Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

QUẢN lý THU NGÂN SÁCH xã TRÊN dịa bàn HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.16 KB, 69 trang )

Luận văn tốt nghiệp

1

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

2

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
Trang
Trangbìa................................................................................................................................................i

Nguyễn Ngọc Nga



CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND

:

Hội đồng nhân dân.

HTX

:

Hợp tác xã.

KT – XH

:

Kinh tế xã hội.

KBNN


:

Kho bạc nhà nước.

NSNN

:

Ngân sách nhà nước.

NSX

:

Ngân sách xã.

NS

:

Ngân sách.

GTGT

:

Gía trị gia tăng.

TNDN


:

Thu nhập doanh nghiệp.

TNCN

:

Thu nhập cá nhân.

TTĐB

:

Tiêu thụ đặc biệt.

TC – KH

:

Tài chính – Kế hoạch.

TCX

:

Tài chính xã.

TNDN


:

Thu nhập doanh nghiệp.

SX – KD

:

Sản xuất kinh doanh.

UBND

:

Uỷ ban nhân dân.

Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03

Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

4

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn thu NSX trên địa bàn huyện Quảng
Xương.................17
Bảng

2.2.



cấu

các

khoản

thu

NSX

hưởng

100%...........................................19
Bảng 2.3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa NSX với NS cấp
trên....29
Bảng


2.4.

Khoản

thu

bổ

sung

từ

NSX.......................................33

Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03

NS

cấp

trên

cho


Luận văn tốt nghiệp


5

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng TC – KH huyện Quảng
Xương..........14

Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

6

Học viện Tài chính

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập và phát triển nền kinh tế đất nước, đã và đang đặt ra
những nhiệm vụ quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn. Đặc biệt

là với điều kiện và đặc điểm nền kinh tế nước ta có 66,9% (2014) dân cư sống ở
nông thôn. Thực hiện chính sách đổi mới trong quản lý kinh tế, kinh tế nước ta
đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu lớn góp phần phát triển kinh tế
đất nước. Song vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn vẫn đang là vấn đề cần
được quan tâm đúng mức, nhiều vùng nông thôn ở nước ta còn thấp kém, có sự
chênh lệch lớn giữa các vùng, miền. Để giải quyết những vấn đề này thì vấn đề
cần quan tâm trước hết là Ngân sách xã (NSX). Xuất phát từ: NSX là một bộ
phận của NSNN và là NS cấp cơ sở trực tiếp thực hiện những mục tiêu chiến
lược mà nhà nước đề ra. Mặt khác, NSX có vai trò cung cấp phương tiện vật chất
cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền xã, đồng thời là công cụ để chính
quyền cấp xã thực hiện quản lý các hoạt động KT – XH trên địa bàn xã. Do vậy,
chính quyền xã muốn thực thi hiệu quả được những nhiệm vụ KT – XH mà Nhà
nước giao thì cần có một NSX đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực;
mục tiêu phấn đấu đối với cấp xã. Vì thế hơn bao giờ hết hoàn thiện công tác
quản lý NSX là một nhiệm vụ phải được quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian thực tập tại
phòng TC – KH huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa tôi xin được đi sâu nghiên
cứu về đề tài: “QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN DỊA BÀN HUYỆN
QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA”.

SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

7


Học viện Tài chính

2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn

Thông qua nghiên cứu tình hình quản lý thu Ngân sách xã trên địa bàn
huyện nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần củng cố và tăng cường
công tác quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
được tốt hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý thu Ngân sách xã
+ Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa.
+ Về thời gian: Công tác quản lý thu Ngân sách xã trên địa bàn huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp khảo
sát phỏng vấn, phương pháp phân tích đối chiếu, so sánh, đối chiếu số liệu giữa
các năm...
4. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần chính

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu Ngân sách xã hiện
nay.
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý thu Ngân sách xã trên địa bàn
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2014.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu Ngân
sách xã trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
SV: Nguyễn Ngọc Nga


CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Nga

8

CQ49/01.03

Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

9

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU NGÂN SÁCH XÃ HIỆN NAY
1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân sách xã
1.1.1. Khái niệm

Trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận sự tồn tại và hoạt động của
NSX được coi như là điều hiển nhiên. Chính vì vậy, trong cơ cấu tổ chức của
hệ thống NSNN ở hầu hết các quốc gia đều có NSX.
Xét về nguồn gốc xuất hiện NSNN nói chung và NSX nói riêng đều nhất

trí cho rằng: Sự xuất hiện và tồn tại của Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ đã tạo ra những điều kiện cần và đủ cho NSNN ra đời và tồn tại. Cơ
cấu của bộ máy nhà nước ở mọi quốc gia đều là sự hợp thành của một số cấp
hành chính nhất định, và sự phân công phân cấp quản lý kinh tế - xã hội cho
mỗi cấp đó. Do vậy, cấu trúc của hệ thống NSNN ở các quốc gia luôn bao
gồm một số cấp ngân sách nhất định, trong đó NSX được coi là cấp ngân sách
cơ sở.
Từ cách tiếp cận đó, khái niệm NSX được hiểu như sau: NSX là hệ thống
các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác phát sinh trong quá
trình phân phối nhằm tạo lập, sự dụng quỹ tiền tệ gắn với việc thực hiện các
nhiệm vụ của chính quyền cấp xã hàng năm.
1.1.2. Đặc điểm của Ngân sách xã

Thứ nhất, NSX là cấp cơ sở trong hệ thống NSNN. Đóng vai trò một cấp
NS, vì NSX được phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi như một cấp ngân sách
thực thụ và là cấp cuối cùng của hệ thống ngân sách; nơi trực tiếp diễn ra các
giao dịch phản ánh các quan hệ phân phối giữa Nhà nước với các chủ thể
khác. NSX là cấp NS cuối cùng trực tiếp giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa

SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

10

Học viện Tài chính

Nhà nước với người dân, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm

chỉnh.
Thứ hai, nhìn trên giác độ huy động, quản lý sử dụng tiền, NSX thể hiện
các hoạt động như một đơn vị dự toán. Bởi lẽ, tại xã có phát sinh khoản do
chính quyền xã trực tiếp thu vào NSX, xã được để lại một phần hay toàn bộ số
thu đó để sử dụng và xã cũng phải chi trả thanh toán cho các đầu vào để đảm
bảo hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội,
quốc phòng, an ninh...
1.2. Nội dung thu Ngân sách xã

Nguồn thu của NSX do HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm
vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng.
Thu NSX bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho NSX và các
khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do
HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý.
Theo thông tư số 60/2003/TT – BTC của Bộ Tài Chính ra ngày
23/6/2003 về việc quy định quản lý NSX và các hoạt động tài chính ở xã,
phường, thị trấn thì nguồn thu của NSX được quy định như sau:
1.2.1. Thu ngân sách xã hưởng 100%

Là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và
tập trung quản lý các khoản thu, và dành cho NSX được hưởng 100% số thu
từ các khoản thu này. Căn cứ quy mô nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý KT
– XH và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ
chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho
NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03



Luận văn tốt nghiệp

11

Học viện Tài chính

-

Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định;

-

Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy
định;

-

Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;

-

Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động
đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào
NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;

-


Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho
NSX theo chế độ quy định;

-

Thu kết dư NSX năm trước;

-

Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Thu Ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ phần trăm
- Các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ % theo quy định gồm:

+ Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất;
+ Thuế nhà, đất (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp);
+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
+ Lệ phí trước bạ nhà, đất.

Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%. Căn
cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, HĐND cấp tỉnh có thể
quyết định tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%.

SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp


-

12

Học viện Tài chính

Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định, NSX còn được HĐND cấp tỉnh
bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí phân
chia theo Luật NSNN đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoản thu NSX
được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi.
1.2.3. Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách xã
Thu bổ sung từ NS cấp trên cho NSX gồm:

-

Thu bổ sung để cân đối NS là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và
dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các
khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác
định từ năm đầu của thời kỳ ổn định NS và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.

-

Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
1.3.
Nội dung quản lý thu Ngân sách xã
1.3.1. Chu trình quản lý thu Ngân sách xã

NSX cũng là một cấp NSNN nên nội dung quản lý NSX cũng gồm 3
khâu: Lập dự toán NSX, chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán NSX.

Chính vì vậy, để quản lý tốt NSX thì cần phải quản lý tốt ở cả ba khâu
của chu trình này.
Theo Nghị định số 60/2003/NĐ – CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của
Chính Phủ và Thông tư số 60/2003/TT – BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của
BTC hướng dẫn công tác quản lý NSX và các quỹ tài chính khác của xã theo
nội dung ba khâu như sau:
1.3.1.1. Lập dự toán thu Ngân sách xã

Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp trên, UBND xã lập dự
toán thu NS năm sau trình HĐND xã quyết định.
SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

-

13

Học viện Tài chính

Căn cứ lập dự toán thu NSX:

+ Dự báo xu hướng, cơ hội thách thức phát triển KT – XH ở địa phương có tác

động đến nguồn thu của xã năm kế hoạch;
+ Các nhiệm vụ phát triển KT – XH, đảm bảo an ninh quốc phòng trật tự an


toàn xã hội thể hiện trong kế hoạch phát triển KT – XH 5 năm và hàng năm
của xã;
+ Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu NSX và tỷ lệ phân

chia nguồn thu do HĐNN cấp tỉnh quy định;
+ Số kiểm tra về dự toán NSX hiện hành và các năm trước;
+ Tình hình thực hiện dự toán NSX năm hiện hành và các năm trước.
-

Trình tự lập dự toán thu NSX

+ Bước 1: Phòng TC – KH hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách

cho các xã, trong đó có dự toán thu.
+ Bước 2: UBND xã tổ chức triển khai xây dựng dự toán thu NSX, giao số

kiểm tra cho các ban, tổ chức thuộc UBND xã.
+ Bước 3: Các ban lập dự toán của mình, kế toán xã lập dự toán thu NSX.
+ Bước 4: UBND xã thảo luận với các ban, tổ chức về dự toán thu Ngân sách;

kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.
+ Bước 5: UBND xã báo cáo thường trực HĐND xã xem xét dự toán thu NSX.
+ Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh

lại dự toán thu NSX và gửi phòng TC – KH huyện.
+ Bước 7: Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách.
+ Bước 8: UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã.

SV: Nguyễn Ngọc Nga


CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

14

Học viện Tài chính

+ Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán thu trình HĐND quyết định.
+ Bước 10: UBND xã giao dự toán thu cho ban, ngành, đoàn thể, đồng thời gửi

phòng TC – KH huyện, KBNN huyện, thực hiện công khai dự toán thu NSX.
-

Quyết định dự toán Ngân sách xã:
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu do UBND huyện quyết
định, UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án bổ sung NSX trình
HĐND xã quyết định, sau khi dự toán xã được HĐND xã quyết định, UBND
xã báo cáo với UBND huyện , phòng TC – KH huyện đồng thời công khai
NSX cho nhân dân biết theo quy định về chế độ công khai tài chính về NSX.
Việc điều chỉnh NSX hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu
cầu của UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có
sự biến động lớn về nguồn thu.
1.3.1.2. Chấp hành dự toán thu Ngân sách xã

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của UBND
huyện, UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án phân bổ NSX trình
HĐND xã quyết định. Hàng năm, các xã phải tổ chức chấp hành dự toán ngân
sách theo đúng điều khoản về Luật NSNN và nghị định của Chính phủ, các

thông tư hướng dẫn chấp hành ngân sách của Bộ Tài Chính.
Căn cứ vào dự toán của cả năm, khả năng thu của từng quý, UBND xã
lập dự toán thu quý (có chia ra từng tháng) gửi KBNN nơi giao dịch. Đối với
các xã có các nguồn thu chủ yêu theo mùa vụ UBND xã đề nghị cơ quan tài
chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong dự toán được
giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ của công việc.
-

Tổ chức thu ngân sách:

SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

15

Học viện Tài chính

+ Bộ phận TC – KT xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo
thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào NSX. Có hai hình thưc thu nộp
là thu trực tiếp tại KBNN và thu tại cơ quan thu (chi cục thuế và TCX).Thu tại
KBNN là hình thức đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp NS, căn cứ vào thông
báo thu của cơ quan thu, lập giấy nộp tiền và đến KBNN để nộp trực tiếp vào
NSNN.
+ Thu nộp tại cơ quan quản lý thu áp dụng khi đối tượng phải nộp NS
không có điều kiện nộp ngân sách tiền trực tiếp vào NSNN tại KBNN theo
chế độ quy định thì:



Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu
sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN. Trường hợp cơ quan thuế ủy
quyền cho cán bộ TCX thu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên và được
hưởng phí ủy nhiệm thu theo chế độ quy định.



Đối với những khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của TCX, TCX thu, sau đó lập
giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN hoặc nộp vào quỹ của NSX để chi theo
chế độ quy định nếu là các xã chưa có điều kiện thường xuyên tới KBNN.
Thu tiền mặt trực tiếp tại xã cần tránh các hạn chế sau: Hình thành nên nhiều
bộ phận thu và nhiều quỹ tại các bộ phận thu, bỏ sót các khoản thu, cán bộ thu
có thể trục lợi bằng cách thu của đối tượng nhưng không viết biên lai thu, như
vậy số thu sẽ không được vào NS.
+ Tất cả các khoản thu đều phải sử dụng biên lai và phản ánh số thu vào
sổ sách kế toán, khi thu phải giao biên lai cho đối tượng nộp.
+ Việc luân chuyển các chứng từ thu được thực hiện: Với các khoản thu
NSX hưởng 100%, KBNN chuyển một liên chứng từ thu cho Kế toán xã. Với
khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, KBNN lập bảng kê các khoản thu

SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

16


Học viện Tài chính

NS có phân chia cho xã gửi Kế toán xã. Với khoản thu bổ sung cân đối quy
định mức rút dự toán hàng tháng.
1.3.1.3. Quyết toán thu Ngân sách xã

Quyết toán NSX là khâu cuối cùng của một chu trình NS, là việc tổng
hợp và trình bày một cách tổng quát tình hình thực hiện NSX. Mục tiêu của
quyết toán NSX là nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm
soát, phân tích đánh giá và tổng hợp thu NSX vào NSNN.
-

Yêu cầu của công tác lập Báo cáo quyết toán:

+ Báo cáo quyết toán thu NSX phải đúng mẫu biểu do Bộ tài chính quy định,

tùy theo yêu cầu từng địa phương;
+ Số liệu trong Báo cáo quyết toán thu NSX phải chính xác trung thực, rõ ràng,

dễ hiểu, đầy đủ thông tin cần thiết cho UBND xã;
+ Nội dung trong Báo cáo quyết toán thu NSX phải theo đúng các nội dung ghi

trong dự toán được duyệt;
+ Số liệu giải trình trong thuyết minh Báo cáo quyết toán năm phải thống nhất

với số liệu trên các Báo cáo quyết toán;
+ Chỉ đưa vào các Báo cáo quyết toán các khoản thu NSX theo quy định.
+ Báo cáo quyết toán năm trước khi gửi cho HĐND xã xét duyệt và gửi cho


phòng TC – KH huyện phải có đối chiếu, xác nhận số liệu của KBNN huyện
nơi giao dịch.
-

Trình tự phương pháp lập Báo cáo quyết toán NSX:

+

Ban Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và
quyết toán NSX theo Mục lục NSNN và chế độ kế toán NSX hiện hành; thực
hiện chế độ Báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. KBNN nơi giao
SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

17

Học viện Tài chính

dịch thực hiện công tác kế toán thu NSX theo quy định; định kỳ hàng tháng,
quý báo cáo tình hình thực hiện thu NSX, tồn quỹ NSX gửi UBND xã; và báo
cáo đột xuất khác theo yêu cầu của UBND xã.
+ Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
+ Công tác khóa sổ và quyết toán hàng năm của Cán bộ TCX bao gồm: Trong

tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu theo dự toán, có biện pháp thu đầy
đủ vào ngân sách.Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương

án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối NSX. Phối hợp với KBNN
huyện để đối chiếu các khoản thu NSX trong năm, đảm bảo hạch toán đầy đủ,
chính xác các khoản thu theo Mục lục NSNN. Đối với các khoản tạm thu, tạm
giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử
lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau. Các khoản thu phải nộp
chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12, nếu nộp sau thời hạn trên phải
hạch toán vào thu NS năm sau.
+ Quyết toán thu NSX hàng năm:


Cán bộ TCX lập Báo cáo quyết toán thu NSX hàng năm trình UBND xã để
trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng TC – KH huyện để tổng
hợp.



Quyết toán chi không được lớn hơn quyết toán thu NSX. Kết dư NSX là số
chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi NSX. Toàn bộ kết dư năm
trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau.



Sau khi HĐND xã phê chuẩn, Báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để
gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng TC – KH huyện, KBNN nơi xã giao
dịch, lưu Cán Bộ TCX và công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã
biết.
SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03



Luận văn tốt nghiệp



18

Học viện Tài chính

Phòng TC – KH huyện có trách nhiệm thẩm định Báo cáo quyết toán thu
NSX, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã
điều chỉnh.
1.3.2. Sự cần thiết hoàn thiện công tác quản lý thu Ngân sách xã

1.3.2.1.

Xuất phát từ vị trí vai trò của chính quyền cấp xã trong nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay
Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống chính trị của nước ta,
là nơi diễn ra các hoạt động chính trị, KT – XH, của dân cư trên cùng địa bàn
và cũng là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta. Ngày nay, công cuộc đổi mới KT – XH, phát triển nền
kinh tế nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi chính quyền Nhà nước cấp
xã phải tăng cường công tác quản lý, phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ
của mình trong các hoạt động ở xã. Chính vì vậy, để thực hiện được những
chức năng, nhiệm vụ đó, chính quyền của các xã cần có phương tiện vật chất
vững mạnh, đủ lớn. Trong quá trình đổi mới kinh tế, các thành phần kinh tế
được phát triển mạnh mẽ, nguồn thu, nhiệm vụ chi của chính quyền cấp xã
không ngừng tăng. Điều này đặt ra công tác quản lý thu NSX cũng phải được
nâng cao, giúp cho quá trình huy động các nguồn lực vào việc phát triển kinh

tế một cách hợp lý, hiệu quả.

1.3.2.2.

Xuất phát từ thực trạng quản lý thu Ngân sách xã ở nước ta hiện nay
Trong thời gian qua, với những thay đổi về KT – XH, NSX đã có bước
chuyển biến tích cực, tạo nguồn thu ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu
ngày càng tăng tại xã. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán
NSX có nhiều địa phương đã thực hiện tốt, thực hiện thu đúng, thu đủ phản
ánh kịp thời và đầy đủ vào sổ sách kế toán. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn
hạn chế về nhiều mặt: công tác lập, chấp hành và quyết toán NSX vẫn còn
SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

19

Học viện Tài chính

những bộc lộ yếu kém và hạn chế dẫn đến chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có
gây thất thoát, lãng phí. Cụ thể:
-

Về thu NSX:

-


Thu tại xã: Do Luật NSNN năm 2002 ra đời có hiệu lực tăng thêm quyền chủ
động cho ngân sách chính quyền cấp xã. Chính vì sự thay đổi như vậy nên xã
còn lúng túng trong việc khai thác hết nguồn thu. Mặc dù xã đã tích cực khai
thác nguồn thu và các khoản thu đã có tăng nhưng hiệu quả còn chưa cao. Đa
phần các xã vẫn còn trông chờ nhiều vào nguồn thu bổ sung từ cấp trên. Số
thu này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của xã. Về chấp hành chế độ
chính sách, ghi chép sổ sách kế toán:

+ Chấp hành chế độ chính sách: Còn nhiều hạn chế do trình độ của cán bộ xã

nên khả năng tiếp thu các văn bản mới hiện hành tương đối khó khăn, do ý
thức của một số cán bộ xã còn chưa tốt.
+ Về ghi chép sổ sách kế toán: Việc ghi chép vẫn chưa rõ ràng, chưa đúng bản

chất của các khoản thu theo quy định của nhà nước. Chính vì vậy nên công
tác quản lý NSX gặp nhiều khó khăn vì chưa thông tin đầy đủ, gây khó khăn
cho cơ quan tài chính cấp trên trong việc phân tích số liệu đề nghị quyết toán.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA GIAI
ĐOẠN 2012 – 2014
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy
phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp


20

Học viện Tài chính

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Quảng Xương là một huyện đồng bằng, ven biển với diện tích
198,20km2; hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt; dân số
đông, khoảng 227.971 người.
Phía đông giáp thị xã Sầm Sơn và Vịnh Bắc Bộ. Phía nam giáp huyện
Tĩnh Gia và huyện Nông Cống. Phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện
Đông Sơn. Phía Bắc giáp thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa.
Nằm trên các trục quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47.
Đặc biệt, huyện Quảng Xương có 35 xã và 1 thị trấn, là một trong những
huyện có nhiều xã trực thuộc nhất của tỉnh Thanh Hóa. Quảng Xương chia
thành hai vùng rõ rệt: đồng bằng và ven biển. Song phần lớn số dân vẫn sống
bằng sản xuất nông nghiệp là chính, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn không chỉ là sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, mà còn là
nỗi trăn trở của bà con nông dân. Quảng Xương đã từ lâu được coi là trọng
điểm lúa của tỉnh. Quảng Xương là một trong những huyện có tiềm năng về
thủy, hải sản. Hơn nữa, đồng thời là huyện có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng của tỉnh.
Hệ thống giao thông, thủy lợi cơ bản đã được hoàn thiện. Hiện nay,
100% số xã đã có đường ôtô đến xã, toàn huyện có 60 km đường rải nhựa, hệ
thống cầu cống trên các trục đường giao thông đảm bảo thông tuyến, không
những tạo nên thuận lợi cho việc đi lại. Mạng lưới điện, nước không ngừng
được củng cố, đến nay, hiện có 85% số dân được dùng nước hợp vệ sinh, 99%
số hộ sử dụng điện lưới quốc gia.
Giáo dục và y tế là hai vấn đề luôn được quan tâm ở Quảng Xương, kết
cấu hạ tầng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ngày càng được xây dựng
và hoàn thiện. Hầu hết các xã đều có cơ sở khám chữa bệnh, đáp ứng được sự

SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

21

Học viện Tài chính

nghiệp chăm sóc sức khoẻ của người dân. Văn hóa xã hội phát triển, an ninh
chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
2.1.2. Tổ chức bộ máy phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Phòng TC – KH huyện Quảng Xương là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện Quảng Xương có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, quản lý
Nhà nước về kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, quản lý kinh
tế về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của
pháp luật.
Phòng TC – KH huyện Quảng Xương có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện;
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư của Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
-

Tổ chức bộ máy phòng TC – KH huyện Quảng Xương gồm :
Trưởng phòng, 02 Phó phòng và 05 bộ phận nghiệp vụ: Bộ phận quản lý
ngân sách, Bộ phận kế hoạch, Bộ phận quản lý công sản – giá, Bộ phận Đăng

ký kinh doanh, Bộ phận kế toán – văn thư

Trưởng phòng

Phó phòng

Tổ Ngân sách Tổ kế toán hành chính
Tổ Kế hoạch – Đầu Tổ
tư giá, quản lý công sản
SV: Nguyễn Ngọc Nga
CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

22

Học viện Tài chính

HÌNH 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
HOẠCH HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
2.2. Tình hình quản lý thu Ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh hóa
2.2.1. Lập dự toán thu Ngân sách xã
Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình thu ngân sách, đây là qúa
trình đánh giá, phân tích những khả năng, nhu cầu các nguồn lực tài chính, từ
đó xác lập các chỉ tiêu thu một cách đúng đắn và khoa học. Quy trình lập dự
toán NSX trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng trình tự các bước.
Những năm gần đây huyện đã có những quan tâm trong việc lập dự toán thu
NSX trên địa bàn huyện Quảng Xương cố gắng nâng cao chất lượng dự toán,

cụ thể, đầy đủ và chi tiết hơn, đồng thời phải bám sát các định hướng phát
triển KT – XH của từng địa phương. Lập dự toán theo đúng nội dung, mẫu
biểu, mục lục NSNN, tuân thủ theo các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định
mức nhà nước quy định.
Theo quyết định 4549/2010/QĐ – UBND tỉnh Thanh hóa, Quy định
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu
giữa các cấp NS giai đoạn 2011 – 2015.
 Các khoản thu NSX hưởng 100% bao gồm:
-

Thuế môn bài, thuế tài nguyên, thu khác về thuế từ các HTX, hộ gia đình...
SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

23

Học viện Tài chính

-

Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

-

Thuế nhà đất (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp);


-

Khoản phí, lệ phí do cấp xã tổ chức thu;

-

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản;

-

Thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, vi phạm hành
chính và thu khác theo quy định của pháp luật;

-

Thu đóng góp và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước trực tiếp cho xã;

-

Thu kết dư NSX;

-

Thu khác của NSX theo quy định;

-

Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã.


 Khoản thu phân chia của NSX với NS cấp trên:
-

Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, hàng hóa dịch vụ trong nước từ HTX,
hộ gia đình, kinh tế cá thể;

-

Thuế TNCN từ chuyển quyền sử dụng đất;

-

Thu tiền thuê mặt đất, thuê mặt nước;

-

Lệ phí trước bạ nhà đất.
UBND huyện Quảng Xương hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán NS
cho các xã. Việc hướng dẫn bằng các văn bản sẽ đưa ra được những chỉ đạo
cụ thể tạo điều kiện thuận lợi để các xã lập dự toán. Nhìn chung trong những
năm qua, việc phân bổ dự toán năm của huyện đối với các xã đã dựa trên
những căn cứ cụ thể và bám sát yêu cầu, nhiệm vụ đối với từng xã, định
hướng phát triển KT – XH của từng xã, dự toán NS đã được các xã đưa ra
HĐND xem xét, phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện và thông báo công
khai. Tuy nhiên, việc lập dự toán của các xã vẫn còn một số khó khăn, hạn
chế; đa phần các xã không thể tính toán sát với thực tế các khoản thu mà chỉ
căn cứ vào số thực hiện của năm trước rồi đưa ra một con số dự toán, mà
SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03



Luận văn tốt nghiệp

24

Học viện Tài chính

không quan tâm tới chiều hướng và khả năng biến động trong năm tiếp theo
của các khoản thu; đặc biệt là các thu phí lệ phí, khoản thu đóng góp, thu hoa
lợi công sản... dẫn đến việc dự toán các khoản thu chưa sát với thực tế.
Thể hiện bảng 2.1: Năm 2012 tổng thu thực hiện vượt so với dự toán
23,0%; năm 2013 là 42,6% và năm 2014 là 34,8%. Thêm vào đó, việc lập dự
toán cho khoản thu bổ sung từ NS cấp trên chưa thật sát với số thực hiện, gây
khó khăn trong việc chuẩn bị NSNN. Năm 2013 số thu bổ sung từ cấp trên là
145.429.357 nghìn đồng vượt 49,9% so với dự toán; năm 2014 vượt 50,4% so
với dự toán. Do đó, đây là thực trạng mà cán bộ các xã cần quan tâm và hoàn
thiện trong thời gian tới để công tác lập dự toán sát thực tế hơn, sát với thực
trạng KT – XH trên địa bàn hơn, làm căn cứ cho quá trình chấp hành và quyết
toán tốt hơn.
2.2.2. Quản lý chấp hành dự toán thu Ngân sách xã
Thu NSX trên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải thu
đúng, thu đủ và thu hết các nguồn thu có phát sinh trên địa bàn huyện.
Công tác tổ chức chấp hành NSX được giao cho Chủ tịch xã điều hành.
Tuy nhiên các tác nghiệp cụ thể về Ngân sách lại do các bộ phận chức năng
quản lý, kế toán xã điều hành thu NSX, cũng như cân đối thu chi NSX theo
từng tháng.
Về tổng thể: Qua 3 năm các xã trên địa bàn huyện đạt được những kết
quả cụ thể qua bảng:


SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


Luận văn tốt nghiệp

25

Học viện Tài chính

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn thu NSX trên địa bàn huyện Quảng Xương
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nội dung
Dự
Toán
1. Khoản thu NSX
hưởng 100%

Tỷ lệ
TH/DT
(%)

Thực

hiện

Dự
Toán

Thực
hiện

Tỷ lệ
TH/DT
(%)

Dự
toán

Thực
hiện

Tỷ lệ
TH/DT
(%)

42.059.060

71.940.650

171,0

63.691.400


86.230.349

135,4

94.185.000

114.219.535

121,3

26,8

37,2

-

38,3

36,4

-

45,2

40,6

-

2. Khoản thu NSX
hưởng theo tỷ lệ %


6.244.500

6.380.812

101,0

5.560.000

5.530.003

99,5

7.735.000

6.642.166

85,5

Tỷ trọng/tổng thu

4,0

3,3

-

3,3

2,3


-

3,7

2,4

-

3. Thu bổ sung NSX

108.710.000

144.897.229

105,7

97.040.000 145.429.357

149,9

106.600.000

160.310.364

150,4

Tỷ trọng/tổng thu

69,2


59,5

-

61,3

-

51,1

57,0

-

157.013.060

223.143.122

123,0

166.291.400 237.189.709

142,6

208.520.000

281.142.065

134,8


Tỷ trọng/tổng
thu(%)

Tổng

58,4

Nguồn: Báo cáo quyết toán thu NS các năm 2012, 2013, 2014 phòng TC – KH huyện Quảng Xương

SV: Nguyễn Ngọc Nga

CQ49/01.03


×