Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài tập môn kinh tế quôc tế_Phân tích những cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.55 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----o0o-----

BÀI TẬP CÁ NHÂN
KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài:
PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2017 TRỞ ĐI VÀ GIẢI PHÁP

Lớp

:

Chuyên ngành

: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích

Học viên

:

Hà Nội, 02/2018


Contents


LỜI MỞ ĐẦU
Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu


hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa
phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi
là trọng tâm, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu này. Thực hiện chủ
trương mở rộng thị trường nội địa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
thời gian qua Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khu
vực, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, tận dụng được nhiều cơ hội lớn
thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và tạo thêm việc làm cho xã hội. Thời gian qua nước ta đã đạt được nhiều thành quả
trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ở bài viết này em xin được làm rõ hơn cơ hội của Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2017 trở đi và giải pháp trong thời gian tới.

3


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Các hiệp định thương mại quốc tế Việt Nam đã ký kết:
Đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại quốc tế như:
- Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP)
- Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC ) gồm có các hiệp định khung về:
+ Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS)
+ Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
+ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
- Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA)
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)
- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
- Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA)
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA)

- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu
- Hiệp định thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA) giữa
ASEAN và Hồng Kông , dự kiến có hiệu lực sớm nhất từ ngày 1/1/2019.
2. Những hiệp định Việt Nam đang đàm phán để đi đến ký kết:
- Ngày 1/12/2015 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính
thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Hiện
tại, hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định
trong năm 2018. (Theo phán quyết mới nhất của Tòa án châu Âu ngày 16/5, các Hiệp
định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác, trong
đó có Việt Nam, sẽ chỉ được phê chuẩn và đi vào hiệu lực khi có sự đồng ý của quốc hội
mỗi nước thuộc liên minh này. Với phán quyết này sẽ tác động đối với Việt Nam khi việc
phê chuẩn FTA giữa EU và Việt Nam (EUVFTA) sẽ phải được quốc hội các nước thuộc
4


liên minh EU thông qua. Điều đó dẫn đến việc khó xác định chính xác thời gian kết thúc
quy trình phê duyệt này và khi nào hiệp định thương mại này có hiệu lực hiện vẫn sẽ tiếp
tục là câu hỏi để ngỏ).
- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Khối EFTA.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel.

5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2017
2.1. Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các
tổ chức kinh tế quốc tế.

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC,
Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các
hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:


Trong khuôn khổ WTO:

- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương
mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa
phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch
vụ.
- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị
trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các
cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn
cầu.
- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán
trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công
nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…..


Trong khuôn khổ ASEAN

- Sau khi tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2017), mối
quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có
tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao
vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam,
ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà
đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).
- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN
vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước,

tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như
6


làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa
phương khác.
- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm
2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực
hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước
có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây
dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.


Trong khuôn khổ APEC

- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu
vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60%
giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt
Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng
đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC.
- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt
Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương
trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế
hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và
điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại
điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm
sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối
phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành
viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.



Trong khuôn khổ ASEM

- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa
hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa
bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

7


- Trong hai năm 2010-2011, Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng
kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng
như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội
thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn
ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM
về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng
hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…
2.2. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với
mức độ tự do hoá sâu rộng.


Các cam kết trong khuôn khổ WTO:

Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện
trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam:
- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm
10.600 dòng thuế.
- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế
bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời

gian thực hiện sau 5- 7 năm.
- Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế
(chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế);


Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực

- Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam. Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu)
với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệ
dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm. Trong đó,
mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/CEPT/ATIGTA cao nhất (99 dòng thuế 8 số), thấp
nhất là trong cam kết AIFTA/AITIG (80 dòng thuế 6 số) và trong cam kết AJCEP (88,6%
dòng thuế 10 số).

8


- Về lộ trình cắt giảm thuế: Với AFTA, ACFTA và AKFTA việc giảm thuế sẽ được
thực hiện theo lộ trình qui định cho các bước giảm thuế hàng năm (AFTA: 1996 – 2006 –
2015 – 2018, AKFTA: 2007 – 2016 – 2018). Mô hình giảm thuế đối với các FTA còn lại
(AJCEP, AIFTA, AANZFTA, VJEPA) sẽ cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất
cuối cùng theo cam kết. (AJCEP: 2008 – 2018 – 2024, VJEPA: 2009 – 2019 – 2015,
AANZFTA: 2010 – 2018 – 2020, và AIFTA: 2010 – 2018 – 2021).


Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam – Chi Lê

- Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế trong biểu thuế
nhập khẩu hiện hành (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi lê sang Việt Nam năm

2007) trong vòng 15 năm. Trong 12,2% số dòng thuế còn lại có 4,08% số dòng thuế thuộc
danh mục loại trừ (không tham gia giảm, xoá bỏ thuế), 3,37% số dòng thuế được giữ
nguyên thuế suất cơ sở và 4,75% số dòng thuế được giảm thuế một phần.
2.3. Việt Nam đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền
kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và
thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế với một số nội dung chủ yếu
sau:
- Tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công
nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là
chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp
hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo
có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; thúc đẩy thương mại, tăng
thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA). Theo số
liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2017 vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam đạt 35,88 tỷ đô tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây; cùng với
đó vốn giải ngân đạt 17,5 tỷ USD tăng cao nhất từ trước đến nay. Tổng giá trị xuất nhập

9


khẩu hàng hóa của Việt Nam theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2017 đạt 425,12
tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Hình 1: Tổng giá trị GDP hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017
theo giá hiện hành (tỷ VND) (nguồn Tổng cục thống kê).

Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam
giai đoạn 2005-2017 (nguồn Tổng cục Hải quan).

10


Hình 3: FDI vào Việt Nam qua các năm
- Tiếp thu được khoa học - công nghệ mới và kỹ năng quản lý tiên tiến trên nhiều
lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, kỹ thuật, văn hóa - xã hội… góp phần đào tạo cho
Việt Nam có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫn
quản lý.
- Góp phần hoàn thiện thể chế trong nước trên góc độ: pháp luật và tổ chức bộ
máy, cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải
cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môi trường kinh doanh,
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi
trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày càng phù
hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế..

11


- Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản
xuất khu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào
các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao
hơn (Năm 2015, công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực chính cho tăng trưởng
GDP).Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu
đã tăng cao. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần
lệ thuộc vào thị trường Châu Á.

12


CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2017
3.1. Cơ hội.
Khi tham gia các hiệp định thương mại, cộng đồng kinh tế thì mỗi hiệp định sẽ tạo
ra những cơ hội khác nhau, điều đó đòi hỏi Việt Nam phải luôn tìm tòi nghiên cứu để tìm
ra lợi thế so sánh của mình để tận dụng thời cơ, cơ hội khi tham gia các hiệp định thương
mại tạo ra. Các cơ hội Việt Nam có được:
- Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hình thành mạng sản xuất và chuỗi
cung ứng mới trong thị trường; tạo điều kiện để phát triển mạnh thương mại; nâng cao
hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống của người dân; góp phần giải quyết những thách thức trong nền kinh tế
đương đại, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, phát triển nền kinh tế số, xây dựng chính sách
cạnh tranh và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng như bảo vệ các quyền
cơ bản của người lao động và bảo vệ môi trường. Các Hiệp định còn có các quy định bảo
đảm cơ hội để các nền kinh tế thành viên có trình độ phát triển khác nhau và doanh
nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể được hưởng lợi; giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt
qua thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển; có bao gồm các cam kết về hỗ trợ kỹ thuật,
nâng cao năng lực và có sự linh hoạt về lộ trình thực thi, phù hợp với sự khác biệt về trình
độ phát triển để các bên có khả năng đáp ứng cam kết và tận dụng đầy đủ lợi ích của Hiệp
định. Đồng thời, quy định cơ chế giám sát thực thi và chế tài xử lý các vi phạm.
- Khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất
cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ,
không bị phân biệt đối xử.
- Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện.
- Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác
trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết
lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của
đất nước, của doanh nghiệp.
- Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải
cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả
hơn.

- Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện để Việt Nam triển
khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.

13


Liên hệ đối với cơ quan em đang công tác hiện nay (một đơn vị hành chính nhà
nước tỉnh Thái Bình) thì việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem đến cho tỉnh nhà tiếp cận
các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương tạo công thêm việc làm cho nhân dân,
tạo thêm thu nhập ổn định đời sống nhân dân; đồng thời cũng là cơ hội để Thái Bình có
thể phát triển và xuất khẩu các sản phẩm, mặt hàng có lợi thế như gạo, chiếu cói, trạm
bạc,...
Đối với cá nhân, việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cửa hàng kinh doanh của em
tiếp cận được nhiều sản phẩm thời trang trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực châu
Âu như len lông cừu, da, ... để ngày càng có nhiều sản phẩm tốt được cung cấp đến khách
hàng với giá cả tốt hơn.
3.2. Giải pháp.
3.2.1. Giải pháp đối với Nhà nước
- Nhà nước phải sửa đổi, điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế, hệ
thống hành chính cho phù hợp;
- Hoàn thiện thể chế thị trường;
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật phù hợp với nhu cầu phát triển
và các cam kết quốc tế;
- Tiếp tục cải cách hệ thống hành chính nhà nước;
- Tạo môi trường kinh doanh công bằng và ổn định;
- Xây dựng các thiết chế cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, giải quyết tranh chấp;
- Cổ phần hóa hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tránh tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh, không minh bạch;
- Cải cách hệ thống ngân hàng, thuế, thương mại và dịch vụ công;
- Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

- Điều chỉnh các chiến lược tổng thể ngành, vùng đối với công nghiệp từ góc độ
cạnh tranh và hợp tác quốc tế;
- Tạo điều kiện và có chế tài để thu hút đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển đảm
bảo cơ cấu kinh tế đất nước;
- Phát triển nhanh và mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp, hệ thống liên kết doanh
nghiệp.
.........
14


3.2.2. Đối với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần tìm hiểu các vấn đề về phát triển và hội nhập, thường xuyên
trau dồi kiến thức, nắm bắt thông tin (tự học, sử dụng chuyên gia, tư vấn ngoài doanh
nghiệp);
- Đổi mới tư duy kinh doanh phù hợp với bối cảnh mới;
- Xây dựng chiến lược Kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh và
theo hướng nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị;
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, tham gia các liên kết, mạng lưới
và hiệp hội;
- Đổi mới tư duy kinh doanh:
+ Doanh nghiệp cần từ bỏ tư duy ỷ lại vào bảo hộ và bao cấp, ưu đãi của nhà nước, dựa
dẫm vào quan hệ thân quen;
+ Từ bỏ những thói quen không phù hợp ("đi cửa sau", tù mù, làm hàng nhái, hàng
giả…);
+ Phải chấp nhận cạnh tranh và qui luật đào thải của thị trường;
+ Thay tư duy ngắn hạn bằng chiến lược, tầm nhìn xa;
+ Thay tư duy “ai thắng ai” bằng “các bên cùng thắng”;
+ Thay tư duy làm khép kín bằng liên kết, hợp tác, chuyên môn hóa; tham gia clusters,
out-sourcing, off-shoring;
+ Coi trọng nghiên cứu thị trường, khách hàng, tiêu thụ sản phẩm; căn cứ vào đó để xây

dựng kế hoạch kinh doanh;
- Đổi mới chiến lược cạnh tranh:

15


+ Biết mình biết người, tạo thế các bên cùng thắng (win-win);
+ Tìm đường phát triển và xây dựng lợi thế (hơn là chỉ tìm cách xóa bỏ bất lợi thế), chú
trọng lợi thế động (hơn là lợi thế tĩnh) và tạo thêm giá trị gia tăng;
+ Không ngừng tự cải thiện, sáng tạo, làm tốt hơn và làm khác hơn những việc doanh
nghiệp đang làm;
+ Gắn với sự tiến hóa của toàn ngành và vị trí của doanh nghiệp trong ngành;
+ Thích ứng với sự thay đổi (thay đổi lợi thế cạnh tranh);
- Nâng cao giá trị gia tăng:
+ Nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - kinh doanh là yếu tố quyết định để
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tạo khả năng cho doanh nghiệp
trụ vững và phát triển. Trong đó, giá trị gia tăng = giá trị doanh nghiệp tạo thêm trong quá
trình sản xuất - kinh doanh, từ đó đòi hỏi nỗ lực của cả doanh nghiệp và Nhà nước;
+ Doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung vào khâu sản xuất, gia công, lắp ráp, ít chú ý
dịch vụ vì thế bị yếu thế dẫn tới giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp, do đó cần chuyển
hướng mạnh sang cải thiện khâu R&D, marketing và phân phối, phát triển dịch vụ để tạo
thêm giá trị gia tăng.
- Chọn lựa chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp:
+ Có 3 hướng chiến lược cạnh tranh cơ bản: Cạnh tranh bằng giá (cost leadership), cạnh
tranh bằng sự khác biệt (differentiation) và tập trung vào trọng tâm (focus);
+ Có 3 động lực cạnh tranh theo Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC: Phản ứng nhanh,
tham gia dây chuyền cung cấp toàn cầu hóa và dịch vụ trọn gói.

16



KẾT LUẬN
Qua những nội dung trên, ta có thể thấy Hội nhập kinh tế quốc tế đem đến một cơ
hội không thẻ bỏ lỡ để Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với thế giới, đối
trọng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Tham gia các hiệp định thương sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt
Nam trên các lĩnh vực. Thông qua những cam kết, Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện các vấn
đề liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại, cơ hội tốt nghiệp từ nền kinh tế phi thị
trường sang nền kinh tế thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải
những thách thức không nhỏ, để có thể tận dụng được những lợi ích và khắc phục những
khó khăn có thể gặp phải, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi những cam kết
và đặc biệt cần đưa ra hướng đi chiến lược đúng đắn nhằm phát triển đất nước nhanh và
bền vững.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập WTO của thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng tại link:
/>142558
2. Bài viết FDI và những kỷ lục mới của Tiến sĩ Phạm Thị Vân Anh tại link:
/>
3. Bài viết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức-Hành
động của chúng ta của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại link:
/>4. Bài viết Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12
tháng năm 2017 của Tổng cục Hải quan tại link:
/>ID=1238&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh
%20k%E1%BB%B3&Group=Gi%E1%BB%9Bi%20thi%E1%BB%87u
5. Bài viết EVFTA chỉ được phê chuẩn khi quốc hội từng nước thuộc EU đồng ý

tại link:
/>6. Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết tại link:
/>7. Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang đàm phán tại link:
/>8. Giáo trình Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

18


9. Toàn văn bản tóm tắt hiệp định TPP tại link:
/>10. Hiệp định GATS và Biểu cam kết dịch vụ tại link:
/>11. Bài viết 6 cơ hội và 5 thách thức đối với Việt Nam khi vào TPP tại link:
/>12. Bài viết TPP - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam của PGS, TS. Phạm Thị
Thanh Bình – Viện Kinh tế và Chính trị thế giới tại link:
/>13. Bài viết 10 năm Việt Nam gia nhập WTO: Những vấn đề đặt ra đối với lĩnh
vực tài chính tại link:
/>14. Bài viết Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO: Những thành tựu khả quan tại
link:
/>15. Bài viết Mười năm gia nhập WTO - thành tựu cơ bản, thách thức cho Việt Nam
trong tiến trình hội nhập toàn diện của TS. Nguyễn Hữu Huyên Phó Vụ trưởng - Vụ Hợp
tác quốc tế - Bộ Tư pháp tại link:
/>
19


20



×