Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 20 bài: Tính chuẩn xác và tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.18 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10

TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
(1 tiết, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
I. Mục tiêu cần đạt
Học xong bài này, HS cần đạt những mục tiêu sau:
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh và trình bày được
các biện pháp để đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
- Nêu được khái niệm tính hấp dẫn và trình bày được những biện pháp tạo nên
tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Lý giải được sự thống nhất giữa tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản
thuyết minh.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng kiến thức vào việc bước đầu tạo lập 1 văn bản thuyết minh có tính
chuẩn xác và hấp dẫn.
3. Về thái độ
- Có thái độ trân trọng tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Phương pháp diễn giảng
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp làm việc nhóm
2. Phương tiện
- SGK, SGV, giáo án, phấn , bảng, máy chiếu.
III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- HS tìm hiểu các kiến thức đã học về văn thuyết minh ở chương trình ngữ văn
THCS.
- Học sinh đọc kỹ bài ở nhà
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
IV. Tiến trình dạy học


1


1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
- GV nêu câu hỏi: Hãy nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh. Theo em, yêu
cầu về mặt tri thức và trình bày của văn bản thuyết minh là gì?
- HS trả lời:
+ Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh
vực của đời sống, nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...
của các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình
bày, giới thiệu, giải thích.
+ Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, hữu ích, xác thực
cho người tiếp nhận.
+ Yêu cầu trình bày: chuẩn xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
- Gv: Vậy thế nào là tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh? Bài học
hôm nay, chúng ta sẽ đi trả lời câu hỏi đó.

Hoạt động của GV

Hoạt động

Kiến thức cần đạt

của HS
HĐ 1: Hướng dẫn

I. Tính chuẩn xác trong văn bản


HS tìm hiểu tính
chuẩn xác của văn

thuyết minh
1. Lý thuyết
a) Khái niệm và vai trò của tính

bản thuyết minh.
- HS dựa vào
- Hàng ngày các em
chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
phần chuẩn bị
- Khái niệm: chuẩn xác là chính xác và
vẫn hay dùng từ
ở nhà trả lời.
theo chuẩn mực, theo chân lý, khách
“chuẩn xác”. Vậy
quan, khoa học.
theo em, “chuẩn
+ Chính xác là: Tôn trọng tính khách
xác” có nghĩa là gì?
quan của đối tượng thuyết minh, tôn
Và tính chuẩn xác
trọng tính khoa học của thuyết minh.
có vai trò như thế
+ Chuẩn mực: Phân tích theo đúng các
2


nào trong văn bản


yêu cầu của từng kiểu đề bài: thuyết

thuyết minh?
- GV chốt lại kiến

minh về cây cối, thuyết minh về tác gia

thức.

văn học, tác phẩm văn học…
- HS dựa vào - Vai trò: Chuẩn xác là yếu tố đầu tiên
SGK để trả lời và cũng là quan trọng nhất của văn bản
trả lời.

thuyết minh.
b) Biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác

- Dựa vào SGK, các
em hãy rút ra các

trong văn bản thuyết minh.
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
biện pháp để đảm - HS nghe, ghi
Vd: Khi thuyết minh về Lee Min Ho
bảo tính chuẩn xác theo ý hiểu
hay văn hóa Hàn Quốc thì các em cần
của văn bản thuyết
phải tìm hiểu đầy đủ các thông tin về
minh?

đối tượng này.
- GV chốt ý
- Thu thập đầy đủ các tài liệu tham
khảo có liên quan, tìm được các tài liệu
có giá trị của các chuyên gia, các nhà
khoa học tên tuổi, của các cơ quan có
thẩm quyền về vấn đề cần thuyết minh.
Ví dụ: Khi làm văn thuyết minh về một
tư tưởng đạo lý thì các em nên trích
dẫn các câu nói của những danh nhân
nổi tiếng như Bác Hồ ……
- Chú ý đến thời điểm xuất bản của các
- HS làm bài

tài liệu để có thể cập nhật những thông

tập trong SGK

tin mới và những thay đổi thường có.
Ví dụ: Thuyết minh về sự phát triển

- GV: Để tìm hiểu

của du lịch Hạ Long, cần nêu thông tin

kỹ

về lượng khách du lịch hàng năm có

hơn


về

tính
3


chuẩn xác trong văn
bản thuyết minh,
các em hãy làm bài

thay đổi như thế nào? Tăng hay giảm
ra sao?
2. Thực hành
A, Ý kiến trên là không chính xác vì

- HS ghi theo ý
hiểu

tập sau:
- Phân tích ngữ liệu

đối chiếu với SGK ngữ văn 10, ta thấy:
- Không chỉ học VHDG mà còn học

các câu hỏi trong

VH trung đại.
- Chương trình VHDG lớp 10, ngoài


SGK trang 24, 25.
- GV nhận xét, chốt

tục ngữ, ca dao còn có các loại truyện

lại ý chính.

dân gian, sử thi nhưng không học câu
đố.
B, Không chính xác vì cụm từ giải
thích “được viết ra từ nghìn năm trước”
không phù hợp với nghĩa của cụm từ
“áng thiên cổ hùng văn” (đó là áng
hùng văn của nghìn đời).
C, Không nên sử dụng văn bản đó vì
nó không hề giới thiệu Nguyễn Bỉnh
Khiêm với tư cách một nhà thơ.

HĐ 2: Tìm hiểu tính

II. Tính hấp dẫn trong văn bản

hấp dẫn của văn

thuyết minh.
1. Lý thuyết
a) Khái niệm, vai trò của tính hấp

bản thuyết minh
- Theo em hiểu hấp - HS suy nghĩ,


dẫn trong văn bản thuyết minh.
- Khái niệm: Hấp dẫn là sự lôi cuốn,

dẫn có nghĩa là gì? trả lời
Tại sao văn bản

gây được sự chú ý, hứng thú với người

thuyết minh lại cần
đến tính hấp dẫn?

nghe (đọc), người thưởng thức.
Vai trò: tính hấp dẫn có vai trò rất

- HS ghi theo ý
4


- GV nhận xét, chốt hiểu.

quan trọng, tạo ý nghĩa thực tiễn, tác

ý.

động thiết thực của văn bản thuyết
minh. Văn bản thuyết minh không hấp
- HS dựa vào

dẫn, thì người tiếp nhận sẽ không


- Dựa vào SGK, em SGK để trả lời

đọc/nghe.
b. Biện pháp để tạo nên tính hấp dẫn

hãy cho biết cần có câu hỏi.
những biện pháp

trong văn bản thuyết minh.
- Đưa ra các chi tiết cụ thể, sinh động,

nào để tạo nên tính
hấp dẫn cho văn
bản thuyết minh?
GV chốt lại.

HS ghi theo ý những con số chính xác, để bài văn
hiểu.

không trừu, mơ hồ. ví dụ như phần bài
tập đã phân tích ở trên hay khi thuyết
minh về an toàn giao thông, có thể nêu
ra số liệu thống kê của Tổng Cục
Đường bộ Việt Nam cho biết, 7 tháng
đầu năm 2011 toàn quốc đã có hơn
12.000 người chết và bị thương. Như
vậy trung bình trong vòng 1 ngày có 57
người chết và bị thương vì tai nạn giao
thông.

- So sánh, để làm nổi bật sự khác biệt,
khắc sâu vào trí nhớ người đọc (nghe).
- Kết hợp với sử dụng các kiểu câu làm
cho bài văn thuyết minh biến hóa linh
hoạt, không đơn điệu (nên kết hợp các
kiểu câu đơn, câu ghép, câu trần thuật,

- HS suy nghĩ, cảm thán, câu hỏi..... trong bài văn
trả lời theo ý thuyết minh)
5


- GV hỏi: Tính hấp hiểu

- Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến

dẫn có mâu thuẫn

thức để đối tượng cần thuyết minh

với tính chuẩn xác

được soi rọi từ nhiều mặt. VD như bài

trong

văn

bản


thuyết minh về danh thắng hồ Ba Bể

thuyết

minh hay

trên đã không dùng khía cạnh địa chất

không?

mà dùng khía cạnh văn hóa dân gian để

- HS suy nghĩ,

giới thiệu về danh thắng đó, khiến nó

trả lời.

hấp dẫn, thu hút người đọc/nghe.
Tính hấp dẫn và chuẩn xác có khi
- GV gọi lần lượt 2
HS đọc yêu cầu của
bài luyện tập trong

mâu thuẫn với nhau vì: để đạt được
HS ghi theo ý tính hấp dẫn đôi khi người ta phải vi
hiểu.

phạm tính chuẩn xác vì ngôn ngữ


SGK và yêu cầu

cường điệu, thêm thắt chi tiết… Nhưng

thực hiện yêu cầu

ở một mức độ nào đó thì tính hấp dẫn

của bài.
GV nhận xét, chốt

trước hết phải thể hiện ở tính chính xác
vì mục đích người đọc cần ở văn bản

lại.

thuyết minh một cái hiểu sâu, hiểu
đúng về đối tượng
2. Thực hành
(1) Luận điểm của đoạn văn trên là
“nếu bị tước đi môi trường kích thích,
bộ não của trẻ sẽ phải chịu đựng kìm
hãm”. Luận điểm này hấp dẫn vì:
- Có những dẫn chứng minh họa, cụ thể
với số liệu chính xác.
- Có sự so sánh kết quả ở các đối
tượng: người và chuột.
- Kết quả đó do các chuyên gia, các
6



nhà nghiên cứu khoa học tìm ra.
- Đoạn văn trên được trình bày theo
logic tổng – phân – hợp 1 cách chặt
chẽ.
(2) Truyền thuyết hồ Ba Bể được
thuyết minh 1 cách hấp dẫn vì:
- Đã được thuyết minh bằng cách dựa
vào truyền thuyết để giải thích sự hình
thành kỳ lạ của một danh lam thắng
cảnh. Nhờ truyền thuyết người nghe
(đọc) có được thêm tri thức văn hóa,
lòng tôn sùng, bảo vệ truyền thuyết
Việt Nam.
HĐ 3: Luyện tập
III. Luyện tập
- GV hướng dẫn HS - HS dựa vào - Đoạn văn trên thuyết minh về phở Hà
trả lời câu hỏi phần phần kiến thức Nội. Đoạn văn trên thể hiện tính hấp
luyện

tập

SGK trang 27.

trong vừa

học

về dẫn vì:
+ Đoạn văn sử dụng linh hoạt các kiểu

phần II để trả
câu: tả, kể, nghi vấn, cảm thán.
lời câu hỏi.
+ Sử dụng các từ ngữ so sánh, khêu gợi
sức tưởng tượng của người đọc:
“nghiện phở giống như nghiện nước trà
tươi, mùi phở quyến rũ như mây khói
chùa Hương, khói phở như một làn
sương mỏng trong bức

tranh Tàu,

người ăn phở như ông tiên đánh cờ
trong rừng vào mùa thu”.
7


+ Đoạn văn trên đã kích thích nhiều
giác quan của người đọc: thị giác
(nhìn các thứ gia vị của hàng phở),
khứu giác khi ngửi thấy mùi phở…
- Đoạn văn bộc lộ những cảm xúc trực
tiếp của tác giả về phở.
HĐ 4: Tổng kết lại

IV. Ghi nhớ
(SGK)

kiến thức
- 1 HS đọc

GV yêu cầu HS
phần ghi nhớ
đọc lại phần ghi
trong SGK
nhớ trong SGK

V. Củng cố - luyện tập
Câu 1. Vận dụng những kiến thức đã học về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn
bản thuyết minh, anh / chị hãy viết một văn bản thuyết minh về một đối tượng tự
chọn.
VI. Kiểm tra – đánh giá
- Lồng các câu hỏi kiểm tra trong quá trình hướng dẫn tìm hiểu bài (kiểm tra
phần chuẩn bị ở nhà, kiểm tra kiến thức vừa tiếp thu, kiểm tra sự kết nối giữa
kiến thức cũ và kiến thức mới), tập trung đánh giá qua câu hỏi luyện tập.
- Thực hiện quá trình kiểm tra – đánh giá suốt giờ dạy, thu thập thông tin từ phía
HS không chỉ qua việc đánh giá cho điểm đầu giờ, qua câu hỏi, bài tập mà còn
thông qua việc quan sát hành động, thái độ, khả năng lĩnh hội kiến thức của HS.

Xác nhận của GVHD

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2012
Sinh viên
8


Phùng Thị Thu Thủy

NX:
- Bài này nên tập trung vào phần thực hành nhiều hơn, vì phần lý thuyết đã
được học từ THCS.

- Sau mỗi phần nên có sự chốt lại cho HS những điểm lưu ý và những điều
cần nhớ.
- Bài 1 phần luyện tập cho tính chuẩn xác nên chốt lại cho HS sau khi đã
sửa những câu chưa chuẩn xác là: câu a) chưa chuẩn xác về nội dung, câu
b) chưa chuẩn xác về diễn đạt, câu c) chưa chuẩn xác về mục đích để HS
lưu ý những điểm cần lưu ý để đảm bảo tính chuẩn xác trong 1 văn bản
thuyết minh.

9



×