Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 10: Kiểm tra về truyện trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.28 KB, 4 trang )

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I -Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức: HS trình bày được những hiểu biết về tác giả, tác phẩm trong giai đoạn thế kỉ
XI-XIX qua những câu hỏi cụ thể.Biết cảm nhận văn học ở một giai đoạn lịch sử đất nước.
2-Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho hs.Trình bày khoa học.
3-Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác làm bài cho hs.
II -Phương tiện thực hiện:
Đề bài Photo.
III -Cách thức tiến hành:
Ra đề, làm bài.
IV -Tiến trình bài dạy:
A-Tổ chức:
B -Kiểm tra:
C -Bài mới:
A-Đề bài:
I-Trắc nghiệm (2,5 điểm )khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng nhất.
1- Đọc kĩ hai câu thơ sau và cho biết trong hai câu thơ đó, cảnh vật được cảm nhận qua con mắt và
tâm trạng của ai?
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
A-Nguyễn Du.

B-Thúy Vân.

C-Thúy Kiều.

D-Vương Quan.

2-Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả không sử dụng phép tu từ nào?
A-Nhân hoá.


C-Ẩn dụ.

B-So sánh.

D-Liệt kê.

3-Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A-Nụ cười và giọng nói.

C-Trí tuệ và tâm hồn.

B-Khuôn mặt và hàm răng.

D-Làn da và mái tóc.

4-Có người cho rằng “Truyện Lục Vân Tiên” là một truyện kể mang nhiều tính chất dân gian.
Đúng hay sai?
A-Đúng.

B- Sai.

5-“Truyện Kiều” là tên mà Nguyễn Du đặt cho tác phẩm của mình. Đúng hay sai?
TaiLieu.VN

Page 1


A-Đúng.

B-Sai.


6-Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả?
A-Được cứu người giúp đời.

C-Có công danh hiển hách.

B-Trở nên giàu sang phú quý.

D-Có tiếng tăm vang dội.

7- Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào đặc sắc?
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoag hen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
A-Nhân hóa.

B- So sánh.

C- Ẩn dụ.

D- Hoán dụ.

8 -Nối cột A với cột B để sao cho phù hợp tác giả, tác phẩm.
A

B

1- Truyện Kiều

a-Nguyễn Đình Chiểu


2-Truyện Lục Vân Tiên

b-Phạm Đình Hổ

3-Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

c-Ngô Gia Văn Phái

4-Hoàng Lê nhất thống chí

d-Nguyễn Du

9- Chọn các từ cho ở bên dưới điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với nội dung của nhận xét sau.
Kiều ở lầu Ngưng Bich là một trong những đoạn…(1)……..nhân vật thành công nhất trong
Truyện Kiều, đặc biệt là bằng …(2)..Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ…(3)……và tấm lòng thủy
chung, hiếu thảo của Kiều.
A-Cô đơn, buồn tủi.

B-Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

C- Miêu tả nội tâm.

10- Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần nào trong “Truyện Kiều”?
A-Gặp gỡ và đính ước.

B-Gia biến và lưu lạc.

C-Đoàn tụ.

II-Tự luận:(7,5 điểm)

Cho câu thơ sau:
“Ngày xuân con én đưa thoi”.
1- Hãy chép chính xác 3 câu tiếp để hoàn thiện bức tranh xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
(0,5 điểm).
2- Dùng một câu văn khái quát nội dung của bốn câu thơ trên (1 điểm).
3- Đoạn thơ trên sử dụng nghệ thuật nào đặc sắc? Hãy chỉ ra tác dụng (2.0 điểm)
4-Viết một đoạn văn tổng- phân –hợp khoảng 10-15 câu văn, triển khai theo nội dung đã tìm được
ở câu 2. Trong đoạn văn, có sử dụng câu ghép đẳng lập (4 điểm).
B-Đáp án –thang điểm.
TaiLieu.VN

Page 2


I-Phần trắc nghiệm:mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.Chỉ khoanh vào 1 phương đúng.
1-C.

2-B.

3-C. 4-A.

5-B.

6-A. 7-C. 8-(1-d, 2-a, 3- b, 4-c). 9- B. 10- A

II-Tự luận .
1-Câu 1( 0,5 điểm):Chép chính xác 3 câu thơ tiếp:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
2-Câu 2: khái quát được nội dung chính của bốn câu thơ trên bằng một câu văn ngắn, cho 1 điểm:
Bốn câu thơ trên đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, nguyên
khôi, tinh khiết.
3-Câu 3: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của nó (1,5 điểm):
-Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình: xanh non của đồng cỏ, màu trắng của hoa lê, ánh sáng hồng
của trời xuân.
-Nhân hóa ẩn dụ: Ngày xuân con én đưa thoi =>gợi tả thời gian đẹp, tươi sáng của mùa xuân trôi
rất nhanh, đã sang tháng ba nhằm diễn tả cảm xúc tiếc nuối của nhân vật trữ tình.
-Nghệ thuật phối sắc tài tình của Nguyễn Du: màu xanh của cỏ non, màu trắng của hoa lê là hai nét
vẽ chủ đạo làm nên bức tranh xuân đặc sắc, rất riêng trong thơ Nguyễn Du.
4-Câu 4: Viết được đoạn văn tổng- phân- hợp có độ dài từ 10 đến 15 câu văn, phân tích được giá
trị nghệ thuật đặc sắc, có câu chủ đề, có phần kết luận đánh giá của người viết về bút pháp tả cảnh
của Nguyễn Du. Đoạn văn có dung một câu ghép đẳng lập, có gạch chân.
-Bốn câu thơ trên đã gợi tả khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng, nguyên khôi, tinh khiết
của mùa xuân.
-Hai câu thơ đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian. Hình ảnh ẩn dụ nhân hóa“con én đưa thoi”
gợi tả ngày xuân thấm thoát trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của
mùa xuân những cánh én vẫn rộn rang bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. Hai chữ
“thiều quang” chỉ ánh sáng hồng, tươi đẹp làm nổi bật bức tranh sinh động của mùa xuân.
-Hai câu cuối đã khắc họa bức tranh tuyệt đẹp: “Cỏ non…..hoa”. Với bút pháp miêu tả giàu chất
tạo hình, Nguyễn Du vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp bằng ngôn từ hết sức đặc
sắc. Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh
non ấy điểm xuyết một vài bong hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều
gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non) khoáng đạt, trong
trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ điểm làm cho
cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.

TaiLieu.VN


Page 3


-Câu ghép: Có thể nói, hai câu thơ đầu gợi tả thời gian, không gian của mùa xuân còn hai câu thơ
cuối lại vẽ nên một bức họa tuyệt tác về mùa xuân. Đó chính là ngòi bút tài tình của cụ Nguyễn Du
để lại cho đời.
D -Củng cố:
-Thu bài,nhận xét giờ làm bài.
E -Hướng dẫn học bài:
-Về ôn lại kiến thức về văn học trung đại.

TaiLieu.VN

Page 4



×