Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA LÁ môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT TP PHÚC YÊN
TRƯỜNG THCS PHÚC YÊN

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
MÔN SINH HỌC
I. TÁC GIẢ: Trần Thị Hương Thơm
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Phúc Yên– TP Phúc Yên – Vĩnh Phúc
II. TÊN CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA LÁ
III. ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH: Lớp 6
IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm 02 bài chương IV - sinh học lớp 6 THCS
- Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
- Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
2. Mạch kiến thức
1. Đặc điểm bên ngoài của lá
- Các bộ phận bên ngoài của lá
- Phân loại lá
- Các kiểu xếp lá trên thân và cành
2. Cấu tạo trong của phiến lá
- Gồm: biểu bì, thịt lá, gân lá
- Sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các phần phiến lá.
3. Thời lượng
Số tiết học trên lớp 2 tiết
Tiết 21 - Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
Tiết 22 - Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
V. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo bên ngoài của lá.


- Giải thích được các đặc điểm bên ngoài của lá và các kiểu xếp lá trên cây phù hợp với
chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.
- Phân biệt được ba kiểu gân lá, lá đơn với lá kép.
1


- Mô tả được cấu tạo trong của phiến lá trên mô hình, tranh vẽ. Phân tích các đặc điểm
cấu tạo trong của lá phù hợp với chức năng chế tạo chất hữu cơ.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc hai mặt của phiến lá.
1.2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về để xác định các bộ phận của lá, lá đơn, lá kép
và cách xếp lá trên cây trên tranh vẽ, mẫu vật thật.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết các bộ phận của phiến lá trên mô hình hoặc
tranh vẽ.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu
xếp lá trên thân và cành.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong khi thảo luận.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân trước nhóm, tổ, lớp.
1.3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Các năng lực chung
Năng lực

Nội dung

Mục tiêu học tập chủ đề là:
- Học sinh tự xác định được các bộ phận của lá và chức năng của

1. Năng lực tự
từng bộ phận.
học
- Phân biệt các loại lá và cách xếp lá thân.
- Vận dụng kiến thức để giải thích vào thực tiễn.
Được hình thành thông qua :
2. Năng lực giải
- Quan sát mẫu vật thật
quyết vấn đề
- Thu thập thông tin từ sách, báo, thư viện...
Đặt ra câu hỏi:
- Có phải tất cả các lá cây đều có màu xanh không?
3. Năng lực tư
- Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
duy sáng tạo
- Giải thích ý nghĩa đặc điểm khác nhau của một số loại lá cây sống
trong những điều kiện môi trường khác nhau.
4. Năng lực
- Quản lí bản thân :
quản lý
+ Thời gian : Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và
các nội dung
học tập khác phù hợp.
+ Biết cách thực hiện các biện pháp an toàn, biết bảo vệ cây xanh.
2


- Quản lí nhóm:
Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân
Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa

5. Năng lực giao
học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với người
tiếp
dân. Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo.
6. Năng lực hợp - Hợp tác với bạn cùng nhóm, với giáo viên.
tác
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
7. Năng lực sử
- Khai thác tư liệu qua mạng Internet những hình ảnh về các loại lá.
dụng CNTT và
truyền thông
8. Năng lực sử - Trình bày bài, báo cáo đúng nội dung, khoa học, rõ ràng, logic
dụng ngôn ngữ
1.4.2. Các kĩ năng khoa học - Các năng lực chuyên biệt
1. Quan sát

Quan sát các bộ phận của lá, các loại lá.

2. Đo đạc
Đo kích thước của một số loại lá.
3. Phân loại hay sắp xếp Phân loại lá.
theo nhóm
4. Tìm mối liên hệ

Cấu tạo - chức năng của lá.

5. Xử lí và trình bày các số Số liệu về số lá trên một cành là một hay nhiều lá.
liệu
6. Đưa ra các tiên đoán, Tiên đoán:
nhận định

Cấu tạo trong của lá có đặc điểm gì mà giúp lá có thể
hấp thụ được khí và thoát hơi nước.
Đưa ra giả thuyết:
7. Hình thành giả thuyết
- Nếu ta cắt bỏ nhiều lá đi thì cây sẽ như thế nào?
khoa học
- Nếu như lá trên các mấu thân không xếp so le thì việc
thu nhận ánh sáng có bị gặp khó khăn không?
8. Đưa ra các định nghĩa
Lá đơn, lá kép.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hệ thống tranh ảnh minh họa
- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
3


- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
- Chuẩn bị vật mẫu theo yêu cầu của giáo viên.
3. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của
học sinh qua chủ đề:
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NỘI
DUNG

NHẬN
BIẾT

- Nêu được

các bộ phận
của
lá,
1. Đặc
chức năng
điểm bên
của từng bộ
ngoài của phận

- Nêu được
khái niệm
lá đơn, lá
kép.
Nêu đc cấu
tạo trong
2. Cấu tạo
của phiến
trong của
lá.
phiến lá

THÔNG
HIỂU
Xác
định
được
bộ
phận của lá.
Phân
biệt

được
các
loại gân lá,
lá đơn, lá
kép,
kiểu
xếp lá.

VẬN
DỤNG
THẤP
Xác định
được
bộ
phận quan
trọng nhất
của lá.

CÁC NĂNG
LỰC HƯỚNG
TỚI TRONG
VẬN DỤNG
CHỦ ĐỀ
CAO
Giải
thích
được ý nghĩa
của kiểu xếp
lá.


- Năng lực giải
quyết vấn đề
năng lực quan
sát
- Năng lực tư
duy

Nắm được
Giải thích
Giải thích
- Năng lực tư
chức năng
được sự
hiện tượng
duy
thông qua
khác nhau thực tế.
- Năng lực giải
cấu tạo của màu sắc
quyết vấn đề
biểu bì, thịt của hai bề
lá, gân lá
mặt lá.
4. Một số câu hỏi và bài tập phát triển năng lực:
a. Câu hỏi
- Lá gồm các bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
- Diện tích bề mặt của phiến lá so với cuống?
- Nêu những điểm giống nhau của các loại phiến lá? Những điểm giống nhau đó có tác
dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá?
-Có mấy kiểu gân lá? Là những kiểu nào? Gân lá có chức năng gì ? Nêu đặc điểm cấu

tạo của gân lá?
- Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? Là những kiểu nào? Lấy hai ví dụ về 3 kiểu xếp lá
trên thân. So sánh vị trí của các lá ở mấu trên so với các lá ở mấu dưới?
- Phiến lá gồm mấy phần ? Là những phần nào?
4


- Tìm điểm khác nhau giữa một lá mồng tơi và một lá hoa hồng? Phân biệt lá đơn, lá
kép.
- Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận
được nhiều ánh sáng ?
- Lỗ khí có những chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
- Hoạt động nào của lỗ khí giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước? Tại sao mặt trên
và mặt dưới của lá lại có màu khác nhau?
- Tại sao lỗ khí thường tập trung nhiều ở mặt dưới của lá?
- Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế
tạo chất hữu cơ cho cây?
- Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và
cho ánh sáng chiếu vào các tế bào bên trong?
- Nếu trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng lá cây sẽ có hiện tượng gì? Vì sao lại có hiện tượng
đó?
- Bản thân là học sinh, em đã làm gì để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt?
b. Bài tập vận dụng
1. Trong cùng một khu vực, khi tiến hành khảo sát vùng nhiều cây và vùng trống, người
ta thu được một số kết quả như sau
Các đặc điểm
Vùng nhiều cây
Vùng trống
Ánh sáng
ít

Nhiều
Tốc độ gió
Nhỏ
Lớn
Cách mọc lá
Mọc cách hoặc mọc đối
Mọc vòng
Hình dạng phiến lá
Phiến lá dạng bản nguyên, to
Lá xẻ thùy, nhỏ
Dựa vào điều kiện ánh sáng và tốc độ gió, em hãy giải thích sự khác nhau về hình dạng,
kích thước, cũng như cách mọc lá của cây ở hai vùng trên.
2. Tiến hành khảo sát lá cây của hai vùng A và B, người ta thu được kết quả như sau:
- Vùng A: cây có lá nhỏ, dày, hỉnh kim.
- Vùng B: cây có lá rộng, mỏng, to bản.
Dựa vào đặc điểm về hình dạng của lá cây, hãy dự đoán điều kiện môi trường (ánh sáng,
nguồn nước) của hai vùng A và B.
3. Cây hoa súng và cây rong biển có sự thích nghi khác nhau khi sống trong môi trường
nước. Quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi sau:

5


Cây rong biển

Cây hoa súng

a. Mô tả đặc điểm lá của hai loài cây trên.
b. Giải thích ý nghĩa đặc điểm thích nghi khác nhau của lá hoa súng và lá rong biển.
4. Sưu tầm các loại lá đơn, lá kép… để làm bộ tiêu bản về lá. Em hãy:

a. Nêu đặc điểm về cấu tạo, hình dạng bên ngoài của lá.
b. Trên mỗi tiêu bản lá ghi lại các thông tin: Tên thực vật, lá đơn/ lá kép, kiểu xếp lá trên
cành, dạng gân lá.
5. Cắt ngang một lá cây nha đam và tiến hành quan sát bằng kính lúp. Vẽ lại cấu tạo mà
em quan sát được và chú thích các thành phần: biểu bì, thịt lá, gân lá.
6. Cho các nguyên vật liệu, dụng cụ và các thiết bị sau: một chậu cây của loài có phiến
lá to, kẹp nhựa hoặc kẹp gỗ, bản kính, lam kính, giấy lọc, máy sấy, đồng hồ bấm giây,
giấy tẩm dung dịch cô ban clorua (giấy tẩm này khi gặp hơi nước sẽ chuyển từ màu
trắng sang màu xanh da trời).
a. Với các nguyên liệu và các dụng cụ, thiết bị trên, em hãy thiết kế thí nghiệm để so
sánh lượng nước thoát ra ở cả 2 mặt của lá cây. Giải thích ý nghĩa từng bước trong thí
nghiệm.
b. Tại sao cần chọn loài cây có phiến lá to trong thí nghiệm này?
7. Lục lạp là bào quan khiến cho lá cây có màu xanh lục và giúp cho cây tổng hợp nên
chất hữu cơ. Bên cạnh các lá màu xanh lục thường gặp thì lá một số cây khác lại có màu
đỏ như lá huyết dụ, rau dền đỏ hoặc màu tím như lá tía tô. Theo em, các loài cây này có
tổng hợp chất hữu cơ được hay không? Giải thích.
5. Thiết kế tiến trình dạy học một tiết trong chuyên đề
CHƯƠNG IV- LÁ
Tiết 21- Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá gồm cuống lá, bẹ lá, phiến lá và
cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc
chế tạo chất hữu cơ.
- Phân biệt được ba kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép.
2. Kĩ năng
- Biết thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
6


4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát: Qua quan sát mẫu vật, hs xác định được các loại lá, lá đơn, lá kép,
các kiểu gân lá và cách xếp lá trên cây.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
B. CHUẨN BỊ.
- GV: Máy chiếu, máy tính, một số mẫu lá điển hình.
- Phiếu học tập cho học sinh.
Các đặc điểm bên ngoài của phiến lá
Kết quả quan sát
Hình dạng (dày/ mỏng)
Màu sắc
Diện tích bề mặt (so với phần cuống)
STT

Tên cây

Các kiểu xếp lá trên cây
Có mấy lá mọc từ một mấu thân

Kiểu xếp lá

1
2

3
- HS: Chú ý nếu có điều kiện trong nhóm nên có đủ loại lá, cành như yêu cầu bài trước.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: (xen vào bài giảng)
III. Tổ chức hoạt động học:
Hoạt động 1: Phần khởi động
1. Mục đích: - Học sinh biết được các bộ phận của lá
- Kích thích HS huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản
thân để tìm hiểu nội dung bài học.
2. Nội dung: Lá gồm những bộ phận nào? chức năng chính của lá cây là gì?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
HS nêu được lá là cơ quan dinh dưỡng của cây, gồm cuống lá và phiến lá, trên phiến có
nhiều gân lá, có chức năng thu nhận ánh sáng.
4. Kĩ thuật tổ chức
-GV cho HS quan sát H 19.1 SGK, điền tên các bộ phận của lá vào hình 19.1

7


- Chức năng quan trọng nhất của lá cây là gì?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
1. Mục đích:
- Học sinh nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống lá, phiến lá, gân lá.
- Phân biệt được các kiểu lá đơn, lá kép, các kiểu xếp lá trên thân và cành, các kiểu gân
trên phiến lá.
- Thấy được các đặc điểm bên ngoài của lá phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng,
cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
2. Nội dung: Trình bày nội dung kiến thức mà HS cần hình thành
1. Đặc điểm bên ngoài của lá

2. Phân loại lá
3. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
3.1. Nội dung 1: Phiến lámàu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng
được nhiều ánh sáng. Có ba kiểu gân lá: gân hình mạng, song song, hình cung.
3.2. Nội dung 2: Có hai loại lá chính: Lá đơn và lá kép
3.3. Nội dung 3: Lá xếp trên cây theo ba kiểu: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên
các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
4. Kĩ thuật tổ chức
4.1. Nội dung 1:

Hoạt động giáo viên – học sinh

Nội dung kiến thức cơ bản
1. Các bộ phận của lá
a, Cuống lá:
a, Cuống lá: là phần nối lá với
- Yêu cầu học sinh quan sát phần cuống của tất cả thân hoặc cành.
các lá nêu vị trí cuống lá
b, Phiến lá:
b, Phiến lá:
8


- Yêu cầu học sinh quan sát phần phiến của tất cả
các loại lá, nhận xét về hình dáng, kích thước, màu
sắc, diện tích bề mặt của phần phiến lá so với phần
cuống, hoàn thiện phiếu học tập
- Học sinh theo nhóm nhỏ 4 em / nhóm. Đặt hết
mẫu vật lên bàn, quan sát rút ra nhận xét và hoàn

thiện phiếu học tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi ở mục
I SGK
H: Tìm những điểm giống nhau của phần phiến các
loại lá?
H: Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối
với việc thu nhận ánh sáng của lá?
- HS đọc thông tin  SGK. Thực hịên câu hỏi 
SGK . Yêu cầu HS nêu được:
+ Phiến các loại lá giống nhau: dạng bản dẹt, màu
lục, là phần to nhất của lá.
+ Đặc điểm đó giúp phiến lá thu nhận được nhiều
ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- GV chốt kiến thức.
c, Gân lá
- Để quan sát gân lá, yêu cầu HS lật mặt dưới của lá
sẽ thấy rõ gân lá. Đối chiếu với hình 19.3 để phân
biệt được đủ 3 kiểu gân lá

9

- Phiến lá màu lục, dạng bản
dẹt, hình dạng và kích thước
khác nhau, là phần rộng nhất
của lá.
- Đặc điểm đó giúp phiến lá thu
nhận được nhiều ánh sáng để
chế tạo chất hữu cơ cho cây.

c, Gân lá

Có 3 kiểu gân lá: gân hình
mạng, gân song song, gân hình
cung.


H 19.3 - Các kiểu gân lá
- HS lật mặt dưới của lá quan sát, đối chiếu với hình
19.3, phân biệt 3 kiểu gân lá.
- HS tìm 3 loại lá có kiểu gân khác nhau.
- GV bổ sung, hoàn chỉnh hoàn chỉnh kiến thức.
4.2. Nội dung 2 :
Hoạt động giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nghiên cứu SGK H 2. Phân loại lá
19.4 và phân biệt được lá đơn, lá kép.
- Lá đơn: Mỗi cuống chỉ mang
một phiến.
VD: Mồng tơi...
- Lá kép: Có cuống chính phân
ra nhiều cuống con, mỗi cuống
con mang một phiến (lá chét).
VD: lá hoa hồng...

- Giáo viên đưa câu hỏi, học sinh trao đổi nhóm.
H: Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn, lá hoa hồng
thuộc loại hoa kép?
- Giáo viên cho các nhóm chọn những lá đơn và lá
kép trong những lá đã chuẩn bị.
- Giáo viên gọi một học sinh lên chọn ra lá đơn và
lá kép trong số những lá của giáo viên trên bàn, cho

cả lớp quan sát.
- Học sinh quan sát cành mồng tơi, cành hoa hồng
kết hợp với đọc mục  SGK để hoàn thành yêu cầu
của giáo viên.
Chú ý vào vị trí của chồi nách.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét,
10


bổ sung của 1-2 nhóm mang cành mồng tơi và cành
hoa hồng trả lời trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm chọn lá đơn lá kép, trao đổi nhau giữa
các nhóm ở gần.
- Học sinh rút ra kết luận.
- Dấu hiệu phân biệt:
+ Sự phân nhánh của cuống chính.
+ Thời điểm rụng của cuống và phiến lá
- Học sinh đưa ra những lá đã chọn .
- Học sinh khác nhận xét
4.3. Nội dung 3 :
Hoạt động giáo viên – học sinh
* Quan sát cách mọc lá
- Giáo viên cho học sinh quan sát 3 cành mang đến
lớp, xác định cách xếp lá.
- Học sinh trong nhóm quan sát 3 cành của nhóm
mình đối chiếu hình 19.5 SGK trang 63, xác định 3
cách xếp lá là: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.

- Mỗi học sinh kẻ bảng SGk trang 63 hoàn thành
vào vở bài tập.

- Học sinh tự chữa cho nhau kết quả điền bảng.
* Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của cách xếp lá.
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu vật mẫu tự
quan sát bằng cách cầm lần lượt từng loại cành,
dùng tay kia vuốt các lá ở mấu trên xuống để so
sánh vị trí với các lá ở mấu dưới. Hãy quan sát các
mấu lá ở trên có nằm trên cùng một đường thẳng với
các lá ở mấu dưới không, từ đó nhận xét vị trí của
các lá ở mấu trên so với các lá ở mấu dưới trong cả
11

Nội dung kiến thức cơ bản
3. Các kiểu xếp lá trên thân và
cành
- Lá xếp trên cây theo ba kiểu:
Mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Lá trên các mấu thân xếp so le
nhau giúp lá nhận được nhiều
ánh sáng.


3 kiểu xếp lá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo
câu hỏi SGK trang 64.
H: Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành? Là những
kiểu nào?
H: Cách bố trí của lá ở mấu thân có lợi gì cho việc
nhận ánh sáng của các lá trên cây?
- Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến: kiểu xếp lá sẽ
giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

- Giáo viên viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
- Học sinh rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích
Học sinh vận dụng những kiến thức đã học ở trên để trả lời các câu hỏi có liên quan đến
đặc điểm bên ngoài của lá, các loại lá và các kiểu xếp lá trên thân và cành.
2. Nội dung
- Đặc điểm bên ngoài của lá
- Các loại lá
- Các kiểu xếp lá trên thân và cành
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh
sáng. Có ba kiểu gân lá: gân hình mạng, song song, hình cung.
- Có hai nhóm lá chính: Lá đơn và lá kép
- Lá xếp trên cây theo ba kiểu: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp
so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
4. Kĩ thuật tổ chức
- Lá gồm các bộ phận nào? Chức năng của chúng?
- Diện tích bề mặt của phiến lá so với cuống?
- Nêu những điểm giống nhau của phiến lá các loại lá? Những điểm giống nhau đó có
tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá?
- Có mấy kiểu gân lá? Là những kiểu nào? Gân lá có chức năng gì ? Nêu đặc điểm cấu
tạo của gân lá?
- Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? Là những kiểu nào? Lấy hai ví dụ về 3 kiểu xếp lá
trên thân. So sánh vị trí của các lá ở mấu trên so với các lá ở mấu dưới?
- Phiến lá gồm mấy phần ? Là những phần nào?
- Tìm điểm khác nhau giữa một lá mồng tơi và một lá hoa hồng? Phân biệt lá đơn, lá
kép.
12



- Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận
được nhiều ánh sáng ?
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích
Khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng kiến
thức đã học về lá vào thực tế đời sống trồng trọt.
2. Nội dung
Ảnh hưởng của môi trường đến hình dạng, kích thước, cách mọc lá của cây.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
Dựa vào điều kiện ánh sáng và tốc độ gió, học sinh hãy giải thích sự khác nhau về hình
dạng, kích thước, cũng như cách mọc lá của cây ở các vùng khác nhau.
4. Kĩ thuật tổ chức
Cho học sinh làm một số bài tập phát triển năng lực
1. Trong cùng một khu vực, khi tiến hành khảo sát vùng nhiều cây và vùng trống người
ta thu được một số kết quả như sau
Các đặc điểm
Vùng nhiều cây
Vùng trống
Ánh sáng
ít
Nhiều
Tốc độ gió
Nhỏ
Lớn
Cách mọc lá
Mọc cách hoặc mọc đối
Mọc vòng
Hình dạng phiến lá
Phiến lá dạng bản nguyên, to

Lá xẻ thùy, nhỏ
Dựa vào điều kiện ánh sáng và tốc độ gió, em hãy giải thích sự khác nhau về hình dạng,
kích thước, cũng như cách mọc lá của cây ở hai vùng trên.
2. Tiến hành khảo sát lá cây của hai vùng A và B, người ta thu được kết quả như sau:
- Vùng A: cây có lá nhỏ, dày, hỉnh kim.
- Vùng B: cây có lá rộng, mỏng, to bản.
Dựa vào đặc điểm về hình dạng của lá cây, hãy dự đoán điều kiện môi trường (ánh sáng,
nguồn nước) của hai vùng A và B.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập SGK.
- Bài tập định hướng phát triển năng lực: Sưu tầm các loại lá đơn, lá kép… để làm bộ
tiêu bản về lá. Em hãy:
a. Nêu đặc điểm về cấu tạo, hình dạng bên ngoài của lá.
b. Trên mỗi tiêu bản lá ghi lại các thông tin: Tên thực vật, lá đơn/ lá kép, kiểu xếp lá trên
cành, dạng gân lá.
- Chuẩn bị bài cấu tạo trong của phiến lá.

13



×