Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật vũ nương và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.3 KB, 5 trang )

Tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương và thân phận người phụ nữ trong xã
hội phong kiến nước ta
Mở bài:
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 và cũng là truyện tiêu biểu
nhất trong thiên truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ đã rất thành
công khi xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Khắc họa vẻ đẹp đức hạnh và
tấn bị kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương, tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, bất
nhân của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người.

Thân bài:
“Chuyện người con gái Nam Xương” được xây dựng dưuạ trên một câu chuyện có
thật là “Vợ chàng Trương” vốn được lưu truyền trong nhân gian. Trên cơ sở một
câu chuyện cổ tích, Nguyễn Dữ đã có những hư cấu và sáng tạo tình tiết kì ảo để
“Chuyện người con gái Nam Xương” trở thành một áng văn hấp dẫn, đặc sắc, giàu
giá trị nhân văn.

Vũ Thị Thiết (thường gọi là Vũ Nương) quê ở Nam Xương. Vũ Nương là con nhà
nghèo khó, đẹp người đẹp nết. Nàng có chồng là Trương Sinh, gia tư khá giả lại có
tính hay đa nghi, đề phòng quá mức. khi chồng đi lính, Vũ Nương ở nhà thay
chồng tận tình phụng dưỡng mẹ già, chăm lo con nhỏ.

Giặc tan, Trương Sinh trở về, đau buồn vì nghe tin mẹ mất. Bởi tin lời nói ngây thơ
của con trẻ, Trương Sinh cho rằng vợ mình đã thất tiết nên đã có những hành động
sỉ nhục, lăng mạ, và đánh đập Vũ Nương tàn tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết
trên bến Hoàng Giang. Cảm động trước mối oan tình của Vũ Nương, Linh Phi đã
cứu nàng và cho nàng về sống ở thủy cung.


Nhờ có Phan Lang, Trương Sinh hiểu ra mọi việc, chàng rất hối hận nhưng tất cả
đã muộn màng. Chàng nghe lời lập đàn giả oan cho vợ. Vũ Nương hiện về nói lời
cảm tạ nhưng nàng không trở về nữa.



Câu chuyện khép lại khiến người đọc không nguôi day dứt và cảm thương cho
nhân vật. Tuy nàng đã được giải oan, nhưng hạnh phúc xưa kia đã không còn nữa.
Đời đời kiếp kiếp nàng phải sống xa lìa chồng con, mãi cô đơn nơi góc bể chân
trời. Đó là một bất công lớn đối với một con người hiền lành, đoan chính và xinh
đẹp như nàng.

Vũ Nương sinh ra trong một nhà nghèo khó. Danh phận của nàng không có gì là
nổi bậc ngoài việc ở nàng nết na thùy mị, tư dung tốt đẹp. Đây cũng là một điểm
nhìn tiến bộ của Nguyễn Dữ. Ông tỏ ra quan tâm đến những con người bình dân
vốn rất nhỏ bé trong xã hội phong kiến. Trước và sau ông, không ai có tấm lòng
bao dung đến vậy.

Ở nhân vật Vũ Nương là hội tụ vẻ đẹp của một con người lý tưởng, có đầy đủ vẻ
đẹp và phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Trước hết, Vũ Nương là một người con gái có ngoại hình xinh đẹp, lại thêm tính
cách cao quý. Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Dữ giới thiệu ngày từ đầu thiên truyện: “Vũ
Thị Thiết… tính đã nết na thùy mị, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Sự kết hợp toàn vẹn
giữa vẻ đẹp hình dung và vẻ đẹp tâm hồn khiến cho Vũ Nương trở thành mẫu
người lý tưởng của xã hội phong kiến đương thời. Cũng chính vì thế mà Trương
Sinh đem lòng say mê, đã không ngại ngần xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về
làm vợ.

Khi về làm vợ Trương Sinh, những phẩm chất tốt đẹp ấy có dịp để thể hiện, phô
bày. Nàng tỏ ra hiểu tính chồng, hết lòng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc


nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa. Nàng luôn cư xử đúng mực, hết lòng vun vén
cho hạnh phúc gia đình.


Khi tiễn chồng ra trận, nàng ân cần gửi lòng tha thiết, chỉ mong cầu được bình an,
chẳng mong gì công danh phú quý: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong
đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo
được hai chữ bình an….”. xong nàng ứa nước mắt, lòng buồn bã khôn xiết.

Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận, Vu Nương một mình ở nhà thay chồng phụng
dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ, canh cánh bên chồng nỗi mong nhớ người biên ải
mà đêm dài thao thức. Người mẹ vì tuổi già sức yếu, không thể đợi con trở về, đã
sớm xa lìa sự sống. Trước khi mất còn trối lời cảm ơn và cầu mong phúc lành cho
con dâu hiếu thảo: “Xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ”.

Có thể nói, Vũ Nương đã sống trọn vẹn đức hạnh đối với gia đình. Nàng vừa là
một người vợ đảm đang, người mẹ tận tụy, vừa là một con dâu hết lòng hiếu thuận.
Tấm lòng của nàng có thể làm cảm động trời đất. Không những thế, đối với xung
quanh, nàng rất hòa nhã nhu mì khiến cho ai cũng mến yêu cảm phục. Nàng chính
là một mẫu mực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cần có. Thế nhưng,
cuộc đời nàng lạẫmảy ra nhiều bất hạnh hết sức thương tâm.

Tấn bi kịch đời nàng xảy ra từ lúc mới bước chân về làm vợ Trương Sinh. Dù nàng
chẳng làm điều chi trái ý nhưng đối với vợ, Trương Sinh lúc nào cũng tỏ ra đề
phòng quá mức. Sự đề phòng của trương Sinh khẳng định chàng chưa từng tin vào
đức hạnh của vợ. Đó chính là điều sỉ nhục đầu tiên đối với phẩm hạnh của Vũ
Nương.

Tuy nhiên, nàng luôn biết giữ phận, làm việc chu đáo, giữ được hòa khí vợ chồng.
Cuộc sống có vẻ bình yên nhưng có lẽ đối với nàng có chút căng thẳng, hạnh phúc


gắng gượng. Người phụ nữ xưa luôn bị coi thường. Trải qua thời gian, họ đã biết

cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh và không ki nào tỏ ra lấn lướt hay ngang bằng với
chồng. Bởi thế, tuy Trương Sinh có đôi điều hằn học, nàng cũng khôn khéo mà làm
tan được cơn giận, gia đình lúc nào cũng thuận hòa.

Chiến tranh gây ra cảnh ly biệt. Chiến tranh hắc sâu tính cách cách của Trương
Sinh, làm cho tính đa nghi của chàng có dịp bùng phát lớn. Tuy không nói mọt lời
nào nhưng có lẽ Trương Sinh không hề tin vợ. Ra trận, chàng không hề nói một lời
từ biệt, cứ lẳng lặng mà đi. Bởi thế, khi trở về, chỉ cần một dấu hiệu nhỏ thôi, một
dấu hiệu mơ hồ chưa chắn chắn – lời nói ngây thơ của con trẻ – đã khiến chằng vin
vào đó, coi đó là bằng chứng kết tội vợ mình thất tiết.

Những hành động hồ đồ, tàn bạo của Trương Sinh đã khiến cho Vũ Nương rơi vào
quẫn bách, tuyệt vọng mà tìm đến cái chết. Chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống
bến sông Hoàng Giang là hình ảnh có sức ám ảnh lớn, khiến cho người đời mãi
mãi xót xa ề tấn bi kịch đẫm đầy nước mắt của người phị nữ tốt đẹp nhưng chịu
nhiều oan ức, là tấn bi kịch cái đẹp bị chà đạp, bị rẻ rúng, bị vùi dập không thương
tiếc, là bản án đanh thép tố cáo bộ mặt tàn bạo, bất nhân của xã hội phong kiến
đương thời.

Theo motip truyện, có lẽ câu chuyện nên kết thúc ở chỗ này. Thế nhưng, Nguyễn
Dữ muốn tìm lấy một lời giải đáp, một sự minh oan cho nhân vật của mình. Ông
giống như một vị quan tòa, mở cuộc luận tội Trương Sinh, lấy lại sự trong sạch cho
Vũ Nương và từ đó ca ngợi con người đức hạnh của nàng, phục dựng niềm tin
trong cuộc sống bằng cách viết tiếp cuộc sống của nàng dưới thủy cung và cảnh lập
đàn giải oan trên bến sông Hoàng Giang mịt mù khói tỏa.

Chốn thủy cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng con, gia quyến. Dù chốn
trần gian đã đoạn tuyệt nhưng lòng vẫn đau đáu hướng về nơi xưa cũ. Nàng muốn
trở về nhưng ngại vì mối oan tình chưa được minh giải. Cho đến khi nàng được



giải oan thì cũng là lúc nàng quyết định không trở về nữa dù nghĩa vợ chồng vẫn
còn quyết luyến, tình mẹ con còn rất thiết tha.

Tuy Trương Sinh đã hiểu được sự tình, lập đàn minh oan cho nàng nhưng trong
lòng Trương Sinh nghiệp chướng chưa được giải trừ, tính hoài nghi, lòng ghen
tuông, sự tàn bạo, ích kỉ vẫn chưa được trút bỏ. Trần gian đã không còn chốn cho
nàng nương thân. Không lúc này thì lúc khác, không bi kịch này thì cũng là bi kịch
khác nhất định sẽ đổ lên số phận của nàng.

Kết bài:
Hình tượng nhân vật Vũ Nương chính là hiện thân của tấm lòng vị tha, của vẻ đẹp
của người phụ nữ. Song cuộc đời nàng lại có quá nhiều nỗi đớn đau, bất hạnh.
Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã hướng đến thể hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ấy và
bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ và ước mơ về một cuộc sống tươi
đẹp cho những con người bình thường, có phẩm chất tốt đẹp. Thiên truyện còn là
lời tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến hà khắc, cửa quyền, nhẫn tâm đẩy con
người vò bước đường cùng không lối thoát.



×