Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giới thiệu tác giả nguyễn du và tác phẩmtruyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.01 KB, 4 trang )

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩmTruyện Kiều
NGUYỄN DU (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Tiên
Điền, Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời
làm quan và có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, làm quan
đến chức Tể tướng.

Ông sống trong giai đoạn thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử đầy
biến động, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nguyễn Du lưu lạc nhiều năm
trên đất Bắc rồi về quê ở ẩn.

Cuộc đời Nguyễn Di trải qua nhiều thăng trầm trong một giai đoạn lịch sử biến
động dữ dội nhất. Từ một cậu ấm, Nguyễn Du sớm phải mồ côi cha mẹ, sống lang
bạc khắp nơi, chịu không biết bao nhiều khổ cực. Cuộc đời làm quan của ông cũng
không suông sẻ. Lúc đầu, ông cùng cha làm quan dưới triều Lê. Khi khởi nghĩa
Tây Sơn nổ ra, ông bị bắt, được tha và sống lẩn trốn khắp nơi. Khi nhà Nguyễn
phục hưng, Nguyễn Du miễn cưỡng ra làm quan. Được nhà vua tin tưởng, nhiều
lần cử đi xứ Trung Quốc.

Nguyễn Du là một người bất đắc chí. Ông luôn muốn làm quan giúp đời nhưng lại
sinh ra ngay thời đại rối loạn, chế độ phong kiến suy tàn. Phong trào Tây Sơn nổ ra
càng khiến những mâu thuẫn trong tu tưởng của Nguyễn Du bùng phát. Ông nhận
rõ sự mục nát của triều đình nhà Lê, nhà Nguyễn, nhận rõ sự tích cực và tiến bộ
của phong trào Tây Sơn của anh em Nguyễn huệ. Thế nhưng, với sự ràng buộc của
tư tưởng trung quân trong xã hội phong kiến không cho phép ông có những hành
động bứt phá. Bởi thế, dù làm quan triều Nguyễn, được nhà vua tin cẩn, ông cũng
không mất mặn mà.

Tài năng văn học lỗi lạc, phi thường:


Nguyễn Du sinh ra trong một gia tộc quyền quý, từ nhỏ đã được giáo dục bài bản,


lại nhiều năm sống trong nhân dân nên có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân
tộc và văn chương Trung Quốc.

Cuộc đời từng trải, tiếp xúc nhiều nên ông thông cảm với mọi đau khổ của nhân
dân. Từ những số phận trong đời sống, những tâm tư chắt lọc, Nguyễn Du gửi gắm
tất cả vào trong tác phẩm của mình. Có thể nói, tác phẩm của Nguyễn Du chính là
tiếng nói của con người đau khổ, bị đè nén trong xã hội phong kiến nước ta thế kỉ
18. Nguyễn Du xứng đáng là thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, là
danh nhân văn hóa có đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.

Tác phẩm truyện Kiều:
Truyện Kiều nguyên bản có tên là Đoạn trường tân thanh. Do cách gọi của dân
gian theo tên của nhân vật chính là Thúy Kiều nên mới có tên là Truyện Kiều còn
được lưu truyền cho tới ngày nay. Truyện gồm 3254 dòng thơ lục bát.

Giá trị nội dung:

Giá trị hiện thực:

Lên án, tố cáo xã hội bất công với những thế lực xấu xa, tàn bạo(bọn buôn người,
tham quan ô lại, thế lực đồng tiền) đẩy con người đến bước đường cùng.

Giá trị nhân đạo:


Là tiếng nói thương cảm trước số phận con người. Khẳng định và đề cao tài năng,
nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như quyền sống, tự do,
công lí, tình yêu, hạnh phúc.

Giá trị nghệ thuật:


Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao. Nghệ thuật tự sự phát triển
vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa
tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật.

Những đoạn trích Truyện Kiều được học ở THCS:

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học sinh được học 3 đoạn thơ: Chị em Thúy
Kiều; Cảnh ngày xuân; Kiều ở lầu Ngưng Bích. Hai đoạn trích: Mã Giám Sinh
mua Kiều và Kiều báo ân báo oán là phần đọc thêm.

Đoạn thở Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên
để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca
ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là
biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, tơi đẹp, trong sáng gợi lên qua
từ ngữ bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

Đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân
vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.


Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo
của Kiều.

Ở đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều, bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn
ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa,
đê tiện của Mã Giám Sinhl; qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhan
sắc và nhân phẩm của người phụ nữ.


Đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán làm nổi bật tính cách nhân vật Thúy Kiều và
Họan Thư qua ngôn ngữ đối thoại. Đoạn thơ thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa
theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên
cầm cán cân công lí “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.



×