Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

chủ đề:PHÂN BÓN VÀ CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP LÍ môn công nghệ NN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.16 KB, 14 trang )

CHỦ ĐỀ MÔN CÔNG NGHỆ
1. Tác giả chủ đề:
Họ và tên: Trần Thị Phương Thảo
Chức vụ: Giáo viên
Trường: THCS Hùng Vương
2. Tên chủ đề:
PHÂN BÓN VÀ CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP LÍ
3. Chuyên đề gồm kiến thức của 2 bài trong chương trình Công nghệ lớp 7:
- Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
4. Đối tượng HS: lớp 7
5. Dự kiến số tiết dạy: 02
6. Xây dựng kế hoạch dạy học:
CHỦ ĐỀ: PHÂN BÓN VÀ CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP LÍ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức:
- Học sinh biết được thế nào là phân bón, các loại phân bón thường dùng
- Giải thích được vai trò của phân bón đối với cây trồng, với năng suất và chất
lượng sản phẩm.
- HS hiểu được các cách bón phân, cách sử dụng hợp lí các loại phân bón thông
thường
- Biết cách bảo quản các loại phân bón
* Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.


- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng tổng hợp thông tin, vẽ bản đồ tư duy.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
* Thái độ.


- Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón.
- Có ý thức tận dụng các sản phẩm hữu cơ thừa, cây hoang dại để ủ phân bón hữu
cơ, bảo vệ môi trường.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự tìm hiểu, nghiên cứu về các loại phân bón, cách nhận biết, phân biệt
và bảo quản các loại phân bón
- Năng lực sử dụng CNTT: Truy cập và tra cứu thông tin trên mạng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
học tập.
- NL tư duy sáng tạo: HS đề xuất được các phương pháp ủ phân hữu cơ từ rác thải
nhà bếp, sử dụng phân hợp lí trong sản suất nông nghiệp để đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường đất.
- Năng lực quản lí nhóm học tập: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi
học tập cho các thành viên trong nhóm để các thành viên trong nhóm phát huy
được tối đa năng lực của bản thân.
B. CẤU TRÚC NỘI DUNG
- Chủ đề: Phân bón và cách sử dụng phân bón hợp lí phân phối thành 2 tiết, phân
chia các nội dụng với thời lượng như sau:
Tiết 1:
I. Tìm hiểu về phân bón


1. Các loại phân bón
2. Tác dụng của phân bón
3. Cách bảo quản các loại phân bón
Tiết 2
II. Sử dụng phân bón hợp lí
1. Cách bón phân
2. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
C. CHUẨN BỊ DẠY

1. Nội dung chuẩn bị
a, Đối với giáo viên
- Nghiên cứu kĩ nội dung
Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
- Chuẩn bị máy chiếu
- Bảng phụ, khay nhựa
- Mẫu các loại phân bón
- Xác định và giao nhiệm vụ cho học sinh
- Lập kế hoạch dạy học
b, Đối với học sinh:
- Nghiên cứu nội dung
Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt


Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
- Tra cứu trên internet các thông tin về phân bón, các loại phân bón, cách ủ phân
bón hữu cơ từ rau, củ ở nhà.
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của các cách bón phân, thời kì bón phân.
- Tìm hiểu quy trình trồng rau, hoa tại địa phương. (Các thời điểm bón phân, bón
thân theo cách nào, dùng loại phân nào, khi bón phân cần chú ý điều gì).
Nhờ vậy học sinh sẽ thấy được cách sử dụng phân bón sao cho hợp lí và hiệu quả.
- HS có thể tự ủ phân hữu cơ tại nhà từ các loại thực phẩm thừa trong gia đình.
2. Phương tiện dạy học
- Xây dựng bài trình chiếu trên máy tính, chuẩn bị máy chiếu và các tranh ảnh,
thiết bị dạy học
- Một số mẫu phân bón
- PHT, Bảng phụ
3. Lựa chọn phương pháp dạy học chủ yếu
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó chú trọng

tới hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, nề nếp, tác phong của học sinh
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Tại sao phải sử dụng đất hợp lý? Trình bày các biện pháp và mục đích của
từng biện pháp cải tạo và bảo vệ đất?


Trả lời: Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng cao, trong khi đất trồng có
hạn, cần sử dụng đất hợp lý để tăng năng suất cây trồng và duy trì độ phì nhiêu của
đất.
Các biện pháp cải tạo đất: Cày sâu bừa kỹ bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang,
trồng xen cây nông nghiệp với cây phân xanh, biện pháp thuỷ lợi, bón vôi, phân.
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG:
GV: Cho HS các nhóm đọc tình huống: Nhà bác An và nhà bác Hà đều rất thích
trồng rau xanh. Hàng ngày 2 bác đều chăm chỉ tưới nước, chăm sóc cho vườn rau
của mình. Đến ngay thu hoạch, vườn rau của bác An rất xanh tốt, còn vườn rau của
bác Hà lại còi cọc, cằn cỗi. Bác Hà thấy lạ liền hỏi bác An:
- Ngày nào tôi cũng tưới nước đầy đủ cho vườn rau mà tại sao rau nhà tôi lại không
được xanh tốt như rau nhà bà ? Lạ thật đấy!
Bác An liền nói:
- Bà có bón phân cho vườn rau không?
Bác Hà nói:
- Tại sao lại phải bón phân cho rau chứ? Tôi nghĩ tưới nước là đủ rồi chứ. Nhưng
chẳng lẽ phân bón lại tốt như thế à? Nếu vậy tôi sẽ mua thật nhiều phân bón cho
vườn rau để vườn rau thật xanh tốt.
Trong thực tế hàng ngày em đã gặp tình huống như vậy bao giờ chưa? Theo em thì
bác Hà nói có đúng không? Tại sao?

Theo em phân bón có tác dụng gì, và phải sử dụng như thế nào mới là hợp lí?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét những điểm mà học sinh chưa trả lời chính xác,
đầy đủ và hướng HS đến nội dung của chủ đề: Phân bón và cách sử dụng phân bón
hợp lí


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ PHÂN BÓN VÀ CÁCH
SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP LÍ
I. Tìm hiểu về phân bón
1. Các loại phân bón
GV: Cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Phân bón là gì?
- Có những loại phân bón nào?
- Những nhóm phân trên khác nhau như thế nào?
- Trong phân bón có chứa các chất gì?
- Hoàn thành PHT
Nhóm phân bón
Phân hữu cơ
Phân hóa học
Phân vi sinh
Gợi ý:

Loại phân bón

+ Phân bón là " thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng nhằm nâng cao độ
phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
+ Phân bón được chia thành 3 nhóm: Phân hữu cơ, hoá học và phân vi sinh
+ Trong phân bón chứa các chất dinh dưỡng,, đạm (N), lân (P), kali (K) và các
nguyên tố vi lượng.
+ Phân hữu cơ là các sản phẩm thừa của trồng trọt, chăn nuôi. Phân hoá học được

tạo thành từ các nguyên tố hoá học. Phân vi sinh chứa vi sinh vật.
Nhóm phân bón
Phân hữu cơ
Phân hóa học
Phân vi sinh

Loại phân bón
Phân hữu cơ: a, b, e, g, k, l, m.
Phân hoá học: c, d, h, n.
Phân vi sinh: i


Sau khi HS báo cáo kết quả theo nhóm và nhận xét chéo, GV bổ sung, chữa lỗi sai
và chốt kiến thức:
- Phân bón là " thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng nhằm nâng cao độ
phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
- Phân bón được chia thành 3 nhóm: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
2. Tác dụng của phân bón
GV chiếu hình ảnh về mối quan hệ giữa phân bón, đất, năng suất cây trồng và chất
lượng nông sản cho HS quan sát tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, sử dụng kĩ
thuật mảnh ghép để thực hiện nhiệm vụ, thống nhất kết quả nhóm để trả lời các câu
hỏi sau:
- Hãy cho biết mối quan hệ giữa phân bón, đất, năng suất cây trồng và chất lượng
nông sản?
- Hãy nêu tác dụng của phân bón đối với đất và năng suất chất lượng cây trồng?
- Thế nào là bón phân hợp lý?
- Bón phân không hợp lý sẽ dẫn tới điều gì?
Gợi ý:
+ Phân bón, đất, năng suất cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ nếu bón phân hợp lí
sẽ giúp tăng năng suất cây trồng.

+ Không có phân bón năng suất, chất lượng cây trồng, nông sản thấp, đất thiếu
dinh dưỡng. Bón phân cho đất kém phì nhiêu tạo ra đất phì nhiêu, năng suất cây
trồng tăng, chất lượng nông sản tăng.
+ Là bón đúng liều lượng, chủng loại, cân đối giữa các loại phân phù hợp với nhu
cầu năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
+ Có thể làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng


Sau khi HS báo cáo kết quả học tập của nhóm và nhận xét lẫn nhau, GV bổ sung
sửa lỗi sai và chốt kiến thức:
- Bón phân hợp lý sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng
và chất lượng nông sản
3. Cách bảo quản các loại phân bón
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện
nhiệm vụ học tập, thống nhất kết quả nhóm , trả lời các câu hỏi:
- Để đảm bảo chất lượng cần bảo quản các loại phân ra sao ?
- Tại sao không để lẫn lộn các loại phân với nhau?
- Vì sao dùng bùn ao để phủ kín đống ủ phân?
Gợi ý:
+ Mỗi loại phân bón cần có cách bảo quản riêng để tránh làm giảm chất lượng
phân bón
+ Sảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân.
+ Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải hoạt động hạn chế đạm bay đi và giữ vệ
sinh môi trường
Sau khi HS trả lời, nhận xét, đánh giá lẫn nhau, GV nhận xét, đánh giá và chốt lại
kiến thức:
- Đối với phân hoá học: Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc gói bằng bao ni
lông. Để nơi cao ráo thoáng mát. Không để lẫn lộn các loại phân với nhau.
- Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng
bùn ao trát kín bên ngoài.

(Dự kiến hết tiết 1)
II. Cách sử dụng phân bón hợp lí


1. Cách bón phân
a. Căn cứ vào thời kì bón phân
GV: Cho học sinh đọc thông tin SGK, xem hình ảnh, video về bón phân lót, bón
phân thúc. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Căn cứ vào thời kỳ bón phân chia làm mấy cách bón phân? Gồm những cách
nào?
- Bón phân vào các thời kì đó nhằm mục đích gì?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm và rút ra kết luận
Gợi ý:
+ Căn cứ vào thời kì bón phân chia thành 2 cách bón phân: Bón lót và bón thúc
+ Bón lót nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra rễ, bén rễ
+ Bón thúc nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát
triển tốt
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt lại kiến thức:
Căn cứ vào thời kì bón chia thành 2 cách bón phân:
- Bón lót: Bón phân trước khi gieo trồng
- Bón thúc: Bón phân trong thời kì tăng trưởng của cây
b. Căn cứ vào hình thức bón phân
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và viết kết quả của nhóm vào bảng phụ. Đại diên
nhóm lên trình bày kết quả nhóm
- Căn cứ vào hình thức bón phân chia làm mấy cách bón phân? Gồm những cách
nào?
- Ưu điểm, hạn chế của các hình thức bón phân?


Gợi ý:

+ Căn cứ vào hình thức bón phân chia thành 4 cách bón phân: Bón theo hốc, bón
theo hàng, bón vãi, phun lên lá.
+ Ưu điểm, hạn chế của các hình thức bón phân
H7: Bón theo hốc:

Ưu điểm: 1, 9
Nhược điểm: 3

H8: Bón theo hàng:

Ưu điểm: 1, 9
Nhược điểm: 3

H9: Bón vãi:

Ưu điểm: 6, 9
Nhược điểm: 4

H7: Bón phun lên lá

Ưu điểm: 1, 2, 5
Nhược điểm: 8

Sau khi các nhóm trình bày, GV nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa kết quả của các nhóm
trên bảng phụ. Sử dụng bảng phụ để chốt kiến thức.
- Có 4 hình thức bón phân:
+ Bón theo hốc
+ Bón theo hàng
+ Bón vãi
+ Phun trên lá

2. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm 5 HS hoạt động theo nhóm để hoàn
thành các nhiệm vụ học tập
- Hoàn thành nội dung bảng sau
Loại phân bón
Phân hữu cơ

Đặc điểm chủ yếu
Cách sử dụng chủ yếu
Thành phần có nhiều chất dinh
dưỡng. Các chất dinh dưỡng
thường ở dạng khó tiêu, cây


không sử dụng được ngay, phải
có thời gian để phân bón phân
huỷ thành các chất hoà tan cây
mới sử dụng được.
Phân đạm, kali và Có tỷ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà
phân hỗn hợp
tan nên cây sử dụng được ngay
Phân lân
- Ít hoặc không hoà tan
- Qua bảng em hãy cho biết các loaị phân đó nên bón qua lá hay bón qua rễ, theo
hàng hay theo hốc, hay bón vãi?
Gợi ý:
Loại phân bón
Phân hữu cơ

Đặc điểm chủ yếu

Cách sử dụng chủ yếu
Thành phần có nhiều chất dinh Thường dùng để bón lót
dưỡng. Các chất dinh dưỡng (Thường bón theo hốc,
thường ở dạng khó tiêu, cây bón theo hàng)
không sử dụng được ngay, phải
có thời gian để phân bón phân
huỷ thành các chất hoà tan cây

mới sử dụng được.
Phân đạm, kali và Có tỷ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà Thường dùng bón thúc
phân hỗn hợp

tan nên cây sử dụng được ngay

(Thường phun trên lá,

Phân lân, phân vi - Ít hoặc không hoà tan

bón vãi)
Thường dùng để bón lót

sinh

(Thường bón theo hốc,

bón theo hàng)
+ Bón phân hữu cơ và phân lân nên bón qua rễ (bón vào đất theo hình thức bón
theo hốc, theo hàng, bón vãi). Đạm, kali và phân hỗn hợp có thể phun lên lá.
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung, chỉnh sửa sai sót trong bảng kiến thức.
GV tích hợp bảo vệ môi trường: Phân đạm, kali, phân hỗn hợp thuộc nhóm phân

hóa học, có hiệu quả nhanh nhưng dễ gây ra hiện tượng thoái hóa đất, ô nhiễm môi


trường. Vì vậy trong thực tiễn sản xuất nên hướng theo cách sử dụng phân hữu cơ,
phân vi sinh để giảm ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất.
GV chốt kiến thức
- Phân hữu cơ, phân lân: Thường dùng để bón lót
- phân đạm, kali, phân hỗn hợp: Thường dùng để bón thúc
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ VÀ
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm vẽ bản đồ tư duy với từ khóa “Phân bón” các
nhánh nhỏ là: Phân loại, tác dụng, cách bảo quản
Cho Hs các nhóm làm bài tập trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Phân bón gồm 3 loại là:
a. Cây xanh, đạm, vi lượng

c. Phân chuồng, phân hoá học, phân xanh

b. Đạm, lân, kali

d. Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh

Câu 2. Bón phân:
a. Bón phân làm cho đất thoáng khí
b. Bón phân nhiều mới có năng suất cao
c. Bón nhiều phân đạm hoá học chất lượng sản phẩm mới tốt
d. Bón phân hợp lý cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt
- Cho HS chơi trò chơi ô chữ với từ khóa: Phân bón
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống



Bón phân đúng cách là một yếu tố rất quan trọng trong trồng trọt. Cây trồng từ khi
chuẩn bị gieo, trồng đến khi thu hoạch có hai thời kì bón phân là ..............
và ................. Tùy vào từng loại cây trồng và nhu cầu dinh dưỡng của từng thời kì
mà chọn loại ………... và ……......... cho phù hợp. Phân ..……… chủ yếu dùng để
bón lót. Phân dùng để bón thúc chủ yếu là ......…..…
- Nhận biết 1 số loại phân bón, cách bón qua hình ảnh
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC
GV yêu cầu HS trình bày các bước ủ phân hữu cơ từ rau, quả, thực phẩm thừa
trong gia đình (HS đã tìm hiểu trước tại nhà)
HS: Trình bày các bước ủ phân hữu cơ từ thực phẩm thừa trong nhà bếp.
GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hành ủ phân hữu cơ từ thực phẩm thừa tại
lớp (Ủ phân hữu cơ từ gốc rau, vỏ hoa quả, vỏ trứng…) Không nên sử dụng vỏ
cam, bưởi, xả để ủ phân vì các loại tinh dầu có trong các sản phẩm đó gây ức chế
sự phát triển của vi sinh vật .
HS: Thực hiện theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ ủ phân hữu cơ.
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện:
1. Mỗi nhóm thực hiện quy trình trồng 1 loại đậu vào chậu (Sử dụng phân hữu cơ
để bón lót)
2. Ủ phân hữu cơ từ các nguyện liệu khác: Khô dầu
3. Tìm hiểu thêm về phương pháp trồng rau, hoa quả sạch dùng phân hữu cơ, phân
vi sinh.
4. Vẽ bản đồ tư duy hệ thống kiến thức đã học trong chủ đề
HS thực hiện theo nhóm và nộp sản phẩm vào giờ Công nghệ tuần sau





×