Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

(TH) Sáng kiến một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm Tiếng Anh cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.35 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TIỂU HỌC ...........................

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:

Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 4
Thuộc lĩnh vực:

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ...........................

..........................., tháng 4 năm 20…
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện ...............
Tôi:
Tỷ lệ
Số
TT

Ngày
Họ và tên

tháng


năm sinh

Nơi

Chức

công tác

danh

Trình độ

(%) vào

chuyên

việc tạo

môn

ra sáng
kiến

1

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Một số biện pháp rèn kĩ

năng phát âm cho học sinh lớp 4"
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Nga - Giáo viên Tiếng Anh
trường Tiểu học ...............

2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Giảng dạy Tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng đầu tiên: 05/10/2018
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Thực trạng dạy và học phát âm Tiếng Anh ở trường Tiểu học ...............
4.1.1. Thực trạng chung.
Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh
khối lớp 4 và lớp 3B trường Tiểu học ............... Trong quá trình giảng dạy,
tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc và phát
âm. Đọc được coi là việc quan trọng đầu tiên, đọc được và nói được là cơ sở
giao tiếp. Nếu các em quen nói, đọc chưa đúng thì cũng không thể nghe
được, hiểu được; đọc, phát âm chưa đúng hoặc không rõ ràng sẽ làm cho
người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu ý của người nói.
Những năm học gần đây, môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương
trình chính khóa của mọi cấp học ở nước ta. Trường Tiểu học .............. đã
2


thực hiện chương trình Tiếng Anh 3, 4, 5 theo Đề án ngoại ngữ 1400, bộ
sách giáo khoa nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp theo một hệ thống ngữ
pháp, ngữ âm có kiểm soát cẩn thận trong từng đơn vị bài học. Học sinh
được lấy làm trung tâm và luôn được giao tiếp với nhau qua phần học âm,
ngữ âm, ngữ điệu; trong từng từ, từng câu với mục tiêu là để học sinh giao
tiếp được bằng Tiếng Anh. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình diện:
tiếp nhận (nghe và đọc) và sản sinh (nói và viết) ngôn ngữ. Tuy nhiên để đạt
được mục tiêu đó thì yếu tố đầu tiên học sinh cần nắm vững là ngữ âm.
Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngôn
ngữ trên thế giới. Nếu phát âm chính xác thì mọi kĩ năng như nghe, nói, đọc
sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu phát âm không đúng hoặc
không rõ ràng sẽ làm cho người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu ý
của người nói.

Xác định được tầm quan trọng đó nên việc dạy và học ngữ âm đã được
đưa vào trong chương trình dạy và học ở các khối, lớp. Tuy nhiên đa số học sinh
còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi phát âm và ghi nhớ các âm đã học. Chính
vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng phát âm giúp học
sinh phát âm chuẩn để học tốt môn Tiếng Anh; giúp các em có thể giao tiếp với
thầy cô, bạn bè một cách tự tin chủ động. Qua đó giúp các em phát triển kỹ năng
giao tiếp đối với môn học này, đồng thời hoàn thiện cả bốn kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết cho các em học sinh.
Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp, tôi thấy phần lớn các em rất
ngại đọc, nếu đọc được thì còn nhiều em phát âm chưa chuẩn, chưa đúng, đọc
không được từ đó khiến các em có tâm lý nặng nề không muốn đọc, đặc biệt là
các em thiếu tự tin trước một tình huống giao tiếp và trước đông người.
Kết quả khảo sát thực tế đầu năm học 2018-2019, kết quả thu được như
sau:

3


Khối

Tổng

Hoàn

%

Hoàn
thành

%


Chưa
hoàn
thành

%

số HS

thành tốt

4A

30

8

27

20

66

02

7

4B

30


10

33

18

60

02

7

4C

76

6

21

21

72

02

7

4.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

* Đối với giáo viên:
Cách lựa chọn phương pháp đối với một số hoạt động chưa phù hợp,
chưa cuốn hút được sự chú ý học tập của học sinh. Cách hướng dẫn học sinh
phát âm, cách đánh trọng âm hay ngữ điệu; cách sử dụng đồ dùng còn hạn chế.
Sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp hoạt động nhóm, phương
pháp ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp khích lệ học sinh chưa
thật hiệu quả. Việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh chưa
thật sự thường xuyên dẫn đến có học sinh nhiều lần quên sách, vở, đồ dùng học
tập làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.
Giáo viên thường tập trung quan tâm đến những em đọc chậm, đọc kém,
thiếu tự tin và ít tham gia vào các hoạt động học tập. Những học sinh này
thường không tích cực tham gia thực hành, luôn e ngại, sợ sai khi nói, điều này
làm cho học sinh không thể tập trung quan sát khi giáo viên dạy đọc và luyện
âm. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư để giúp học sinh có
được những kĩ năng cơ bản của môn học.
* Đối với học sinh:
Học sinh trường Tiểu học .............. hầu hết thuộc vùng nông thôn, việc
học Tiếng Anh hoàn toàn mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao nên ảnh
hưởng không ít đến chất lượng dạy và học. Đọc Tiếng Việt cho chuẩn xác, gợi
cảm đã là một vấn đề không dễ, nói gì đến việc đọc Tiếng Anh lại càng nan giải
và khó khăn hơn nhiều; một số học sinh chưa tự giác học môn học này vì các
4


em nghĩ đây là môn học tự chọn, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động
trong giờ học, ít tham gia xây dưng bài dù em biết câu trả lời. Một số em còn
mải chơi chưa chú ý hợp tác với bạn trong thực hành làm việc theo cặp, theo
nhóm; bên cạnh đó một số ít học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm
theo cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, còn thiếu tự tin và rụt rè trong
giao tiếp.

* Phụ huynh:
Đa số phụ huynh chưa thực sự coi trọng môn Tiếng Anh vì nghĩ đó là môn
học tự chọn, họ chỉ khuyến khích các con học giỏi môn Toán và Tiếng Việt, do
quan niệm “Tiếng Việt nói chưa thạo mà còn học Tiếng Anh”. Vì thiếu sự quan
tâm sâu sát đến con em trong việc học môn Tiếng Anh nên khi các em đến lớp
còn nhiều em còn quên sách, vở, đồ dùng học tập.
Mặt khác phụ huynh học sinh chưa tiếp cận với môn Tiếng Anh nên không
có kiến thức và phương pháp để hỗ trợ và tương tác với các con khi ở nhà.
Từ những thực trạng trên đây, thì việc đưa ra "Một số biện pháp rèn kỹ
năng phát âm cho học sinh lớp 4" là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp
cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn
trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân.Việc
phát âm đúng từ ngữ sẽ giúp các em viết đúng chính tả, dạy tốt phát âm là chúng
ta đã giúp các em phát triển kỹ năng nghe, giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp
hàng ngày. Ngoài ra, việc dạy tốt kỹ năng phát âm còn nhằm giúp các em học
sinh tự tin khi phát âm ra một từ mà các em biết chắc là các em nói đúng và đặc
biệt biết nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nhấn dấu trọng âm và ngữ điệu
trong Tiếng Anh.
Từ thực tiễn quá trình dạy và học ở trường tiểu học .............. tôi đã tìm ra
một số biện pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng phát âm cho học sinh tiểu học có
tính khả thi nhất.
4.2. Một số biện pháp rèn kỹ năng phát âm cho học sinh lớp 4 trường
Tiểu học ...............
4.2.1. Các bước dạy phát âm.
5


Tiếng Anh có rất nhiều âm mà Tiếng Việt không có. Do đó, học phát âm
Tiếng Anh bao gồm việc học các âm mới mà có thể em chưa từng nói bao giờ
như âm “j, f, z”.

Ngữ âm luôn là một lĩnh vực khó cho tất cả mọi học sinh. Các em đều gặp
rất nhiều khó khăn khi học ngữ âm, đặc biệt là cách phát âm những âm cuối khó
như /s/ hay /z/, /t/ hay /d/; /∫/ hay /s/. Một số em thường đọc nuốt mất những âm
này khi chúng ở cuối từ.
Có rất nhiều cặp âm trong Tiếng Anh có cách phát âm gần giống nhau
(minimal pairs), không những học sinh mà ngay cả giáo viên nếu không chú ý
cũng không phân biệt được và phát âm chính xác chúng, chẳng hạn như các
âm: /i/ hay /I/, /e/ hay /æ/, /ð / hay /θ /…
Với kinh nghiệm nhiều năm dạy học sinh Tiểu học nên tôi thấy rõ mặt hạn
chế của các em học sinh. Khi các em đã sai mà không được sửa thì các em chỉ
ghi nhớ cái sai đó và rất khó để có thể sửa được. Chính vì vậy, ngay từ những
câu chữ đầu tiên, thầy cô giáo phải tập cho các em nói đúng và chuẩn. Nếu giáo
viên lơ là, chủ quan trong việc sửa lỗi phát âm, không hướng dẫn học sinh chú ý
trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng các
em không nhận ra và không hiểu được người đối diện đang nói gì. Mặt khác các
em sẽ lúng túng không biết cô giáo mình dạy đúng hay người này đúng làm cho
học sinh e dè, không tự tin trong giao tiếp.
Bản thân tôi thường xuyên rèn luyện, học hỏi kỹ năng phát âm để phát âm
cho đúng, cho chuẩn và làm mẫu cho các em. Ngoài ra trong các giờ học tôi
thường cho học sinh nghe băng, đĩa với giọng đọc chuẩn và cho học sinh nghe
lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu cuối câu và nhất là phần kết thúc của từ, trọng âm
của từ và trọng âm của câu. Hướng dẫn học sinh tập trung trong khi nghe và
khuyến khích các em bắt chước giọng đọc trong băng càng giống càng tốt.
Sau bước nghe và nhắc lại theo băng đĩa, tôi yêu cầu học sinh tự đọc cá
nhân, đọc theo cặp rồi đọc đồng thanh, có thể gọi những bạn đọc tốt đọc mẫu
sau đó gọi đến những bạn chưa đọc được đọc lại. Với những bạn đọc tốt giáo
viên cần tuyên dương khen ngợi kịp thời, đồng thời chỉnh sửa ngay nếu học sinh
đọc sai và đọc chưa chuẩn.
6



Để phát âm đúng và chuẩn, trước tiên các em cần biết về bảng phiên âm
Tiếng Anh.

Khi học một chủ đề mới, từ vựng mới, thường các em học sinh chỉ quan tâm
nghĩa của từ mà bỏ qua cách phiên âm. Đây không phải là cách học từ vựng
Tiếng Anh hiệu quả, bởi nghĩa quan trọng nhưng phiên âm sẽ giúp các em phát
âm chuẩn và nói hay. Vì vậy khi dạy luôn hướng dẫn cho các em chú ý đến cách
phiên âm chuẩn bên cạnh việc nhớ từ, từ đó sẽ phát triển kỹ năng nói và giao
tiếp Tiếng Anh.
Việc rèn luyện kỹ năng phát âm cho học sinh lớp 4 được tiến hành khi dạy
phần 1 của Lesson 3. Nhưng được rèn nhiều hơn là ở các Lesson trong từng Unit.
Một giờ học ngữ âm sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo viên thực hiện theo quy trình
dạy rõ ràng, cụ thể làm cho các âm tiết trở nên dễ dàng tiếp nhận đối với học
sinh. Bởi vậy, một bài dạy ngữ âm tôi thường chia thành 3 phần như sau:
1. Presentation
- Giáo viên đọc từ có chứa âm sẽ học trong bài, học sinh lắng nghe.

7


Ví dụ 1: Dạy âm /l:/ giáo viên đọc: Linda (Unit 1 lesson 3, SGK Tiếng
Anh 4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
- Giáo viên hướng mặt về phía học sinh đọc âm (ví dụ: /l:/) một vài lần để
học sinh có thể nghe rõ và quan sát được cử động miệng, môi, răng, lưỡi của
giáo viên khi phát âm này.
- Giáo viên đọc một vài từ có chứa âm đang học, học sinh đọc theo:
Linda/ look/ listen
- Giáo viên viết các từ lên bảng.
- Giáo viên miêu tả cách phát âm vị trí của lưỡi, môi, răng khi phát âm và

giảng giải cụ thể cho học sinh hiểu.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh các từ trên bảng, (ví dụ: Linda/ look/
listen) sau đó gọi từng nhóm nhắc lại. Cuối cùng giáo viên gọi một số học sinh
nhắc lại.
- Theo đúng tiến trình trên, giáo viên giới thiệu âm thứ hai.
- Giáo viên thực hiện theo quy trình trên khi giới thiệu âm /n/
- So sánh đối chiếu sự khác nhau khi phát âm thứ hai với âm thứ nhất.
Ví dụ: giáo viên giải thích sự khác biệt về vị trí lưỡi, môi, răng khi phát
âm hai âm /l/ và /n/.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu từng nhóm nhắc lại hai
âm theo giáo viên hoặc theo băng.
Ví dụ 2: Dạy âm /u/ giáo viên đọc các từ : book , cook, noon, school (Unit
11 lesson 3, part 1 SGK Tiếng Anh 4)
oo

cook

My mother cooks at six o’clock.

book

Your book on the table.

noon

I play football at noon.

school

They have lunch at the school.


8


- Giáo viên hướng mặt về phía học sinh đọc âm (ví dụ: /u/) một vài lần để
học sinh có thể nghe rõ và quan sát được cử động miệng, môi, răng, lưỡi của
giáo viên khi phát âm âm này.
- Giáo viên đọc từ và câu có chứa âm đang học, học sinh đọc theo.
- Giáo viên viết các từ lên bảng.
- Giáo viên miêu tả cách phát âm (vị trí của lưỡi, môi, răng). Gọi một học
sinh làm mẫu.
- Học sinh quan sát, giáo viên gọi một học sinh làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh đồng thanh nhắc lại các từ trên bảng sau đó gọi từng
nhóm nhắc lại. Cuối cùng giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ có chứa âm vừa học
- Học sinh thực hành đọc các câu (trong câu có nhiều từ chứa âm đang học).
- Học sinh nhìn, nghe và nhắc lại theo theo băng âm, từ, câu. Các câu
trong đó có từ chứa âm đang học.
2. Practice
Trong phần này học sinh nên được thực hành phát âm mới theo thứ tự từ
âm đến từ, câu.
- Giáo viên đọc các cặp từ và học sinh lắng nghe để nhận diện âm mà giáo
viên đọc là âm nào. Sau đó lần lượt cả lớp nhắc lại các cặp từ, rồi nhắc lại theo
nhóm và cuối cùng nhắc lại cá nhân.
Như ví dụ 1 trên: Khi dạy 2 âm /l/ và /n/ giáo viên đọc các cặp từ: Linda/
night. Học sinh lắng nghe và nhắc lại theo giáo viên.
- Học sinh thực hành đọc các từ có chứa âm đang học.
- Học sinh thực hành đọc các câu (trong câu có nhiều từ chứa âm đang
học): Hello, Linda/ Good night.
- Học sinh nhìn, nghe và nhắc lại theo theo băng

- Học sinh thực hành và trình bày theo cặp
- Trong quá trình học sinh thực hành, Giáo viên theo dõi và chữa kịp thời
nếu học sinh mắc lỗi.
9


3. Production
Giáo viên cung cấp cho học sinh trò chơi hoặc các hoạt động để cũng cố
lại kiến thức. Một số trò chơi đơn giản nhưng hiệu quả và dễ thực hiện như:
Sticky ball, bingo, slap the board, net words.....
 Trò chơi “ Sticky ball”
Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội cử lần lượt từng thành viên lên chơi.
Giáo viên đọc từ có chứa âm vừa học, học sinh quan sát và lắng nghe giáo
viên nói từ nào và ném bóng vào âm đó trên bảng mỗi lần ném đúng sẽ được
một ngôi sao và đội nào được nhiều sao nhất thì đội đó sẽ chiến thắng.
4.2.2. Luyện tập phát âm: Chương trình yêu cầu luyện phát âm nâng dần
theo mức độ từ dễ đến khó, ngắn đến dài. Chủ đề của chương trình Tiếng Anh 4
thể hiện các dạng:
a. Hướng dẫn các em học sinh trong việc nhấn trọng âm:
Trọng âm là điều quan trọng nhất trong kỹ năng phát âm Tiếng Anh. Trong
quá trình giao tiếp, nếu học sinh không nhấn trọng âm đúng, thì chắc chắn người
nghe sẽ không hiểu được ý của các em. Tiếng Việt được xem là một ngôn ngữ
đơn âm tiết nên khi học Tiếng Anh - Ngôn ngữ đa âm tiết với nhiều đặc tính
phức tạp về trọng âm, hầu hết các em đều gặp khó khăn. Một số cụm từ có đến 2
trọng âm, khiến cho nhiều em nhấn âm nhầm hoặc không nhấn âm. Vì thế muốn
các em nói có trọng âm thì phải hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn, tức âm
đó được đọc cao hơn, mạnh hơn, dài hơn.
- Động từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, …
- Danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain, ‘bookshop, ‘sandals,
‘jumper…
- Động từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: be’come, under’stand,…
- Danh từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
10


Ví dụ: doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/
- Danh từ và tính từ có 3 âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/
hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: pharmacy /ˈfɑːrməsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…
Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm
tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/.
Trong phát âm tiếng anh, phát âm từng từ chuẩn vẫn chưa đủ, cần phải phát
âm chuẩn cả 1 câu nói và phát âm đúng nhịp điệu lên xuống của câu nói theo
như người bản xứ.
- Đọc lên giọng: Được dùng trong câu hỏi: Yes/No questions:
+ Can you play volleyball?
+ Would you like some milk?
+ Is he your teacher?
+ Is your book big ?
+ Do you have pets ?
- Đọc xuống giọng: Được dùng trong câu nói thông thường, câu mệnh
lệnh và câu hỏi: WH- questions:
+ What did you do yesterday?
I painted a picture.
+ What does your mother look like ?
She is tall

+ What’s your phone number?
It’s 0912 158 657
b. Hướng dẫn học sinh cách đọc những từ nối âm:
Đối với người bản xứ, việc nối âm luôn xuất hiện khi kết thúc một phụ âm
và đi sau là một nguyên âm. Việc nối âm gây khó khăn cho cả khi phát âm lẫn
khi luyện nghe đối với nhiều học sinh. Để khắc phục được việc khó khăn trong
nối âm, thì tôi hướng dẫn các em một vài nguyên tắc trong nối âm để các em
tránh mắc lỗi khi phát âm.
11


- Phụ âm đứng trước nguyên âm
Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, đọc nối
phụ âm với nguyên âm.
Ví dụ: is it, stand up,
- Chữ “the” đứng trước từ bắt đầu bằng một nguyên âm thì đọc là /ði/
Ví dụ: The answer, the after noon.....
- Hướng dẫn học sinh các quy tắc và cách đọc phát âm đuôi “-s” “-es”
trong Tiếng Anh dễ nhớ nhất. Đuôi s/es thường rất khó phát âm và nhiều học
sinh thường bỏ qua đuôi quan trọng này vì nghĩ nó không cần thiết. Tuy nhiên
để có thể nói chuẩn xác và câu có nghĩa khi giao tiếp với người bản xứ thì
đuôi s/es này cực kì quan trọng. Vì vậy chúng ta phải tập cho học sinh cách phát
âm đuôi s/es thành thói quen ngay từ bây giờ nhờ 3 quy tắc sau:
+ Quy tắc 1: Phát âm là /s/ khi tận cùng từ bằng -p, -k, -t, -f.
Ex: stops [stops] works [wə:ks]
+ Quy tắc 2: Phát âm là /iz/ khi tận cùng từ bằng -s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,o,-ge,-ce
Ex: misses /misiz/ ; watches [wochiz];
+ Quy tắc 3: Phát âm là /z/ đối với những từ còn lại
Ex: study - studies; supply-supplies…..
* Ví dụ chi tiết về từng quy tắc phát âm:



-s, -es, ‘s ở đuôi phát âm là /iz

Đọc -s,-es, ‘s ở đuôi thành /iz/ khi âm cuối của nó phát âm thành các âm sau
(Tức là đuôi cuối từ vựng là các từ -s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,-o,-ge,-ce )


/s/ 's: misses



/z/ 'z: causes



/ʧ/ 'ch: watches



/ʤ/ 'j: changes
12




/ʃ/ 'sh: wishes




/ʒ/ 'zh: garages



-s, -es, ‘s ở đuôi phát âm là /s/
Khi âm cuối của từ là một âm điếc . Tức là âm không phát âm ra thì khi

thêm -s, es hay ‘s vào cuối từ sẽ được phát âm thành /s/ . Âm điếc tức là âm
không phát ra từ cuống họng mà phải sử dụng môi để phát âm. Có 5 âm điếc
trong tiếng anh -p, -k, -t, -f, -th.


/p/ 'p: stops



/k/ 'k: looks



/t/ 't: cats



/θ/ th': Earth's



/f/ 'f: laughs




-s, -es, ‘s ở đuôi phát âm là /z/

Khi âm cuối của từ là một âm kêu (không phải âm điếc) thì ta đọc các âm -s,
-es. -s thành /z/. Thực ra chúng ta không cần nhớ các âm này vì nó rất nhiều.
Chúng ta chỉ cần nhớ các âm điếc và khi gặp từ có đuôi không phải âm điếc thì
ta mặc định nó là âm kêu và phát âm thành /z/ (Tất nhiên phải loại trừ các đuôi ở
quy tắc 1)
Một số ví dụ về phát âm s/es/’s thành /z/


/b/ 'b: describes



/g/ 'g: begs



/d/ 'd: words



/ð/ th': bathes



/v/ 'v: loves




/l/ 'l: calls



/r/ 'r: cures



/m/ 'm: dreams
13




/n/ 'n/: rains



/ŋ/ 'ng: belongs
4.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các giải pháp trong sáng kiến đã được áp dụng tại khối lớp 4, trường tiểu

học .............. trong năm học 2018-2019 và đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Sáng kiến có
khả năng áp dụng vào thực tế dạy môn Tiếng Anh khối lớp 4 trường Tiểu
học .............. nói riêng và lớp 4 ở các trường Tiểu học trong toàn huyện nói chung.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác dạy và học và các tài liệu cần

thiết cho các bài giảng ngữ âm.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.
- Xây dựng , thiết kế bài giảng ngữ âm phù hợp với đối tượng học sinh trên
địa bàn.
- Vận dụng và tổ chức linh hoạt các phương pháp và tổ chức các trò chơi
trong giờ dạy âm.
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về biện pháp rèn kĩ năng phát âm
Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giờ
dạy ngữ âm.
- Luôn vận dụng sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn kỹ năng

phát âm Tiếng Anh cho học sinh lớp 4" vào việc giảng dạy cho học sinh.
7. Đánh giá lợi ích thu được:
7.1. Theo ý kiến tác giả:
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các em học sinh.
Tôi đã áp dụng "Một số biện pháp rèn kỹ năng phát âm Tiếng Anh cho học sinh
lớp 4" trường Tiểu học .............., ngoài việc hướng dẫn cách phát âm cách đọc còn
tạo cho học sinh tính chuyên cần, siêng năng khi đọc Tiếng Anh, việc học của các
em đã đạt hiệu quả cao hơn. Việc ứng dụng phương pháp này đã tích cực hóa người
học. Học sinh chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức nên tạo được sự thích thú, khơi
14


dậy niềm đam mê trong việc tìm kiến thức và từ đó học sinh sẽ hiểu biết nhiều hơn,
tự tin hơn trong khi đọc và giao tiếp bằng Tiếng Anh trước đông người.
Giúp học sinh rèn luyện tính tự chủ trong công việc, kiên trì và biết cách
phối hợp với các thành viên khác trong lớp. Học sinh có các kỹ năng như: kỹ
năng giao tiếp; kỹ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau
trong lớp học; kỹ năng tự học, tự giải quyết vấn đề; kỹ năng tương tác; kỹ

năng phân công công việc và khả năng tổ chức, lãnh đạo; kỹ năng thu thập và
xử lý thông tin; kỹ năng hợp tác và chia sẻ.
Học sinh được đối xử công bằng, phát huy hết năng lực và sở trường của
mỗi cá nhân. Tự giác hoàn thành các bài tập hoặc yêu cầu của giáo viên. Trong
các hoạt động học sinh hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các
câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước lớp bằng Tiếng Anh.
Biết giải quyết và xử lí các tình huống khác nhau theo nhiều cách khác
nhau. Chủ động vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế cuộc
sống. Tập trung chú ý nhiều vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài
tập, không nản trước những yêu cầu khó. Biết đặt câu hỏi và nêu những thắc
mắc cũng như trao đổi, chia sẻ cùng bạn về một âm khó hay một tình huống giao
tiếp mà học sinh quan tâm.
Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng phát âm cho học sinh
lớp 4” thu được kết quả như sau:
Kết quả hoạt động giáo dục cuối học kỳ I:
Khối

Tổng

Hoàn

%

Hoàn
thành

%

Chưa hoàn
thành


%

số HS

thành tốt

4A

30

13

43

17

57

0

0

4B

30

11

37


19

63

0

0

4C

76

14

48

15

52

0

0

Kết quả hoạt động giáo dục giữa học kỳ II:
15


Khối


Tổng

Hoàn

%

Hoàn
thành

%

Chưa hoàn
thành

%

số HS

thành tốt

4A

30

13

43

17


57

0

0

4B

30

14

47

16

53

0

0

4C

76

14

48


15

52

0

0

Qua theo dõi quá trình học tập của học sinh cho thấy các biện pháp nêu
trên được áp dụng ở khối lớp 4 đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Số HS có kĩ năng
hợp tác, kĩ năng nói và tự tin trong giao tiếp tăng lên đáng kể.
7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
Kết quả rèn kĩ năng phát âm của học sinh khi đã tham gia áp dụng
sáng kiến như sau: Thông qua những hoạt động thường kỳ này, học sinh tự tin,
phấn khởi, say mê hơn với việc học Tiếng Anh hơn, học sinh phát triển được kỹ
năng nói, và cảm thấy tự tin hơn khi nói Tiếng Anh trong bất kỳ tình huống giao
tiếp nào, áp dụng theo phương pháp dạy và học mới ở các trường dự án mà tôi
đã áp dụng tại khối lớp 4, trường Tiểu học .............. năm học 2018 - 2019. Đã
thu được kết quả với những thay đổi của học sinh như sau:
Trong các tiết học, đặc biệt là các giờ thực hành nói học sinh tích cực, chủ
động, hăng hái tham gia thực hành nói, đóng vai các nhân vật trong các bài hội
thoại, biết vận dụng các câu mẫu, các từ mới đã học vào giới thiệu bản thân, gia
đình. Học sinh mạnh dạn, tự tin trả lời các câu hỏi, trình bày ý kiến, bổ sung các
câu trả lời của bạn, thích nói bằng Tiếng Anh trong các giờ học giờ ra chơi, gặp
các thầy cô trong trường các em tự giác chào hỏi bằng Tiếng Anh.
Biết hợp tác, giúp đỡ, cùng nhau chia sẻ cách nói từng từ, từng câu với bạn.
Chủ động vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế, biết hỏi cô
giáo những từ được nghe thấy trên ti vi hay trong phim hoạt hình.
Tập trung chú ý nhiều vào các chủ đề đang học; say mê luyện nói cùng các

bạn, đua nhau luyện tập thực hành sống vai các nhân vật trong bài hội thoại.
16


Bên cạnh đó, với bản thân tôi việc nghiên cứu phương pháp dạy ngữ âm
cho học sinh đã góp phần nâng cao trình độ và năng lực sư phạm của mình,
đồng thời góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy ngữ âm nói riêng và bộ môn
Tiếng Anh nói chung. Phương pháp này có thể áp dụng cho các bài dạy ngữ âm
trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 3, 4, 5. Tuy nhiên do đặc thù từng tiết dạy
có những âm tiết khác nhau nên các giáo viên cần áp dụng một cách sáng tạo và
linh hoạt.
Như đã đề cập ở trên, dạy ngữ âm không chỉ đơn thuần là dạy cách phát
âm, mà còn phải dạy các phần rất quan trọng như: Trọng âm, nhịp điệu và ngữ
điệu. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi từ các tài
liệu, tư liệu, từ bạn bè đồng nghiệp cũng như từ kinh nghiệm thực tế để có
phương pháp dạy trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu cho phù hợp với học sinh,
đồng thời hoàn thiện phương pháp dạy ngữ âm của mình.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử:
TT

Họ tên tác giả

Ngày tháng Nơi công
năm sinh
tác

Chức
danh

Trình độ

chuyên
môn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng kiến

1

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

.............., ngày 29 tháng 3 năm 2019
NGƯỜI LÀM ĐƠN

17


18



×