Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỊA lí DÂN CƯ VIỆT NAM LỚP 9 ÔN THI THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.24 KB, 8 trang )

Vũ Thị Lý –TH&THCS Thụy Việt- Ôn địa lý 9

ĐỊA LÍ DÂN CƯ
CÂU 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể
hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.
-Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, các dân tộc ít người
chiếm 13,8%.
- Nét văn hóa của các dân tộc thể hiện ở: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập
quán…
Ví dụ:
+ Ngôn ngữ: Tiếng Việt (tiếng phổ thông của người Kinh), tiếng Tày (dân tộc Tày), tiếng
Thái (dân tộc Thái), tiếng Khơme (dân tộc Khơme)….
+ Trang phục: người Kinh có áo dài và nón lá; người HơMông có váy xòe thổ cẩm, con trai
dân tộc Êđê đóng khố…
+ Tục cưới hỏi: người Kinh - có lễ dặm ngõ, ăn hỏi và rước dâu; dân tộc ít người có tục bắt
vợ.
+ Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một
tháng giêng theo Âm lịch
+ Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.
CÂU 2: Trình bày đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam
-Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ,
trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,… làm cho nền văn hóa Việt Nam them phong
phú , giàu bản sắc.
- Dân tộc Việt (Kinh)
+Có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh
xảo.
+ Là lực lượng lao động đông đảo trong các nghành công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,
khoa học kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người
+ Có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng


trong sản xuất và đời sống
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tốc Việt
Nam.
CÂU 3: Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng
bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn
của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an
ninh quốc phòng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:
Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân
bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản
Năm học 2018-2019

Trang 1


Vũ Thị Lý –TH&THCS Thụy Việt- Ôn địa lý 9

Người Dao: sống ở các sườn núi 700 – 1000m.
Người Mông: trên các vùng núi cao.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.
Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành
từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
+ Hiên nay, một số dân tộc miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.
CÂU 4: Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn
hóa tiêu biểu của dân tộc em.
Dân tộc Kinh

- Đứng thứ 1 về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Địa bàn cư trú chủ yếu: ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Một số nét văn hóa tiêu biểu:
+ Tết cổ truyền là Nguyên Đán.
+ Trang phục truyền thống là áo dài, nón lá.
+ Ngôn ngữ: tiếng Việt (tiếng phổ thông).
+ Món ăn đặc sản: Phở, bún chả, nem rán…
+ Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ
cho con.
+ Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo
Khổng, đạo Lão.
+ Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ.
Câu 5: Cho biết số dân và nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ
gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
* dân số
-Khái niệm: là số người sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ được tính tại thời điểm
nhất định
- năm 2007 ds VN là 85,17 triệu người
Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.231.433 người vào ngày 15/04/2019 theo số liệu mới
nhất từ Liên Hợp Quốc.
- Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,27% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế
giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ
* Nhận xét:
- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1954 – 2003: từ 23,8 triệu người
lên 80,9 triệu người (tăng gấp 3,5 lần).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động
+ Giai đoạn 1954 – 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất (từ 1,1% lên 3,9%).
Đây là thời kì “bùng nổ dân số” ở nước ta.
+ Giai đoạn 1960 – 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần và đi đến ổn định nhờ
kết quả của chính sách dân số (từ 3,9% xuống 1,4%).


Năm học 2018-2019

Trang 2


Vũ Thị Lý –TH&THCS Thụy Việt- Ôn địa lý 9

-Hiên nay , dân số VN đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp, Tuy
nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng :
+Tỉ lệ GTDS cao nhất là Tây Nguyên
+ Tỉ lệ GTDS thấp nhất là ĐBSH
* Gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do:
- Quy mô dân số nước ta lớn
- Cơ cấu dân số trẻ ,các nhóm tuổi trẻ có tỉ lệ cao, do đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và
tiềm năng sinh đẻ cao
⟹ Dẫn tới số lượng trẻ em sinh ra hằng năm vẫn rất lớn (mỗi năm tăng thêm khoảng 1
triệu người).
Câu 62: Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục của sự tăng nhanh dân số (dân số
đông)?
Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
a.Nguyên nhân
- VN là nước nông nghiệp trồng lúa nên cần nhiều lao động. VN đi lên từ một nước pk chế
độ pk tồn tại lâu đời do đó còn tồn tại nhiều tư tưởng lạc hậu , bảo thủ trọng nam khinh nữ
- Các biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gđ chậm
- Nhịp điệu sinh học của cơ thể, đới nóng có tỉ lệ sinh đẻ cao hơn
- Quá trình CNH, HĐH còn chậm…
b. Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép lên các lĩnh vực
- Về kinh tế:

+ Tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát
triển kinh tế
+ Thu nhập bình quân đầu người không cao, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người
ngày càng giảm
+ Năng suất lao động thấp
+ Tích lũy xã hội thấp…
- Xã hội:
+ Gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở, các công trình công cộng…
+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trỏe lên gay gắt ->Tệ nạn xã hội gia tăng
+ Chênh lệch giàu nghèo lớn, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện…
- Tài nguyên, môi trường: Gây sức ép làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất,
nước, không khí)
c. Biệp pháp khắc phục
-Tuyên truyền và thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả
- Phân bố dân cư, lao động hợp lí giữa các vùng
- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số
nông thôn và thành thị
- Mở rông jthij trường xuất khẩu lao động, đẩy manh jđào tạo người lao động có tay nghề
cao, có tác phong công nghiệp
- Phát triển công nghiệp miền núi và nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của
đất nước.
Năm học 2018-2019

Trang 3


Vũ Thị Lý –TH&THCS Thụy Việt- Ôn địa lý 9

d. Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.
+ Chất lượng đời sống dân cư nâng cao, từ đó trình độ văn hóa (trình độ dân trí) cũng nâng
lên.
+ Giảm bớt các tệ nạn xã hội.
+ Cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, bảo vệ nguồn tài nguyên.
Câu 7: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội và môi trường
a) Tích cực :
- Dân số đông: Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với
những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo
nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp
công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
b) Tiêu cực :
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

Câu 8:Dựa vào Atlat- hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào?Thưa
thớt ở những vùng nào? Vì sao? trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta
(VN là nước có mật đô dân số cao trên thế giới
Năm 2006: MĐDS là 254 người/km2 và ngày càng tăng
Mật độ dân số của Việt Nam là 314 người/km2. (2018)
Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng và trung du miền núi; giữa thành thị và
nông thôn:
- Giữa đồng bằng và trung du miền núi: dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng

bằng và thưa thớt ở trung du, miền núi.
+ Dân cư tập trung đông đúc nhất ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) và ở TP. Hồ Chí
Minh thuộc Đông Nam Bộ (mật độ trên 1000 người/km2).
+ Các vùng có mật độ dân số trung bình (101 đến 500 người/km2) gồm: vùng rìa của đồng
bằng sông Hồng, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ,

Năm học 2018-2019

Trang 4


Vũ Thị Lý –TH&THCS Thụy Việt- Ôn địa lý 9

vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ
dân số dưới 100 người/km2.
- Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (72,6%), ở thành thị ít
hơn (27,4%) năm 2007 Atlat- 15
* Vì sao
- Vì ĐB, ven biển các đô thị những nơi này có nhiều thuận lợi về đk sống: địa hình, đất đai,
nguồn nước; có nghề trồng lúa nước cần nhiều lao động, giao thông thuận lợi, trình độ
phát triển kinh tế cao… Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa diễn ra mạnh.
- Miền núi có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt( địa hình dốc, hiểm trở, giao thông đi
lại khó khăn…trình độ pt kinh tế chưa cao…
Câu 9: Ảnh hưởng của phân bố dân cư không đều? Biện pháp khắc phục
Dân cư phân bố k đều a/h đến sự pt ktxh,gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lđ
và khai thác tài nguyên thiên nhiên
Phân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những tác động tiêu cực như:

- Về kinh tế : phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến sự pt ktxh ,việc sử
dụng lao động và khai thác tài nguyên;
+miền núi chiếm ¾ diện tích và có tài nguyên phong phú nhưng dân cư lại thưa thớt gây
thiếu lao động cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội;
+ đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng lại tập trung 75% dân số, mật độ dân số cao, tỉ lệ
thất nghiệp và thiếu việc làm lớn
- Về xã hội : dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao ở thành thị gây ra nhiều vấn nạn như
ùn tắc giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp tệ nạn xã hội…
- Môi trường : dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, mật độ dân số cao ở thành thị gây
sức ép lên tài nguyên – môi trường, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng
*Biện pháp:
- Thực hiện chính sách phân bố lại dân cư: Di dân từ đồng bằng lên miền núi
- Xây dựng chính sách chuyển cư hợp lí nhằm thúc đẩy phân công lao động và phân bố dân
cư giữa các vùng.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương dân số.
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn và vùng trung du miền núi nhằm khai thác
tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.
- hạn chế nạn di dân tự do
-CẢi tạo xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đôthị hóa nông thôn trên cơ sở phù
hợp với nhu cầu pt kinh tế xã hội
Câu 10 : Đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta. Hãy nêu những thay đổi của
quần cư nông thôn mà em biết.

Năm học 2018-2019

Trang 5


Vũ Thị Lý –TH&THCS Thụy Việt- Ôn địa lý 9


*Những thay đổi của quần cư nông thôn:
- Tỉ lệ người lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp- xây dựng và
dịch vụ) ngày một tăng.
- Nhiều dãy nhà cao tầng mọc lên.
- Các cánh đồng trước đây được thay thế bằng những khu công nghiệp, xí nghiệp, điểm
công nghiệp tập trung sản xuất.
- Các tuyến đường cao tốc, tỉnh lộ, huyện lộ được nâng cấp xây dựng hiện đại hơn, giao
thông dễ dàng.
Câu 11 : Dựa vàoAtlat, hãy nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta.
Các đô thị nước ta phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du (mật độ cao nhất ở Đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long., Đông Nam Bộ).
- Các đô thị lớn đồng thời là các thành phố trực thuộc TW, thành phố trực thuộc tỉnh và thị
xã có nền kinh tế phát triển.
+ Hai đô thị trên 1 triệu người phân bố ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh.
+ Đô thị từ 350 – 1 triệu người là Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa.
+ Các đô thị có quy mô từ 100 đến dưới 350 nghìn người: phân bố chủ yếu ở đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long., Đông Nam Bộ, các tỉnh dọc duyên hải miền Trung
và một số thành phố Tây Nguyên.
- Vùng miền núi, kinh tế kém phát triển, chủ yếu các đô thị có quy mô dưới 100 nghìn
người (ở Trung du miền núi Bắc Bộ).
Câu 12:Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta
như thế nào.
* Nhận xét:
- Số dân thành thị: tăng lên đều và liên tục từ 11360,0 (năm 1985) lên 20869,5 (năm
2003), tăng gấp 1,84 lần.
Năm học 2018-2019


Trang 6


Vũ Thị Lý –TH&THCS Thụy Việt- Ôn địa lý 9

- Tỉ lệ dân thành thị tăng khá nhanh, từ 18,97 % (năm 1985) lên 25,8% (năm 2003), tăng
6,83%.
* Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh rằng quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn
ra với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên so với các nước trên thế giới, trình độ đô thị hóa
còn thấp.
- Các đô thị phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ
Câu 13: Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta? Để nâng cao chất lượng nguồn
lao động cần có những giải pháp gì?
- Thuận lợi
+ Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh.
+Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động- đây là nguồn nhân lực vô
cùng quan trọng để phát triển kinh tế.
+ Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
thủ công nghiệp, cần cù sáng tạo, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao(. Lao động qua đào tạo tăng lên từ
12,3% (1996) lên 25% (2005).
- Khó khăn: Người lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên
môn
+ Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao
+ Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đội ngũ cán bộ quản lí,
công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít so với sự phát triển kinh tế hiện nay.
+ Phân bố không đều, đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng; vùng núi và cao nguyên
lại thiếu lao động nhất là lao động có kĩ thuật
+ Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.Lao động trong nông
nghiệp còn chiếm ưu thế

 Giải pháp nâng cao chất lượng lao động
Có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng lao động nhưng quan trọng nhất là tiến hành
đào tạo lao động
+ Đa dạng và mở rộng các ngành nghề đào tạo
+Đẩy mạnh tư vấn lao động hướng nghiệp dạy nghề
+Chú trọng dạy thực hành , đào tạo lí thuyết gắn liền với thực tiễn, tránh tình trạng thừa
thầy – thiếu thợ.
+ Phân bố lại lao động
+Có kế hoach đào tạo hợp lí và chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo dạy nghề
Câu 14: Vấn đề sử dụng lao động theo thành phần kinh tế (sự thay đổi cơ cấu lao động
theo ngành ở nước ta)
- Lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
+ Tỷ trọng lao động N-L-NN giảm
+Tỷ trọng lao động coogn nghiệp-xây dựng, và dịch vụ tăng lên
->Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay đang có sự chuyển biến theo
hướng công nghiệp hóa
Năm học 2018-2019

Trang 7


Vũ Thị Lý –TH&THCS Thụy Việt- Ôn địa lý 9

Câu 15 : Tại sao Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải
quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?:
*VÌ
- Nước ta có dân số đông (87,15 triệu người_2007) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động
dồi dào.Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động
- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp

hoặc thiếu việc làm còn cao.
Năm 2005:
Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%
- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa
gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.
*Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp sau:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa cac vùng
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn( ngành nghề truyền thống, thủ
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…, Phát triển CN, ý tới các hoạt động dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng
xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 16:Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân?
Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân:
-Trong thời gian qua, chất lượng cuộc sống của người dân VN đã đang đc cải thiện
+Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999).
+ Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.
+ Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
+ Tuổi thọ trung bình tăng lên: năm 1999 tuổi thọ trung bình của nam là 67,4 và nữ là 74.
+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đẩy lùi.
-Chất lượng cs của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng
, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư trogn xã hội

Năm học 2018-2019


Trang 8



×