Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những bài thi bất hủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.28 KB, 2 trang )

Những bài thi bất hủ
(Truyện Trạng Quỳnh)
Nghe trạng Quỳnh nói năng giọng châm biếm, nhà Chúa nghĩ rằng con người này bức trí vì
tài năng chưa được thi thố hết mức. Tương truyền Chúa mở mấy khoa thi, ngầm sai thị thần
ép Quỳnh đi thi, nếu Quỳnh thực lòng thờ Chúa, Chúa sẽ chấm Trạng nguyên.
Kỳ thi hội thứ nhất - Năm ấy không có điều gì vui mừng, Chúa lại mở ân khoa (!) Chẳng qua
vì nhà chúa ăn tiêu xa xỉ, thâm lạm quá nhiều vào quốc khố, lại gặp liền vụ mất mùa,
không còn cách gì bóp nặn của dân, đành bày ra trò mua bán khoa danh để kiếm chác.
Trường thi hỗn độn: người vô thi lẫn người đi theo làm giáp bài hộ, quan trường thông lưng
với sĩ tử; có kẻ mối lái mà cả, ăn giá trước lấy đỗ cao, đỗ thấp; có kẻ làm sẵn câu chữ
ngang nhiên đi rao bán bài thi như đi rao bán thịt, cá... giữa chợ. Chẳng cần Chúa ép, kỳ thi
hội lần này Quỳnh đã có chủ đích ứng thi cốt nhập vào dòng người bát nháo kia coi thử họ
xoay xở, lừa đảo, làm ăn ra sao. Vào thi Quỳnh chỉ viết qua loa chiếu lệ xong, ngồi ngoạch
bút vẽ nguệch ngoạc. Mấy tên giám thị được phân định coi khu vực, cứ ngấp nghé rình mò.
Quỳnh giả tảng không biết, hứng bút đề một bài thơ tứ tuyệt cố ý cho bọn chúng trông rõ:
Văn chương phú lục đã xong rồi
Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi
Nhắn nhủ mấy lời cho chúng biết
Chúng còn rình tớ chúng ăn bòị
Lén đọc thấy, mấy tên này tức tốc đến trình quan sơ khảo. Quan sơ khảo lại đi tìm quan
phúc khảo, cùng đến... Trong khi đó, Quỳnh ngồi rỗi buồn tay vẽ thêm mấy chú voi con
nữa. Các quan trường kéo đến đông đủ cả bầy, Quỳnh thản nhiên đề vào dưới bức biếm họa
(1):
Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúc
Chú sơ, chú phúc (2) rúc mà coi!
Cả bọn tẽn tò, bấm nhau lảng. Cố nhiên, kỳ thi này Quỳnh là người bị đánh hỏng đầu tiên.
Kỳ thi hội thứ hai - Chúa vẫn ngầm sai người ép Quỳnh đi thi, để nếu còn ngang bướng
Chúa sẽ thẳng tay trị tội.
Vào trường thi, chép xong đầu bài, Quỳnh không thèm động bút. Ông chống tay vào cằm,
đảo mắt nhìn bao quát. Lũ quan trường tưởng ông bí văn, đến nói nhỏ vào tai:
- Ông nghĩ được đến đâu cứ viết đến đấy, đã có Chúa và chúng tôi phù trợ. Chỗ nào khó thì


làm trống!
Quỳnh gật đầu mỉm cười. Nhân đấy, ông nảy ra một ý ngộ nghĩnh. Bọn này xui ta "làm
trống" nghĩa là chỗ nào chưa nghĩ ra, kho, chưa viết được, thì để giấy trắng - để suông, để
trống! Ta sẽ tương kế, tựu kế, dựa theo lời chúng, tả ngay chiếc trống, thế mà lại hay"...
Ông lúi húi viết vào bài:
... Ô hô! Da trâu, tang mít, tứ ký thành bưng bít chi công; đám hội, nhà chay thượng ký đổ
thì thùng chỉ hiệụ..
Không rõ lúc đọc bài, quan trường có hiểu rằng Quỳnh đã lấy cớ nghễnh ngãng, nghe nhầm
"làm trống" để tả ra "cái trống" nhằm phỉ báng sự bất lực cùng đầu óc trống rỗng của bọn
chúng từ vua, chúa đến quan trường hay không. Nghe đâu bọn quan trường lại bị nhà chúa
mắng: "Ăn không nên đọi, nói không nên lời! Để Quỳnh làm lạc đề, tội ở các ngươi!"
Kỳ thi hội thứ ba - Nhân năm mưa thuận gió hòa, được mùa toàn cõi, nhà chúa thay lời vua
Lê, tự tay ra đề thi hướng vào chuyện đó.
Mở đầu bài chính văn Quỳnh viết ngay hai câu "phá" (3):
Quân tắc cổ, thần tắc cổ, đái hàm quan
Ngu Thuấn chi công
Thượng ung tai, hạ ung tai, ỉ đầu lại
Đường Nghiêu chi trị
Giải nghĩa theo chữ hán, đại ý là:
Vua hành đạo theo phép tắc xưa, bề tôi hành đạo theo phép tắc xưa kính cẩn đều nhìn nhận
công ơn vua Thuấn. Người trên hòa vui. Người dưới hòa vui trước hết nhờ cậy nền thịnh trị
vua Nghiêu.
Mới xem lướt, Chúa Trịnh đã định xếp bài Quỳnh cho đỗ. Quan đề điệu (4) đứng bên cạnh
liền tâu:
- Khải Chúa xin người hãy xét lại kỹ hơn. Thần e trong những câu chữ ấy có hàm ý không
thuận mà lại còn bất kính nữa. Kẻ hạ thần xin xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp để nhà
Chúa thính lãm (5).
Quả nhiên nghe đọc lại Chúa tái mặt, sửng sốt vì những lời phỉ báng táo tợn:
- Nhà vua tắc cổ (câm), bề tôi cũng tắc cổ, đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng (chúng
tao) đang được sống dưới thời vua Thuấn.

- Đứa trên lòi tai (ung tai: thối tai), đứa dưới cũng lòi tai, ỉa vào đầu lũ nha lại, dám bảo
rằng (chúng tao) đang mở mặt giữa đời vua Nghiêu.
Trên giấy trắng mực đen, không ai bắt bẻ Quỳnh được chữ gì, mặc dù bài của ông bị loại.
Cả ba kỳ thi hội, Quỳnh đều trượt. Nhưng Quỳnh thêm nổi tiếng vì những "bài thi bất hủ"
ấy.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×