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ........................................................... 19
I. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH....................................................................................................19
1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ ............................................................................................... 19
2. Mạng vận chuyển Bưu chính ................................................................................................ 20
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
2
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
3. Dịch vụ Bưu chính ................................................................................................................ 20
4. Nguồn nhân lực Bưu chính ................................................................................................... 21
II. HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG................................................................................................22
1. Mạng chuyển mạch ............................................................................................................... 22
2. Mạng truyền dẫn ................................................................................................................... 23
2.1. Hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh ........................................................................... 23
2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh .............................................................................................. 23
3. Mạng ngoại vi ....................................................................................................................... 24
4. Mạng di động ........................................................................................................................ 24
5. Mạng Internet và VoIP ......................................................................................................... 26
6. Nguồn nhân lực viễn thông ................................................................................................... 27
7. Dịch vụ Viễn thông .............................................................................................................. 27
III. THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG.......................................................................29
IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM............................31

1. Cơ chế chính sách chung của cả nước .................................................................................. 31
2. Quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông tại Kon Tum .................................................... 31
V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM.....................32
VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI........................................................................................................................34
PHẦN IV. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG .................... 34
I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH..............................................................................34
1. Xu hướng đổi mới tổ chức ngành bưu chính ....................................................................... 34
2. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế ............................................................... 35
3. Xu hướng phát triển các dịch vụ mới ................................................................................... 35
4. Xu hướng ứng dụng khoa học và công nghệ ........................................................................ 35
5. Dự báo phát triển đến năm 2020 .......................................................................................... 36
II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG..........................................................36
1. Xu hướng công nghệ viễn thông của thế giới và Việt Nam ................................................ 36
2. Xu hướng phát triển thị trường ............................................................................................. 39
3. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế ............................................................... 39
4. Xu hướng phát triển công nghệ ............................................................................................ 39
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
3
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
5. Xu hướng phát triển Viễn thông đến năm 2020 ................................................................... 40
III. DỰ BÁO NHU CẦU CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM......40
1. Dự báo các dịch vụ bưu chính .............................................................................................. 41
2. Dự báo các dịch vụ viễn thông ............................................................................................ 42
PHẦN V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM ...... 43
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG..................................................................................43
II. QUY HOẠCH BƯU CHÍNH...................................................................................................43
1. Quan điểm phát triển ............................................................................................................. 43
2. Mục tiêu ................................................................................................................................ 44
2.1. Dịch vụ công ích ........................................................................................................... 44

2.2. Các chỉ tiêu phát triển ................................................................................................... 44
2.3. Phát triển dịch vụ .......................................................................................................... 44
3. Quy hoạch Bưu chính ........................................................................................................... 46
3.1. Mạng Bưu chính ............................................................................................................ 46
3.2. Dịch vụ Bưu chính ........................................................................................................ 47
3.3. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ bưu chính ................................................ 49
3.4. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................................. 50
3.5. Phát triển thị trường chuyển phát thư ........................................................................... 52
3.6. Tự động hóa mạng Bưu chính ...................................................................................... 53
III. VIỄN THÔNG.........................................................................................................................53
1. Quan điểm phát triển ............................................................................................................. 53
2. Mục tiêu phát triển ................................................................................................................ 54
3. Quy hoạch phát triển Viễn thông .......................................................................................... 55
3.1. Các phương án phát triển .............................................................................................. 55
3.2. Định hướng phát triển thị trường .................................................................................. 67
3.3. Định hướng phát triển dịch vụ ...................................................................................... 67
3.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ......................................................................... 69
3.5. Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích ......................................................................... 69
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN 2020..........................75
1. Bưu chính ............................................................................................................................. 75
2. Viễn thông ............................................................................................................................. 75
2.1. Định hướng phát triển dịch vụ ...................................................................................... 76
2.2. Định hướng công nghệ .................................................................................................. 77
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
4
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
2.3. Định hướng đầu tư ........................................................................................................ 78
V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..............................................................................78
1. Bưu chính .............................................................................................................................. 78
1.1. Đặc điểm của hoạt động bưu chính .............................................................................. 78

1.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bưu chính ............................................ 78
2. Viễn thông ............................................................................................................................. 79
2.1. Đặc điểm của hoạt động viễn thông ............................................................................. 79
2.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch viễn thông ........................................... 79
VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI...............................80
VII. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ...............................................................................81
1. Khái toán đầu tư bưu chính .................................................................................................. 81
2. Khái toán đầu tư cho Viễn thông .......................................................................................... 83
2.1. Phương án 1 .................................................................................................................. 83
2.2. Phương án 2 .................................................................................................................. 87
2.3. Phương án 3 .................................................................................................................. 88
VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM........................................................................89
1.Các dự án phát triển Bưu chính ............................................................................................. 89
2. Các dự án phát triển Viễn thông và Internet ........................................................................ 90
PHẦN VI. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................ 91
I. GIẢI PHÁP................................................................................................................................91
1. Bưu chính .............................................................................................................................. 91
1.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà
nước về Bưu chính Viễn thông ............................................................................................ 91
1.2. Giải pháp về đầu tư phát triển ...................................................................................... 92
1.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................................... 93
1.4. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................... 94
1.5. Nhóm các giải pháp khác .............................................................................................. 96
2. Giải pháp Viễn thông ............................................................................................................ 96
2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà
nước về bưu chính viễn thông ............................................................................................. 96
2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển .................................................................................... 101
2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................................. 101
2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực .............................................. 103
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................................................105

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
5
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................109
PHẦN VII. PHỤ LỤC ................................................................................................................. 110
PHỤ LỤC 1. KIẾN TRÚC MẠNG NGN..................................................................................110
PHỤ LỤC 2. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH......................................................112
PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................117
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
6
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bưu chính, viễn thông (gọi chung cho các lĩnh vực bưu chính, viễn thông,
Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện) là ngành kinh tế kỹ thuật,
dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu
cầu trao đổi thông tin, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội của mọi người dân, mọi
tổ chức trong xã hội; là ngành có ý nghĩa quan trọng phục vụ công tác thông tin,
tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Phát triển bưu chính, viễn thông đúng định
hướng, theo quy hoạch là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Từ trước tới nay, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển theo
chiều hướng tốt song chưa đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và các ngành
khác, chưa toàn diện. Vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh nhiều nơi
chưa có; các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng điểm chất lượng các
dịch vụ, các điểm kết nối chưa được hoàn chỉnh; cáp quang hoá trong truyền dẫn
chưa đồng đều v.v, đặc biệt vẫn chưa có quy hoạch định hướng nên việc đầu tư
để phát huy hết năng lực mạng cũng như tính ưu việt của toàn hệ thống phục vụ
cho sự phát triển chung đang còn nhiều hạn chế. Ngành bưu chính viễn thông

cần có sự quan tâm, ưu tiên phát triển trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã
hội và chiến lược viễn thông như một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo để xây dựng các quy hoạch
trong đó có quy hoạch về bưu chính, viễn thông, nhằm định hướng phát triển
ngành bưu chính viễn thông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –
xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát
triển bưu chính viễn thông, phục vụ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của tỉnh.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
- Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2020;
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
7
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
- Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm
2010;
- Căn cứ Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
- Căn cứ Thông tư số: 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số:
92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
- Thông báo số: 197/TB-UBND ngày 22/8/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Kontum về kết luận của đồng chí Đào Xuân Quý – PCT UBND tỉnh tại cuộc
họp giải quyết một số đề nghị của Sở Bưu chính Viễn thông.
- Công văn số 2488/UBND-XD ngày 28/11/2006 của UBND tỉnh Kon

Tum thống nhất đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT tỉnh Kon Tum
từ 2007-2010, định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn
2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Kon Tum;
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII;
III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông
và công nghệ thông tin, đồng thời là cơ sở để Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh chỉ đạo
phát triển bưu chính, viễn thông thống nhất, đồng bộ với quy hoạch của các
ngành trong tỉnh, là cơ sở để Nhà nước xem xét quyết định đầu tư các dự án, các
công trình bưu chính, viễn thông.
Làm cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính, viễn thông lập kế
hoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh.
Thúc đẩy phát triển và phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn
tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực,
những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
8
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm
thực hiện thành công các dự án cấp thiết về bưu chính, viễn thông.
Cụ thể hóa Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam.
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
KON TUM
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giới ở phía bắc Tây Nguyên.
Nằm ở ngã ba Đông Dương có cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi. Phía Đông

tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp
với hai nước Lào và Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai. Vì vậy, tỉnh
Kon Tum có vị trí rất quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường
và an ninh quốc phòng đối với Vùng Tây Nguyên, Miền Trung và cả nước. Kon
Tum có diện tích 9.661,7 km
2
bao gồm 8 huyện và 1 thị xã.
2. Địa hình
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình đa
dạng và thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, bao gồm: Đồi núi,
cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Độ cao trung bình ở
phía Bắc từ 800-1.200m, phía Nam độ cao từ 500 - 550m. Phần lớn diện tích tự
nhiên của Tỉnh nằm khuất bên sườn phía tây của dãy Trường Sơn Nam.
3. Khí hậu
Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ
trung bình phổ biến các nơi đạt 22 – 23
0
C. Độ ẩm bình quân hàng năm 78-87%.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hóa theo thời
gian và không gian. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ
tháng 4, 5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 - 90% lượng mưa hàng năm. Biên
độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, nhất là vào các tháng mùa khô.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
9
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
4. Sông ngòi
Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông suối bắt nguồn từ phía bắc của tỉnh Kon
Tum thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết bao gồm các hệ thống:
Hệ thống thông đầu nguồn sông Ba: Bắt nguồn từ vùng núi Konklang
(huyện Konplong), qua tỉnh Gia Lai, tỉnh Phú Yên và đổ ra biển Đông.

Hệ thống sông Sê San: Hệ thống này bao gồm các con sông: Sông Đak Bla,
Sông Đak Psi, Sông Pôkô.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ
lượng công nghiệp cấp C2: 100.000 m
3
/ngày, nhất là từ độ sâu 60m – 300m có
trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra ở huyện Đăk Tô, Konplong phát hiện được 9
điểm có nước khoáng nóng có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát
và chữa bệnh.
II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH
1. Dân số
Dân số tỉnh Kon Tum năm 2007 là 389.745 người. Dân cư trong tỉnh phân
bổ không đồng đều. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 40 người/km
2
. Trong
đó khu vực thành thị 136.113 người (chiếm 34,92%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
năm 2007 là 1,963%.
Toàn tỉnh có 21 dân tộc. Trong đó, dân tộc kinh chiếm gần 47%, dân tộc
Xơ Đăng 24%, dân tộc Bana chiếm 11,6%, dân tộc Giẻ Triêng 7,56%, dân tộc
Gia Rai 5%, các dân tộc còn lại 4,84%.
2. Nguồn nhân lực
Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân 199.045 người, trong
đó lao động nông lâm nghiệp là 143.935 người, chiếm khoảng 72,31%.
Đa số là lao động phổ thông, chưa được đào tạo cơ bản qua các trường cũng
như các cơ sở sản xuất. Nguồn nhân lực là đồng bào ít người có trình độ dân trí
còn khá thấp, chưa đủ sức và đáp ứng được cho phát triển kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
10
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum

III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007
1.1. Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2007 là 15,24%. Trong đó: Nông,
lâm, thuỷ sản tăng 7,97%, Công nghiệp – xây dựng tăng 35,85% và Dịch vụ
tăng 13,26%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,46 triệu đồng (tương
đương 461USD), đạt 106,5% so với kế hoạch, tăng 90 USD so với năm 2006.
Diện tích trồng lúa cả năm đạt 96,68% so với kế hoạch; diện tích cao su
tăng 2.504 ha; diện tích cây sắn tăng so với năm 2006 là 2.405 ha; bệnh lở mồm
long móng đã xẩy ra làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển đàn gia súc của
tỉnh. Tuy nhiên, đến 30/06/2007 dịch bệnh đã được khống chế và dập tắt; diện
tích trồng rừng tăng cao.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt khá (738,8 tỷ đồng) tăng 25,3%
so với năm 2006. Một số sản phẩm tăng cao như: Sản phẩm từ sắn và tinh bột
sắn, đường, gỗ xẻ, hàng mộc dân dụng xuất khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2007 là 1.532 tỷ
đồng; Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 34,3 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với
năm 2006.
Công tác xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt khá,
từ đầu năm đến nay đã có khoảng 100 nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư,
khảo sát và lập dự án đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực: Thuỷ điện, trồng
rừng, trồng cao su, đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Măng Đen…
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 378,3 tỷ đồng, tăng
17,21% so với thực hiện năm 2006. Trong đó: Thu nội địa (chưa tính thu xổ số
kiến thiết) là 322,747 tỷ đồng; Thu xổ số kiến thiết quản lý qua ngân sách là 28
tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách địa phương là 1.816 tỷ đồng. Trong đó: Chi ngân sách
địa phương là 1.086 tỷ đồng; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương là
730 tỷ đồng.
Chỉ số giá tiêu dùng tính đến hết tháng 11 năm 2007 là 109,62%.

Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn: 2.536,82 tỷ đồng, trong đó
đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách là 871,17 tỷ đồng. Ngoài vốn cho đầu tư
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
11
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
phát triển đã được bố trí từ đầu năm, số vốn được các Bộ, ngành bổ sung trong
năm là 165 tỷ đồng.
1.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng
Về giáo dục - đào tạo: Tiếp tục củng cố, nâng cao kết quả chống mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học; loại hình bán trú dân nuôi xã, liên xã được quan tâm
chỉ đạo và đạt được một số kết quả; Thực hiện cuộc vận động nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đặc biệt trong năm đã phối
hợp với Đại học Đà Nẵng củng cố trường lớp, ổn định cho khoá học đầu tiên và
thực hiện rà soát quy hoạch, cử 100 cán bộ các xã, phường, thị trấn để đào tạo
tại Phân hiệu này.
Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe: Được chú trọng quan tâm, tuy trong
năm vẫn có một số địa phương xảy ra dịch sốt xuất huyết, nhưng không có
trường hợp nào tử vong; Công tác phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường, cơ
sở hạ tầng y tế được củng cố, kiện toàn; tiếp tục triển khai cuộc vận động tăng
cường bác sỹ về công tác tuyến xã; tiếp tục thực hiện đào tạo, nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ. Tuy nhiên, chất lượng khám, chữa bệnh
chưa đáp ứng được yêu cầu. Mạng lưới y tế thôn bản đã được hình thành nhưng
chất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế.
Văn hoá: Đã tổ chức nhiều hoạt động về văn hoá, thể thao mừng các ngày
kỷ niệm của đất nước, của tỉnh; Đẩy mạnh tuyên truyền bầu cử Quốc hội khoá
XII. Đến cuối năm 2007, tổng số hộ nghèo ước giảm còn khoảng 22.520 hộ,
chiếm tỷ lệ 26,5% (giảm 4,88% so với năm 2006).
An ninh quốc phòng: Đã duy trì, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng
và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thời
các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; an toàn giao thông đã đạt

được tiến bộ đáng kể, tuy nhiên chưa vững chắc, tai nạn giao thông nghiêm
trọng vẫn xẩy ra. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân được xử lý
có hiệu quả. Tổ chức thành công diễn tập PT07.
2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008
2.1. Kinh tế:
Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 636 tỷ đồng (giá 1994), tăng 14,42% cùng kỳ
năm trước (gần bằng mức tăng của năm 2007). Trong đó, Nông – Lâm - Thuỷ
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
12
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
sản tăng 9,59%, Công nghiệp – Xây dựng tăng 23,01%, Thương mại - dịch vụ
tăng 11,97%. Trong điều kiện khó khăn do lạm phát, giá cả tăng cao, Chính phủ
siết chặt chi tiêu và đầu tư công, nhưng tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
Sản lượng lương thực có hạt tăng 2,85%. Toàn tỉnh có 211 nghìn con gia
súc, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2007. Tình hình dịch, bệnh trên cây trồng và
vật nuôi được kiểm soát tốt. Sản lượng gỗ khai thác (tận thu) trên địa bàn đạt
17.000m
3
, giảm 7,7% cùng kỳ năm trước.
Công nghiệp đạt kết quả khá, giá trị sản xuất đạt trên 298 tỷ đồng, tăng
10,61% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 1.014 tỷ
đồng, tăng 40% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD, bằng 43% kế
hoạch, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,2 triệu USD, bằng 32,6% kế hoạch.
Thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn 6 tháng đầu năm là 273.830 triệu đồng
(chưa tính thu sổ xố kiến thiết quản lý qua ngân sách là 18.000 triệu đồng), đạt
65,2% dự toán và tăng 57,4% so thực hiện cùng kỳ năm trước. Chi đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện 6 tháng
101.000 triệu đồng, tăng 77,8% so cùng kỳ năm trước; chi đầu tư từ Trung ương
bổ sung có mục tiêu ước thực hiện 6 tháng 203.000 triệu đồng, đạt 38,6% kế

hoạch. Chi thường xuyên ước 394.500 triệu đồng, đạt 47,5% dự toán và tăng
18,8% so thực hiện cùng kỳ năm trước.
Việc mở rộng đô thị và phát triển kinh tế đô thị được quan tâm đầu tư, xây
dựng. Đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đầu tư các công trình
cơ sở hạ tầng thiết yếu của các khu, cụm công nghiệp Hoà Bình, Sao Mai, Đăk
La; một số hạng mục khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã đưa vào sử dụng,
bước đầu phát huy hiệu quả; đang xúc tiến kêu gọi đầu tư khu đô thị phía Nam
cầu Đăk Bla. Thị xã Kon Tum được đầu tư phát triển và đã được công nhận đạt
tiêu chuẩn đô thị loại III (miền núi). Nhiều thị trấn huyện lỵ được quy hoạch,
chỉnh trang, xây dựng mới, góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo chung của
tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 89/97 xã, phường, thị trấn có đường giao thông, ô tô
có thể đến trung tâm xã và một số thôn. Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện,
đường đô thị đã và đang được đầu tư nâng cấp. Mạng lưới điện đã đến 100% số
xã với 90% số hộ được sử dụng điện.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
13
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
2.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng
Hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quan tâm giải quyết khá đồng
bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và chăm lo đời sống
nhân dân.
Về giáo dục - đào tạo: Công tác dạy và học được duy trì có nề nếp; chất
lượng giáo dục có bước chuyển biến tốt. Tuy nhiên, số học sinh bỏ học đến
31/3/2008 là 2.904 em (trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 75,55%). Kỳ
thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 1 năm 2008 được tổ chức nghiêm túc, an
toàn và đạt kết quả khá (tỷ lệ giáo dục trung học phổ thông đỗ tốt nghiệp
75,96%, tăng 20,34%; tỷ lệ giáo dục thường xuyên đỗ tốt nghiệp 20,8%, tăng
14,38% so với lần 1 năm 2007).
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe:
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường;

đưa vào sử dụng hệ thống chụp cắt lớp CT Scanner; triển khai thực hiện Đề án
khám chữa bệnh theo yêu cầu. Trên địa bàn tỉnh không có dịch, không có ngộ
độc thực phẩm xẩy ra trên diện rộng, chưa phát hiện trường hợp mắc cúm A
(H
5
N
1
). Trong 6 tháng đầu năm, tinh thần và thái độ phục vụ của y, bác sỹ có
bước cải thiện.
Văn hoá:
Giải quyết cơ bản tốt các chế độ đối với đối tượng chính sách, người có
công với cách mạng. Công tác cứu đói, cứu rét, trợ giúp đồng bào khó khăn
được thực hiện kịp thời. Do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả tăng cao nên đời
sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, người làm công ăn lương và nhân dân lao động nghèo.
Số hộ nghèo giảm trong 6 tháng khoảng 1.100 hộ, đạt 36,7% kế hoạch, đưa
tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến 30/6/2008 xuống còn 23,37%.
Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao ở cơ sở được đẩy mạnh.
An ninh quốc phòng: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được
giữ vững. Công tác phân giới, cắm mốc biên giới đạt kết quả khá.
3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010
- Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 15%, tổng giá trị sản
phẩm (GDP) đến năm 2010 tăng 2 lần so với năm 2005.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
14
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông lâm nghiệp thuỷ sản: 37-38%;
Công nghiệp và xây dựng: 25-26%; Thương mại và dịch vụ: 36-37%
trong GDP.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 9,3 triệu đồng (trên 550 USD).

- Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 11-12%/ năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 23-24% năm.
- Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 15-16%/
năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 30 triệu USD.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2010 đạt 600 tỷ đồng
- 100% số xã có đường ô tô đến được trung tâm xã cả hai mùa, có chợ
hoặc cửa hàng thương mại.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,83%/ năm (năm 2010 còn dưới
1,65%).
- Số lao động được đào tạo đạt trên 35%.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 18%.
- Đến năm 2010, có trên 35% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; tỉnh
được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở, 90%
giáo viên đạt chuẩn.
- 100% số xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, có bác
sỹ.
- Có trên 85% dân số được sử dụng nước sạch. 98 - 100% hộ dân được
cấp điện sinh hoạt.
4. Định hướng phát triển của tỉnh
Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND đã xác định phân chia tỉnh Kon Tum
thành 3 vùng động lực kinh tế:
- Thị xã Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai và
các khu đô thị mới - Vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh.
- Vùng phía Đông với Trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông gắn với
Khu Du lịch sịnh thái Măng Đen.
- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y là khu kinh tế động lực, trung tâm
trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam, Lào và Cam Pu Chia, được
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ;
phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới gắn kết với hành lang Đông

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
15
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
- Tây của khu vực, nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện về địa lý -
chính trị - kinh tế - xã hội; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Đồng thời với 3 vùng kinh tế động lực nêu trên việc khai thác hiệu quả các
tuyến đường giao thông và phát huy vai trò của các trung tâm thị trấn huyện lỵ
sẽ được quan tâm với góc độ là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy các
vùng kinh tế động lực chính phát triển nhanh và bền vững, không tạo khoảng
cách chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh Kon Tum.
Nông nghiệp:
Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên
cơ sở phát huy tốt nhất các tiềm năng về rừng, đất đai và tài nguyên nước.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thể gắn với chế biến và tiêu thụ sản
phẩm: Mở rộng đất trồng lúa nước 2 vụ ổn định khoảng 9.000 ha, diện tích ngô
khoảng 15.000 ha (ngô lai 12.000 ha) đảm bảo giải quyết vững chắc an ninh
lương thực. Xác định cây Cao su, sâm Ngọc Linh, chăn nuôi bò thịt. Chuyển
dịch mạnh cơ cấu cây trồng trên cơ sở tiếp tục mở rộng diện tích cây cao su
thêm từ 42.000 – 45.000 ha, phát triển trồng mới cà phê chè 1.000 – 2.000 ha,
phát triển trồng cây bời lời ở các xã vùng sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy sản
xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập. Phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 128.000
– 130.000 con bò. Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu là hệ thống giao thông
nông thôn để việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi và đầu tư nâng
cấp, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích đất trồng lúa
nước 2 vụ, đảm bảo nước tưới cho đầu tư thâm canh cây công nghiệp.
Công nghiệp:
Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng ở khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà
đầu tư; hoàn thành quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về phát triển thuỷ điện
vừa và nhỏ làm cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư; Phát triển
các làng nghề thủ công, truyền thống trên địa bàn; Kiện toàn và phát triển mạng

lưới cơ khí trên địa bàn phục vụ nông nghiệp nông thôn; Tăng cường công tác
khuyến công, đẩy nhanh phát triển công nghiệp nông thôn.
Du lịch và dịch vụ
Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ qua cửa khẩu Bờ Y. Đẩy nhanh
việc xây dựng, hình thành hệ thống chợ nông thôn; phát triển mạng lưới thương
mại dịch vụ ở các trung tâm cụm xã, xã. Tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả
các tuyến, điểm, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, lịch sử. Xây dựng
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
16
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
và phát triển huyện lỵ Kon Plong trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng theo
hướng hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc tỉnh Kon Tum và dần trở thành khu du
lịch lớn của khu vực Bắc Tây Nguyên (với khu du lịch sinh thái Măng Đen).
Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác khu du lịch Măng Đen, rừng
Đăk Uy, hồ thuỷ điện Ya Ly, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đường Hồ Chí
Minh và các khu bảo tồn thiện nhiên, vườn quốc gia.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và phát triển đô thị
Tiếp tục đầu tư, phát triển mạnh Thị xã Kon Tum theo hướng mở rộng, phát
triển thêm các khu đô thị mới, tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị
(giao thông, cấp thoát nước,…), phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ,
các điểm du lịch theo quy hoạch; xây dựng các khu công nghiệp Sao Mai, Hoà
Bình,… Phấn đấu thị xã Kon Tum được công nhận là thành phố vào cuối năm
2008.
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành trung tâm tăng
trưởng và liên kết kinh tế của tam giác phát triển 3 nước Việt Nam, Lào và
Campuchia; phát triển huyện Ngọc Hồi thành đô thị loại IV miền núi vào năm
2010.
Khai thác có hiệu quả các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ: Hình thành các vùng
dân cư dọc tuyến đường QL 14C, vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh, đường
Trường Sơn Đông, đường QL 24 đi Quảng Ngãi, TL 672 đi Quảng Nam để khai

thác tiềm năng đất đai vào phát triển nông – lâm nghiệp, thương mại – dịch vụ
với các khu kinh tế lớn của miền Trung như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất
(Quảng Ngãi),…
Phát huy vai trò của thị xã, thị trấn huyện lỵ, trung tâm cụm xã trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh đô thị hoá, tập trung đầu
tư phát triển thị trấn Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy, hoàn thành xây dựng mới thị
trấn các huyện Kon Rẫy và Tu Mơ Rông; xây dựng các trung tâm cụm xã đã
được quy hoạch.
Văn hoá xã hội
Đẩy mạnh phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo; hoàn thành phổ cập
giáo dục trung học cơ sở.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
17
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
Quan tâm triển khai nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả các
thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất và đời sống.
Tập trung phát triển y tế, chăm lo sức khoẻ nhân dân. Không ngừng nâng
cao mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần cho nhân dân.
5. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội
5.1. Thuận lợi
Trong điều kiện nền kinh tế cả nước lạm phát, giá cả tăng cao, nhưng tình
hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã
đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đã xây dựng được một số công trình kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng đô
thị quan trọng. Các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, ytế, văn hoá – xã hội đạt nhiều
kết quả. Đời sống nhân dân các dân tộc, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Đã có bước chuyển biến tích cực về nhận
thức trong đồng bào dân tộc thiểu số về chuyển đổi cơ cấu cây trồng (phát triển

cao su tiểu điền). Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm mạnh. Quốc phòng an ninh được giữ
vững.
Công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư tiếp tục được duy trì và đạt kết quả
khả quan.
Công tác nâng cấp, chỉnh trang đô thị Kon Tum để được công nhận là thành
phố trực thuộc tỉnh được triển khai tích cực. Đã tăng cường công tác theo dõi,
chỉ đạo và ưu tiên các nguồn lực đầu tư cho các vùng kinh tế động lực.
5.2. Khó khăn
Kon Tum vẫn là tỉnh nghèo. Kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhưng vẫn
còn yếu kém. Dân số còn quá ít và phân bố không hợp lý, đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm tỷ lệ cao.
Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, chưa tạo được nguồn lực ổn định và lâu
dài cho đầu tư phát triển. Trình độ dân trí còn thấp; năng lực cán bộ còn nhiều
hạn chế.
Kinh tế phát triển chưa vững chắc, công nghiệp tăng nhanh, song thiếu bền
vững. Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn chưa thực sự đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
18
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn thấp, hạn chế khả
năng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phận
nông dân.
Mặc dù có nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, song do xuất
phát điểm thấp nên một số chỉ tiêu thấp hơn so với bình quân cả nước và vùng
kinh tế Tây Nguyên.
PHẦN III. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH
1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ
Mạng bưu chính công cộng trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay chủ yếu

là của Bưu điện tỉnh Kon Tum, đang được phát triển theo hướng đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ và cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày một nâng cao.
Các điểm phục vụ (nhất là các hình thức đại lý) đang phát triển cả về số lượng
và quy mô phục vụ. Ngoài Bưu điện tỉnh, còn có Công ty Bưu chính Viettel
cũng tham gia cung cấp các dịch vụ bưu chính nhưng mới chỉ chiếm thị phần
nhỏ, chủ yếu cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ phát hành báo chí.
Đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 129 điểm phục vụ bưu chính, trong đó: 1
Bưu cục cấp I, 8 Bưu cục cấp II, 13 bưu cục cấp III, 70 điểm Bưu điện văn hóa
xã và 37 đại lý. Phần lớn các Bưu cục được xây dựng kiên cố khang trang và
được mở đầy đủ các dịch vụ bưu chính viễn thông; các điểm phục vụ tập trung ở
những địa bàn đông dân cư có nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông
lớn và đem lại doanh thu cao. Nhiều dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh,
dịch vụ quà tặng, truy cập Internet... đã được mở tại các Bưu cục, các điểm Bưu
điện Văn hóa xã. Bên cạnh đó, công tác quản lý nâng cao chất lượng nghiệp vụ
đã được chú trọng; công tác phát hành báo chí tăng khá cả về sản lượng và
doanh thu. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã năng động trong việc kinh
doanh báo thương phẩm, sản lượng báo thương phẩm tăng nhanh.
Cuối năm 2007, 90% số xã phường (87/96 xã, phường, thị trấn) trên địa
bàn tỉnh đã có điểm phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ trung bình của một
điểm phục vụ là 4,86 km, số dân phục vụ bình quân là 2.777 người/điểm. So với
cả nước bán kính phục vụ bình quân là 2,37 km/điểm và số dân bình quân được
phục vụ bởi một điểm là 4.332 người thì chỉ tiêu về bán kính phục vụ của Kon
Tum lớn hơn rất nhiều, do số điểm phục vụ ít, trong khi diện tích của tỉnh lớn.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
19
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
Điều này ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ bưu chính cho
người dân trong vùng, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa.
2. Mạng vận chuyển Bưu chính
Đường thư cấp I, có 1 tuyến do Trung tâm bưu chính liên tỉnh và quốc tế

khu vực III (VPS III) đảm trách, sử dụng xe ô - tô chuyên dùng (xe bưu chính
chuyên dùng).
Đường thư cấp II có 3 tuyến phân phối bưu phẩm, bưu kiện, báo chí, thư
từ tới trung tâm các huyện, sử dụng xe ôtô chuyên dùng, vận chuyển 1
chuyến/ngày. Các tuyến đường thư hầu hết đều có độ dài lớn, đặc biệt tuyến
Kon Tum - Kon Rẫy - Konplong dài 108km.
Mạng đường thư cấp III: gồm các tuyến nội thị, nội huyện, do Bưu điện
thị xã và Bưu điện huyện thực hiện, vận chuyển bằng phương tiện xe máy. Do
đặc điểm về địa hình, diện tích các huyện lớn, nên cá biệt vẫn còn một số tuyến
có độ dài lớn gần 100km, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt nhiều, mùa mưa đi
lại rất khó khăn, có nhiều nơi phải đi bộ nên ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ tiêu
báo đến trong ngày. Hiện tại, toàn tỉnh mới có 74,4% (64/86) số xã có báo đến
trong ngày.
Ngoài ra còn có các tuyến đường thư của các doanh nghiệp khác cùng
tham gia khai thác dịch vụ bưu chính, không phân chia đường thư các cấp, chủ
yếu vận chuyển bằng xe máy với tần suất từ 1-2 chuyến/ngày.
3. Dịch vụ Bưu chính
Hiện tại hầu hết các Bưu cục của Bưu điện tỉnh Kon Tum đã thực hiện
cung cấp các dịch vụ bưu chính: Dịch vụ cơ bản, dịch vụ cộng thêm, dịch vụ
EMS, chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển tiền, chuyển tiền nhanh, dịch vụ tiết
kiệm Bưu điện. Viettel chủ yếu cung cấp dịch vụ phát hành báo chí, dịch vụ bưu
phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh.
Về các dịch vụ bưu chính cơ bản và các dịch vụ bưu chính công ích, Bưu
điện tỉnh cung cấp đầy đủ cho tất cả các trung tâm thị xã, huyện, thị trấn, các xã
thông qua các Bưu cục và các điểm Bưu điện văn hóa xã; đồng thời các dịch vụ
như thư chuyển tiền, dịch vụ truy nhập Internet công cộng cũng đã được triển
khai tại một số điểm Bưu điện Văn hóa xã góp phần tuyên truyền phổ biến pháp
luật, kiến thức khoa học kỹ thuật... phục vụ bà con nông dân góp phần nâng cao
đời sống văn hóa tinh thần, thúc đẩy kinh tế phát triển. Do sản lượng còn thấp và
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum

20
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
có một số hạn chế về mạng đường thư, thiết bị nên một số dịch vụ mới như
chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện chỉ được cung cấp tới
trung tâm huyện.
Bảng 1. Sản lượng, doanh thu các dịch vụ Bưu chính qua các năm
TT Dịch vụ Đơn vị
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Sản
lượng đi
Doanh
thu
(triệu
đồng)
Sản
lượng đi
Doanh
thu
(triệu
đồng)
Sản
lượng đi
Doanh thu
(triệu đồng)
I Dịch vụ truyền thống
1 Các dịch vụ bưu phẩm kg 11.832 8,4 10.142 14,1 10.400 14,50
2 Các dịch vụ bưu kiện cái 4.527 62,7 5.010 73,9 5.662 83,56
3 Các dịch vụ chuyển tiền cái 45.040 690,8 48.605 1.028 51.483 1089,30
4 Dịch vụ tiết kiệm bưu điện sổ 3.577 0 4.435 0 4.704 0,00
5 Dịch vụ phát hành báo chí tờ

2.054.62
0 1.260
2.788.75
5 1.175
2.583.75
8 1080,35
II Các dịch vụ bưu chính khác
6 Dịch vụ chuyển phát nhanh cái 30.740 74 35.210 549 39.680 618,79
7 Dịch vụ chuyển tiền nhanh cái 15.937 606 22.032 740 25.821 866,93
8 Dịch vụ bưu chính ủy thác kg 16 0,138 23 0,473 26 0,53
9 Dịch vụ chuyển điện hoa cái 297 16 392 17 592 26,64
Nhìn chung các dịch vụ bưu chính truyền thống có tốc độ tăng chậm
khoảng 10%/năm, trong khi đó các dịch vụ bưu chính mới như chuyển tiền
nhanh, chuyển phát nhanh có tốc độ tăng cao về sản lượng từ 20-30%/năm.
Tổng doanh thu bưu chính tăng bình quân 17%/năm.
4. Nguồn nhân lực Bưu chính
Bảng 2. Hiện trạng nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum năm 2007
Tổng số lao
động
Trình độ đại học
và cao đẳng
Trung
cấp
công
nhân
Lao động
phổ thông
283 34 78 83 88
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp
Năm 2007 trên địa bàn tỉnh có 283 lao động trong lĩnh vực bưu chính.

Nguồn nhân lực trình độ đại học và cao đẳng chiếm 12%, trung cấp chiếm 28%,
công nhân chiếm 29% và lao động phổ thông là 31%. Hiện tại đội ngũ lao động
trong ngành bưu chính vẫn còn thiếu những cán bộ giỏi có trình độ học vấn cao
về các lĩnh vực bưu chính, quản trị,… do đó gặp một số khó khăn trong việc
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
21
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
nắm bắt, áp dụng các công nghệ tiên tiến. Cần có những chương trình đào tạo,
nâng cao kiến thức chuyên môn trong ngành để có thể đáp ứng được nhu cầu về
nhân lực trong sự phát triển công nghệ bưu chính trong tương lai.
II. HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG
1. Mạng chuyển mạch
Trong các năm qua, mạng lưới viễn thông của tỉnh tiếp tục được đầu tư
nâng cấp theo hướng tăng thêm dung lượng, mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng
nhu cầu phát triển thuê bao, nâng cao về chất lượng và đảm bảo an toàn thông
tin.
Đến cuối năm 2007 có 3 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ điện
thoại cố định: Bưu điện tỉnh Kon Tum, Công ty viễn thông quân đội (Viettel) và
Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), trong đó Bưu điện tỉnh chiếm một thị
phần lớn.
Tính đến tháng 31/12/2007, mạng chuyển mạch tỉnh Kon Tum có 2 tổng
đài Host, 16 tổng đài vệ tinh và một số bộ tập trung thuê bao lắp đặt tại các khu
đông dân cư. Tổng dung lượng lắp đặt đạt 34.960 lines, sử dụng 27.638 lines với
hiệu suất sử dụng 79%. 100% số xã phường đã có điện thoại cố định.
Bảng 3. Hiện trạng mạng chuyển mạch theo từng huyện của tỉnh Kon Tum
đến 31/12/2007
STT
Đơn vị hành
chính
Diện

tích
(km
2
)
Số
điểm
chuyển
mạch
Dung
lượng
lắp đặt
(lines)
Dung
lượng
sử dụng
(lines)
Hiệu
suất sử
dụng
Bán kính
phục vụ
bình quân
tổng đài
(km)
1 TX Kon Tum 432,4 8 23.294 17.506 75,15% 4,15
2 Đắk Hà 844,67 2 3.544 3.190 90,01% 11,60
3 Sa Thầy 2.408,34 1 1.230 1.100 89,43% 27,69
4 Đắk Tô 509,24 1 1.920 1.830 95,31% 12,73
5 Ngọc Hồi 843,82 2 1.784 1.688 94,62% 11,59
6 Đắk Glei 1.492,41 1 1.110 1.012 91,17% 21,80

7 Tu Mơ Rông 857,18 1 450 98 21,78% 16,52
8 Kon Rẫy 908,84 1 1.178 955 81,07% 17,01
9 Kon Plong 1.379,65 1 450 259 57,56% 20,96
Tổng 9.676,55 18 34.960 27.638 79,06% 13,08
Mạng chuyển mạch của tỉnh có sự chênh lệch khá lớn về hiệu suất sử
dụng giữa các huyện. Một số huyện vùng xa của tỉnh như Kon Plong, Tu Mơ
Rông có hiệu suất sử dụng thấp, trong khi tại các huyện khác như Đắk Hà, Đắk
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
22
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
Tô, Ngọc Hồi, Đắk Glei có hiệu suất sử dụng rất cao, trên 90%. Điều này cho
thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông tại các khu vực này là rất lớn, trong
khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển. Tại thị xã Kon Tum,
mặc dù nhu cầu cũng rất lớn, nhưng do các doanh nghiệp đã tập trung xây dựng
hệ thống các điểm chuyển mạch với dung lượng phù hợp, đáp ứng được phần
nào nhu cầu phát triển tại thị xã. Bên cạnh đó, bán kính phục vụ bình quân của
tổng đài trên toàn tỉnh nhìn chung vẫn còn rất cao, trên 10km; đặc biệt một số
huyện có bán kính phục vụ của tổng đài lớn hơn 20km như Sa Thầy, Đắk Glei,
Kon Plong. Nguyên nhân là do các huyện này có diện tích lớn, nhưng số điểm
chuyển mạch rất ít, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ cũng
như việc phổ cập dịch vụ Viễn thông trên toàn tỉnh.
2. Mạng truyền dẫn
2.1. Hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh
Hiện tại, các doanh nghiệp như VNPT, Viettel, EVN đều có đường cáp
quang liên tỉnh chạy qua địa bàn tỉnh Kon Tum. Các tuyến cáp này chủ yếu chạy
dọc theo đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 24, đường dây điện lực, thực hiện kết nối
cho mạng cố định, mạng di động, POP Internet, VoIP của các doanh nghiệp.
2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh
Mạng truyền dẫn cáp quang
Mạng truyền dẫn cáp quang nội tỉnh sử dụng công nghệ SDH

(Synchronous Digital Hierarchy: Phân cấp số đồng bộ) với tốc độ truyền dẫn
quang 155Mbps (STM-1). Mạng cáp quang hiện được xây dựng đến hầu hết
trung tâm các huyện, được nối theo cấu hình mạch vòng Ring.
Hiện tại mạng cáp quang của tỉnh Kon Tum gồm có 2 vòng Ring chính
cùng một số tuyến cáp quang khác, cụ thể:
Ring 1: Kon Tum- Đắk Hà - Đắk Tô - Ngọc Hồi - Võ Định - Trung Tín -
Sa Thầy - Hòa Bình - Kon Tum.
Ring 2: Kon Tum - Tân Lập - Kon Rẫy - Kon Plong - Kon Tum.
Mạng truyền dẫn Viba
Hiện tại có 14 tuyến truyền dẫn Viba, sử dụng cho các tổng đài vệ tinh ở
các huyện vùng sâu vùng xa, các khu vực chưa có cáp quang; một số cặp Viba
làm dự phòng cho các điểm nóng về dung lượng truyền dẫn.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
23
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
3. Mạng ngoại vi
Mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu do Bưu điện tỉnh phát
triển. Năm 2006, có thêm Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel cũng triển
khai lắp đặt mạng ngoại vi tại Thị xã Kon Tum, nhưng số lượng chưa nhiều.
Nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu lắp đặt của nhân dân phục vụ công tác kinh
doanh và phổ cập dịch vụ, nên mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư
một cách đồng bộ và chưa được thực sự chú ý đến chất lượng mạng. Tại các
tổng đài thuộc khu vực nông thôn chủ yếu đang sử dụng cáp nhánh treo, vẫn còn
nhiều tuyến cáp kéo dài trên 10 km điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng của
dịch vụ, một số khu vực vẫn còn hiện tượng thiếu cáp phục vụ cho nhu cầu lắp
đặt máy điện thoại của nhân dân.
Tổng số đôi cáp gốc trên địa bàn toàn tỉnh 33.624 đôi, đến tháng
31/12/2007 sử dụng 28.865 đôi đạt hiệu suất sử dụng 85,8%. Mạng ngoại vi của
tỉnh có tỷ lệ ngầm hóa rất thấp đạt 8,4%, trong đó tại thị xã Kon Tum, tỷ lệ
ngầm hóa đạt cao nhất 14%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn

khi triển khai đầu tư mạng ngoại vi, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan:
- Chi phí đầu tư cho một tuyến cáp treo là thấp hơn rất nhiều so với đầu tư
một tuyến cáp ngầm, để triển khai ngầm hóa đòi hỏi chi phí rất lớn; mặt khác
việc triển khai xây dựng hệ thống cống bể ở các xã còn gặp nhiều khó khăn, do
địa hình của tỉnh chủ yếu là núi cao.
- Khả năng phối hợp giữa các ban ngành trong quá trình xây dựng cơ sở
hạ tầng còn hạn chế. Các công trình ngoại vi chỉ đáp ứng nhu cầu đầu tư và nhu
cầu sử dụng trước mắt thời gian ngắn, chưa có tầm nhìn cho tương lai.
Với hiện trạng như hiện nay, mạng ngoại vi ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ
quan đô thị đặc biệt là ảnh hướng tới các khu du lịch của tỉnh và khó khăn về
khả năng đáp ứng được cho các nhu cầu dịch vụ trong tương lai (các dịch vụ có
băng thông rộng và tốc độ cao).
4. Mạng di động
Hiện tại, đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đang hoạt động
trên địa bàn tỉnh, với 6 mạng điện thoại di động; trong đó 3 mạng sử dụng công
nghệ GSM và 3 mạng sử dụng công nghệ CDMA. 100% các huyện đã được phủ
sóng di động, với tổng số 120 trạm thu phát sóng di động. Cụ thể:
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
24
Quy hoạch Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum
Mạng VinaPhone do Công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC) xây dựng và
quản lý, các trạm BTS chủ yếu được lắp đặt, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và
được quản lý chung với các trạm viễn thông của Bưu điện tỉnh; Bưu điện tỉnh
Kon Tum là đơn vị hợp tác phân phối, tổ chức việc kinh doanh và phát triển thuê
bao trên địa bàn tỉnh. Đến cuối năm 2007 đã triển khai được 21 trạm thu phát
sóng BTS.
Mạng MobiFone do Công ty thông tin di động (VMS) xây dựng, quản lý
và tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh. Đến tháng cuối
năm 2007 đã triển khai lắp đặt được 27 trạm thu phát sóng.
Mạng di động của Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) xây dựng, quản

lý và tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh, các trạm
BTS chủ yếu lắp đặt tại các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Cuối năm 2007
đã triển khai rộng khắp trên toàn tỉnh với 47 trạm thu phát sóng.
Mạng di động CDMA 2000 1x EV-DO tần số 450MHz của Công ty
Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) cũng đã thực hiện triển khai phủ
sóng trên địa bàn tỉnh, hiện có 22 trạm thu phát sóng phủ sóng tại thị xã và một
số huyện.
Mạng di động SFone sử dụng công nghệ CDMA, do Công ty cổ phần dịch
vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (SPT) phát triển và tổ chức kinh doanh trên
địa bàn tỉnh. Hiện tại mới triển khai 2 trạm thu phát sóng BTS tại thị xã Kon
Tum và thị trấn Đắk Hà.
Gần đây nhất, mạng điện thoại di động HT mobile của Hanoi Telecom đã
chính thức vào hoạt động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã
CDMA 2000.1X hỗ trợ nhiều dịch vụ gia tăng, hiện mới triển khai được 1 trạm
thu phát sóng tại thị xã Kon Tum.
Bảng 4. Hiện trạng BTS theo từng huyện của tỉnh Kon Tum đến 12/2007
S
T
T
Đơn vị hành
chính
Diện
tích
(km
2
)
Vina
Phone
Mobi
Fone

Viettel EVN SFone
HT
Mobile
Tổng
Bán
kính
phục
vụ/trạm
(km)
1 TX Kon Tum 432,4 8 8 19 5 1 1 42 1,81
2 Đắk Hà 844,67 2 4 4 3 1 14 4,38
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum
25

×