Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chuyên đề Luyện thi THPTQG Các dạng bài tập về kim loại kiềm và kiềm thổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.4 KB, 9 trang )

Luyện thi THPT Quốc gia

CÁC DẠNG BÀI KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ

Dạng 1: Bài tập kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng với H2O
Câu 1: Cho 3,9 gam K tác dụng với H2O thu được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch KOH thu
được là:
A. 0,1M
B. 0,5M
C. 1M
D. 0,75M
Câu 2: Cho 1,24 gam Na2O tác dụng với nước, được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của chất tan trong
dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,04M
B. 0,02M
C. 0,4M
D. 0,2M
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 6,2 gam hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít H 2 (đktc).
a. Hai kim loại đó là:
A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb
D. Rb và Cs
b. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là:
A. 9,4 gam
B. 9,5 gam
C. 9,6 gam
D. 9,7 gam
Câu 4: Cho một mẫu hợp kim K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc).
Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là:
A. 150 ml.


B. 75ml.
C. 60 ml.
D. 30 ml.
Câu 5: Cho 2 kim loại kiềm A và B nằm trong 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá
học. Hoà tan 2 kim loại này vào nước thu được 0,336 lít khí (đktc) và dung dịch C. Cho HCl dư vào dung
dịch C thu được 2,075 gam muối. Hai kim loại đó là:
A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb
D. Li và K
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít khí ở (đktc). Thể tích dung
dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M để trung hoà vừa đủ dung dịch A là:
A. 0,3 lít.
B. 0,2 lít.
C. 0,4 lít.
D. 0,1 lít.
Câu 7: Cho 3,6 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A tác dụng vừa hết với nước thu được 11,2 lit
H2 ở đktc Biết số mol kim loại A trong hỗn hợp lớn hơn 10% tổng số mol 2 kim loại. A là:
A. K
B. Na
C. Li
D. Rb
Câu 8: Một hỗn hợp nặng 14,3 gam gồm K và Zn tan hết trong nước dư cho ra dung dịch chỉ chứa chất
tan duy nhất là muối. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là:
A. 3,9 gam K; 10,4 gam Zn; 2,24 lít H2
B. 7,8 gam K; 6,5 gam Zn; 2,24 lít H2
C. 7,8 gam K; 6,5 gam Zn; 4,48 lít H2
D. 7,8 gam K; 6,5 gam Zn; 1,12 lít H2
Câu 9: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thấy thoát ra nhiều hơn 5,6 lít khí (đktc).
Kim loại kiềm thổ đó có kí hiệu hóa học là:

A. Mg
B. Ba
C. Ca
D. Sr
Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và
thoát ra 0,12 mol hiđro. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch Y là:
A. 120 ml.
B. 60 ml.
C. 1200 ml.
D. 240 ml.

Dạng 2: Bài tập về phản ứng của kim loại với axit thông thường (HCl, H2SO4 loãng)
Câu 11: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung
dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Mg và Ca.
B. Ca và Sr.
C. Sr và Ba.
D. Be và Mg.
Câu 12: Cho 2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối
clorua. Kim loại đó là:
A. Be
B. Mg
C. Ca
D. Ba
Câu 13: Hoà tan 1,44 gam một kim loại hoá trị II trong 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hoà axit
dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là
A. Ba.
B. Ca.
C. Mg.
D. Be.

Câu 14: X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại
X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H 2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam
X tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc).
Kim loại X là:
A. Ba.
B. Ca.
C. Sr.
D. Mg.
Câu 15: Hòa tan hết 20,9 gam hỗn hợp gồm M và M2O (M là kim loại kiềm) vào nước, thu được dung dịch
X chứa 28 gam chất tan và 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là


Luyện thi THPT Quốc gia

A. Rb.
B. Li.
C. K.
D. Na.
Câu 16: Hòa tan 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít
khí H2 (đo ở đktc). Nếu ch dùng 2,4 gam kim loại hóa trị II cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml
dung dịch HCl 1M. Kim loại hóa trị II đó là:
A. Ca.
B. Mg.
C. Ba.
D. Sr.
Câu 17: Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 55,5 gam muối khan. Kim loại M là:
A. Ca.
B. Sr.
C. Ba.

D. Mg.
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml
dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là:
A. Na.
B. Ca.
C. Ba.
D. K.
Câu 19: Một hỗn hợp X gồm M và oxit MO của kim loại ấy. X tan vừa đủ trong 0,2 lít dung dịch H2SO4
0,5M cho ra 1,12 lít H2 (đktc). Biết khối lượng M trong hỗn hợp X bằng 0,6 lần khối lượng của MO. Khối
lượng của M và MO trong hỗn hợp X là:
A. 1,2 gam Mg và 2 gam MgO.
B. 1,2 gam Ca và 2 gam CaO.
C. 1,2 gam Ba và 2 gam BaO.
D. 1,2 gam Cu và 2 gam CuO.
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn m gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra
6,72 lít khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chât rắn:
A. 27,85
B. 28,95
C. 29,85
D. 25,89
Câu 22: Hòa tan 3,4 gam hỗn hợp kim loại A và Zn vào dung dịch HCl thì thu được 1,344 lít khí ở điều
kiện tiêu chuẩn và dung dịch B. Mặt khác để hòa tan 0,95 gam kim loại A thì cần không hết 100 ml dung
dịch HCl 0,5M. A thuộc phân nhóm chính nhóm II. Kim loại A là:
A. Ca.
B. Cu
C. Mg
D. Sr

Dạng 3: Bài tập về phản ứng của dung dịch kiềm/kiềm thổ với axit
Câu 23: Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với axit HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối

clorua. Khối lượng của mỗi hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 1,17 gam và 2,98 gam
B. 1,12 gam và 1,6 gam
C. 1,12 gam và 1,92 gam
D. 0,8 gam và 2,24 gam
Câu 24: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,009M phản ứng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,002M. pH của
dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. 10.
B. 5,3.
C. 5.
D. 10,6.
Câu 25: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4
0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:
A. 7.
B. 6.
C. 1.
D. 2.
Câu 26: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y.
Dung dịch Y có pH là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 27: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp
gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là:
A. 13,0.
B. 1,2.
C. 1,0.
D. 12,8.
Câu 28: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a

(mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là:
A. 0,30.
B. 0,12.
C. 0,15.
D. 0,03.
Câu 29: Trộn 50 ml dung dịch HNO3 xM với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch X. Để
trung hoà lượng bazơ dư trong X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Giá trị của x là:
A. 0,5M
B. 0,75M
C. 1M
D. 1,5M
Câu 30: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525
gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là:
A. 0,75M.
B. 1M.
C. 0,5M.
D. 0,25M.
Câu 31. Trộn 100 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M và HNO3 0,3M với 100 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,3M
và KOH 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho quỳ tím vào dung dịch Y, hiện tượng gì xảy ra?
A. quỳ tím chuyển sang đỏ
B. quỳ tím chuyển sang xanh
C. quỳ tím không chuyển màu.
D. quỳ tím mất màu
Câu 32: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 và HCl có
pH = 1, để thu được dung dịch có pH =2 là


Luyện thi THPT Quốc gia

A. 0,224 lít.

B. 0,15 lít.
C.0,336 lít.
D. 0,448 lít.
Câu 33: Trộn lẫn 3 dd H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl; 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được ddA.
Lấy 300ml dd A cho phản ứng với V lít dd B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dd C có pH = 2.
Giá trị V là
A. 0,134 lít.
B. 0,214 lít.
C. 0,414 lít.
D. 0,424 lít.
Câu 34: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x
M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x và m lần lượt là
A. x = 0,015; m = 2,33.
B. x = 0,150; m = 2,33.
C. x = 0,200; m = 3,23.
D. x = 0,020; m = 3,23.
Câu 35: X là dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Y là dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M. Trộn V 1
lít dung dịch X với V2 lít dung dịch Y đến khí các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1 lít dung dịch Z có
pH = 13. Khi cô cạn toàn bộ dung dịch Z thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?
A. 90,11
B. 75,31
C. 68,16
D. 100,37

Dạng 4: Bài tập về phản ứng của Mg với axit HNO3, H2SO4
Câu 36: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 0,672 lít khí X (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc). Khí X là:
A. N2O.
B. NO2.
C. N2.

D. NO.
Câu 37: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là:
A. 8,88 gam.
B. 13,92 gam.
C. 6,52 gam.
D. 13,32 gam.
Câu 38: Cho 1,2 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1,5M và NaNO3 0,5M. Sau phản ứng
chỉ thu được V ml khí dạng đơn chất (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của V là:
A. 0,224.
B. 2,24.
C. 224.
D. 280.
Câu 39: Cho 9,6 gam một kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy không có khí thoát
ra. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A có đun nóng thu
được 2,24 lít khí ở (đktc). Kim loại M là:
A. Ca.
B. Be.
C. Ba.
D. Mg.
Câu 40: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg; 0,35 mol Fe phản ứng với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được
dung dịch B, hỗn hợp G gồm 0,05 mol N2O; 0,1 mol NO và còn 2,8 gam kim loại. Giá trị V là
A. 0,90.
B. 1,40.
C. 1,15.
D. 1,10.
Câu 41: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H 2SO4
0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm
khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1,5M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá
trị tối thiểu của V là

A. 160.
B. 240.
C. 266,67.
D. 80.

Dạng 5: Bài tập về phản ứng của muối cacbonat/sunfit với dung dịch axit:
Câu 42: Cho 2,84 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672 ml khí
CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của 2 muối (CaCO3, MgCO3) trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 35,2% và 64,8%
B. 70,4% và 29,6%
C. 85,49% và 14,51%
D. 17,6% và 82,4%
Câu 43: Cho 55 gam hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và Na2CO3 tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được hỗn hợp
khí A có tỷ khối hơi đối với hiđro là 24. Phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A. 22,9%; 77,1%
B. 22,7%; 77,3%
C. 27,1%; 72,9%
D. 29,7%; 70,3%
Câu 44: Hoà tan 4 gam hỗn hợp ACO3 và BCO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung
dịch tạo thành đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là:
A. 1,12.
B. 1,68.
C. 2,24.
D. 3,36.
Câu 45: Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết
với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6 gam muối khan. Hai kim loại đó là:
A. Be và Mg
B. Mg và Ca
C. Ca và Sr
D. Sr và Ba

Câu 46: Cho 19,2 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của một kim loại hoá trị I và muối cacbonat của một kim
loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng muối tạo thành trong
dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. 21,4 gam
B. 22,2 gam
C. 23,4 gam
D. 25,2 gam
Câu 47: Hoà tan 28,4 gam một hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp của
nhóm IIA bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc).


Luyện thi THPT Quốc gia

Tổng khối lượng muối clorua trong dung dịch A là:
A. 37,1 gam
B. 31,7 gam
C. 15,7 gam
D. 13,1 gam
Hai kim loại đó là:
A. Ca và Mg
B. Be và Mg
C. Be và Ca
D. Ca và Ba
Câu 48: Cho 20,6 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ tác dụng
với dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra (đktc). Cô cạn dung dịch, muối khan thu được đem điện
phân nóng chảy thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
A. 8,6
B. 8,7
C. 8,8
D. 8,9

Câu 49: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1M, K2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt
cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24.
B. 1,12.
C. 4,48.
D. 3,36.
Câu 50: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3 đồng thời khuấy đều,
thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện
kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a – b).
B. V = 11,2(a – b).
C. V = 11,2(a + b).
D. V = 22,4(a + b).
Câu 51: Hai cốc đựng dung dịch HCl (dư) đặt trên hai đĩa cân X, Y cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 5 gam
CaCO3 vào cốc X và 4,784 gam M2CO3 (M: Kim loại kiềm) vào cốc Y. Sau khi hai muối đã tan hoàn toàn,
cân trở lại vị trí thăng bằng. Xác định kim loại M?
A. Cs
B. Na
C. K
D. Li
Câu 52: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung
dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:
A. Na.
B. K.
C. Rb.
D. Li.
Câu 53: Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO3 và M2CO3 (M là kim loại kiềm, MOH và MHCO 3 có
số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được
dung dịch Y và 0,3 mol CO2. Kim loại M là
A. K.

B. Na.
C. Li.
D. Rb.
Câu 54: Cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư, thu được
2,24 lít khí CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 15,76 gam kết
tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X là
A. 0,16M.
B. 0,40M.
C. 0,24M.
D. 0,08M.
Câu 55: Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1) vào bình chứa dung dịch
Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm tiếp dung dịch HCl 1,0M vào bình đến khi
không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị của
m là:
A. 7,88.
B. 11,82.
C. 9,456.
D. 15,76
Câu 56: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO 3 0,1M, thu được dung dịch
X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các
phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160.
B. 280.
C. 120.
D. 80.
Câu 57: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K 2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng vừa đủ dung
dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H 2 là 15 và dung dịch Y có
nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 46,6.
B. 37,6.

C. 18,2.
D. 36,4.
Câu 58: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung
dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều thu được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm vào
dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy
ra hoàn toàn. Giá trị của V và m là
A. 1,0752 và 22,254.
B. 0,448 và 25,8.
C. 0,448 và 11,82.
D. 1,0752 và 20,678.

Dạng 6: Bài toán CO2 tác dụng với kiềm
Câu 59: Cho 5,6 lit khí CO2 ở đktc vào 300 ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch A.
Các chất tan trong dung dịch A là:
A. NaOH, Na2CO3
B. Na2CO3
C. Na2CO3, NaHCO3
D. NaHCO3


Luyện thi THPT Quốc gia

Câu 60: Cho 5,6 lit khí SO2 (ở đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch
A. Tổng khối lượng muối thu được trong dung dịch A là:
A. 27,1 gam.
B. 46,4 gam.
C. 21,7 gam.
D. 44,6 gam.
Câu 61: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng các muối tạo thành
trong dung dịch lần lượt là:

A. 15,6 gam và 5,3 gam
B. 18 gam và 6,3 gam
C. 15,6 gam và 6,3 gam.
D. 16,5 gam và 5,3 gam
Câu 62: Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO 2 và 68,64% CO về thể tích đi qua 100 gam dung dịch
Ca(OH)2 7,4% thấy tách ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 10 gam
B. 8 gam
C. 6 gam
D. 12 gam
Câu 63: Dẫn 8,96 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 10 gam
B. 20 gam
C. 30 gam
D. 40 gam.
Câu 64: Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong
khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol:
A. 0 gam đến 3,94 gam
B. 0 gam đến 0,985 gam
C. 0,985 gam đến 3,94 gam
D. 0,985 gam đến 3,152 gam
Câu 65: Hòa tan hoàn toàn 6,9 gam Na vào 200ml dung dịch X gồm NaHCO3 1M và KHCO3 1M, thu được
dung dịch Y. Cô cạn Y, sau đó nung nóng chất rắn thu được đến khối lượng không đổi, thu được m gam
muối khan. Giá trị của m là:
A.43,4
B. 36,5
C. 48,8
D. 40,3
Câu 66: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và
Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 1,970
B. 1,182.
C. 2,364.
D. 3,940.
Câu 67: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và
Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,70.
B. 17,73.
C. 9,85.
D. 11,82.
Câu 68: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu
được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,032.
B. 0,048.
C. 0,06.
D. 0,04.
Câu 69: Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X.
Nếu cho 1 lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 19,7 gam
B. 88,65 gam
C. 118,2 gam
D. 147,75 gam
Câu 70: Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4 gam
NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:
A. 1,5 gam
B. 2 gam
C. 2,5 gam
D. 3 gam
Câu 71: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II, thu được 6,8 gam chất rắn và
khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được

sau phản ứng là:
A. 6,3 gam.
B. 5,8 gam.
C. 6,5 gam.
D. 4,2 gam.
Câu 72: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X .
Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là:
A. 80
B. 60
C. 40
D. 100
Câu 73: Cho a gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch
H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của a
là:
A. 20
B. 21
C. 22
D. 23.
Câu 74: Cho 12,8 gam đồng tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư, khí sinh ra dẫn vào 200 ml dung dịch NaOH
2M. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch tương ứng là:
A. Na2SO3 và 24,2 gam
B. Na2SO3 và 25,2 gam.
C. NaHSO3 15 gam và Na2SO3 26,2 gam
D. Na2SO3 và 23,2 gam
Câu 75: Nung hoàn toàn 30 gam đá vôi sau đó dẫn khí thu được vào 500 ml dung dịch NaOH 1,5M thu
được dung dịch X. Các chất tan trong dung dịch X là:
A. Na2CO3, NaHCO3B. NaOH, Na2CO3
C. Na2CO3
D. NaHCO3
Tổng khối lượng các chất tan có trong dung dịch X sau phản ứng là:

A. 21,8 gam
B. 37,8 gam
C. 41,8 gam
D. 51,8 gam


Luyện thi THPT Quốc gia

Câu 76: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 2,0 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M thu được 1,97
gam BaCO3 kết tủa. V có giá trị là:
A. 0,224 lít
B. 1,12 lít
C. 0,448 lít
D. 0,244 lit hay 1,12 lít.
Câu 77: Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn
lại mang đun nóng thu thêm được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là:
A. 0,05 mol
B. 0,06 mol
C. 0,07 mol
D. 0,08 mol
Câu 78. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch ch a 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2,
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 9,850.
B. 14,775.
C. 29,550.
D. 19,700.
Câu 79: Sục CO2 vào 200 ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ
hoàn toàn thấy tạo 23,64 gam kết tủa. Thể tích CO2 (đktc) đã dùng là:
A. 8,512 lít
B. 2,688 lít

C. 2,24 lít
D. Cả A và B đúng
Câu 80: Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,02M và Ba(OH) 2 0,02M. Đến phản ứng
hoàn toàn thu được 1,97 gam kết tủa và dung dịch A. Cho dung dịch NaOH vào A thu được kết tủa. V là:
A. 0,896 lít.
B. 0,448 lít.
C. 0, 224 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 81: Cho 2,24 lit khí CO2 (đktc) vào 20 lit dung dịch Ca(OH)2 ta thu được 6 gam kết tủa. Nồng độ mol/lit
của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là:
A. 0,002M
B. 0,0035M
C. 0,004M
D. 0,0045M
Câu 82: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml
dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí
(đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá
trị của x là
A. 0,15.
B. 0,2.
C. 0,1.
D. 0,06.
Câu 83: Hấp thụ hết 0,2 mol khí CO2 vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1,5M và Na2CO3 1M thu
được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X thu được a gam kết tủa. Cho rằng các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 19,7.
B. 9,85.
C. 29,55.
D. 49,25.
Câu 84: Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml

dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư vào
dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
A. 8 gam
B. 10 gam
C. 12 gam
D. 6 gam
Câu 85: Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Khi cho BaCl 2
dư vào X được kết tủa và dung dịch Y, đun nóng Y lại thấy có kết tủa xuất hiện. Khoảng giá trị của V là
A. V ≤ 1,12
B. 2,24 < V < 4,48
C.1,12 < V < 2,24.
D. 4,48≤ V ≤ 6,72
Câu 86: Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2 (ở đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị V là
A. 1,12
B. 4,48
C. 2,24
D. 3,36
Câu 87: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và NaOH x mol/lít, sau
khi các phản ứ ng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu
được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 1,6.
B. 1,4.
C. 1,0.
D. 1,2.
Câu 88: Sục từ từ khí 0,06 mol CO2 vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thu được 2b mol kết tủa. Mặt
khác khi sục 0,08 mol CO2 cũng vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thì thu được b mol kết tủa. Giá trị
của V là
A. 0,2
B. 0,1

C. 0,05
D. 0,8
Câu 89: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít
khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 5,6 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO 2 (đktc) vào Y,
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 39,40.
B. 23,64.
C. 15,76.
D. 21,92.
Câu 90: Hấp thụ hết V lít CO2 (ở đktc) vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 2,0 M và Na2CO3 1,0 M thu được
dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với CaCl2 dư thu được b mol kết tủa.
Phần 2 cho tác dụng với nước vôi trong dư thu được c mol kết tủa. Biết 3b = c. Giá trị của V là
A. 4,480 lít.
B. 2,688 lít.
C. 1,120 lít.
D. 3,360 lít.


Luyện thi THPT Quốc gia

Câu 91: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol Ca(OH)2; y mol NaOH và x mol
KOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 32,3 gam muối (không có kiềm dư)
và 15 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, tỉ lệ x : y có thể là
A. 2 : 3.
B. 8 : 3.
C. 49 : 33.
D. 4 : 1.


Luyện thi THPT Quốc gia





Câu 94: Một loại nước cứng X chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3 , Cl - trong đó nồng độ HCO3 là 0,002M

và Cl là 0,008M. Lấy 200 ml X đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y.
Để làm mềm dung dịch Y (loại bỏ hết các cation kim loại) cần cho vào Y lượng Na2CO3.10H2O gần nhất
với khối lượng là
A. 2,574 gam.
B. 0,229 gam.
C. 0,085 gam.
D. 0,286 gam.
Câu 96: Hỗn hợp X gồm CaC2 x mol và Al4C3 y mol. Cho một lượng nhỏ X vào H 2O rất dư, thu được dung
dịch Y, hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4) và a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hết Z, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào
Y được 2a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. T lệ x : y bằng
A. 3 : 2
B. 4 : 3
C. 1 : 2
D. 5 : 6
Câu 98 Cho 1,792 lít O2 tác dụng với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và
kim loại dư. Hòa tan hết hỗn hợp Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít H2. Cho Z tác dụng
với lượng dư dung dịch NaHCO3 thu được 39,4 gam kết tủa. M t khác, hấp thụ hoàn toàn 10,08 lít CO2 vào
dung dịch Z thu được m gam kết tủa. Biết các phản ng đều xảy ra hoàn toàn. Các thể tích khí đều đo ở
đktc. Giá trị của m là:
A. 14,75
B. 39,4
C. 29,55
D. 44,32
Câu 99. Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau

- Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
- Phân 3 tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M Giá trị
của V là :
A. 70.
B. 180.
C. 200.
D. 110.
Câu 100: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1.
Thí nghiệm 1: cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 2 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 5 gam kết tủa.
Mặt khác, nếu đem đun nóng để cô cạn dung dịch X thì thu được m1 gam chất rắn khan Y, lấy m1 gam chất
rắn khan Y trên nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m2 gam chất rắn khan Z. Giá trị của
m1 và m2 lần lượt là:
A. 10,26 và 8,17.
B. 14,01 và 9,15.
C. 10,91 và 8,71.
D. 10,91 và 9,15.
Câu 101: Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và
Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam
kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam
kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng
đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,1 và 0,075.
B. 0,05 và 0,1.
C. 0,075 và 0,1.
D. 0,1 và 0,05.

Dạng 3: Một số dạng bài tập khác
Câu 102: Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi còn lại 69

gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 63% và 37%
B. 84% và 16%
C. 42% và 58%
D. 21% và 79%
Câu 103: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2
(ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là:
A. 40%.
B. 50%.
C. 84%.
D. 92%.
Câu 104: Một loại đá chứa 80% CaCO3 phần còn lại là tạp chất trơ. Nung đá tới phản ứng hoàn toàn (tới
khối lượng không đổi) thu được chất rắn R. Phần trăm khối lượng CaO trong R là:
A. 62,5%
B. 69,14%
C. 70,22%
D. 73,06%
Câu 105: Nung m gam một loại quặng canxit chứa a% về khối lượng tạp chất trơ, sau một thời gian thu
được 0,78m gam chất rắn, hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là 80%. Giá trị của a là
A. 37,5.
B. 67,5.
C. 32,5.
D. 62,5.
Câu 76: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 a M thì thu được m1 gam kết tủa. Cùng hấp thụ
(V+3,36) lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được m2 gam kết tủa. Biết m1:m2 = 3:2. Nếu thêm (V+V1) lít
CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 trên thì thu được lượng kết tủa cực đại. Biết m1 bằng 3/7 khối lượng kết tủa cực
đại. Giá trị của V1 là:


Luyện thi THPT Quốc gia


A.0.672
B.1.493
C.2.016
D.1.008
Câu 58: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được
dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO 3 khuấy đều cho
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm
MgCl2 trong dung dịch Y là:
A. 12,35%.
B. 3,54%.
C. 10,35%.
D. 8,54%.

Câu 36: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y
gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá
trị của z, t lần lượt là:
A. 0,020 và 0,012
B. 0,020 và 0,120
C. 0,012 và 0,096
D. 0,120 và 0,020



×