Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

BÀI DỰ THI VIẾT “LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 45 trang )

BỘ CÔNG AN
CÔNG AN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

---------   ---------

BÀI DỰ THI VIẾT “LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM”
Chủ đề:
VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, CHỦ TỊCH KAYXỎN
PHOMVIHẢN, CHỦ TỊCH SUPHANUVONG VÀ CÁC NHÀ LÃNH
ĐẠO CẤP CAO CỦA HAI ĐẢNG, HAI NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM

Họ và tên:
Nguyễn Thị Hiền
Năm sinh:
14/9/1982; Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Sĩ Quan CAND
Dân tộc:
Kinh
Tôn giáo:
Không
Đơn vị công tác: Phòng PH41 - Công An tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nơi thường trú: 59/24 Phan Chu Trinh, Phường 2, TP Vũng Tàu
SĐT:
0968 08 08 28

Vũng Tàu, tháng 7 năm 2017



A. LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới từ trước đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây,
trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển của các quốc gia, các dân tộc, các
tập đoàn giai cấp... đã từng xuất hiện nhiều mối quan hệ liên minh hợp tác với
những hình thức, nội dung khác nhau như liên minh chiến lược, liên minh sách
lược, liên minh hữu cơ...
Đối với Lào và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên
giới dài 2069 km, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cùng có nhiều
nét tương đồng về lịch sử và văn hóa. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân hai nước đã cùng sát cánh bên nhau, viết nên
những trang sử hào hùng và cùng nhau xây dựng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt
giữa hai quốc gia do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Cayxỏn Phômvihản,
đồng chí Xuphanuvông đã dày công vun đắp.
Nhưng có thể nói ít có nơi nào và lúc nào có được mối quan hệ đoàn kết,
hợp tác bền vững lâu dài, mẫu mực trong sáng như mối quan hệ chiến lược Việt
– Lào.
Cùng với thời gian mối quan hệ đó đã không ngừng được củng cố và phát
triển, từ quan hệ láng giềng gần gũi, thân thiện giữa hai quốc gia trong thời
phong kiến, tiến đến quan hệ gắn bó trong cuộc đấu tranh tự phát của các trào
lưu dân tộc và của các thân sĩ tiến bộ, khi hai nước đều bị đế quốc thực dân xâm
lược, thống trị.
Đặc biệt, từ ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đảm nhận sứ mệnh
lịch sử lãnh đạo cách mạng ba nước (Campuchia – Lào – Việt Nam), mối quan
hệ Lào – Việt có sự biến đổi về chất, trở thành mỗi quan hệ tự giác, kiểu mới,
mang bản chất chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược, quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Lào – Việt được củng cố và
nâng cao thành một quy luật tồn tại, phát triển, một nhân tố cơ bản bảo đảm
thắng lợi của cách mạng mỗi nước và cả hai nước.
Xác định tính chất, nội dung để đặt tên cho mối quan hệ này, cố Chủ tịch

Cayxỏn Phômvihản thường nói: "Tôi còn nhớ như in buổi làm việc thân tình
trong căn nhà của Bác. Khi thảo luận về mối quan hệ hai Đảng và hai Nhà nước
và giữa nhân dân hai nước, Bác Hồ và chúng tôi đều thấy rằng, ngoài mối quan
hệ giữa hai Đảng cùng chung lý tưởng cộng sản, giữa hai nước XHCN láng
giềng, mối quan hệ giữa hai Đảng và nhân dân hai nước chúng ta còn có sự gắn
bó thân thiết không giống bất cứ nước nào... Bác Hồ gõ tay lên trán rồi nói:
"Chúng ta phải gọi là quan hệ đặc biệt". "Cách mạng Việt Nam là một bộ phận
của cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng thế giới đều là đồng chí của Cách
mạng Việt Nam... Đã là đồng chí thì sung sướng và gian khổ phải có
nhau...". Đó là nhận thức đầu tiên, là tiền đề xây dựng khối đoàn kết giữa các
2


dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nói chung trong đó có tình đoàn kết của nhân dân
ba nước Đông Dương, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt – Lào. Năm 1925
ngay tại Pháp, Hồ Chí Minh đã viết: "Ở Luang Prabang nhiều phụ nữ nghèo khổ
thân thương phải mang xiềng đi quét đường chỉ vì một tội không đủ nộp
thuế." Đây là văn bản đầu tiên thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với nhân dân Lào.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngay những ngày đầu tháng 9
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Suphanuvong đến Hà Nội
để gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến hai nước và khu vực. Như vậy
muốn cứu nước, không có con đường nào khác là phải làm cách mạng vô sản.
Khi đã xác định đường đi cho dân tộc mình thì đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng nhận ra rằng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mình cần phải có những
người bạn đồng minh. Trước hết đó là hai dân tộc láng giềng Miên và Lào.
Trong khuôn khổ của một bài tìm hiểu, với kiến thức và thời gian hạn
hẹp, bài viết của tôi là sự sưu tầm tổng hợp, những tư liệu, mẩu chuyện từ những
cuốn sách, bài báo, sự kiện minh chứng cho mối quan hệ sinh động, thủy chung,
trong sáng của mối quan hệ Việt – Lào, Lào - Việt được được Chủ tịch Hồ Chí

Minh, Hoàng thân Xuphanuvông và chủ tịch Cayxỏn Phômvihản trước đây, các
nhà lãnh đạo hai nước ngày nay đã dày công xây xựng.
Tác giả mong rằng, đây là nguồn tư liệu nhỏ cho các bạn trẻ tham khảo, từ
đó góp phần mình vun đắp thêm mối quan hệ thủy chung bền chặt này, đúng
như lời chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Thương nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Việt – Lào, hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng hà, Cửu Long”

Vũng Tàu, ngày 28 tháng 7 năm 2017
Người dự thi

Nguyễn Thị Hiền

3


B. NỘI DUNG
VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, CHỦ TỊCH CAYXỎN
PHÔMVIHẢN, CHỦ TỊCH SUPHANUVONG VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO
CẤP CAO CỦA HAI ĐẢNG, HAI NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM –
LÀO, LÀO – VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT MỐI QUAN HỆ VIỆT – LÀO TRONG LỊCH SỬ
Đặc điểm nổi bật về quan hệ Việt Nam – Lào và mối bang giao
giữa các triều đại là thân thiện, hữu hảo. Giữa hai dân tộc không có sự
áp bức và nô dịch nhau, không có hiềm khích và thù hằn nhau. Nhân
dân hai nước có truyền thống giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, là láng giềng
chí cốt.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô
hộ Việt Nam (1883), Campuchia (1863) và Lào (1893). Từ đó ba nước có
cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâm lược và áp bức. Phát
huy truyền thống đoàn kết hữu nghị sẵn có, nhân dân ba nước Việt Nam,
Lào, Campuchia dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên với nhau. Tự
nguyện phối hợp với nhau trong một vận mệnh chung đấu tranh chống
thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do.
Những năm 20 thế kỷ XX, diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và các hoạt động đấu
tranh của nhân dân Việt Nam. Điển hình như phong trào Cần Vương dưới ngọn
cờ yêu nước của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (năm 1885). Nhiều phong
trào đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân Lào từ Hạ Lào, Trung Lào
lên Thượng Lào.
Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XX, nhiều cuộc khởi nghĩa của
nhân dân Lào đã gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ví dụ cuộc khởi nghĩa Hạ
Lào do ông Kẹo và ông Côm-ma-đăm lãnh đạo (1901- 1937) cùng nghĩa quân
dân tộc Xơ-đăng ở Tây Nguyên (Việt Nam). Phong trào chống Pháp của người
Mông ở Tây Bắc Việt Nam do Chạu Phạ-pắt-chây lãnh đạo (1918 – 1922) lan
rộng trên địa bàn hai nước thuộc Thượng Lào và Tây Bắc Việt Nam.

4


Cuối những năm 20 thế kỷ XX, quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng giải phóng dân tộc của đồng chí Nguyễn Ái Quốc lan
rộng. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh.
Những điều kiện khách quan và chủ quan cho việc thành lập Đảng của
giai cấp công nhân ở Đông Dương, trước hết là ở Việt Nam, đã chín
muồi.
Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Con đường
giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc

được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua cũng là con đường
phù hợp, chứa đựng những giải pháp giải phóng dân tộc Lào khỏi ách nô lệ, đưa
đất nước Lào đến thịnh vượng. Việt Nam và Lào có cùng hoàn cảnh lịch sử bị
thực dân Pháp thống trị, có cùng mục tiêu và khát vọng độc lập, tự do.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt lịch sử
trọng đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về lý luận, đường lối và lực lượng lãnh
đạo phong trào đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời,
thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Lào chuyển biến theo xu
hướng cách mạng vô sản.
Tháng 10 năm 1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam quyết nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng
sản Đông Dương. Hội nghị đã xác lập các nguyên tắc, phương hướng, đường lối
chính trị và những nhiệm vụ cơ bản cho phong trào cách mạng của ba dân tộc ở
Đông Dương.
Hội nghị đã đặt phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng thời xác định cụ thể,
toàn diện hơn về mặt lý luận cho mối quan hệ giữa phong trào cách mạng Việt
Nam và phong trào cách mạng Lào.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, các cuộc đấu tranh
của nhân dân Việt Nam và Lào có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Cùng
góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng mỗi nước. Sự đoàn kết
đấu tranh trong thời gian này là cơ sở để nhân dân Việt Nam – Lào tiếp tục phối
hợp đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở mỗi nước.
Giai đoạn 1930-1945: Đây là thời kỳ nhân dân Việt Nam và Lào, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã cùng đấu tranh vì độc lập, tự do.
Hai dân tộc cùng đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành độc lập,
tự do. Sự nghiệp cùng đấu tranh chống kẻ thù chung đó xuất phát từ những điều
kiện về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá. Đặc biệt từ yêu cầu khách quan của
công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mang bản chất quốc tế vô sản, mang lại
hiệu quả rõ rệt.

Trong tiến trình lịch sử đó, bộ phận nhân sĩ, trí thức tiến bộ và các tầng
lớp nhân dân Lào có vai trò quyết định quá trình phát triển của phong trào cách
5


mạng Lào. Cũng như trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ Việt Nam –
Lào. Người Việt ở Lào là một lực lượng tích cực trong phong trào cách mạng
Lào và là nhân tố quan trọng xây đắp mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương, nhân dân hai nước Việt Nam – Lào đã đoàn kết, phối hợp chặt chẽ trong
kháng chiến. Cùng tiến hành các cuộc khởi nghĩa đấu tranh quyết liệt chống các
thế lực thực dân đế quốc và tay sai. Đưa Cách mạng hai nước từng bước tới
thắng lợi cuối cùng. Cùng với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8/1945 ở Việt
Nam, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Lào đã mở
ra một kỷ nguyên mới cho nhân dân Lào đứng lên làm chủ vận mệnh của mình
sau hơn 100 năm sống dưới ách nô lệ.
Ngày 02/9/1945 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập.
Ngày 12/10/1945 Chính phủ Lào txalạ cũng ra đời. Hai bên cùng xây dựng mối
quan hệ Việt nam – Lào hoàn hảo và vững chãi hơn trước. Đây là một trong
những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu.
Giai đoạn 1945-1954: Liên minh chiến đấu Việt-Lào chống thực dân pháp
xâm lược. Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước tương trợ Việt Nam – Lào và
Hiệp định về tổ chức Liên quân Việt – Lào. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự
hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc.
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, rồi mở rộng
chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo
sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương:
“Thống nhất mặt trận Việt – Miên – Lào chống Pháp xâm lược”.
Trong những năm 1945-1948, liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào từng

bước được hình thành. Góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam
– Lào gắn bó mật thiết hơn.
Quan hệ Việt nam – Lào càng được củng cố vào đầu năm 1951 khi Mặt
trận nhân dân ba nước Lào, Khơ Me, Việt thành lập. “Mặt trận Liên minh đoàn
kết Lào-Miên-Việt” đã góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến chống thực dân
Pháp của ba nước đến thắng lợi. Dẫn tới ký kết Hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà
bình ở Đông dương năm 1954.
Sầm Nưa 1953: Với sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ của Việt Nam, cuộc
kháng chiến của nhân dân Lào đã giành được kết quả quan trọng. Bao gồm tất cả
các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa xã hội, ngoại giao. Tháng 4/1953, Chính
phủ Kháng chiến Lào và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở
chiến dịch Thượng Lào, giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa.
Tháng 12/1953, một bộ phận quân chủ lực Việt Nam phối hợp với bộ đội
Lào txalạ mở chiến dịch Trung, Hạ Lào. Chiến thắng của Liên quân Việt – Lào
góp phần làm phá sản kế hoạch tập trung quân của Nava. Buộc địch phải phân
6


tán lực lượng đối phó trên nhiều chiến trường. Tạo điều kiện củng cố, phát triển
thế phối hợp chiến lược giữa hai nước Lào và Việt Nam.
Điện Biên Phủ 1954: Ngày 13/3/1954, quân và dân Việt Nam mở đầu
cuộc tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cùng với Việt Nam, quân và
dân Lào liên tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc xuống Nam Lào. Mục
đích để kiềm chế lực lượng địch, đồng thời ủng hộ Mặt trận Điện Biên Phủ.
Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ, quyết liệt và anh dũng, ngày
07/5/1954 tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Đó là thắng
lợi to lớn của nhân dân Việt Nam. Cũng là thắng lợi của khối đoàn kết, liên
minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân ba nước trong sự nghiệp kháng chiến
chống kẻ thù chung.
Từ đây, cục diện chiến tranh Đông Dương chuyển sang thế có lợi cho

cuộc đấu tranh của nhân dân Lào, Campuchia, Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ.
Ngày 08/5/1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương
khai mạc tại Giơnevơ. Ngày 21/7/1954, các bên đàm phán ký tuyên bố chung và
các hiệp định về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Nước Pháp và các nước
tham gia hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Lào, Campuchia, Việt Nam.
Đó là cơ sở pháp lý quốc tế rất quan trọng để nhân dân ba nước Đông
Dương tiến lên giành độc lập, hoàn thành thống nhất đất nước ở mỗi nước.
2. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM.
Có thể khẳng định rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng
cho mối quan hệ đặc biệt Việt nam – Lào, Lào - Việt Nam. Đặc biệt với sự lãnh
đạo, chỉ đạo và tầm nhìn chiến lược đặc biệt của Hồ Chí Minh đối với việc xây
dựng vun đắp tình đoàn kết của quân và dân hai nước chống thù chung qua các
thời kỳ lịch sử của hai dân tộc Việt – Lào.
Từ thực tế tình hình trong nước và các nước Đông Dương những năm đầu
thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã xác định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Người luôn đặt
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong đó có dân tộc Lào. Người cũng
luôn quan tâm sâu sắc và coi việc giúp đỡ Lào vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa
vụ, là một nội dung quan trọng nhất của tình đoàn kết và liên minh chiến đấu
Việt - Lào. Người không chỉ đóng góp về lý luận, đường lối, phương hướng
cách mạng mà Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức, chỉ đạo thực tiễn cách
mạng Lào.
Vì vậy, mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt – Lào được khẳng định
từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng
7



10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết
định đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đặt phong trào cách mạng hai
nước Việt Nam và Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong
mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào đấu tranh ở Việt Nam diễn ra
mạnh mẽ và lan rộng trong cả nước và có ảnh hưởng lớn đến Lào. Các phong
trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng đã nhận được sự ủng hộ của nhân
dân Lào. Trước vận mệnh của các dân tộc Đông Dương, Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương đã liên tiếp tổ chức các cuộc hội nghị quan trọng để bàn chủ
trương và biện pháp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân đi đến thắng
lợi. Đặc biệt, tháng 5/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu của cách mạng Đông Dương, giải quyết vấn đề dân tộc
trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một Mặt trận Dân tộc
Thống nhất rộng rãi.
Cuối tháng 7/1945, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập
đoàn cán bộ Xứ uỷ Ai Lao dự Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và Quốc dân
đại hội tại Tân Trào, Tổng Bí thư Trường Chinh đã giao nhiệm vụ cho đồng chí
Nguyễn Chính Giao chuyển chỉ thị của Trung ương gửi Xứ uỷ Ai Lao và tổ
chức đưa đại biểu về dự hai hội nghị quan trọng này, đồng thời giao 500 đồng
Đông Dương làm lộ phí về Việt Nam cùng thư của Trung ương gửi Xứ uỷ được
giấu trong miếng trầu. Tối 17/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu
Lào. Người hỏi kỹ tình hình Lào và cũng chính trong buổi gặp đó, các đại biểu
Lào lần đầu tiên được trực tiếp nghe những chỉ thị của Người. Sau khi trở về
Lào, cùng với tập thể xứ uỷ, các đại biểu đã thực hiện nghiêm túc những căn dặn
của Bác lãnh đạo lực lượng cách mạng và lực lượng những người yêu nước ở
Lào đấu tranh giành thắng lợi trong công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Lúc này ở Việt Nam, cuộc Tổng khởi nghĩa đang diễn ra sôi động và kết thúc
thắng lợi hoàn toàn trên cả nước. Giữa thời điểm công việc bộn bề đó, theo chỉ

thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy
Liệu…vào Huế trực tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Cũng theo mệnh lệnh của
Người, Uỷ ban nhân dân Khu 4 đã đến gặp Hoàng thân Xuphanuvông lúc đó
đang ở Vinh giữ chức vụ Hạt trưởng giao thông Trung kỳ chuyển lời mời Hoàng
thân ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh để bàn công việc. Chiều tối ngày
3/9/1945 đoàn ra đến thị xã Phủ Lý. Mưa ngập đường, nhưng Hoàng thân
Xuphanuvông vẫn quyết: Mưa thế này chứ mưa to hơn cũng cứ đi Hà Nội luôn.
Trong đêm đó Hoàng thân về đã đến Hà Nội. Chính phủ xếp chỗ nghỉ cho
Hoàng thân, đó là một biệt thự nhỏ 2 tầng nằm trong khuôn viên của thư viện
Quốc gia phía sát với ngã tư đường Hai Bà Trưng và Quang Trung ngày nay,
đoàn được bố trí ở tầng 2. Buổi tiếp đón Hoàng thân Xuphanuvông và cựu
Hoàng đế Bảo Đại được tổ chức rất trọng thể tại phòng khách lớn ở Bắc Bộ phủ
8


- nơi làm việc của Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
tháng 9/1945.
Sau này, khi đã trở thành "Ông Hoàng Đỏ", dành trọn cuộc đời của mình
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào, Hoàng thân vẫn nhớ mãi
những buổi gặp gỡ đầu tiên đó. Trong hồi ký của Hoàng thân Xuphanuvông, ông
kể lại: Khi ở Hà Nội, có nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thăm và nói chuyện
với Hoàng thân tại biệt thự. Có lần Người còn nghỉ lại để cùng tranh thủ bàn
công việc cách mạng ở Lào. Chính những lần tiếp xúc này, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đưa ra ý kiến nước Lào đang rất cần sự có mặt của Hoàng thân về nước
để trực tiếp đóng góp sức mình với phong trào cách mạng của nhân dân Lào.
Người còn nói rằng đây là hành động cần thiết nhất đáp ứng lại mong mỏi của
nhân dân các bộ tộc Lào, tuy rằng còn nhiều khó khăn, thử thách ở phía trước.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, Hoàng thân trở về Lào. Ngày
3/10/1945, hàng vạn nhân dân tỉnh Savẳnnàkhẹt mít tinh đón chào sự trở về của
Hoàng thân Xuphanuvông tham gia chính phủ Lào. Ngày 12/10/1945 tại Thủ đô

Vientiane, Chính phủ lâm thời Lào Itsala được thành lập, thông qua Hiến pháp
và tuyên bố nền độc lập trước thế giới. Ngày 14/10/1945, Việt Nam là nước đầu
tiên gửi điện chúc mừng và tuyên bố thừa nhận Chính phủ Lào độc lập và ngày
30/10/1945, hai nước đã ký Hiệp ước Hợp tác tương trợ Việt -Lào. Từ đây, quan
hệ Việt - Lào đã chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn phát triển quan hệ
đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không chỉ trong quan hệ giữa nhân dân hai
nước, mà còn trên tầm quan hệ gắn bó giữa hai nhà nước như Hoàng thân
Xuphanuvông đã từng tuyên bố: Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ
nguyên mới...
Được sự tín nhiệm của những người cách mạng và nhân dân các bộ tộc
Lào, năm 1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đội xung phong vùng Lao
Nửa bức thư có nội dung: “Việc thành lập khu căn cứ Lào độc lập là nhiệm vụ
cấp bách; Ban lãnh đạo đội xung phong vùng Lao Nửa phải cố gắng xây dựng
cơ sở nhân dân ở vùng địch tạm chiếm cho bằng được. Tôi xin chúc Ban lãnh
đạo hãy nhanh chóng thành lập khu giải phóng dân tộc”. Ngày 20/l/1949, dưới
sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đội Lạtsạvông
được thành lập và trở thành lực lượng vũ trang cách mạng và đây là tiền thân
của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay. Sự ra đời của Đội Lạtsạvông đã đánh dấu
bước trưởng thành vượt bậc của cách mạng Lào. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
khẳng định trách nhiệm của cách mạng Việt Nam đối với việc giúp đỡ cách
mạng Lào là “phải đề cao tinh thần hy sinh quốc tế”. Người còn căn dặn cán
bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào: “Giúp
nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”. Lời dặn của Người giàu ý nghĩa
chính trị, nhân văn là vũ khí sắc bén chống tư tưởng dân tộc ích kỷ, hẹp hòi.
Ngày 14/9/1952, trong cuộc nói chuyện với cán bộ chiến sĩ hai nước Việt-Lào
sau đợt tập huấn Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam nhắc nhở
9


cán bộ Việt Nam sang công tác ở Lào phải hoàn toàn dưới sự lãnh đạo của

Chính phủ Trung ương Lào, nhất là đồng chí Xuphanuvông. Tuyệt đối không
được cho mình là hơn bạn đồng thời càng không được bao biện việc gì của bạn
cũng làm thay. Bất kỳ việc gì cũng phải nghe lời Chính phủ Lào. Cán bộ Việt
Nam phải đoàn kết tinh thần, đoàn kết công tác với cán bộ và nhân dân Lào.
Cuối buổi, Người nhờ Đoàn đại biểu Lào chuyển về nước món quà gửi tặng Chủ
tịch Xuphanuvông gồm: một tấm lụa, một thanh kiếm và một bộ quần áo, Người
giải thích: "Tấm lụa tượng trưng cho sự mềm mỏng và đại đoàn kết, đoàn kết
chặt chẽ như những sợi tơ trong tấm lụa. Mềm mỏng là để đối với nhân dân.
Thanh kiếm là tượng trưng cho sự sắc sảo và kiên quyết. Còn bộ quần áo là để
tặng cho cán bộ Lào thi đua giỏi nhất".
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nhân dân hai nước phải
tiếp tục đối mặt với quân xâm lược đế quốc Mỹ. Sự nghiệp cách mạng của hai
nước Lào-Việt Nam có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau một cách đặc
biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận thấy từ lâu, Người thường căn dặn:
Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách
mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào. Chính vì
vậy, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt
Nam đã cử hàng chục vạn người con yêu quý của mình sang công tác và phối
hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết
bao anh hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem
lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Quan tâm, chia sẻ cùng đồng cam cộng
khổ trong hai cuộc kháng chiến, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành
phần đất của mình để giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước”…
Đầu năm 1964, hai đồng chí Xuphanuvông và Kayxỏn Phomvihẳn đến Hà
Nội, vào Khu Phủ Chủ tịch thăm Bác. Trong lúc nói chuyện, gió mùa đông bắc
lùa hơi lạnh vào phòng khách, Bác chợt hỏi: "Ở Lào không rét như ở Việt Nam.
Các đồng chí có lạnh lắm không? Sao hai đồng chí không quàng khăn cổ?", nói
rồi Bác đứng dậy mở tủ lấy ra hai chiếc khăn quàng mới rồi nói: "Đồng chí
Xuphanuvông và tôi là người già, nhiều tuổi, mỗi người một khăn quàng mới"

và Bác tháo chiếc khăn đang quàng đưa cho đồng chí Kayxỏn: "Bác trao khăn
này để đồng chí Kayxỏn quàng". Khi ra về, đồng chí Xuphanuvông hớn hở: "Tôi
với Bác mỗi người một khăn mới", còn đồng chí Kayxỏn thì gật gù: "Còn tôi
được kế thừa chiếc khăn của Bác Hồ". Kể từ đó, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh hàng năm đều có những cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai Đảng tại Hà
Nội, nề nếp đó đã góp phần rất quan trọng bồi đắp tình hữu nghị đặc biệt ViệtLào trở thành mẫu mực hiếm có trong thời đại ngày nay. Ngày 15/12/1968, tại
Khu Phủ Chủ tịch, đã có buổi gặp gỡ ấm áp tình hữu nghị cuối cùng giữa Chủ
tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhân dân cách mạng Lào:
Kayxỏn Phomvihẳn, Xuphanuvông, Nuhắc Phumxavẳn, Khămtày Xiphănđon,
10


Phuni Vôngvichít. Ngày 10/4/1969, Người gửi bức điện cuối cùng đến chúc Vua
Lào Xri xavang Vatthana nhân dịp Tết năm mới của dân tộc Lào.
Ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng là điều
kiện thuận lợi cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn, thiết lập nên nước
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ngày 2/12/1975. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa
lịch sử trọng đại đó, là minh chứng hùng hồn cho tình hữu nghị đoàn kết đặc
biệt, thủy chung, trong sáng và khẳng định lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt
Nam kháng chiến có thành công, thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi; và
kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi, thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn
thắng lợi”
Kế thừa di sản quý báu của Chủ tịch Hồ chí Minh, phát huy tinh thần
truyền thống quý báu được xây dựng từ nhiều thế hệ, từ sau ngày hai nước được
hoàn toàn giải phóng, quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới chặt chẽ hơn,
toàn diện hơn, giúp nhau khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh; xây
dựng đất nước hòa bình, độc lập, dân chủ với nền kinh tế, văn hóa, khoa học
phát triển; giữ vững quốc phòng-an ninh; làm thất bại âm mưu bao vây cấm vận,
phá hoại của các thế lực thù địch. Ngày 18/7/1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp
tác Việt Nam - Lào được ký kết, là cơ sở pháp lý quan trọng, đánh dấu mốc phát

triển mới của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn
diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, nhằm khai thác tiềm
năng, thế mạnh bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước
của mỗi nước. Ngày nay, hai Đảng và nhân dân hai nước không ngừng phấn đấu
đưa quan hệ đặc biệt Việt – Lào phát triển lên tầm cao mới, vì sự nghiệp bảo vệ
và xây dựng đất nước thân yêu của mình, vì hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp
tác trong khu vực và trên thế giới.
3. CHỦ TỊCH KAYXỎN PHOMVIHẢN VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT
NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM
Đồng chí Cayxỏn Phomvihản sinh ngày 13-12-1920, tại bản Naxeng,
huyện Khămthạbuni, tỉnh Xavẳnnakhệt, Lào. Năm 1935, đồng chí Cayxỏn
Phômvihản, với tên gọi Nguyễn Trí Mưu, rời quê hương Lào đi Hà Nội, Việt
Nam để dự thi vào Trường Bưởi (nay là Trường phổ thông trung học Chu Văn
An, Hà Nội). Trong những ngày học tại Trường Bưởi, đồng chí đã giác ngộ cách
mạng theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đồng chí cũng đã từng học Đại học Luật khoa ở Hà Nội, từng tham gia
phong trào học sinh, sinh viên chống thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt
Nam...
Mùa thu 1945, đồng chí tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở
Xavanakhet, sau đó trực tiếp xây dựng khu du kích Hủaphăn, thành lập đội vũ
trang Latxavông đầu tiên. Năm 1946, đồng chí làm việc tại Ban liên lạc Lào Việt Nam ở Hà Nội và phụ trách những người yêu nước Lào ở Việt Nam chống
Pháp.
11


Năm 1948, đồng chí trở về nước, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống
Pháp ở vùng Đông Bắc Lào. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản gia nhập Đảng Cộng
sản Đông Dương từ 1949 và cũng vào năm đó, đồng chí chủ trì lễ thành lập
Quân đội Itxala (Quân đội nhân dân Lào), đơn vị Latxavông được vinh dự làm
hạt nhân cho việc thành lập Quân đội Lào Itxala và được cử làm Tư lệnh.

Tháng 8-1950, Chính phủ kháng chiến Lào Itxala do Hoàng thân
Xuphanuvông làm Chủ tịch được thành lập, đồng chí Cayxỏn Phômvihản được
cử làm Phó chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 2-1951, đồng chí dẫn
đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 22-3-1955, tại tỉnh Hủaphăn, đồng chí đã chủ trì Đại hội thành lập
Đảng Nhân dân Lào (22-3 – 6-4-1955) theo Nghị quyết Đại hội II Đảng Cộng
sản Đông Dương. Cùng với các nhà lãnh đạo cách mạng Lào, đồng chí đã tổ
chức ra Đảng Nhân dân Lào (Phắc Paxaxôn Lào) trên cơ sở Đảng bộ Lào thuộc
Đảng Cộng sản Đông Dương và được bầu làm Bí thư thứ nhất của Ban lãnh đạo
Đảng, Bí thư Quân ủy trung ương, đồng thời là Tư lệnh tối cao.
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, đồng chí chỉ đạo cuộc
đấu tranh bảo vệ hai tỉnh tập kết Sầm Nưa và Phongxalì. Năm 1956, thực hiện
đường lối hòa hợp dân tộc, đoàn kết các bộ tộc và các tầng lớp nhân dân, Đảng
Nhân dân Lào đã thành lập Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hăcsạt), đồng chí
được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước. Đế quốc Mỹ đẩy mạnh
chiến tranh hòng tiêu diệt cách mạng Lào... Đảng Nhân dân Lào đã củng cố và
phát triển lực lượng vũ trang, lần lượt đánh bại mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và
tay sai.
Tháng 2-1972, Đảng Nhân dân Lào triệu tập Đại hội lần thứ hai, đổi tên là
Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản được bầu làm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương; tiếp tục làm Tổng Bí thư Ban chấp
hành Trung ương Đảng các khoá III và IV (1982, và 1986) và đến Đại hội Đảng
lần V (3-1991), đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
Tháng 2-1973, đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải ký Hiệp định Viêng Chăn
lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Trong tình hình mới có nhiều
thuận lợi, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đẩy mạnh cuộc đấu tranh hoàn thành
cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước. Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào ra đời, đồng chí Cayxỏn Phômvihản được cử làm Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng và đầu năm 1991 được bầu làm Chủ tịch nước.

Là một trí thức yêu nước, rất tâm huyết với nhân dân các bộ tộc Lào, đồng
chí luôn luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, cống
hiến sức lực, trí tuệ, tài năng vào việc lãnh đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang
cách mạng Lào đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

12


Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Đảng
Nhân dân cách mạng Lào và xây dựng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
hòa bình, độc lập. Trong sự nghiệp đổi mới của Lào, đồng chí chủ trương quan
điểm đổi mới toàn diện, có nguyên tắc, từng bước vững chắc, không nóng vội,
dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự hợp tác quốc tế, nhằm tạo sự
thay đổi tích cực trong sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy
kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
Là một trong những nhà hoạt động quốc tế tích cực của Đảng và Nhà
nước Lào, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đóng góp
nhiệt tình vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới, vì một nền hòa bình,
hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc. Hoạt động quốc tế của đồng chí đã góp phần
quan trọng nâng cao vị thế của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trên
trường quốc tế.
Có thể nói rằng đồng chí Cayxỏn Phômvihản luôn luôn chăm lo mối tình
đoàn kết, thủy chung son sắt, quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam. Theo đồng chí,
thắng lợi của cách mạng Lào cũng là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu chặt
chẽ giữa cách mạng của ba nước Đông Dương, đã kề vai, sát cánh, chiến đấu hỗ
trợ nhau, hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa, san sẻ với nhau những khó khăn, tạo
cho nhau những thuận lợi, khích lệ động viên nhau. Đó là sự hợp đồng chiến đấu
theo tinh thần anh em và tình đồng chí giữa cách mạng ba nước; đó cũng là mối
quan hệ quốc tế trong sáng và mẫu mực. Đồng chí nói “Nhân dân Lào chúng tôi
vô cùng hãnh diện có nhân dân Việt Nam anh hùng vừa là đồng chí vừa là anh

em thân thiết của mình”. Mối quan hệ Lào – Việt Nam được bắt nguồn từ nền
móng tư tưởng vững chắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn
Phômvihản xây dựng là mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện, trước sau như
một, không bao giờ thay đổi.
Là một trí thức yêu nước, rất tâm huyết với nhân dân các bộ tộc Lào, ông
luôn luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; đã cống
hiến sức lực, trí tuệ, tài năng vào việc lãnh đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang
cách mạng Lào đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Đảng Nhân dân
cách mạng Lào và xây dựng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hòa bình,
độc lập. Trong sự nghiệp đổi mới của Lào, ông chủ trương quan điểm đổi mới
toàn diện, có nguyên tắc, từng bước vững chắc, không nóng vội, có tính toán cẩn
thận, không lấy ý chí chủ quan thay cho điều kiện thực tế ở Lào, dựa vào sức
mình là chính, đồng thời tranh thủ sự hợp tác quốc tế, nhằm tạo sự thay đổi tích
cực trong sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế, văn
hóa, xã hội phát triển.
Là một trong những nhà hoạt động quốc tế tích cực của Đảng và Nhà
nước Lào, ông luôn luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đóng góp nhiệt
tình vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới nhằm mục tiêu một nền hòa
13


bình, hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc. Hoạt động quốc tế của ông đã góp
phần quan trọng nâng cao vị thế của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trên
trường quốc tế.
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản luôn luôn chăm lo mối tình đoàn kết, thủy
chung son sắt, quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam. Theo ông, thắng lợi của cách
mạng Lào cũng là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu chặt chẽ giữa cách mạng
của ba nước Đông Dương. Trong mấy chục năm qua, ba dân tộc của ba nước
Đông Dương cùng chung một chiến hào chống thực dân Pháp và trên tuyến đầu

chống Mỹ, đã kề vai, sát cánh, chiến đấu hỗ trợ nhau, hạt gạo cắn đôi, cọng rau
bẻ nửa, san sẻ với nhau những khó khăn, tạo cho nhau những thuận lợi, khích lệ
động viên nhau. Đó là sự hợp đồng chiến đấu theo tinh thần anh em và tình đồng
chí giữa cách mạng ba nước; đó cũng là mối quan hệ quốc tế trong sáng và mẫu
mực. Ông nói “Nhân dân Lào chúng tôi vô cùng hãnh diện có nhân dân Việt
Nam anh hùng vừa là đồng chí vừa là anh em thân thiết của mình”. Mối quan hệ
Lào – Việt Nam được bắt nguồn từ nền móng tư tưởng vững chắc do Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản xây dựng là mối quan hệ đặc biệt,
hợp tác toàn diện, trước sau như một, không bao giờ thay đổi. Ông qua đời ngày
21-11-1992 tại Thủ đô Viêng Chăn, hưởng thọ 72 tuổi.
4. CHỦ TỊCH SUPHANUVONG TRONG MỐI QUAN HỆ ĐẶC
VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM.
Hoàng thân Chủ tịch Xuphanuvong sinh ngày 13/7/1909 tại kinh đô
Luang prabang trong một gia đình hoàng tộc: cha là phó vương Bunkhoong (phó
vương cuối cùng của Luang prabang), mẹ là bà Monkhamquana.
Năm mới 11 tuổi, Hoàng thân đã đến Việt Nam học tại trường ALBert
Saraut Hà Nội. 10 năm sau, năm 1920, ông sang học tại Pháp và tốt nghiệp Đại
học Quốc gia Cầu đường Pari, trở thành kỹ sư cầu đường đầu tiên ở Đông
Dương. Sau đó, ông về trung kỳ Việt Nam công tác và đã từng đảm nhiệm chức
vụ Kiến trúc sư trưởng khu công chánh tại Nha Trang, tham gia thiết kế xây
dựng khá nhiều công trình thủy lợi trên đất Việt Nam, trong đó có những công
trình cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, tiêu biểu như: Đài tháp nước
Phan Thiết, đập Bãi Thượng miền núi Thanh Hóa và Đô Lương - Nghệ An…
hiện vẫn đang được khai thác phục vụ sản xuất.
Hoàng thân Xuphanuvong là một trong những người Lào đầu tiên tiếp xúc
với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phái ông Lê Văn Hiến vào Vinh mời Hoàng thân ra Hà Nội để gặp gỡ,
trao đổi những vấn đề liên quan đến cách mạng hai nước Việt - Lào. Cuộc gặp
đầu tiên với Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ngày 4/9/1945 sau khi nước Việt
Nam chính thức tuyên bố độc lập đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc

đời người kỹ sư yêu nước đầy tài năng. Từ đó ông bắt đầu sự nghiệp cách mạng
của mình.
14


Tháng 10/1945 Hoàng thân Xuphanuvong được Chính phủ độc lập lâm
thời Itxala bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ngày 30/10/1945 tại thủ đô Viêng Chăn, khi thành lập liên quân ViệtLào, Hoàng thân được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy
liên quân Lào - Việt. Từ đó Hoàng thân luôn gắn bó với các chiến sĩ bộ đội Việt
Nam cùng họ sống chiến đấu vì nền độc lập của hai dân tộc. Với lối sống khiêm
nhường giản dị, các chiến sĩ không phân biệt được đâu là vị Hoàng thân, một vị
tổng chỉ huy mà chỉ thấy ở Hoàng thân toát lên vẻ bình dị, đôn hậu luôn hết
mình vì cách mạng.
Năm 1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược ba nước Đông Dương, ngày
21/3/1946, trong một trận chiến đấu bảo vệ thành phố Thà Khẹt, dưới sự chỉ huy
trực tiếp của Hoàng thân, liên quân Lào - Việt đã chiến đấu anh dũng, nhưng
trước sức mạnh vượt trội của giặc Pháp được sự tiếp sức của quân Anh, Hoàng
thân và lực lượng liên quân phải vượt sông Mê Kông dời sang đất Thái Lan để
bảo toàn lực lượng. Để bảo vệ an toàn cho Hoàng thân, đồng chí Lê Thiệu Huy,
Tham mưu trưởng liên quân đã lấy thân mình che đạn cho Hoàng thân và đã anh
dũng hy sinh, và Hoàng thân cũng bị thương nặng. Máu của lực lượng chiến đấu
liên quân Lào - Việt và nhân dân đã nhuộm đỏ dòng Mê Kông, khắc sâu tội ác
của thực dân Pháp xâm lược. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ chiến sĩ
Việt Nam đã để lại cho nhân dân các bộ tộc Lào nói chung và Hoàng thân nhiều
tình cảm sâu đậm.
Sau khi bình phục vết thương, Hoàng thân tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng
chiến trong nước, song điều kiện lúc bấy giờ không thuận lợi. Chính phủ Thái
Lan không ủng hộ phong trào cứu nước của Lào. Trong tình thế khó khăn đó,
Hoàng thân nhận được lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vùng tự do của
Việt Nam để bàn bạc việc cứu nước và Hoàng thân đã nhận lời.

Tháng 11/1949, Hoàng thân cùng một số đồng chí trung kiên của Lào lên
đường sang Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Tử Quý, tình nguyện quân Việt Nam là
người bảo vệ và dẫn đường, từ Băngkoc đi xe lửa đến Udon, từ Udon đi xe hơi
đến Nọong khai (Thái Lan) rồi xuống thuyền vượt sông Mê kong cập bến Bạn
Bung Quang. Lên tới bờ, Hoàng thân quỳ xuống lạy Tổ quốc thân yêu sau 4 năm
xa cách. Sau chặng đường dài vượt bao khó khăn gian khổ, đi bộ hàng ngàn cây
số qua rừng Trường Sơn để đến với bạn chung lý tưởng Việt Nam. Ngay sau khi
đến An toàn khu Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho người đi mời Hoàng
thân đến gặp Người để trao đổi những vấn đề quan trọng của đất nước.
Những ngày sau đó Bác Hồ tự đi bộ đến thăm Hoàng thân. Bác Hồ đã
thay mặt Chính phủ Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần dũng cảm, lòng
yêu nước nồng nàn của Hoàng thân Xuphanuvong và tỏ mong muốn hợp tác
giúp đỡ Lào, tạo thành một lực lượng đoàn kết vững mạnh đánh bại quân thù.
Bác Hồ nói “ Lào - Việt Nam là bạn láng giềng thân thiết có chung một kẻ thù,
ta phải đoàn kết lại đấu tranh đánh bại giặc Pháp, giành độc lập tự do cho mỗi
15


nước, nước Lào có độc lập thì Việt Nam mới có độc lập thật sự”. Những ngày
sau đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã tổ chức cho
đoàn cán bộ Lào học chính trị lý luận cách mạng trong thời gian 3 tháng và giúp
bạn tổ chức Đại hội Neo Lào Itxala lần thứ nhất từ ngày 13-15/8/1950 tại khu
căn cứ huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đại hội tập trung đại biểu của mọi
tầng lớp dân tộc, lực lượng vũ trang Lào trên mọi miền tổ quốc đến dự. Đại hội
quyết định thành lập mặt trận Neo Lào Itxala (mặt trận Lào tự do) để tập hợp
mọi tầng lớp lực lượng yêu nước, yêu tự do và dân chủ vào trong một khối đoàn
kết thống nhất.
Đại hội đã bầu Hoàng thân Xuphanuvong làm chủ tịch Neo Lào Itxala và
kiêm Thủ tướng Chính phủ Lào kháng chiến và nhiều vị trí quan trọng khác
trong chính phủ. Đồng chí Cayxonphonvihan, Phó Chủ tịch Neo Lào Itxala kiêm

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng chỉ huy quân đội Lào Itxala.
Trong 2 ngày, 1 và 2/12/1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào
đã họp tại thủ đô Viêng chăn với 264 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân
dân, các bộ tộc tôn giáo, trí thức, lực lượng vũ trang. Đại hội lần này đã chấp
nhận sự thoái vị của vua Xỉ Xá Vàng Vắt tha na, quyết định giải thể Chính phủ
liên hợp dân tộc lâm thời và Hội đồng Quốc gia chính trị liên hiệp, xóa bỏ chế
độ phong kiến thành lập chế độ cộng hòa dân chủ nhân dân. Chủ tịch
Xuphanuvong được đại hội bầu làm Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng
nhân dân tối cao, Chủ tịch Trung ương Neo lào Hắc xạt .
Chủ tịch Xuphanuvong là Chủ tịch nước đầu tiên của Nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào.’
Trong mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào,
Lào -Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Xuphanuvong vừa là kiến trúc
sư vừa là biểu tượng của tình đoàn kết đó. Với câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh với cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế
ở Lào: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” Bác còn căn dặn cán
bộ chiến sĩ nhân dân Việt Nam “ Hãy cố gắng gìn giữ, bảo vệ tình hữu nghị và
đoàn kết đặc biệt Việt - Lào như bảo vệ con ngươi của mắt mình”.
Được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thân Xuphanuvông bắt đầu sự
nghiệp đấu tranh cách mạng. Từ đó, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình,
Xuphanuvông luôn mang nặng ân tình với Bác Hồ kính yêu và tình cảm sâu đậm
hơn với nhân dân Việt Nam, Xuphanuvông đã từng trìu mến gọi Bác Hồ là Papa
Hồ, tức cha Hồ. Và, luôn phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, đồng chí trở thành tấm gương sáng ngời,
một hiện thân cao đẹp của tình đoàn kết keo sơn, thuỷ chung, trong sáng Việt
Nam - Lào.
Hoàng thân Xuphanuvông là một người luôn không thích những trói
buộc, không thích cuộc sống giàu sang nơi cung đình. Ông thích tìm hiểu cuộc
16



sống thực tế của nhân dân mình, mong muốn được học hỏi nhiều điều, đi nhiều
nơi v.v... để làm giàu vốn tri thức của bản thân mình.
Sau khi học ở Trường Anbe Xarô (Việt Nam), Hoàng thân sang tu nghiệp
tại nước Pháp. Từng được đào tạo cơ bản và trở thành một kỹ sư cầu đường ở
một trong những trung tâm chính trị, văn hóa lớn của thế giới (Paris, Pháp); từng
biết và nói giỏi nhiều ngôn ngữ của các quốc gia; song lại rất yêu “nhân dân gian
nan vất vả của mình”, Hoàng thân đã trở về làm việc tại Việt Nam, gần đất nước
Lào thân yêu của ông.
Đang có mặt ở Vinh khi đó, Hoàng thân Xuphanuvông đã nhận lời mời
của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Hà Nội hội kiến với Người vào ngày 4/9/1945.
Lần đầu gặp nhau, trước mắt Hoàng thân khi đó, Hồ Chí Minh chính là tác giả
bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, là một Nguyễn Ái Quốc - Người yêu
nước đầy nhiệt thành cách mạng khi xưa ông đã từng được nghe nói.
Cũng là một người yêu nước chân thành và đầy nhiệt huyết, Hoàng thân
thật sự ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ủng hộ lý tưởng cuộc Cách mạng
tháng Tám ở Việt Nam và khát vọng muốn làm “một cái gì đó” cho đất nước và
nhân dân Lào của Hoàng thân trở nên mãnh liệt.
Sau cuộc hội ngộ lịch sử ấy, bằng niềm tin của chính bản thân mình vào
một vị Hoàng thân yêu nước và yêu thương nhân dân các bộ tộc Lào, Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm, theo dõi bước đường đấu tranh cách mạng
của Hoàng thân, mà còn theo dõi từng bước trưởng thành của cách mạng Lào.
Người luôn vui trước mỗi thắng lợi của nhân dân các bộ tộc Lào, lo nỗi lo khi
mối tình đoàn kết Việt - Lào bị chia rẽ.
Người từng nói “giúp nhân dân nước bạn là tự giúp mình”, song cũng
không quên nhắc nhở rằng: Công việc của nước bạn là do bạn tự quyết định.
Một Hồ Chí Minh thân tình, nồng hậu song cũng luôn tuân thủ nguyên tắc của
tình đoàn kết quốc tế vô sản cao cả.
Cuộc gặp đầu tiên giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân
Xuphanuvông là bước ngoặt lớn, mở đầu trang lịch sử cùng chung một chiến

hào đánh Pháp, Mỹ của nhân dân hai nước Việt - Lào sau đó. Cuộc gặp đó đã
mở đầu một tình bạn hữu nghị thủy chung, trong sáng, đặc biệt, một mối thân
tình thiêng liêng như “ruột thịt” trong lịch sử quan hệ Lào - Việt và trong quan
hệ quốc tế đương đại.
Sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của nhân dân các bộ tộc Lào trong cuộc
đấu tranh giành độc lập, tự do và thiết lập Nhà nước CHDCND Lào, Hoàng thân
từng nói, cuộc gặp gỡ định mệnh vào mùa thu ấy đã giúp ông “học được nhiều
điều rất bổ ích”.
Người con trai út của Hoàng thân, Xixana Xuphanuvông (tên Việt Nam
do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt là Chí Long) viết trong hồi ký của mình rằng: Một
trong những ngày hệ trọng nhất trong cuộc đời của Hoàng thân là lần đầu tiên
17


ông được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông nhớ nhất lần gặp đó và “chính cuộc
gặp gỡ đó, đã biến đổi ông từ một thái tử của Hoàng gia Lào thành người chiến
sĩ cách mạng”.
Sau cuộc hội kiến, Hoàng thân và gia đình trở lại Vinh và Huế. Tiếp đó,
theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đội quân tình nguyện Việt Nam đã
hộ tống Hoàng thân trở về Lào an toàn. Từ đây, một Hoàng thân của Hoàng gia
Lào nhưng cũng là một nhà cách mạng yêu nước bắt đầu một chặng đường hoạt
động, đấu tranh cách mạng đầy gian truân ở Lào, ở Thái Lan và cả ở Việt Nam,
rồi lại ở Lào, trong nhà ngục Phôn Khêng v.v... để kiên định thực hiện mục tiêu
giải phóng đất nước Lào và đưa đất nước Lào “theo chế độ mà nhân dân Lào tự
mình lựa chọn”.
Trở về nước vào tháng 10/1945, Hoàng thân đảm nhận chức vụ Bộ trưởng
Ngoại giao và Tổng chỉ huy quân đội trong Chính phủ Lào Itxala (10/1945). Sau
đó, khi Pháp gây hấn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ của Việt Nam và tấn công
miền Nam Lào, Hoàng thân chỉ huy lực lượng kháng chiến Lào và quân đội liên
minh Lào - Việt ở mặt trận Thà Khẹt (3/1946).

Trong điều kiện tương quan lực lượng quá chênh lệch, cuối cùng Hoàng
thân và những người yêu nước đã phải rút khỏi Thà Khẹt. Khi vượt qua sông Mê
Kông để rút sang Thái Lan, ông bị thương nặng và người chiến sĩ Lê Thiệu Huy
của liên quân Lào - Việt đã anh dũng hy sinh để che đạn cho Hoàng thân.
Thời gian sau, khi Chính phủ lâm thời Lào Itxala bị phân hóa, Hoàng thân
không trở về Viêng Chăn cộng tác với thực dân Pháp như một số thành viên
khác mà tuyên bố “tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân chúng tôi trong cuộc
kháng chiến”. Ông và một số người yêu nước đã trở về nước, đi cùng cuộc
kháng chiến của nhân dân Lào.
Cuối năm 1949, Hoàng thân đã nhận được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh
mời ông sang Việt Bắc làm việc, cùng Người bàn về nhiệm vụ cách mạng của
hai nước trong sự nghiệp chống kẻ thù chung của nhân dân Đông Dương.
Tháng 8/1950, Đại hội Đại biểu quốc dân Lào họp, thành lập Mặt trận
Neo Lào Itxala, Hoàng thân được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Neo Lào Itxala,
Thủ tướng Chính phủ kháng chiến kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính
phủ Neo Lào Itxala.
Tháng 9/1950, Hoàng thân đã sang Việt Bắc gặp và làm việc cùng Chủ
tịch Hồ Chí Minh và ông Sơn Ngọc Minh, Thủ tướng Chính phủ kháng chiến
Miên (Campuchia). Trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia,
lãnh thổ, hết sức giúp đỡ nhau về mọi mặt để đưa cuộc kháng chiến của nhân
dân ba nước Đông Dương đi đến thắng lợi hoàn toàn, những công việc chuẩn bị
cho sự ra đời của Mặt trận liên minh đoàn kết Việt - Miên - Lào đã được xúc
tiến.
18


Thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân thường trao đổi thư từ,
điện về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của cách mạng Lào, đến việc xây
dựng mối liên minh, đoàn kết trong cuộc chiến đấu chung của hai nước, để cùng
hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Đông Dương, “thành lập một xã hội mới, một

xã hội nảy nở ra hạnh phúc, tự do, tình yêu và sự chân thành”
Ngày 11/3/1951, tại Việt Bắc, Hội nghị liên minh nhân dân ba nước Việt Miên - Lào họp đã quyết định thành lập khối liên minh chiến đấu của nhân dân
Đông Dương.
Từ Việt Bắc trở về Lào, Hoàng thân đã cùng những cán bộ lãnh đạo của
đất nước Lào đẩy mạnh cuộc vận động, tuyên truyền nhân dân các bộ tộc Lào
v.v... đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Neo Lào Itxala 1950,
Mặt trận Neo Lào Hacxạc 1956), phát triển mạnh cuộc kháng chiến. Hơn ai hết,
cũng giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thân và các đồng chí: Cayxỏn
Phômvihản, Nuhắc Phumsavẳn, Phumi Vôngvichít... đều hiểu sâu sắc rằng:
đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, nên ông đã không ngừng phấn đấu và trở thành
linh hồn của khối đại đoàn kết các bộ tộc Lào.
Sau đó, cùng với những thăng trầm của cách mạng Lào, Hoàng thân còn
tham gia Chính phủ liên hiệp do Hoàng thân Xuvana Phuma làm Thủ tướng.
Ông từng bị bắt giam trong nhà ngục Phôn Khêng cùng 15 đồng chí khác vào
tháng 7/1959. Trong 300 ngày bị giam cầm đó, một Hoàng thân kiên cường cách
mạng, kiên trì luyện tập thể thao, sống tràn đầy nghị lực và kiên định với con
đường mình đã chọn, và đặc biệt là luôn nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là
nguồn cổ vũ đối với mọi người xung quanh.
Thật đặc biệt, song không hề bất ngờ là trong số những tài liệu của Đảng
và thư từ được chuyển ra ngoài của Hoàng thân, bà Viêng Khăm (người vợ Việt
Nam của Hoàng thân, tên Nguyễn Thị Kỳ Nam) đã nhận được một bức chân
dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Hoàng thân vẽ.
Trong nhà ngục, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người hơn Hoàng thân
19 tuổi và được ông kính trọng gọi là “Papa Hồ” đã thực sự trở thành “người cha
tinh thần” theo đúng nghĩa của từ này.
Sau đó, ngày 24/5/1960, với sự giúp đỡ của một tổ công tác đặc biệt của
Việt Nam, cuộc vượt ngục đã thành công. Hoàng thân và các đồng chí của mình
cùng nhân dân Lào yêu nước lại tiếp tục cuộc hành trình đấu tranh cách mạng.
Trong suốt hành trình đi cùng cuộc kháng chiến của nhân dân các bộ tộc Lào,
Hoàng thân luôn tâm niệm ý nghĩa những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, ý nghĩa sâu sắc món quà tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho ông.
Đó là một tấm lụa, một thanh kiếm và một bộ quần áo với lời giải thích:
“Tấm lụa tượng trưng cho sự mềm mỏng và đại đoàn kết. Đoàn kết chặt chẽ như
những sợi tơ trong tấm lụa. Mềm mỏng là để đối với nhân dân. Thanh kiếm là
19


tượng trưng cho sự sắc sảo và kiên quyết. Còn bộ quần áo là để tặng cho cán bộ
Lào thi đua giỏi nhất”.
Hơn 15 năm sau cuộc vượt ngục huyền thoại ấy, tháng 12/1975, Đại hội
Đại biểu nhân dân toàn quốc họp ở Viêng Chăn đã quyết định xóa bỏ chế độ
quân chủ và thiết lập chế độ dân chủ nhân dân. Lịch sử cách mạng Lào đã bước
sang một trang mới với một thể chế nhà nước mới do nhân dân các bộ tộc Lào
đồng lòng lựa chọn. Hoàng thân Xuphanuvông, vị lãnh tụ đức độ, tài năng, ngọn
cờ đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào, đã được bầu làm Chủ tịch nước, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân tối cao của nước CHDCND Lào.
Kể từ cuộc gặp đầu tiên (4/9/1945) đến cuộc gặp cuối cùng giữa Hoàng
thân và Chủ tịch Hồ Chí Minh (7/7/1969 - ngày sinh nhật lần thứ 60 của Hoàng
thân), Hoàng thân Xuphanuvông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần gặp
nhau, gửi thư từ, điện, bưu thiếp và ăn cơm cùng nhau. Mối thâm tình vừa là
đồng chí, vừa như ruột thịt giữa hai vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và nhân
dân các bộ tộc Lào được lưu lại qua những bức ảnh, qua những câu chuyện kể,
qua ký ức của những người cùng thời.
Rất nhiều bức ảnh đã ghi lại khoảnh khắc trong những ngày Hoàng thân
làm việc cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam
ở Việt Bắc, ở thủ đô Hà Nội. Bức ảnh chụp hai nhà lãnh đạo trong bộ quân phục
gọn gàng, giản dị đang đứng trao đổi công việc; bức ảnh chụp hai vị lãnh tụ thân
mật
ngồi trên một cành cây khô trong chiến khu Việt Bắc v.v...
Trong số các bức ảnh đầy kỷ niệm hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Hồ

Chí Minh và ở nhiều nơi khác nữa của Việt Nam và Lào, còn có cả những bức
ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp cùng những người thân của gia đình Hoàng
thân Xuphanuvông. Yêu quý các con của Hoàng thân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đặt tên Việt Nam (Quang, Minh, Chính, Đại, Long...) cho họ.
Cũng trong hồi ký của mình, Chí Long từng viết: tình bạn giữa cha anh Hoàng thân Xuphanuvông và Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu sắc, gần gũi và thiêng
liêng như ruột thịt. Trong phòng làm việc của Hoàng thân, có rất nhiều kỷ vật
gắn bó với cuộc đời ông, song trong ngăn bàn ở căn phòng đó có những kỷ vật
vô cùng quý giá, đó là hai chiếc phong bì: một chiếc Hoàng thân đề “với Hai ta”
để những bức ảnh chụp ông và bà Viêng Khăm; chiếc nữa đề “với Papa Hồ” để
những bức ảnh chụp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong chuyến đi công tác tại CHDCND Lào
tháng 9/2008, đoàn cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh khi đến thăm Di tích Chủ tịch
Xuphanuvông ở thủ đô Viêng Chăn đã thực sự xúc động được nghe giới thiệu về
cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hoàng thân và tình bạn cao cả giữa Hoàng
thân và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
20


Xúc động hơn khi nhìn thấy trên góc tường bức ký họa chân dung: Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Lênin và Phiđen Cátxtơrô bằng chì đen. Mỗi khi nói về mối
thâm tình đặc biệt giữa hai con người vĩ đại này, trong ký ức của chúng tôi vẫn
hiện lên lời thuyết minh của bạn Thoong Vanh: Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua đời, nhớ về Người, Hoàng thân từng nhắc Chí Long: “Hôm nay là ngày 19
tháng 5. Con đi mua hoa tươi, trái cây về để ta thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ”.
Giờ đây, cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanuvông đều đã đi
xa, song cuộc hội ngộ đầu tiên, ân tình thắm thiết giữa hai người vẫn còn mãi.
Cùng với thời gian, những kỷ niệm sâu sắc, tình bạn thiêng liêng giữa Hoàng
thân và Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa trong những bức thư, bức điện, những
bức ảnh, những kỷ vật và những câu chuyện kể mà chúng ta luôn nâng niu, gìn
giữ ở Việt Nam, ở Lào mãi mãi là hiện thân của mối tình hữu nghị đoàn kết đặc

biệt, sâu sắc Lào - Việt
Sau này, với nhiều cương vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Mặt trận
đoàn kết Lào, đồng chí Xuphanuvông càng có điều kiện quan tâm, chăm lo xây
dựng, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào ngày càng xanh tươi và bền
vững. Đặc biệt, từ sau khi nước Lào hoàn toàn độc lập, với trọng trách Chủ tịch
nước kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao nước Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào, tinh thần ấy càng được nhân lên, mà kết quả là hai nước đã ký kết “Hiệp ước
hữu nghị hợp tác toàn diện” với những cam kết "Hết lòng ủng hộ và giúp đỡ
nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tất cả các lĩnh vực”.
Đánh giá công lao của đồng chí Xuphanuvông, đồng chí Cayxỏn
Phômvihẳn đã nói: “Đồng chí Xuphanuvông đã cùng với tập thể ban lãnh đạo của
Đảng từ những năm đầu của cuộc cách mạng, tham gia xây dựng cơ sở cách mạng
và căn cứ địa vững chắc trong cả hai cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân ta...
góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh vì hoà bình, hoà hợp dân
tộc, thống nhất đất nước và đoàn kết quốc tế”
Trong điện chia buồn gửi tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân
cách mạng Lào, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Lào, Uỷ ban Mặt
trận Lào xây dựng đất nước trong ngày lễ tang Chủ tịch Xuphanuvông (ngày
11/1/1995), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đã khẳng định: "Đồng chí Xuphanuvông là nhà lãnh đạo cách mạng anh dũng
kiên cường, đã suốt đời cống hiến trí tuệ, sức lực cho độc lập dân tộc và phồn
vinh của đất nước Lào; người bạn lớn rất thân thiết, thuỷ chung của nhân dân
Việt Nam, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và phát
triển mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam Lào.
Đồng chí Xuphanuvông mất đi là một tổn thất lớn của Đảng, Nhà nước,
các bộ tộc Lào và gia đình đồng chí; đồng thời là nỗi đau buồn của Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam".
21



Với những đóng góp to lớn của đồng chí cho quan hệ hợp tác hữu nghị và
liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam – Lào, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã trân
trọng trao tặng đồng chí Xuphanuvông phần thưởng cao quý nhất của Việt
Nam: Huân chương Sao vàng và Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần
thưởng cao quý khác.
Trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Xuphanuvông lần này,
Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã thiết kế một chương trình "Theo
dấu chân
Hoàng thân Xuphanuvông", tổ chức cho đoàn cán bộ của Hội Hữu
nghị Lào - Việt, các nhà báo, phóng viên, giảng viên Trường Đại học
Xuphanuvông và gia đình của Chủ tịch sang thăm Việt Nam, đến những nơi
Xuphanuvông đã từng sống, làm việc, gắn bó trong cuộc sống và có những đóng
góp bằng các công trình do chính Chủ tịch Xuphanuvông thiết kế, xây dựng ở
Việt Nam.
Hiện nay, chúng ta thật sự vui mừng nhận thấy mối quan hệ đầy ân tình
và sinh động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Xuphanuvông đã được phát
huy có hiệu quả và ngày càng có nhiều bước tiến bộ mới. Những công lao to
lớn, tình cảm thuỷ chung son sắt và tinh thần đoàn kết cao đẹp của Chủ tịch
Xuphanuvông dành cho nhân dân Việt Nam vẫn mãi mãi ngời sáng trên con
đường xây dựng tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ đặc biệt của hai Đảng, hai
Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta.
Ngày 25/5/1971, nhận lời mời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Chủ tịch
Xuphanuvong sang thăm Việt Nam. Trở lại mảnh đất có nhiều gắn bó với sự
nghiệp cách mạng của mình, đến đâu Người cũng được nhân dân Việt Nam
nồng nhiệt đón tiếp. Trong bầu không khí thắm tình đoàn kết hữu nghị, thủy
chung Người phát biểu: “Quan hệ hữu nghị anh em giữa nhân dân Lào và Việt
Nam thật là vĩ đại. Không có bài hát, bài thơ nào ca ngợi hết được. Tình đoàn
kết Lào - Việt Nam cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng
rằm, ngát thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. Tình hữu nghị tốt đẹp đó

được vun đắp bằng tinh thần trong sáng không có kẻ thù nào phá nổi”. Chính
sức mạnh đoàn kết đó, cách mạng hai nước Việt - Lào đã đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác và cùng giành thắng lợi trọn vẹn vào năm 1975 mở ra trang mới
cho hai nước Việt Nam - Lào.
Sau này, với nhiều cương vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Mặt trận
đoàn kết Lào, đồng chí Xuphanuvông càng có điều kiện quan tâm, chăm lo xây
dựng, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào ngày càng xanh tươi và bền
vững. Đặc biệt, từ sau khi nước Lào hoàn toàn độc lập, với trọng trách Chủ tịch
nước kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao nước Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào, tinh thần ấy càng được nhân lên, mà kết quả là hai nước đã ký kết “Hiệp ước
hữu nghị hợp tác toàn diện” với những cam kết "Hết lòng ủng hộ và giúp đỡ
nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tất cả các lĩnh vực”.
22


Đánh giá công lao của đồng chí Xuphanuvông, đồng chí Cayxỏn
Phômvihẳn đã nói: “Đồng chí Xuphanuvông đã cùng với tập thể ban lãnh đạo của
Đảng từ những năm đầu của cuộc cách mạng, tham gia xây dựng cơ sở cách mạng
và căn cứ địa vững chắc trong cả hai cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân ta...
góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh vì hoà bình, hoà hợp dân
tộc, thống nhất đất nước và đoàn kết quốc tế”
Trong điện chia buồn gửi tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân
cách mạng Lào, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Lào, Uỷ ban Mặt
trận Lào xây dựng đất nước trong ngày lễ tang Chủ tịch Xuphanuvông (ngày
11/1/1995), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đã khẳng định: "Đồng chí Xuphanuvông là nhà lãnh đạo cách mạng anh dũng
kiên cường, đã suốt đời cống hiến trí tuệ, sức lực cho độc lập dân tộc và phồn
vinh của đất nước Lào; người bạn lớn rất thân thiết, thuỷ chung của nhân dân
Việt Nam, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và phát

triển mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam Lào.
Đồng chí Xuphanuvông mất đi là một tổn thất lớn của Đảng, Nhà nước,
các bộ tộc Lào và gia đình đồng chí; đồng thời là nỗi đau buồn của Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam".
Với những đóng góp to lớn của đồng chí cho quan hệ hợp tác hữu nghị và
liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam – Lào, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã trân
trọng trao tặng đồng chí Xuphanuvông phần thưởng cao quý nhất của Việt
Nam: Huân chương Sao vàng và Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần
thưởng cao quý khác.
5. VAI TRÒ CỦA CÁC THẾ HỆ LÃNH ĐẠO CẤP CAO CỦA HAI
ĐẢNG, HAI NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIỮ GÌN MỐI QUAN HỆ ĐẶC
BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO - VIỆT NAM
Hai nước Lào và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào
ngày 5-9-1962. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự
hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày nay đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ
tịch Cayxỏn Phomvihản và Chủ tịch Xuphanuvông đặt nền móng, được các thế
hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân nhân dân hai nước dày công vun đắp đã
không ngừng tăng cường và phát triển trong gần một thế kỷ qua, mang lại nền
hòa bình, độc lập cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân hai nước. Tiếp
đó, sau thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, Việt Nam và
Lào đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18-7-1977), sự kiện này khẳng định
quyết tâm của lãnh đạo, nhân dân hai nước tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị
truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ
mới - thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước.
23


Sự kiện Việt - Lào: Ngày 20 tháng 1 năm 1981
Nhân kỷ niệm lần thứ 32 ngày thành lập Quân đội giải phóng nhân dân
Lào (20-1-1949 - 20-1-1981), Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc

phòng Việt Nam gửi điện mừng tới Đại tướng Khăm Tày Xiphănđon, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Tổng
Chỉ huy Quân đội giải phóng nhân dân Lào. Bức điện viết: “Dưới ngọn cờ vinh
quang của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, 32 năm qua, Quân đội giải phóng
nhân dân Lào đã không ngừng phát triển, vượt qua những chặng đường đầy khó
khăn, thử thách, chiến đấu kiên cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần
quan trọng cùng nhân dân cả nước vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, lập nên
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, mở ra kỷ nguyên mới rực rỡ nhất trong
lịch sử dân tộc Lào.
Phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của mình, Quân đội giải phóng
nhân dân Lào luôn luôn mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, đoàn kết nhất
trí, ngày càng lớn mạnh, đã đạt được nhiều thành tích to lớn trên các lĩnh vực
xây dựng, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, công tác và sản xuất. Cùng nhân dân
cả nước, Quân đội giải phóng nhân dân Lào đã đập tan những âm mưu và hành
động phá hoại, gây rối của bọn tay sai cho thế lực phản động nước ngoài, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và
đất nước Lào thân yêu.
Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam rất vui mừng và
tự hào trước những thành tích lớn lao của nhân dân và Quân đội giải phóng nhân
dân Lào. Sự hùng mạnh của Quân đội giải phóng nhân dân Lào không những là
niềm cổ vũ lớn đối với nhân dân Việt Nam mà còn tích cực góp phần bảo đảm
vững chắc cho sự nghiệp cách mạng của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia
anh em trên bán đảo Đông Dương chống kẻ thù chung là bọn bành trướng bá
quyền câu kết với đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế.
Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đối
với nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng Lào về sự ủng hộ
và giúp đỡ chí tình đã dành cho chúng tôi trong suốt quá trình đấu tranh lâu dài,
gian khổ, chống chủ nghĩa đế quốc trước đây cũng như ngày nay trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xin chúc nhân dân và Quân đội giải phóng nhân dân Lào anh em, dưới sự

lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đứng đầu là đồng chí
Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản kính mến, tiếp tục đạt được nhiều thắng lợi mới
to lớn hơn nữa trong việc xây dựng các lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng,
cũng như trong sự nghiệp xây dựng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào phồn
vinh và tiến lên chủ nghĩa xã hội...”.
Sự kiện Việt - Lào: Từ ngày 27 đến 28 tháng 1 năm 1981

24


Trong hai ngày 27 và 28 tháng 1 năm 1981, tại Thành phố Hồ Chí Minh
(Việt Nam) đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương.
Tham dự Hội nghị có: Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào Phun Xipaxợt và Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà Nhân dân
Campuchia Hun Xen. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã trao đổi tình hình ba nước
ở Đông Dương và những vấn đề quốc tế mà các bên quan tâm, bàn những biện
pháp nhằm tăng cường sự đoàn kết, hợp tác giữa ba nước anh em và ra Tuyên bố
chung với nội dung:
1. Các Bộ trưởng nhiệt liệt chào mừng những thành tích to lớn về mọi mặt
của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là sự nghiệp hồi sinh thần kỳ của nhân
dân Campuchia, hoan nghênh việc Cộng hoà Nhân dân Campuchia công bố dự
thảo Hiến pháp và sẽ tiến hành tổng tuyển cử trong thời gian tới; quyết định họp
thường kỳ một năm hai lần, vào đầu năm và giữa năm, nhằm đẩy mạnh hợp tác
giữa ba nước; địa điểm họp sẽ luân phiên giữa ba nước; ngoài những cuộc họp
thường kỳ, các bên có thể họp bất thường khi cần thiết; trao đổi những biện pháp
trước mắt nhằm tăng cường sự hợp tác mọi mặt giữa ba nước và về một số vấn
đề cụ thể như hợp tác giữa Uỷ ban sông Mê Công của Việt Nam, Lào và
Campuchia; hợp tác giữa ba nước về giao thông vận tải, giúp Lào có đường giao

thông ra biển, v.v..
2. Các Bộ trưởng nhất trí nhận định rằng, ba dòng thác cách mạng trong
năm qua trên thế giới không ngừng lớn mạnh và ở thế tiến công chiến lược, làm
thay đổi so sánh lực lượng, có lợi cho các lực lượng đấu tranh cho hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Xác định cuộc đấu tranh của nhân dân
ba nước ở Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cuộc đấu tranh của nhân
dân thế giới, kiên quyết lên án âm mưu của các thế lực đế quốc, đứng đầu là đế
quốc Mỹ và phản động quốc tế, hoàn toàn ủng hộ những cố gắng và sáng kiến
của Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa về giải trừ quân bị,
làm giảm căng thẳng, củng cố hoà bình và an ninh quốc tế.
3. Các Bộ trưởng đánh giá cao cuộc gặp gỡ Mátxcơva ngày 5 tháng 12
năm 1980 giữa các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước các nước tham gia Hiệp ước
Vácsava và lập trường thống nhất của Tổ chức Hiệp ước Vácsava tại cuộc gặp
gỡ này. Các Bộ trưởng khẳng định cần thiết phải tăng cường sự đoàn kết các lực
lượng hoà bình, độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa để chống lại những hành
động xâm lược và gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế.
4. Nhân dân ba nước Đông Dương kiên quyết đứng về phía nhân dân các
nước Á, Phi, Mỹ Latinh trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội, ủng hộ nhân dân các nước Ápganixtan, Palextin, Ănggôla,
Môdămbích, Namibia, Nam Phi, Cộng hoà Arập Xarauy Dân chủ, Nicaragoa và
25


×