Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học và vấn đề kinh tế xã hội môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.36 KB, 2 trang )

HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu
khác gây ô nhiễm môi trường ?
A. Than đá.
B. Xăng, dầu.
B. Khí butan (gaz)
D. Khí hiđro.
Câu 2. Trong số các nhiên liệu sau, nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là
A. Củi, gỗ, than cốc B. than đá, xăng, dầu
C. xăng dầu
D. khí thiên nhiên
Câu 3. Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?
A. Penixilin, Amoxilin.
B. Vitamin C, glucozơ.
C. Seđuxen, moocphin.
D. Thuốc cảm Pamin, Panadol.
Câu 4. Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
A. Dùng fomon, nước đá.
B. Dùng phân đạm, nước đá.
C. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.
D. dùng nước đá khô, fomon.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?
A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl.
C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi.
D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm ?
A. Nước ruộng lúa chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb 2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.
C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt…quá mức cho phép.


Câu 7: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb 2+¸ Fe3+, Cu2+, Hg2+…
người ta có thể dùng:
A. H2SO4
B. Ca(OH)2
C. Đimetylete
D. Etanol
Câu 8. Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc,
ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
A. Có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển.
B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.
D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.
Câu 9. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi
dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không
khí đã có khí nào trong các khí sau?
A. H2S.
B. CO2.
C. SO2.
D. NH3.
Câu 10. Cacbon monooxit có trong thành phần chính của loại khí nào sau đây?
A. Không khí.
B. Khí thiên nhiên.
C. Khí mỏ dầu.
D. Khí lò cao.
Câu 11. Bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc chín có chứa:
A. vitamin A.
B. β-caroten (thuỷ phân tạo vitamin A).
C. este của vitamin A.
D. enzim tổng hợp vitamin A.

Câu 12: Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái
đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. Các hợp chất hữu cơ
B. Sự thay đổi của khí hậu
C. Chất thải CFC do con người gây ra
D. Chất thải CO2
Câu 13: Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi dãy khí:
A. Cl2 , CH4 , SO2
B. CO , CO2 , NO
C. HCl , CO , CH4
D. SO2 , NO , NO2
Câu 14: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng
ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà
kính là: A. N2
B. H2
C. CO2
D. O2
Câu 15: Một chiếc nhiệt kế bị vỡ, để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi tránh độc, người ta có thể dùng:
A. Bột than
B. Bột sắt
C. Bột lưu huỳnh
D. Cát
Câu 16: Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng:
A. Dung dịch AgNO3 loãng
B. Dung dịch NH3 loãng
C. Dung dịch NaCl
D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 17: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi đuợc sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh họat ở ở nông
thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là:
A. phát triễn chăn nuôi

B. Đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
C. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn
D. Giảm giá thành sản xuất dầu, khí
Câu 18: Tại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dùng để tách vàng
khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc
đó là: A. Nicôtin
B. Thủy ngân
C. Xianua
D. Đioxin


Câu 19: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy
môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này
còn được gọi là:
A. 3-MCPD
B. Nicôtin
C. Đioxin
D. TNT
Câu 20: Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh nhưng rất độc, hiện nay
người ta đã ngưng sử dụng X không phải vì tính kháng thuốc của sâu bọ với X mà vì tính độc hại và tính chất hủy
hoại môi trường của X. X là:
A. TNT
B. 666
C. DDT
D. Covac
Câu 21: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu trong thuốc lá
là:
A. Becberin
B. Nicotin
C. axit nicotinic

D. moocphin
Câu 22: Không khí bị ô nhiễm có thể do:
A. Các loại oxit CO, SO2, NOx…
B. Các chất tổng hợp ete, benzen…
C. Các chất bụi nhẹ lơ lửng, bụi nặng
D. A, B, C đều đúng
Câu 23: Các chất gây ô nhiễm nguồn nước gồm:
A. Các anion: PO43-, NO3-, SO42-…
B. Các kim loại nặng: Pb2+, Cd2+, As3+, Na+, Mn2+
C. Các hợp chất hữu cơ: DDT, tanin, lignin, xiprofloxaxin…
D. A, B, C đều đúng
Câu 24: Trong các chất sau, chất không làm ô nhiễm môi trường đất là:
A. Các kim loại nặng trong phế thải luyện kim, sản xuất ô tô B. Phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
C. Chất phóng xạ
D. A, B, C đều sai
Câu 25: Nguyên nhân dẫn đến lỗ thủng tầng ozon là:
A. Khí CO và CO2
B. Khí Freon (CFC)
C. Khí SO2
D. Tia tử ngoại từ mặt trời
Câu 26: 2 khí CO,CO2 được coi là khí làm ô nhiễm môi trường vì :
A. Nồng độ CO cho phép trong không khí là 10 đến 20 phần triệu, nếu đến 50 phần triệu thì gây tổn thương
não bộ của động vật
B. CO2 tuy không độc nhưng gây hiệu ứng nhà kính
C. CO2 kết hợp với các cation tạo cacbonat bazơ làm ô nhiễm đất và nước
D. A, B đúng
Câu 27: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng:
A. Tầng ozon bị phá hủy
B. Các tia tử ngoại chiếu trực tiếp xuống mặt đất không bị cản lại
C. Trái Đất không thể trả lại lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời

D. Bão từ Mặt Trời
Câu 28: Khí CO2 quá nhiều trong khí quyển sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng nhà kính có tác hại:
A. Làm thủng tầng ozon
B. Làm Trái Đất nóng lên, làm tan băng
C. Tạo ra mưa axit
D. Tất cả đều đúng
Câu 29: Các oxit của nitơ có dạng NOx trong không khí là nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Nguồn tạo ra khí NOx phổ
biến hiện nay là:
A. Bình acquy
B. Khí thải của phương tiện giao thông
C. Thuốc diệt cỏ
D. Phân bón hóa học
Câu 30: Hóa chất được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp hiện nay để xử lý các khí thải công nghiệp
một cách tiện lợi, kinh tế và hiệu quả là:
A. NH3
B. Ca(OH)2
C. Than hoạt tính
D. Nước tinh khiết
Câu 31: Hiện nay không còn khuyến khích xây dựng các nhà máy nhiệt điện là do:
A. Nguồn nguyên liệu cạn kiệt
B. Khí thải tạo thành gây ô nhiễm môi trường (NO, SO2, CO2,…)
C. Quá trình khai thác và vận chuyển nguyên liệu nguy hiểm và khó khăn
D. Tất cả đều đúng
Câu 32: Để xử lí chất thải là axit, người ta thường dùng:
A. NaOH
B. Ca(OH)2
C. NH3
D. Tất cả đều sai
Câu 33: Phương pháp chung nhất để loại bỏ chất độc hại là :
A. sử dụng chất hóa học để tạo thành chất không độc hoặc ít độc hại hơn

B. ngăn chặn không cho chất độc hại tiếp xúc với cơ thể ngừơi
C. cô lập chất độc hại trong nhưng dụng cụ đặc biệt
D. làm cho chất độc hại tan đi bằng cách xịt nứơc
Câu 34: Một trong những chất gây thủng tầng ozon là freon. Chất này có chủ yếu thoát ra từ:
A. Máy vi tính
B. Nồi cơm điện, ấm điện
C. Tủ lạnh, máy điều hòa
D. Tất cả đều sai
Câu 35: Cho các chất sau đây: Ion kim loại nặng (Pb2+, Cr2+…) (1); CH4 (2); CO (3); CO2 (4); CFC (5). Những chất
có thể gây ô nhiễm môi trường là:
A. 3,4,5
B. 1,3,4,5
C. 1,2,3,5
D. 1,2,3,4,5
Câu 36: Không khí sạch là không khí có thành phần: nitơ và oxi lần lượt là: (đơn vị: %)
A. 78 , 21
B. 79, 20
C. 78 , 20
D. 79, 19
Câu 37: Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ?
A. Gốm, sứ
B. Xi măng
C. Chất dẻo
D. đất sét nặn
Câu 38: Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí
triệt để. Đó là những chất nào sau đây?
A. SO2, NO2
B. H2S, Cl2
C. NH3, HCl
D. CO2, SO2




×