Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Biểu cảm về cây dừa trong đời sống người dân nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.14 KB, 4 trang )

Biểu cảm về cây dừa trong đời sống người dân Nam bộ
Mở bài:
Tôi ngã mình trên đống rơm, ngữa mặt nhìn lên tán lá dừa lấp lánh ánh trời. Tàu
dừa rung gió khua động rì rào, rì rào như tiếng cười của nắng, của mây, của trăm
phương đất phù sa lầy lội…

Thân bài:
Tôi không biết cây dừa trước cổng nhà ông có từ bao giờ. Chỉ biết khi tôi sinh ra
đã thấy nó đứng ở đấy rồi. Tuổi nó còn nhiều hơn cả tuổi mẹ tôi như lời ông tôi
nói. Nếu đúng như thế thì nó đã hơn 40 tuổi rồi.

Có lẽ trong vườn cây nhà ông, cây dừa lớn tuổi nhất. Gốc dừa to bè ra, lớp vỏ ở
gốc bong tróc sần sùi như lớp da của người già. Từ gốc cây, rễ đâm ra tua tủa, nổi
gồ ghề trên mặt đất như trăm nghìn con giun đất đang cố chui vào trong lòng đất.
Thân cây cao vút, đẩy tán lá dừa tách biệt lên tầng cao thật ấn tượng. Nhưng thân
dừa không thẳng tắp mà có chỗ cong cong, oằn xuống rồi lại vươn lên. Nhìn từ xa,
giống như nó đang tạo dáng trong một điệu múa cuồng say nào đó.

Bởi ngọn cây cao nhất trong vườn nên mỗi khi có gió thổi, nó thường rung lên đầu
tiên. Tiếng lá xào xạc bắt đầu một bản giao hưởng đồng quê xanh ngắt. Cây dừa
đường hoàng giống như một vị nhạc trưởng đang điều khiển cả một dàn nhạc cây
vĩ đại. Dừa cũng là cây đón ánh nắng đầu tiên ngày mới. Từng bẹ dừa khỏe khoắn
vươn mình trong nắng sớm như một lực sĩ khổng lồ.

Ở Bến Tre quê tôi, người ta thường trồng dừa thành hàng hoặc thành đám lớn. Dọc
bờ kênh, hàng dừa nghiêng nghiêng bóng nước ngày đêm đu đua trong gió. Bởi
gặp mảnh đất lành, dừa quê tôi rất sai quả. Mỗi cây hằng năm cho đến hơn trăm
quả ngọt giúp bà con nông dân tạo dựng cuộc sống.


Bởi trồng nhiều dừa nên trong từng bữa ăn gia đình dừa cũng góp mặt, tạo nên một


hương vị riêng biệt hết sức đậm đà. Tôi thích nhất là món gà hầm nước dừa mà mẹ
vẫn thường hay nấu mỗi khi đến ngày giỗ họ. Vị nước dừa thơm ngọt thấm đẫm
trong thịt gà mềm. Cắn vào một miếng dã nghe thấy ngọt nơi đầu lưỡi. Rồi cái vị
ngọt béo ấy đến chân răng cũng thấy đượm đà. Vị béo bùi của cơm dừa càng làm
cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

Mỗi lần dọn vườn, trồng cây mới, một vài cây dừa cằn cỗi bị đốn hạ. Ông tôi
thường lấy hủ dừa cho bà xào nấu. Từ hủ dừa, bà làm món gỏi thật ngon. Ăn một
miếng dỏi dừa nghe sừng sực trong miệng mới cảm nhận được cái thi vị của chốn
đồng quê yên bình, nghèo khó mà nghĩa tình biết bao nhiêu.

Có lần, tôi hỏi ông tôi cây dừa có từ bao giờ mà trông nó cằn cỗi đến thế. Ông tôi
trầm tư nhìn lên tán lá dừa cao. Lặng im một hồi lâu, ông kể cho tôi nghe câu
chuyện về cây dừa ấy. Ông bảo, chính ông đã trồng cây dừa ở trước cổng nhà hơn
40 năm trước, lúc nước ta còn chiến tranh.

Một lần ông về Gò Công xứ Tiền Giang thăm bác Sáu Cảnh, thấy nhà bác có giống
cây dừa thấp, trái nhỏ mà nước uống rất thanh ngọt. Biết giống dừa quý ông bèn
xin lấy một cây con đem về trồng. Hơn 40 năm qua, rễ dừa cần mẫn nuôi cây cao
lớn, bất chấp ngày nắng ngày mưa. Cây đã cho ra hàng nghìn quả ngọt. Nhưng thật
kì lạ, muốn cho bà con cùng có dừa ngon để uống, ông dành nhiều quả dừa già khô
ươm giống mà không một cây nảy mầm. Bao nhiêu năm miệt mài, ông vẫn thể làm
quả cây nảy mầm được.

Ông bỗng dừng lại, ngước mắt nhìn lên tán lá dừa cao đang rì rào khua trước gió,
khóe mắt ông rưng rưng. Ông lo lắng một ngày nào đó, cây dừa già kiệt sức đổ
xuống thì sẽ không tìm đâu ra giống dừa quý như thế nữa.


Phì phèo châm điếu thuốc, rít một hơi dài, ông tôi kể tiếp. Ngày giặc tiến vào làng,

cả nhà đi sơ tán. Lúc ấy, cây dừa đã cao bằng chũm nước. Ra tới cổng ông còn
ngoái trông. Cây dừa như hiểu ý người, cành lá khua khuẩy, sắc nhọn như những
thanh gươm dựng tua tủa trên nền trời như muốn nói với ông hãy cứ yên lòng.

Sáu tháng sau, giặc rút khỏi làng, cả nhà lại trở về, ông tôi phấn khởi lắm. Nhưng
khi vừa tới con mương đầu làng, ông vô cùng sửng sốt, chân tay rụng rời. Trước
mắt ông khung cảnh hoang tàn, sơ xác. Cả làng bị giặc đốt trụi không còn căn nhà
nào nguyên vẹn. Căn nhà ông cũng bị giặc đốt cháy sạch trơn. Cả cây dừa nữa,
cũng bị đốt cháy, tàu lá gãy gập xuống, vàng khô trơ ngọn.

Ông tôi vô cùng đau đớn, cứ nhìn gốc dừa rũ rượi khóc. Bà tối khuyên mãi ông
mới thôi. Nhờ ông cố công chăm bón, cây đừ ấy từ từ tươi xanh trở lại. Hai năm
sau nó lại cho ra những đợt quả mới. Nhưng kì lạ thay, kể từ ấy, nước dừa thật
ngọt, thật thơm. Tìm khắp Bến Tre cũng không có cây dừa nào lạ đến thế.

Giờ đây, cây dừa đã cằn cõi lắm rồi. Tán lá của nó không cờn vươn dài như trước
nữa. Màu lá cũng không xanh thắm mà hơi ngả vàng. Buồng quả chỉ lác đác vài
quả nằm tít ở ngọn cao. Dưới gốc cây, từng cụm rễ trồi lên mặt đất khô cằn. Nhưng
dáng dừa vẫn vươn cao, uy nghi như một vị dũng tướng canh giữ đất trời.

Tôi đứng trước cây dừa, nghĩ về thuở xa xưa, lúc cây dừa còn bé xíu. Tôi nghĩ về
quê hương rợp xanh bóng dừa. Trải qua bao gian khó, cây dừa vẫn kiên trung cùng
con người. Đúng như nhà thơ Lê Anh Xuân từng viết:

“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng


Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương”.


Kết bài:
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dấu vết vẫn còn. Có thể ta không thù hận nhưng cũng
chưa thể nào quên tội ác của kẻ thù đã gây ra trên quê hương. Chính trong thời
bom đạn ấy, dừa lấy thân che chắn cho con người, lấy tán lá bảo vệ cho quê hương.
Kẻ thù có thể làm thân dừa tổn thương nhưng không thể tiêu diệt được màu xanh
của dừa, của đất. Từng lớp từng lớp dừa xanh cứ mạnh mẽ mọc lên như người dân
Bến Tre không bao giờ chịu khuất phục:

“Đất quê hương nát bầm vết đạn
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi
Ôi có phải dừa hút bao cay đắng
Để trổ ra những trái ngọt cho đời”.

(Dừa ơi – Lê Anh Xuân)



×