Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.09 KB, 3 trang )

TUẦN 4 – TIẾT 11 – 12: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ
MỴ CHÂU – TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết )
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể.
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong câu chuyện tình yêu.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hs đọc tiểu dẫn và rút ra các ý
chính.

I. Tiểu dẫn :
- Đặc trưng của truyền thuyết và cách tiếp nhận.
- Quần thể di tích liên quan đến truyền thuyết này
- Xuất xứ.

-Hs đọc VB. Tìm bố cục.Hướng
dẫn hs tìm hiểu theo bố cục.

II. Đọc hiểu văn bản:



- Hs tóm tắt các chi tiết chính
liên quan đến việc xây thành.

1. ADV xây thành và chế nỏ.

- Hs tóm tắt các chi tiết chính
liên quan đến việc chế nỏ.

- Xây thành: Ban đầu thành đắp đến đâu lở đến đó. Sau,
nhờ sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang mà thành xây trong nửa
tháng thì xong.

- Hs nêu những nhận xét về chi
tiết rùa vàng

- Chế nỏ: Trước lo lắng của vua “Nếu có giặc ngoài thì lấy
gì mà chống”, rùa vàng đã giúp vua ( Cho vuốt) chế nỏ thần
để bảo vệ đất nước.


*Nhận xét về chi tiết Rùa vàng:
- Tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm.
- Lý tưởng hóa việc xây thành, chế nỏ => Người bình dân
muốn đề cao vị vua luôn lo cho vận mệnh quốc gia đồng
thời thể hiện thái độ đồng tình, ủng hộ của mình đối với
- Hs nêu nguyên nhân mất nước ( công việc của vua.
Chi tiết – khái quát)
2. ADV để mất nước – thái độ của tác giả dân gian:
a. Việc mất nước:

- Hậu quả nghiêm trọng của việc
mất nước ?
- Hs rút ra bài học lịch sử từ việc
ADV để mất nước.

- Nguyên nhân mất nước:
* Chủ quan, mất cảnh giác.(vô tình gả con gái/ cậy nỏ
thần…)
* Lẫn lộn đại sự quốc gia với tình cảm riêng tư: ( để con
gái biết nơi cất nỏ thần/ Mỵ châu cho Trọng Thủy xem nỏ)

- Hậu quả: Nước mất – nhà tan ( Vua bỏ thành chạy về
phương Nam, giết Mỵ Châu, cầm sừng tê giác đi xuống
- Hs dựa vào các chi tiết cần thiết biển )
để nâu thái độ của người bình
- Bài học lịch sử: Đó là bài học giữ nước. Cụ thể là không
dân đối với các nhân vật trong
dược chủ quan, mất cảnh giác với địch và xử lí đúng mối
truyện.
quan hệ riêng – chung, nhà – nước, gia đình – quốc gia.
b. Thái độ của người bình dân:
* Đ/v ADV: Vừa tôn trọng , đề cao (Thi vị hóa cái chết
của ADV bằng việc cầm sừng tê giác đi xuống biển) vừa
phê phán trừng phạt ( Dùng các từ ngữ phê phán “vô tình /
cậy / cười mà nói rằng’ và để vua tự tay chém đứa con gái
yêu quý của mình).
* Đ/c Mỵ Châu: Vừa oán trách nên trừng phạt ( nàng bị
AVD chém chết ) , vừa yêu mến nên minh oan cho nàng
( Lời nguyền thành hiện thực. Sau khi chết, nàng biến thành
ngọc trai) .

* Đ/v Trọng Thủy: Lên án, căm ghét vì trước sau Trọng
Thủy vẫn là tên gián điệp, giặc ngoại xâm. Cái chết của
Trọng Thủy là một trừng phạt xứng đáng dành cho hắn.
III. Củng cố - Ghi nhớ:


- GV lưu ý về đặc điểm thể loại
và cách tiếp nhận đối với truyền
thuyết.

- Truyền thuyết = Sự thật lịch sử + hư cấu thần kì.Qua
truyền thuyết ta hiểu được lịch sử và thấy được sức tưởng
tượng phong phú cùng với thái độ của người bình dân trước
hiện thực lịch sử.
- Ghi nhớ : SGK

4. Dặn dò: Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:



×