Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi trên nền đá, áp dụng tại công trình nhà máy xi măng dầu khí 12 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 139 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
(nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Tú

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Thủy Lợi; đặc biệt là các
cán bộ, giảng viên Bộ môn Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Khoa Công trình,
phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn
thành bản luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Tiến Chương, TS Nguyễn Ngọc
Thắng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tác giả đang
công tác đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu
thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã thường xuyên chia sẻ khó khăn và động viên tác giả
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện thời gian và chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các
thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018



Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Tú

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………… ……i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI 3
1.1. Giới thiệu tổng quan về cọc khoan nhồi ..............................................................3
1.1.1. Khái niệm, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng ...............................................3
1.1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................3
1.1.1.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng ..............................................................3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi .....................................5
1.2. Quy trình thi công cọc khoan nhồi ......................................................................6
1.2.1. Chuẩn bị thi công ..............................................................................................7
1.2.2. Định vị cọc (Định vị công trình và hố khoan) ..................................................7
1.2.3. Công tác hạ ống vách (ống casing) ...................................................................8
1.2.4. Công tác tạo lỗ khoan ........................................................................................9

1.2.5. Vét lắng làm sạch hố khoan ............................................................................11
1.2.6. Công tác gia công và hạ cốt thép ....................................................................11
1.2.7. Công tác lắp ống đổ bê tông ............................................................................13
1.2.8. Xử lý cặn lắng đáy hố khoan trước khi đổ bê tông .........................................13
1.2.9. Công tác bê tông..............................................................................................14
1.2.10. Công tác rút ống vách và vệ sinh đầu cọc .....................................................16
1.3. Các phương pháp kiểm tra trong quá trình thi công ........................................16
1.3.1. Kiểm tra dung dịch khoan ...............................................................................16
1.3.2. Kiểm tra lỗ khoan cọc nhồi .............................................................................18
1.3.3. Kiểm tra lồng thép ...........................................................................................19
1.3.4. Kiểm tra Bê tông .............................................................................................19
1.4. Kiểm tra chất lượng cọc sau thi công .................................................................20
1.4.1. Nhóm đánh giá chất lượng vật liệu thân cọc...................................................20
1.4.2. Nhóm đánh giá sức mang tải của cọc..............................................................20
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT THI CÔNG KHOAN CỌC NHỒI TRONG NỀN ĐÁ .22
2.1. Giải pháp thi công cọc khoan nhồi trong nền đá...............................................22
2.1.1. Đặc điểm phương pháp thi công cọc khoan nhồi trong nền đá .......................22
iii


2.1.2. Thiết bị công nghệ thi công khoan tạo lỗ ....................................................... 23
2.1.2.1. Máy khoan cọc nhồi kiểu gầu xoay dạng cột buồm .................................... 23
2.1.2.2. Máy khoan tuần hoàn ngược RCD .............................................................. 28
2.1.2.3. Thiết bị khoan nhồi bằng phương pháp đập cáp ..................................... 29
2.1.3. Các phương pháp sử dụng ở Việt Nam và tham khảo trên thế giới ............... 30
2.1.3.1. Cọc khoan nhồi theo công nghệ khoan khô ................................................ 30
2.1.3.2. Cọc khoan nhồi có sử dụng ống vách ......................................................... 31
2.1.3.3. Cọc khoan nhồi không dùng ống vách ........................................................ 31
2.2. Các sự cố và khuyết tật của cọc khoan nhồi trong nền đá thường gặp ............. 32
2.2.1. Sự cố thường gặp cọc khoan nhồi trong nền đất, đá ...................................... 33

2.2.2. Một số ví dụ điển hình về sự cố cọc khoan nhồi trong nền đá ....................... 34
2.2.2.1. Sự cố cát chảy trong quá trình khoan tạo lỗ ................................................ 34
2.2.2.2. Sự cố gãy gầu khoan do hang động castơ ................................................... 35
2.2.2.3. Sự cố mất bê tông do hang động castơ........................................................ 35
2.2.2.4. Sự cố tắc ống đổ bê tông ............................................................................. 36
2.3. Các nguyên nhân gây sự cố cọc khoan nhồi trong nền đá ................................ 37
2.3.1. Các nguyên nhân gây hư hỏng trong quá trình khoan tạo lỗ ......................... 37
2.3.1.1. Không rút được đầu khoan lên, gẫy cần khoan, gầu khoan, đứt cáp rơi búa
.................................................................................................................................. 37
2.3.1.2. Sự cố ống chống bị tụt xuống khi thi công ................................................. 38
2.3.1.3. Cọc bị xiên do khoan vào hang hốc castơ hoặc mặt đá nghiêng................. 38
2.3.1.4. Sự cố không rút được ống vách lên trong biện pháp thi công có sử dụng ống
vách .......................................................................................................................... 38
2.3.1.5. Sự cố sập thành vách hố khoan trong quá trình khoan ............................... 39
2.3.1.6. Sự cố mất dung dịch khoan đột ngột khi gặp hang castơ ............................ 40
2.3.1.7. Sự cố do dung dịch bentonine đông tụ nhanh và nhiều xuống đáy lỗ khoan
.................................................................................................................................. 40
2.3.2. Các nguyên nhân hư hỏng trong công đoạn gia công và hạ lồng cốt thép ..... 40
2.3.2.1. Sự cố không hạ được lồng cốt thép vào hố khoan ...................................... 40
2.3.2.2. Ống vách bị lún (do treo lồng thép quá nặng vào ống vách) ...................... 40
2.3.3. Các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình đổ bê tông đúc cọc ...................... 40
2.3.3.1. Sự cố tắc nghẽn bê tông trong ống .............................................................. 40
2.3.3.2. Sự cố cả khối bê tông trong ống bị kéo lên khi rút ống vách lên ................ 41
2.3.3.3. Sự cố bê tông thân cọc bị phân tầng, rỗ tổ ong và có vật lạ (như: thấu kính
bùn, đất, vữa, bentonite...) ........................................................................................ 41
2.4. Biện pháp xử lý sự cố cọc khoan nhồi trong nền đá ......................................... 41
2.4.1. Biện pháp xử lý sự cố cọc khoan nhồi trong quá trình khoan tạo lỗ.............. 41
2.4.1.1. Không rút được đầu khoan lên, gẫy cần khoan, gầu khoan, đứt cáp rơi búa
.................................................................................................................................. 41
2.4.1.2. Sự cố ống chống bị tụt xuống khi thi công ................................................. 43


iv


2.4.1.3. Cọc bị xiên do khoan vào hang hốc castơ hoặc mặt đá nghiêng .................43
2.4.1.4. Sự cố không rút được ống vách lên trong phương pháp thi công có ống vách
...................................................................................................................................44
2.4.1.5. Sự cố sập thành vách hố khoan trong quá trình khoan ................................44
2.4.1.6. Sự cố mất dung dịch khoan đột ngột khi gặp hang castơ.............................44
2.4.2. Các biện pháp xử lý sự cố trong công đoạn gia công và hạ cốt thép ..............45
2.4.3. Các biện pháp xử lý sự cố trong quá trình đổ bê tông đúc cọc .......................45
2.5. Các biện pháp phòng ngừa sự cố ......................................................................46
2.5.1. Đề phòng sự sụt lở thành hố trong phương pháp thi công không có ống chống
...................................................................................................................................46
2.5.2. Đề phòng không rút được ống chống lên trong phương pháp thi công ống
chống .........................................................................................................................48
2.5.3. Đề phòng thiết bị thi công rơi vào trong hố ....................................................49
2.5.4. Đề phòng khung cốt thép bị trồi lên ................................................................50
2.5.5. Đề phòng khung cốt thép bị nén cong vênh ....................................................51
2.5.6. Đề phòng nước vào trong ống dẫn ..................................................................51
2.5.7. Đề phòng có khí độc ở trong hố khoan ...........................................................52
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI TRÊN NỀN ĐÁ TẠI
CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY XI MĂNG DẦU KHÍ 12-9..........................................55
3.1. Giới thiệu chung về dự án ..................................................................................55
3.1.1. Giới thiệu công trình .......................................................................................55
3.2. Đề xuất công nghệ thi công cọc khoan nhồi cho công trình ..............................58
3.2.1. Thi công bằng máy khoan KH180 và máy khoan đập cáp CK1500 ...............59
3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp thi công ...............................................................59
3.2.1.2. Trình tự thi công...........................................................................................62
3.2.1.3. Các giải pháp trong quá trình thi công .........................................................70

3.2.2. Thi công bằng máy khoan gầu xoay BAUER BG28 và máy khoan SOILMEC
SR-60C khoan các cọc có hang castơ .......................................................................75
3.2.2.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp thi công ...............................................................75
3.2.1.2. Trình tự thi công...........................................................................................78
3.3. Các biện pháp thi công cọc qua hang castơ .......................................................89
3.3.1. Biện pháp trong quá trình khoan cọc ..............................................................89
3.3.1.1. Khoan thăm dò địa chất................................................................................89
3.3.1.2. Dùng ống vách khi xuyên qua hang castơ lớn .............................................90
3.3.1.3. Đổ bê tông nghèo .........................................................................................92
3.3.2. Gải pháp trong quá trình là sạch hố khoan......................................................94
3.3.2.1. Các biện pháp làm sạch hố khoan ................................................................94
3.3.2.2. Dùng ống vách khi hang castơ nhỏ, thông giữa các cọc ..............................97
3.3.3. Gải pháp trong quá trình đổ bê tông ...............................................................98
3.3.4. Các biện pháp an toàn khi thi công cọc khoan nhồi........................................99

v


Kết luận chương 3 .................................................................................................. 100
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 101
1. Kết luận .............................................................................................................. 101
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 104

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Các quá trình chủ yếu thi công cọc khoan nhồi ...........................................7

Hình 1.2 Định vị cọc ...................................................................................................8
Hình 1.3 Khoan tạo lỗ, bơm dung dịch Bentonite giữ thành ....................................11
Hình 1.4 Gia công lắp dựng cốt thép cọc ..................................................................12
Hình 1.5 Ống Tremie, ống thổi rửa và lắp ống thổi rửa hố khoan ............................13
Hình: 1.6 Xử lý cặn lắng hạt mịn theo phương pháp thổi rửa bằng khí nén.............14
Hình 1.7 Lắp ống đổ Bê tông, đổ bê tông trongdung dịch Bentonite và đo mặt dâng
bê tông .......................................................................................................................16
Hình 2.1 Máy khoan Bauer .......................................................................................25
Hình 2.2 Máy khoan SOILMEC ...............................................................................26
Hình 2.3 Máy khoan SANY ......................................................................................27
Hình 2.4 Máy khoan tuần hoàn dạng mâm xoay ......................................................29
Hình 2.5 Máy khoan đập cáp CK-2000 (Trung Quốc) .............................................29
Hình 2.6 Hố khoan địa chất cảng nhập than nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 ........34
Hình 2.7 Trục vớt cần khoan, gầu khoan BG28 .......................................................42
Hình 3.1 Máy khoan đất HITACHI- KH180 ............................................................59
Hình 3.2 Sơ đồ trình tự thi công khoan đá bằng máy đập cáp ..................................63
Hình 3.3 Gầu gắp đất máy khoan đập cáp ...............................................................68
Hình 3.4 Tuần hoàn Bentonite ..................................................................................69
Hình 3.5 Máy khoan Bauer - BG28 ..........................................................................75
Hình 3.6 Sơ đồ trình tự thi công khoan đá bằng máy khoan BG28 ..........................79
Hình 3.7 Ống vách phụ qua hang castơ ...................................................................92
Hình 3.8 Xử lý hang castơ bằng bê tông nghèo cọc CN-12 Si lô xi măng ..............93
Hình 3.9 Tuần hoàn bằng Bơm hút bùn ....................................................................96
Hình 3.10 Mặt bằng hạng mục Nhà nghiền than ......................................................97
Hình 3.11 Ống vách dùng cho cọc CN11, CN12 hạng mục Nhà nghiền than..........98
Hình 3.12 Ống vách quây qua hang Castơ cọc CN3-06 hạng mục bệ lò..................99

vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch Bentonite ................................ 17
Bảng 1.2 Các thông số cần kiểm tra về lỗ khoan cọc nhồi ...................................... 18
Bảng 2.1 Phân cấp đá theo cường độ kháng nén: TCVN 11676 : 2016 .................. 23
Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật một số loại máy khoan BAUER ................................. 25
Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật một số loại máy khoan SOILMEC ............................. 26
Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật một số loại máy khoan SANY .................................... 27
Bảng 2.5 Máy khoan tuần hoàn dạng mâm xoay của Trung Quốc .......................... 28
Bảng: 2.6 Thông số kỹ thuật các loại máy khoan đập cáp ...................................... 30
Bảng 3.1 Tổng hợp các hạng mục tại dự án Xi măng 12-9 ...................................... 55
Bảng 3.2 Tổng hợp các hạng mục khoan cọc nhồi tại dự án Xi măng 12-9 ............ 58
Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật máy khoan KH180 ...................................................... 60
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật máy khoan đập cáp CK1500 ....................................... 60
Bảng 3.5 Giá trị một dây chuyền khoan bằng máy khoan đập cáp và KH180 ........ 61
Bảng 3.6 Sử dụng xung trình và bentonite cho các tầng đất .................................... 67
Bảng 3.7 Kích thước gầu khoan đá .......................................................................... 76
Bảng 3.8 Kích thước gầu khoan cắt vành ................................................................ 76
Bảng 3.9 Thông số kỹ thuật máy khoan Bauer BG28.............................................. 76
Bảng 3.10 Giá trị một dây chuyền thiết bị khoan bằng máy khoan BG28 .............. 77
Bảng 3.11 Bảo dưỡng định kỳ cần kelly trong việc khoan đất ................................ 85
Bảng 3.12 Giá trị khối lượng biện pháp thi công cọc CN2-12 ................................ 94

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ trong đời sống
xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển mạnh của kinh tế đòi hỏi ngày

càng cấp bách đầu tư xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng. Đó là việc xây dựng mới
và hiện đại hóa các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu dân cư nhà cao tầng, các
công trình giao thông như: cầu đường, bến cảng, kho hàng nặng...Quá trình xây
dựng các công trình tại những vùng địa chất yếu, phức tạp đặt ra cho các chuyên
gia, các kỹ sư xây dựng những thách thức trong việc tìm kiếm và áp dụng các giải
pháp xử lý nền móng công trình trên nền địa chất phức tạp.
Ở nước ta hiện nay, phương án móng cọc được lựa chọn thiết kế cho hầu hết các
công trình dân dụng và công nghiệp có tải trọng lớn trên nền đất yếu. Thi công cọc
có nhiều giải pháp khác nhau, như dùng búa đóng cọc Diezen, dùng búa rung động
hạ cọc dùng máy ép cọc tĩnh, cọc khoan nhồi bê tông cốt thép ... Tuy nhiên tùy
thuộc đặc điểm công trình, điều kiện địa chất mặt bằng thi công mỗi gải pháp cọc có
những ưu điểm, nhược điểm riêng khác nhau. Móng cọc đúc sẵn do nhược điểm
gây chấn động mạnh, tiếng ồn lớn hoặc ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công
cọc bằng búa đóng Diezen nên phạm vi sử dụng bị hạn chế trong xây dựng ở các
thành phố hay khu vực đông dân cư; giải pháp ép trực tiếp hoặc khoan lỗ rồi hạ cọc
đúc sẵn cũng có nhiều hạn chế như lực ép thường không lớn, kích thước cọc (đường
kính, độ dài) không thể tăng tùy ý, dẫn tới sức chịu tải của loại cọc này cũng không
lớn. Do đó, giải pháp cọc khoan nhồi bê tông cốt thép ngày càng được ưa chuộng và
sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Đặc điểm công nghệ thi công cọc khoan nhồi là khoan tạo lỗ trong nền đất, giữ ổn
định vách hố khoan bằng ống vách dung dịch bentonite. Sau đó tiến hành đúc cọc
theo phương pháp đổ bê tông dưới nước. Do vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình thi công và có thể xảy ra nhiều sự cố, ảnh hưởng đến chất lượng cọc
khoan nhồi. Giải pháp cọc khoan nhồi xây dựng trên nền đá, hang động castơ có
những khó khăn và sự cố riêng bên cạnh các sự cố thường gặp khi thi công trên nền

1


đất. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các chỉ dẫn kỹ thuật

thi công cọc khoan nhồi trên nền đá. Do vậy tác giả chọn đề tài “ Nghiên cứu giải
pháp kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi trên nền đá, áp dụng tại công trình nhà máy
Xi măng Dầu khí 12-9.” để tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về công nghệ thi công
cọc khoan nhồi trên nền đá; trên cơ sở công trình thực tế áp dụng, cũng nhằm đưa
một số biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện quy trình, công nghệ thi công, nâng cao
công tác kiểm soát chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công cọc trên nền đá.
2. Mục đích của đề tài
- Đề xuất một số biện pháp thi công cọc khoan nhồi trên nền đá
- Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi áp dụng tại
dự án xi măng Dầu khí 12-9.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các ứng dụng về quy trình thi công
cọc khoan nhồi trên nền đá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thi công,
kiểm tra, kiểm soát chất lượng của cọc khoan nhồi trên nền đá.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích và đề xuất biện pháp kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi cho các hạng mục
công trình tại dự án xi măng Dầu khí 12-9.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để phân tích, nghiên cứu giải quyết vấn đề của đề tài, tác giả dự kiến sử dụng một
số phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các nghiên cứu lý luận khoa học, các dự án, các
văn bản quy định của nhà nước liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực thi công.
- Một số các phương pháp khác.
2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG CỌC
KHOAN NHỒI
1.1. Giới thiệu tổng quan về cọc khoan nhồi
1.1.1. Khái niệm, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
1.1.1.1. Khái niệm
Cọc khoan nhồi (hay còn gọi cọc đổ bê tông tại chỗ) được thi công theo một quy
trình gồm nhiều công đoạn: dùng thiết bị máy khoan hoặc đào đất để tạo lỗ trong
đất tới cao độ thiết kế, sử dụng dung dịch giữ thành hố khoan, thi công hạ lồng cốt
thép vào trong lỗ khoan, đổ bê tông tại chỗ.
Cọc khoan nhồi được thiết kế có kích thước mặt cắt và chiều dài lớn (đường kính
cọc tới 300cm, chiều dài cọc có thể dài đến 120m), sức chịu tải của cọc lớn thường
từ 30 - 140 tấn trên một đầu cọc.
1.1.1.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
a. Ưu điểm
So với các loại cọc khác thì cọc khoan nhồi thi công thuận lợi trong các vùng lân
cận công trình đã xây trước, trong khu đông dân cư. Quá trình thi công cọc nhồi có
dung chấn nhỏ hơn so với cọc đóng, không gây tiếng ồn lớn, ít gây ảnh hưởng đến
các công trình bên cạnh (lún sụt cục bộ). Thi công cọc nhồi không gây hiện tượng
trồi đất ở xung quanh, không đẩy các cọc sẵn có xung quanh sang ngang.
Với đặc điểm thi công là công đoạn khoan tạo lỗ đi trước nên có thể kiểm tra lại
điều kiện địa chất công trình của từng cọc và có thể đưa ra giải pháp thay đổi kích
thước, chiều sâu để phù hợp với điều kiện địa chất công trình thực tế. Cọc khoan
nhồi có thể được đặt vào những lớp đất rất cứng, thậm chí tới lớp đá gốc mà giải
pháp cọc đóng hoặc ép khả thi.
Cọc có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc chế tạo sẵn thi công
bằng đóng hoặc ép cọc, do vậy sức chịu tải cọc khoan nhồi thường lớn hơn nhiều so
với các giải pháp móng cọc khác.

3



Số lượng cọc trong một đài cọc ít, việc bố trí các đài cọc (cùng các công trình
ngầm) trong công trình được dễ dàng hơn.
Cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính nhỏ có độ ổn định cao hơn nhiều so
với ép cọc bê tông cốt thép. Giá thành ngang bằng hoặc rẻ hơn (tùy vào điều kiện
công trình cụ thể). Do vậy khoan nhồi bê tông cốt thép được sử dụng khá rộng rãi.
b. Nhược điểm
Giá thành trên 1m dài cọc hiện vẫn còn cao so với các giải pháp cọc đóng, cọc ép,
cọc rung hạ (trong điều kiện tải trọng công trình không quá lớn).
Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi thường chỉ thực hiện được sau khi đã thi công
xong cọc. Chi phí cho thiết bị kiểm tra chất lượng và các thí nghiệm thử tải cọc khá
cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Suất huy động cường độ vật liệu cấu tạo cọc thấp.
Chất lượng cọc tùy thuộc nhiều vào trình độ và công nghệ thi công bê tông cọc.
Trong tính toán mức độ chiết giảm ma sát mặt bên cọc và sức kháng mũi cọc nhiều
hơn so với các loại cọc khác.
Quá trình thi công dễ sụt thành vách lỗ khoan, điều này ảnh hưởng đến tính chất
làm việc của đất xung quanh cọc, tại chân cọc, làm thay đổi kích thước tiết diện
cọc, tăng khối lượng bê tông và trọng lượng bản thân cọc.
Chi phí khảo sát địa chất công trình cho việc thiết kế móng cọc khoan nhồi cao hơn
nhiều so với móng cọc khác. Khảo sát chi tiết về các tính chất cơ-lý- hoá của đất,
nước ngầm, cần dự báo đúng về các hiện tượng cát chảy, đất sập,...).
c. Phạm vi áp dụng
Thích hợp với các loại nền đất đá, kể cả vùng có hang castơ.
Thích hợp cho các công trình cầu lớn, tải trọng nặng, địa chất nền móng là đất yếu
hoặc có địa tầng thay đổi phức tạp.

4



Thích hợp cho nền móng các công trình xây dựng trong thành phố hay trong các
khu vực dân cư đông đúc vì đảm đảo được các vấn đề về môi trường cũng như tiến
độ thi công công trình.
Thích hợp cho móng công trình có tải trọng lớn như: Nhà cao tầng có tầng ngầm,
các công trình cầu (cầu dầm giản đơn, cầu khung T, cầu dầm liên hợp liên tục, cầu
treo dây xiên, nhất là khi kết cấu nhịp siêu tĩnh vượt khẩu độ lớn, tải trọng truyền
xuống móng lớn mà lại yêu cầu nghiêm ngặt về độ lún).
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi
a. Biện pháp thi công
- Trình độ quản lý của ban điều hành tại công trường.
- Trình độ, nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Kỹ sư điều hành thi
công tại công trường, tay nghề công nhân làm việc.
- Thiết bị máy móc thi công tại công trường có thích hợp với các điều kiện thi công
cụ thể hay không.
b. Điều kiện địa chất tại địa điểm công trình xây dựng
- Đối với đất nền đất sét: Hố đào không bị sạt lở, ảnh hưởng không nhiều đến chất
lượng bê tông cọc.
- Đối với đất nền đất cát: Ảnh hưởng đến chất lượng thi công cọc, độ cứng của
thành vách thường không ổn định.
- Đối với đất nền đất bùn nhão: Ảnh hưởng rất lớn đến việc thi công cọc. Do độ
cứng của thành vách không đảm bảo, dễ sạt lở.
- Đối với nền đá, hang castơ, địa chất phức tạp thời gian khoan tạo lỗ lâu, đòi hỏi
thiết bị chuyên dùng, hiện tại chưa có chỉ dẫn cụ thể lựa chọn thiết bị thi công
khoan qua nền đá, hang castơ, biện pháp thi công bê tông cần tính toán lựa chọn cho
phù hợp, hiệu quả và đảm bảo chất lượng.

5


c. Tiến độ thi công

Tiến độ thi công phải tuân thủ theo đúng TCVN để đảm bảo chất lượng cọc. Việc
đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh hoặc thi công quá chậm dẫn đến những sai sót
trong quá trình thi công, có thể dẫn đến sạt lở thành vách hố đào trong quá trình thi
công bê tông.
1.2. Quy trình thi công cọc khoan nhồi [1]
Công nghệ thi công cọc khoan nhồi thường bao gồm 10 công đoạn chính như sau,
minh họa trong hình vẽ 1.1:
1 - Công tác chuẩn bị
2 - Công tác định vị cọc
3 - Công tác hạ ống vách
4 - Công tác khoan tạo lỗ
5 - Vét lắng làm sạch hố khoan
6 - Công tác gia công và hạ cốt thép
7 - Công tác lắp ống đổ bê tông
8 - Xử lý cặn lắng đáy hố khoan trước khi đổ bê tông
9 - Công tác đổ bê tông
10 - Công tác rút ống vách và vệ sinh đầu cọc

6


Hình 1.1 Các quá trình chủ yếu thi công cọc khoan nhồi
1.2.1. Chuẩn bị thi công
Trước khi thi công cọc khoan nhồi phải thi công các công trình phụ trợ và chuẩn bị
các trang thiết bị, máy móc, vật tư, thí nghiệm, kiểm định cần thiết phục vụ cho thi
công, kiểm tra vật liệu chính (thép, xi măng, dung dịch khoan, phụ gia , cát, đá,
nước...), chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm kiểm định chất
lượng. Dụng cụ và thiết bị kiểm tra chất lượng phải có kiểm chuẩn của cơ quan đủ
thẩm quyền.
1.2.2. Định vị cọc (định vị công trình và hố khoan)

Dựa vào mốc giới do bên A bàn giao tại hiện trường, căn cứ vào tọa độ gốc và hệ
tọa độ của các cọc thi công. Dùng máy toàn đạc điện tử định vị các lỗ khoan chuẩn
bị thi công. Các trục được đánh dấu cẩn thận và được gửi ra các vị trí cố định xung
quanh công trường để thường xuyên kiểm tra tim cọc trong thời gian thi công và
bàn giao sau này.
- Tim cọc được xác định bằng bốn tim mốc kiểm tra A1, A2 và B1, B2 được đóng
bằng các cọc tiêu thép đường kính D = 14 mm, chiều dài cọc 1,5 m vuông góc với
nhau và đều cách tim cọc một khoảng cách bằng nhau được bố trí như hình vẽ:
- Trước khi hạ casing cho mỗi lỗ khoan phải gửi bốn cọc mốc vuông góc và thẳng
hàng với nhau cách tim cọc 2 ÷ 2,5 m để hạ casing đúng vị trí.

7


- Sau khi hạ xong casing dùng 4 mốc gửi, kết hợp máy toàn đạc như hình vẽ để
kiểm tra tim cọc.

Hình 1.2 Định vị cọc
1.2.3. Công tác hạ ống vách (ống casing)
Ống vách có tác dụng:
- Định vị và dẫn hướng cho máy khoan.
- Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan;
- Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan.
- Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ
ống đổ bê tông.
Ống vách được chế tạo thường từ 6,0 m đến 10 m trong các xưởng cơ khí chuyên
dụng, chiều dày ống thường từ 6,0 mm đến 16 mm.
Sau khi định vị xong vị trí tim cọc, ống vách sẽ được hạ xuống bằng búa rung. Sử
dụng cần trục bánh xích 50 tấn đưa búa rung lên cao rồi kẹp chặt đầu ngàm của búa
rung vào đỉnh ống vách. Sau đó vận hành búa rúng ép ống vách đi xuống, lực kháng

của đất sẽ giảm do độ rung của thành ống. Trong khi hạ ống vách độ thẳng đứng
của ống vách liên tục được kiểm tra bằng máy trắc đạc và điều chỉnh độ nghiêng
của ống vách bằng cẩu và búa rung.
Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao nhất tối thiểu 0,3 m. Cao độ chân
ống đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và
8


hoạt tải thi công phía bên ngoài.
1.2.4. Công tác tạo lỗ khoan
Trước khi khoan phải kiểm tra độ thẳng đứng theo dây dọi của thân dẫn hướng của
cần khoan để lỗ khoan không bị xiên lệch quá độ nghiêng cho phép (1/100).
Trong quá trình khoan lấy đất tạo lỗ, dung dịch Bentonite được phun bơm vào lỗ
cọc. Dung dịch Bentonite phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và được thử trong quá
trình thi công theo yêu cầu. Dung dịch khoan trào ra từ hố khoan khi đổ bê tông
được thu hồi và qua xử lý để sử dụng lại.
Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn giữ sao cho áp lực của dung dịch khoan
luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan để tránh hiện tượng
sập thành trước khi đổ bê tông. Cao độ dung dịch khoan nên cao hơn mực nước
ngầm ít nhất là 1,5 m. Khi có hiện tượng thất thoát dung dịch trong hố khoan nhanh
thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.
Việc rút cần khoan được thực hiện khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan, từ từ rút cần
khoan lên với tốc độ khoảng 0,3÷0,5 m/s. Tốc độ rút khoan không được quá nhanh
sẽ tạo hiệu ứng pít-tông trong lòng hố khoan, dễ gây sập thành.
Luôn điều chỉnh để cần khoan ở vị trí thẳng đứng, thông qua kim chỉ báo trạng thái
cân bằng ở đầu khoan hoặc ngắm dọi theo hai phương vuông góc.
Khoan trong đất bão hoà nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1,5m nên
tiến hành cách quãng một lỗ, khoan các lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bê tông nên tiến
hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc đổ bê tông.
+ Đo đạc trong khi khoan:

Đo đạc trong khi khoan gồm kiểm tra tim cọc bằng máy kinh vĩ và đo đạc độ sâu
các lớp đất qua mùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế. Các lớp đất theo
chiều sâu khoan phải được ghi lại trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc.
Khoảng 2 m lấy mẫu một lần, khi phát hiện địa tầng khác với hồ sơ khảo sát địa
chất công trình cần báo ngay cho Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi

9


khoan đến cao độ thiết kế, tiến hành đo độ lắng. Độ lắng được xác định bằng chênh
lệch chiều sâu giữa hai lần đo lúc khoan xong và sau 30 phút. Nếu độ lắng vượt quá
quy định cần xử lý kịp thời.
+ Dung dịch khoan:
Dung dịch khoan: Là dung dịch gồm nước sạch và các hoá chất khác như Bentonite,
Polime …, có khả năng tạo màng cách nước gữa thành hố khoan và đất xung quanh,
đồng thời giữ ổn định thành hố khoan.
Tuỳ theo điều kiện địa chất, thuỷ văn, nước ngầm để chọn phương pháp giữ thành
hố khoan và dung dịch khoan thích hợp. Dung dịch khoan được chọn dựa trên tính
toán theo nguyên lý cân bằng áp lực ngang giữa cột dung dịch trong hố khoan và áp
lực của đất nền và nước quanh vách lỗ. Khi khoan trong địa tầng dễ sụt lở, áp lực
cột dung dịch phải luôn lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài.
Dung dịch Bentonite dùng giữ thành hố khoan nơi địa tầng dễ sụt lỡ. Khi mực nước
ngầm cao (lên đến mặt đất) cho phép tăng tỷ trọng dung dịch bằng các chất có tỷ
trọng như Barit, cát Magnetic..
Kiểm tra dung dịch Bentonite từ khi chế bị cho đến khi kết thúc đổ bê tông từng
cọc, kể cả việc điều chỉnh để đảm bảo độ nhớt và tỷ trọng thích hợp. Dung dịch có
thể tái sử dụng trong thời gian thi công nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích hợp,
nhưng không quá sáu tháng.
+ Nhiệm vụ của dung dịch:
Chuyển bùn tự nhiên lên hố lắng, cân bằng thuỷ tĩnh để thành vách hố khoan không

bị sập. Trong trường hợp ngừng thi công (do thời tiết hay hết giờ làm) người kỹ
thuật phải đảm bảo trong hố khoan có đầy dung dịch và không bị thấm đi trong thời
gian ngưng thi công.

10


Hình 1.3 Khoan tạo lỗ, bơm dung dịch Bentonite giữ thành
1.2.5. Vét lắng làm sạch hố khoan
Sau khi kết thúc công tác khoan tạo lỗ, hố khoan được để lắng khoảng 30 phút sau
đó kiểm tra độ lắng cặn ở đáy hố khoan. Độ lắng cặn được xác định bằng chênh
lệch chiều sâu giữa hai lần đo lúc khoan xong và sau 30 phút, nếu độ lắng cặn lớn
hơn 10 cm thì phải vét lại đáy hố khoan bằng gầu vét chuyên dùng.
1.2.6. Công tác gia công và hạ cốt thép
Cốt thép được chế tạo sẵn trong xưởng hoặc tại công trường, chế tạo thành từng
lồng, chiều dài lớn nhất của mỗi lồng phụ thuộc khả năng cẩu lắp và chiều dài xuất
xưởng của cốt chủ. Lồng thép phải có thép gia cường ngoài cốt chủ và cốt đai theo
tính toán để đảm bảo lồng thép không bị xoắn, méo. Lồng thép phải có móc treo
bằng cốt thép chuyên dùng làm móc cẩu, số lượng móc treo phải tính toán đủ để
treo cả lồng vào thành ống chống tạm mà không bị tuột xuống đáy hố khoan, hoặc
cấu tạo guốc cho đoạn lồng dưới cùng tránh lồng thép bị lún nghiêng cũng như để
đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo hộ dưới đáy cọc.
Cốt gia cường thường dùng cùng đường kính với cốt chủ, uốn thành vòng đặt phía
trong cốt chủ khoảng cách từ 2,5 m đến 3,0 m, liên kết với cốt chủ bằng hàn đính và
dây buộc theo yêu cầu của thiết kế. Khi chuyên chở, cẩu lắp có thể dùng cách chống
tạm bên trong lồng thép để tránh hiện tượng biến hình.
Định tâm lồng thép bằng các con kê chế tạo từ thép trơn hàn vào cốt chủ đối xứng
qua tâm cọc, hoặc bằng các viên tròn xi măng - cát, theo nguyên lý bánh xe trượt,
cố định vào giữa hai thanh cốt chủ bằng thanh thép trục. Chiều rộng hoặc bán kính
con kê phụ thuộc vào chiều dày lớp bảo hộ, thông thường là 5 cm. Số lượng con kê

phải đủ để hạ lồng thép chính tâm.

11


Ống siêu âm (thường là ống thép đường kính 60 mm) cần được buộc chặt vào cốt
thép chủ, đáy ống được bịt kín và hạ sát xuống đáy cọc, nối ống bằng hàn, có măng
xông, đảm bảo kín, tránh rò rỉ nước xi măng làm tắc ống, khi lắp đặt cần đảm bảo
đồng tâm. Chiều dài ống siêu âm theo chỉ định của thiết kế, thông thường được đặt
cao hơn mặt đất san lấp xung quanh cọc từ 10 cm đến 20 cm. Sau khi đổ bê tông
các ống được đổ đầy nước sạch và bịt kín, tránh vật lạ rơi vào làm tắc ống.
Số lượng ống siêu âm cho 1 cọc thường quy định như sau:
- 2 ống cho cọc có đường kính 60 cm.
- 3 ống cho cọc có đường kính từ 60 cm đến 100 cm.
- 4 ống cho cọc có đường kính lớn hơn 100 cm.
Dùng cần cẩu nâch hố khoan, đổ bê tông diễn ra bình
thường.

Hình 3.11 Ống vách dùng cho cọc CN11, CN12 hạng mục Nhà nghiền than
3.3.3. Biện pháp trong quá trình đổ bê tông
+ Dùng ống vách quây khi hang castơ nhỏ:
Đối với hang castơ nhỏ không có lưu lượng nước chảy qua, kích thước hang nhỏ
hơn 2 m được nhét đầy sét màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy.
Việc khoan cọc qua các hang này được tiến hành bình thường với máy khoan
Bauer BG28 điển hình như cọc CN3-06 hạng mục Bệ lò
Khi chế tạo lồng thép đã làm một ống vách có bề dày nhỏ, đường kính bằng với
đường kính cọc thiết kế và gắn vào lồng thép cọc (ống vách thép này coi như ván
khuôn cọc và được để lại sau khi đổ bê tông cọc)
Chiều cao ống vách được tính từ đáy cọc đến qua cửa hang 1m.


98


Hình 3.12 Ống vách quây qua hang Castơ cọc CN3-06 hạng mục bệ lò
3.3.4. Các biện pháp an toàn khi thi công cọc khoan nhồi
Trước khi thi công phải tổ chức học tập cho những người tham gia thi công nắm
vững: Quy trình kỹ thuật và quy trình an toàn lao động. Phải làm cho mọi người
hiểu rõ an toàn lao động là mục tiêu cao nhất, có ý thức bảo vệ mình.
Trong quá trình thi công mọi người đều phải ở vị trí của mình, tập trung tư tưởng để
làm việc, điều khiển máy chính xác. Cấm không được bỏ vị trí làm việc.
Khi làm việc phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định.
Thường xuyên kiểm tra tời, cáp, phanh, dụng cụ thao tác các loại máy, các hệ thống
truyền lưu của cả động cơ nhất thiết phải được bao cho kín để đảm bảo an toàn.
Các vùng nguy hiểm ở công trường phải đặt biển báo và có người canh gác. Hệ
thống dây điện, cáp điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành
các quy định về an toàn sử dụng điện. Phải có công nhân chuyên môn phụ trách hệ
thống điện.
Ở công trường ngoài trách nhiệm của đội trưởng, tổ trưởng phải chỉ định thêm
người làm công tác bảo đảm an toàn lao động.

99


Mỗi ca làm việc trưởng ca phải chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình công việc. Khi
đổi ca phải bàn giao chi tiết cho trưởng ca mới và có sổ bàn giao ký nhận. Phải ghi
đầy đủ vào nhật ký thi công cọc khoan nhồi.
Làm việc ban đêm phải có đầy đủ các đèn chiếu sáng, ở nơi tập trung lao động và
lao động nặng nhọc phải được chiếu sáng bằng đèn pha.
Kết luận chương 3
Công trình Nhà máy Xi măng Dầu khí 12-9 là một công trình có phạm vi thi công

rộng, sử dụng nhiều loại cọc khoan nhồi với nhiều đường kính, kích cỡ khác nhau,
địa chất phức tạp, có nhiều hang Castơ với nhiều tầng lớp. Do đó, việc đề xuất quy
trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi cho công trình này là hết sức cần thiết. Các
khâu từ khảo sát, thiết kế cho đến khâu thi công, bảo dưỡng phải được chú trọng và
thực hiện theo một quy trình quản lý nghiêm ngặt. Trong chương 3 xuất phát từ
điều kiện thi công thực tế tại công trình, trên cơ sở các nghiên cứu và kinh nghiệm
của bản thân, Tác giả đã trình bày phân tích các nguyên nhân sự cố và đề xuất một
số biện pháp, quy trình thi công cọc khoan nhồi trong nền đá với mục tiêu đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật tiến độ thi công và các yêu cầu kinh tế. Với những đặc thù riêng
từng nền đất, Tác giả cũng mong muốn các quy trình biện pháp đã phân tích trên
đây cần sớm được nghiên cứu sâu hơn nữa để sớm hoàn thiện các chỉ dẫn biện pháp
thi công, hệ thống tiêu chuẩn quy phạm về khảo sát, thiết kế, thi công nhằm nâng
cao chất lượng thi công cọc khoan nhồi, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế.
Cũng cần phải lưu ý, quy trình thi công cần được theo dõi và được theo dõi và giám
sát thường xuyên chặt chẽ, hạn chế các sự cố phát sinh và xử lý kịp thời để đạt chất
lượng tốt như mong muốn.

100


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cọc khoan nhồi hiện đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cũng như trên thế
giới. Các công nghệ thi công, dây chuyền thi công, trình độ công nhân, kỹ sư đã
được phổ cập, ngày càng được hoàn thiện và nâng cao hoàn thiện. Tuy nhiên, trong
trong quá trình thực tế thi công cọc khoan nhồi vẫn thường xuyên gặp nhiều sự cố,
do các yếu tố chủ quan khách quan, đặc biệt những sự cố nghiêm trọng trong quá
trình thi công gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản. Do đó, việc nghiên cứu và
đề xuất các quy trình công nghệ thi công nhằm quản lý tốt chất lượng cọc khoan
nhồi vẫn cần được chú trọng. Trong luận văn này Tác giả đã phân tích đề xuất một

số biện pháp thi công cọc khoan nhồi trong hang castơ dựa trên những nghiên cứu
tổng hợp và kinh nghiệm thi công thực tế. Các giải pháp đề xuất của tác giả đã được
áp dụng cụ thể cho công trình Nhà máy xi măng Dầu khí 12-9. và đạt được những
kết quả nhất định, được đánh giá cao.
Những điểm mới mà luận văn đã đạt được:
+ Phân tích, đánh giá tổng quan về quy trình thi công cọc khoan nhồi: Thông qua
việc phân tích tổng quan tình hình khảo sát, thiết kế và thi công cọc khoan nhồi, từ
đó chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại trong việc khảo sát, thiết kế và thi công cọc
khoan nhồi ở Việt Nam.
+ Tổng hợp các sự cố xảy ra đối với cọc khoan nhồi và từ đó phân tích các nguyên
nhân chính xảy ra các sự cố : Thông qua đó luận văn cũng đã trình bày các biện
pháp xử lý sự cố cho từng trường hợp cụ thể.
+ Đề xuất quy trình công nghệ thi công khoan nhồi cho công trình Nhà máy xi
măng Dầu khí 12-9.
+ Đưa ra một số biện pháp sử lý khi cọc đi qua hang Castơ.
- Bên cạnh đó, luận văn vẫn còn một số hạn chế sau:

101


Trong khuôn khổ luận văn, tác giả mới đề cập đến công nghệ thi công cọc khoan
nhồi bằng phương pháp đổ bê tông cốt thép tại chỗ trong điều kiện địa chất tại nhà
máy Xi măng Dầu khí 12-9. Tác giả xét thấy có một số vấn đề cần được tiếp tục mở
rộng đi sâu nghiên cứu trong thực tế để có thể áp dụng rộng rãi cho các công trình
có điều kiện địa chất tương đồng, nhằm đạt được hiệu quả
+ Về mặt thiết kế:
Nghiên cứu phương pháp tính toán cọc khoan nhồi trong điều kiện địa chất khác
nhau.
Chọn phương pháp tính toán hợp lý áp dụng cho tiêu chuẩn thiết kế ở Việt Nam.
+Về mặt công nghệ:

Lựa chọn công nghệ thi công hợp lý
Công nghệ thi công cọc khoan nhồi trong điều kiện đất nền có hiện tượng Castơ.
2. Kiến nghị
Tác giả kiến nghị với công nghệ thi công cọc khoan ở Việt Nam, cần tiếp tục nghiên
cứu bổ sung thêm về mặt văn bản pháp lý cho các công tác cho từ khảo sát và thiết
kế, đến thi công và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi phù hợp với các điều kiện
địa chất khác nhau. Quy trình thi công, quản lý chất lượng cọc khoan nhồi cần phải
được thiết lập chặt chẽ, tính toán cụ thể và được giám sát thường xuyên, liên tục.

102


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 9395-2012, Cọc khoan nhồi thi công và nghiệm thu.
[2] Nguyễn Viết Trung, Lê Thanh Liêm (2010), Cọc khoan nhồi trong công trình
giao thông, Nhà xuất bản Xây dựng.
[3] Nguyễn Viết Trung, Nguyễn Tuấn Anh, Lê Quang Hanh (2004), Cọc khoan
nhồi trong vùng có hang động castơ, Nhà xuất bản Xây dựng.
[4] Báo cáo khảo sát địa chất (5/2010), Công ty Cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí
Việt Nam, Trung tâm tư vấn Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
[5] Báo cáo khảo sát địa chất công trình (12/2010), Công ty Cổ phần
TVTK&KĐXD Miền Trung.
[6] Bản vẽ thiết kế thi công các hạng mục nhà máy Xi măng Dầu khí 12-9 (2010),
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thi Việt Nam.
[7] Biện pháp thi công cọc khoan nhồi (2010), Công ty cổ phần Thi công cơ giới và
Lắp máy Dầu khí.
[8] Nguyễn Bá Kế (2010), Thi công cọc khoan nhồi, Nhà xuất bản Xây dựng.
[9] Nguyễn Văn Quảng (2009), Chỉ dẫn thi công và kiểm tra chất lượng cọc khoan
nhồi, Nhà xuất bản Xây dựng.
[10] TCVN 9397:2012, Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động

biến dạng nhỏ
[11] TCVN 9396:2012, Cọc khoan nhồi-Phương pháp xung siêu âm xác định tính
đồng nhất của bê tông.
[12] TCVN 9393-2012, Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc
trục.
[13] TCVN 11321:2016, Cọc – Phương pháp thử động biến dạng lớn.
[14] TCVN- 4453:1995, Bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm- Nghiệm thu.
[15] TCVN- 4447:2012, Công tác đất – thi công và nghiệm thu.
[16] TCVN 9361:2012, Công tác nền móng thi công và nghiệm thu.
[13] TCVN 9399:2012, Công tác trắc địa trong công trình xây dựng.
[14] TCVN 3105:2012, Hỗn hợp bê tông nặng- lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng.
[15] TCVN- 4087:2012, Yêu cầu chung về sử dụng máy trong xây dựng.

103


×