Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 120 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN DUY ĐẠI



CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP






HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN DUY ĐẠI



CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền




HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực

và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2015

Tác giả luận văn



Nguyễn Duy Đại



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, bản thân đã có sự cố gắng, nổ
lực lớn, đặc biệt là nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu
của cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Quảng
Xương, chính quyền, nhân dân 2 xã Quảng Hợp, Quảng Văn, cũng như các tập
thể và cá nhân khác có liên quan trong quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ
luận văn.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn và Bộ môn Phát triển nông thôn, Viện Đào tạo
sau Đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Hiền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các phòng ban của Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Thanh Hóa và huyện Quảng Xương đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung
cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn



Nguyễn Duy Đại




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ viii
Danh mục hình viii
Phần I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 4
2.1.3 Điều kiện để áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 5
2.1.4 Nội dung cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa 6
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa 12
2.1.6 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ giới hóa trong
sản xuất lúa 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm phát triển cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở một
số nước trên thế giới và trong khu vực 18
2.2.2 Thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại Việt Nam 24
Phần III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 38
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 38
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 40
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện Quảng Xương 42
4.1.1 Khái quát tình hình và xu hướng sản xuất lúa trên địa bàn huyện Quảng
Xương 42
4.1.2 Mức độ áp dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Quảng Xương 45
4.1.3 Tình hình áp dụng cơ giới hóa trong hộ nông dân 53
4.1.4 Đánh giá kết quả việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Quảng Xương 64
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất trên địa bàn
huyện Quảng Xương 67
4.2.1 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước 69
4.2.2 Quy hoạch cơ sở hạ tầng 69
4.2.3 Điều kiện đất đai 70

4.2.4 Lao động trong canh tác lúa 73
4.2.5 Ảnh hưởng của vốn trong nông hộ 76
4.2.6 Ảnh hưởng của liên kết trong sản xuất 77
4.2.7 Sự phát triển của dịch vụ cơ giới 78
4.2.8 Mức độ quan tâm của người dân trong các khâu cơ giới hóa 85
4.2.9. Phân tích SWOT 86
4.3 Giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Quảng Xương 88
4.3.1 Định hướng chung 88
4.3.2 Lộ trình thực hiện 89
4.3.3 Các giải pháp cụ thể 90
Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
5.2 Kiến nghị 100
5.2.1 Đối với Trung ương 100
5.2.2 Đối với tỉnh Thanh Hóa 100
5.2.3 Đối với huyện Quảng Xương 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTB: Bắc trung bộ
BQ: Bình quân
CNH: Công nghiệp hóa
CG: Cơ giới

CV: Mã lực
DT: Diện tích
ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long
ĐVT: Đơn vị tính
GĐLH: Gặt đập liên hợp
HĐH: Hiện đại hóa
HTX: Hợp tác xã
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KHCN: Khoa học công nghệ
LĐ: Lao động
NLTS& NM: Nông lâm thủy sản và nghề muối
NN: Nông nghiệp
PTNT: Phát triển nông thôn
TC: Thủ công
THT: Tổ hợp tác
TM-DV: Thương mại dịch vụ
UBND: Ủy ban nhân dân




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang
3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quảng Xương qua 3 năm
2012-2014 31
3.2 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Quảng Xương 3 năm

2012 - 2014 35
3.3 Tình hình dân số - lao động huyện Quảng Xương qua 3 năm 2012 – 2014 37
4.1 Tình hình sản xuất lúa qua các năm 42
4.2 Diện tích cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa tại các vùng trên địa bàn
huyện Quảng Xương qua các năm 48
4.3 Các loại máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất lúa
trên địa bàn huyện Quảng Xương qua các năm 50
4.4 Đặc điểm của hộ điều tra 54
4.5 Tình hình áp dụng cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa trong hộ nông dân 56
4.6 So sánh năng suất lao động trong các hình thức gieo cấy lúa 57
4.7 So sánh chi phí vật tư và chi phí làm đất 61
4.8 So sánh chi phí đoạn thu hoạch 62
4.9 Năng suất lúa đối với các loại hình sản xuất khác nhau 62
4.10 Đánh giá tổng hợp hiệu quả cơ giới 63
4.11 Diện tích ruộng canh tác lúa tại các hộ điều tra 71
4.12 Số lượng lao động tại các hộ điều tra 74
4.13 Ảnh hưởng lao động nông nghiệp của hộ và tỷ lệ áp dụng cơ giới
hóa trong sản xuất lúa 75
4.14 Số lượng máy cơ giới và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo
cấy và thu hoạch phân theo khu vực 79
4.15 Chi phí và tình hình hoạt động của máy GĐLH 2.0 80
4.16 Năng suất thu hoạch của máy GĐLH trong các điều kiện thu hoạch
khác nhau 83
4.17 Mức độ quan tâm của người dân trong việc áp dụng cơ giới hóa
trong các khâu sản xuất lúa 85
4.18 Phân tích SWOT 87
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang
4.1 Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong các khâu gieo cấy, thu hoạch của
các nhóm ruộng có diện tích khác nhau 72
4.2 Đặc điểm bề mặt ruộng khi thu hoạch tại các hộ điều tra 73
4.3 Ảnh hưởng của vốn vay tới quyết định áp dụng cơ giới hóa khâu
gieo cấy và khâu thu hoạch trong nhóm hộ điều tra 76
4.4 Chi phí cơ giới hóa thu hoạch lúa cho 1 đơn vị diện tích 82



DANH MỤC HÌNH

Số hình Tên hình Trang
4.1 So sánh năng suất lao động thủ công và năng suất cơ giới hóa 59
4.2 Cây vấn đề 68










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn
minh hiện đại. Trong những năm qua, nền nông nghiệp nước ta có những bước
chuyển rất đáng kể, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực từ thấp lên
một tầm cao mới, năng suất, chất lượng được cải thiện một cách rõ rệt. Thực hiện
chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng năng suất lao
động, cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông
thôn, qua đó, tạo tiền đề để đưa đất nước trở thành một công nghiệp vào năm
2020, các mặt như chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng phát triển toàn
diện, đời sống cư dân nông thôn được nâng lên, đồng thời đưa nông thôn phát
triển văn minh hiện đại, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ
chọn giống, đưa máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại thành tựu
quan trọng, từ một nước phải nhập khẩu lương thực, chúng ta đã đảm bảo an ninh
lương thực, xuất khẩu đứng nhất, nhì thế giới. Ngành nông nghiệp chiểm tỷ trọng
lớn trong nền kinh tế, hàng năm đóng góp khoảng 20-22% GDP cả nước (Báo
cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013).
Với đặc điểm là một huyện thuần nông, nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế của toàn huyện. Sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất lúa nói riêng luôn được huyện chú trọng và quan tâm. Trong những năm
qua cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, cơ giới
hóa nông nghiệp cũng có bước phát triển nhanh, một số khâu sản xuất trong nông
nghiệp đã được cơ giới hóa, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nỗi bật thì sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Quảng Xương đang còn gặp những khó khăn, thách thức đó là:
Việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn yếu và
thiếu đồng bộ; việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất lúa nói riêng còn hạn chế, mới chỉ tập trung vào ở một số khâu như làm
đất, tưới, tuốt, còn đối với cơ giới hóa trong gieo cấy, thu hoạch vẫn đạt tỷ lệ
thấp, dẫn đến năng xuất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, tổn thất sau thu hoạch
cao, các dịch vụ cơ khí đi theo hoạt động này kém phát triển, đời sống của bà con
nông dân ở nông thôn còn nhiều khó khăn.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2025, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, phát
triển bền vững, vì vậy, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa là điều
tất yếu đối với tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Quảng Xương nói riêng. Theo
đó, cần có những giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh quá trình áp dụng cơ giới hóa
trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Quảng Xương, đây là yêu cầu bức thiết trước
mắt cũng như lâu dài. Do đó tôi thực hiện tiến hành nghiên cứu đề tài “Cơ giới hoá
trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng
cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ giới
hóa trong sản xuất lúa;
- Đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện
Quảng Xương;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản
xuất lúa trên địa bàn huyện Quảng Xương;

- Đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
lúa trên địa bàn huyện Quảng Xương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa được áp dụng ở những khâu nào? Tỷ lệ áp
dụng trong từng khâu?
Hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa?
Những vấn đề bất cập, tồn tại trong sản xuất lúa?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việp áp dụng cơ giới hóa và trong sản
xuất lúa của hộ nông dân?
Những yếu tố nào là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơ
giới trong sản xuất lúa?
Giải pháp nào để đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Quảng Xương?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là vấn đề kinh tế tổ chức để ứng
dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa; đối tượng khảo sát các hộ nông dân sản xuất
lúa và các đơn vị (chủ máy) cung cấp dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quảng Xương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa
bàn huyện Quảng Xương;
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ giới hóa trong sản xuất lúa,
kinh nghiệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
lúa, các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả áp dụng cơ giới hóa trong sản

xuất lúa trong các khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
1.4.2.3. Phạm vi thời gian
Đề tài được chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
tháng 4/2014 đến tháng 3/2015.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm về cơ giới hóa
Cơ giới hoá là quá trình thay thế công cụ lao động thủ công bằng công cụ
cơ giới hoá, thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực máy móc, thay
thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất hiện đại,
nghĩa là thay thế từng yếu tố của lực lượng sản xuất bằng toàn bộ lực lượng sản
xuất tiên tiến, hiện đại, có nền đại công nghiệp cơ khí phát triển đặc biệt là công
nghiệp cơ khí phục vụ cho nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, 1991).
* Khái niệm cơ giới hóa trong nông nghiệp
Cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình sử dụng máy móc để thực hiện các
công việc trong nông nghiệp nhằm thay thế lao động thủ công, tăng năng suất và cải
thiện chất lượng sản phẩm. Cơ giới hóa nông nghiệp có các mức độ khác nhau từ cơ
giới hóa từng công việc riêng lẻ (cày đất, gieo hạt, đập lúa) đến việc cơ giới hóa liên
hoàn đồng bộ một quy trình sản xuất một cây trồng, một vật nuôi, một sản phẩm
nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014).
* Khái niệm cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa là quá trình sử dụng máy móc vào trong sản
xuất nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc vật qua đó tăng

năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động trong các khâu sản xuất lúa
như làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch.
2.1.2. Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Cơ giới hóa có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích
cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao giá trị
hàng hoá nông sản thực phẩm, hiệu quả kinh tế thu được từ cây trồng vật nuôi
được tăng cao, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích sản xuất đất nông nghiệp tăng
nhiều lần so với làm bằng thủ công.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

- Việc đưa máy móc thiết bị vào trong sản xuất nông nghiệp để thay thế
lao động thủ công, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, giảm tổn thất
trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp
còn giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận.
- Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp sẽ giải quyết được tình
trạng thiếu lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp; làm
giảm chi phí các khâu như: làm đất, tưới nước, ra hạt, thu hoạch, ; đồng thời
giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất lao động, rút bớt lao động từ nông nghiệp
sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo duy
trì sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm lượng thực, thực
phẩm vẫn tăng.
- Thời vụ được đảm bảo, góp phần tăng hệ số quay vòng của đất mở rộng
vụ hè và đặc biệt là vụ đông.
2.1.3. Điều kiện để áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Cơ sở hạ tầng đồng ruộng phải đáp ứng yêu cầu cho máy hoạt động như:
độ bằng phẳng của đồng ruộng, kích thước lô thửa phải đủ lớn. Có đường giao
thông nội đồng để vận chuyển, hệ thống tưới, tiêu chủ động phục vụ cho gieo cấy
và thu hoạch.
- Thực hiện các quy trình kỹ thuật canh tác khoa học, như: sử dụng cùng

một loại giống, thời điểm gieo trồng, thời điểm gặt
- Thực hiện cơ giới hóa từng khâu tiến tới thực hiện cơ giới hóa đồng bộ
các khâu từ: Làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch.
- Diện tích lô thửa cần đủ rộng để máy xoay trở thuận lợi lúc vận hành;
- Cần có cày ải hàng năm để tạo tầng đế cày, tránh bị lầy lún; cần san ủi để
có mặt ruộng tương đối bằng phẳng; cần có qui trình canh tác tốt tránh lúa bị đổ
ngả lúc thu hoạch;
- Chọn máy thu hoạch thích hợp: gặt rải hàng, gặt đập liên hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

2.1.4. Nội dung cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa
2.1.4.1. Cơ giới hóa trong các khâu
- Khâu làm đất:
Làm đất là việc dùng các công cụ lao động tác động vào đất với các công
đoạn cày, bừa, làm phẳng mặt ruộng để tạo ra một môi trường thuận lợi cho cấy
lúa phát triển. Trong sản xuất lúa nước ở nước ta, khâu làm đất đã được dần
chuyển lao động thô sơ, thủ công sử dụng sức người hoặc sức gia súc kéo sang sử
dụng các máy móc chuyên dùng trong làm đất nông nghiệp như máy cày, máy
lồng, máy phay,… Hiện nay, theo thống kê của Cục Chế biến, Thương mại
NLTS&NM tính đến năm 2013 cơ giới hóa sản xuất lúa trong khâu làm đất của cả
nước ta ước đạt 80%; số lượng máy kéo tăng 2,28 lần so với năm 2001, một số loại
máy có xu hướng chuyển dịch tăng như máy kéo 2 bánh sang máy kéo 4 bánh có
năng suất, hiệu quả và điều kiện lao động thuận lợi, đến năm 2020, mức độ cơ giới
hóa làm đất bình quân cả nước đạt trên 90%, riêng ở đồng bằng Sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đạt 100%.
Làm đất thủ công là công là công đoạn tốn nhiều sức lao động nhất trong
sản xuất lúa. Thông thường các công cụ sử dụng trong làm đất thủ công canh tác
lúa bao gồm cuốc, cào, hoặc cầy, bừa và có thể có thêm bàn trang. Vì vậy, việc
đưa máy móc công nghiệp có công suất cao vào thay thế các công cụ lao động

thô sơ và thay thế cho sức người, sức gia súc kéo trong làm đất canh tác lúa đã
mang lại hiệu quả tích cực.
Các loại máy làm đất trong sản xuất lúa hiện nay chủ yếu là các loại máy
có công suất nhỏ (dưới 15 mã lực) và các loại máy cỡ trung (từ 15-50 mã lực),
liên hợp 2 hoặc 3 chức năng cầy, bừa và lồng. Các loại máy này có ưu điểm là
nhỏ gọn, dễ vận hành, bảo trì, sửa chữa, có nhiều tính năng. Tuy nhiên, nó chỉ
thích hợp đối với sản xuất nhỏ lẻ do có năng suất làm việc thấp và đặc biệt là
không sử dụng được đối với các ruộng canh tác lúa có bề mặt bị chai, lỳ khi sử
dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa. Trong trường hợp này và đặc biệt
là khi chuyển qua sản xuất với quy mô lớn cần phải sử dụng đến các loại máy
làm đất có công suất cao hơn, chuyên dụng hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

- Tưới tiêu:
Trong sản xuất lúa nước thì tưới tiêu luôn là một việc quan trọng hàng
đầu, quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả quá trình sản xuất lúa.
Khâu tưới tiêu cũng như khâu chăm sóc được thực hiện liên tục từ khi làm đất
cho đến khi thu hoạch lúa “Hệ thống tưới - tiêu” là một công trình nhân tạo, sử
dụng chủ yếu cho nông nghiệp, nhằm mục đích giúp cho con người chủ động
cung cấp nước đầy đủ theo nhu cầu phát triển của cây trồng, đồng thời hệ thống
cũng giúp cho việc tiêu thoát nước hợp lý giúp cho cây trồng không bị nguy hại
do ngập úng (Lê Anh Tuấn, 2009).
Tưới tiêu giữ một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng tới việc áp dụng cơ
giới hóa trong các khâu làm đất, gieo cấy và khâu thu hoạch. Hiện nay, theo các
phương pháp canh tác lúa tiên tiến thì trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của cây lúa cần tưới hoặc tiêu nước trong ruộng ra để cây lúa có thể sinh
trưởng phát triển tốt nhất. Mặt khác, việc tiêu nước để có được một mặt ruộng
cứng khi thu hoạch lúa là một yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ
giới hóa khâu thu hoạch lúa.

Việc tưới nước trong những năm trước đây khi hệ thống thủy lợi chưa
phát triển thường được bà con nông dân sử dụng các phương tiện thô sơ như gầu
sòng, gầu dây,… dùng sức người hoặc sức gia súc kéo để đưa nước từ các kênh
mương lên đồng ruộng. Hiện nay, việc kiên cố hóa kênh mương đã và đang được
Chính phủ có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư thì các công đoạn tưới tiêu tại một
số địa phương dần được cơ giới hóa một phần hoặc toàn phần. Các nơi khác việc
cơ giới hóa khâu tưới tiêu cũng được triển khai bằng việc áp dụng các loại máy
bơm nước cỡ nhỏ.
Theo cục Tổng cục Thủy lợi, hiện nay cả nước có 16.000 trạm bơm phục
vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa chiếm 23,2%.
Năng lực tưới của các hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới bảo đảm tưới chủ động cho
7,26 triệu ha lúa (đạt 94%).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

- Gieo cấy:
Theo phương thức sản xuất lúa thủ công truyền thống thì khâu gieo cấy
bao gồm các công đoạn: chuẩn bị xử lý ngâm ủ thóc giống, làm dược mạ, gieo
mạ, nhổ mạ, chăm sóc mạ và cấy mạ. Cấy mạ là phương pháp sản xuất thủ công
truyền thống được áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa trên cả nước trong một
thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm lớn đó là tốn thời
gian và tốn công lao động.
Việc cấy lúa bằng công cụ sạ hàng trên cả nước đạt 30%, nhưng hiện nay,
ở các tỉnh thành trong cả nước, việc cơ giới hóa trong khâu gieo cấy đang được
chuyển dần từ gieo xạ bằng công cụ sang sử dụng gieo mạ khay và cấy lúa bằng
máy tốc độ cao, đưa mức độ cơ giới hóa khâu gieo cấy từ 30% lên cấy bằng máy
đạt 70% (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014). Ưu điểm của việc gieo mạ khay và
cấy lúa bằng máy là vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả (tiết kiệm giống, ít tốn công sức,
nhất là khóm lúa đều, thẳng hàng, thẳng lối, nhanh hơn nhiều so với cấy bằng
máy. Nếu so với cấy thủ công truyền thống, công nghệ gieo mạ khay, mỗi sào

giảm được 1/2 lượng giống, tiết kiệm được 60-120 nghìn đồng công cầy bừa, làm
đất ).
- Chăm sóc:
Mặc dù chăm sóc lúa là khâu tốn ít công lao động trong canh tác lúa, tuy
nhiên nó cần nhiều chi phí và thời gian (chăm sóc là khâu cần phải thực hiện
trong suốt quá trình canh tác lúa. Các công đoạn chăm sóc lúa bao gồm: làm cỏ,
sục bùn, bảo vệ thực vật, bón phân. Trước đây, các công đoạn trên ở nước ta đa
phần sử dụng lao động thủ công, chưa có máy móc thay thế, nhưng hiện nay việc
sử dụng phun thuốc BVTV bằng các thiết bị có động cơ đã lên tới 80% và sử
dụng máy kéo đa năng chăm sóc (vun, xới) đạt 70-80% (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2014).
- Thu hoạch lúa:
Thu hoạch là quá trình thu hạt từ đồng lúa. Đây là khâu cuối trong quá
trình canh tác cây trồng trên đồng. Có nhiều quan điểm khác nhau về các công
đoạn trong khâu thu hoạch lúa. Theo nghĩa hẹp, thu hoạch lúa chỉ bao gồm: cắt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

gặt lúa, thu gom và tách hạt (tuốt đập), làm sạch và vận chuyển. Còn hiểu theo
nghĩa rộng, thu hoạch lúa bao gồm các công đoạn: cắt gặt lúa, thu gom, tuốt đập,
phơi sấy, làm sạch và vận chuyển.
Công đoạn cắt gặt thời gian trước năm 2000 tại Miền Bắc và Bắc Trung
Bộ vẫn chủ yếu được thực hiện bằng thủ công hoặc cơ khí nhỏ ở trình độ thấp.
Thực tế tại thời điểm này, với nguồn lao động dư thừa tại nông thôn, người nông
dân vẫn duy trì tập quán sử dụng các công cụ cầm tay. Trong những năm gần
đây, các máy cắt lúa xếp dãy và máy gặt đập liên hợp đã được đưa vào sử dụng,
đặc biệt là ở ĐBSCL, tuy nhiên máy gặt xếp dãy có rất nhiều hạn chế như: chỉ cắt
được lúa đứng, không ngập nước, người sử dụng phải có sức khỏe, thêm vào đó
là việc cắt lúa sát gốc đã gây khó cho việc tuốt hạt, tốn công thu gom nên tính tới
thời điểm hiện tại máy gặt xếp dãy không được người dân ưa chuộng, thay vào

đó là sử dụng máy gặt đập liên hợp.
Công đoạn vận chuyển, thu gom trong một thời gian dài được thực hiện
bởi các công cụ thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là gồng, gánh, xe thồ hoặc trâu bò kéo
(chủ yếu tại Miền Bắc và Miền Trung) hoặc ghe, thuyền nan (vùng ĐBSCL).
Đây là khâu nặng nhọc, vất vả nhất của nhà nông, vừa hao tổn sức lực, vừa gây
tổn thất lớn. Thông thường theo số liệu thống kê của IRR khâu này gây tổn thất
từ 2,5-3,2 % tổng sản lượng lúa (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014). Thay vì phải
vận chuyển, thu gom một khối lượng lớn, cồng kềnh bao gồm rơm rạ và hạt,
người nông dân đã giảm bớt được công lao động khi chỉ vận chuyển thóc với
khối lượng nhỏ và gọn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi sản xuất tập trung quy mô
lớn thì việc cơ giới hóa công đoạn vận chuyển bằng các phương tiện vận tải tiên
tiến phải được chú trọng đầu tư.
Công đoạn phơi sấy ở Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại vẫn đang được
cơ giới hóa ở mức độ thấp, so với đồng bằng Bắc Trung bộ thì ĐBSCL có khá
hơn nhưng số lượng người dân tự mua máy sấy, chưa thực sự tin tưởng vào chất
lượng máy sấy, đa phần chỉ tìm đến các dịch vụ máy sấy khi có mưa kéo dài. Các
hộ nông dân thường áp dụng phương pháp phơi sấy thủ công trên nền cứng hoặc
trên lưới cước. Tuy nhiêu so với dùng máy sấy, phơi sấy thủ công do không điều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

tiết được nhiệt độ, độ ẩm hạt thóc khi phơi nên có những nhược điểm sau: là chất
lượng gạo không đều, hao hụt khi phơi sấy từ 3,3 – 3,9 %, lẫn nhiều tạp chất, dễ
gãy vỡ khi xay xát do đó rất khó để sản xuất lúa hàng hóa, đặc biệt là trong sản
xuất lúa xuất khẩu.
T
T
Các công đoạn

Nhiều giai đoạn Một giai đoạn

Thủ công Cơ giới Cơ giới
1 Cắt, gặt, xén lúa Liềm, hái Máy gặt rải hàng
Máy gặt đập liên
hợp
2
Thu gom, vận
chuyển
Quang gánh, xe cải
tiến
Máy kéo, ô tô ô tô tải, máy kéo
3
Tách hạt khỏi
bông
Đập néo, trục lăn Máy đập liên hợp -
4 Rũ rơm Tay và cào - -
5 Làm sạch sơ Quạt hòm - -
6 Phơi sấy Sân phơi Sân phơi hoặc máy sấy
Sân phơi hoặc máy
sấy
7 Làm sạch tinh Quạt hòm
Máy làm sạch phân
loại
Máy làm sạch phân
loại
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn máy thu hoạch lúa
- Sau thu hoạch:
Sau thu hoạch được bắt đầu sau khi tách sản phẩm khỏi môi trường hoặc
nơi sản xuất, có nghĩa là sau khi công việc thu hoạch đã được hoàn thành (sau khi
thu hoạch xong). Nhưng hiểu theo cách phổ biến ở hầu hết các nước hiện nay thì
sau thu hoạch bao gồm cả hoạt động thu hoạch và thời điểm bắt đầu của sau thu

hoạch được tính từ khi hoạt động thu hoạch bắt đầu (Lê Doãn Diên và Hoàng Thị
Tuyết, 2006).
2.1.4.2. Kết quả và hiệu quả cơ giới hóa
- Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lúa nói riêng đã góp phần giảm chi phí sản xuất trong các khâu làm đất, gieo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

cấy, chăm sóc, thu hoạch , nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cho người trồng lúa.
- Thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, thúc đẩy công tác dồn
điền, đổi thửa, từng bước hình thành vùng sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn
theo hướng kinh tế hàng hóa, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp vào liên kết với
nông dân để thu mua nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.
- Giải quyết bức xúc về lao động thời vụ tại địa bàn nông thôn; đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa; phát triển các
loại hình dịch vụ trong sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động các hình thức tổ
chức sản xuất, thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tiêu
chí số 10: Thu nhập; tiêu chí số 11: Hộ nghèo; tiêu chí số 12: Tỷ lệ lao động có
việc làm thường xuyên và tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất), góp phần
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Đối với các khâu trong sản xuất lúa: Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản
xuất lúa sẽ nâng cao chất lượng làm đất, làm cho đất bằng phẳng, tạo tầng đế cày
sâu hơn tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón, xử lý tàn dư sâu bệnh, cỏ dại tạo
điều kiện cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt; việc cấy bằng máy đã tiết kiệm được
giống (theo tính toán, so với cấy truyền thống, cấy bằng máy mỗi sào có thể tiết
kiệm được 1/2 lượng giống), ít công sức, khóm lúa đều, thẳng hàng, thẳng lối,
cây lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, góp phần tăng năng suất cây trồng; đến
thời điểm thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, chế biến nếu áp dụng máy móc thì
sẽ giúp người nông dân giảm bớt công lao động, làm giảm tổn thất sau thu

hoạch, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đồng thời, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp trong chế biến, kinh doanh và xuất khẩu gạo.
Tưới tiêu có ảnh hưởng tới việc áp dụng cơ giới hóa trong các khâu làm
đất, gieo cấy và khâu thu hoạch. Hiện nay, theo các phương pháp canh tác lúa
tiên tiến thì trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa cần tưới
hoặc tiêu nước trong ruộng ra để cây lúa có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất.
Mặt khác, việc tiêu nước kịp thời để mặt ruộng khô, cứng tạo điều kiện thuận lợi
khi thu hoạch lúa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
lúa, đó là:
- Quá trình, phương pháp và kỹ thuật canh tác: Quy trình, phương pháp
và kỹ thuật canh tác lúa khác có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đưa cơ giới hóa
vào trong sản xuất lúa, đặc biệt là trong khâu thu hoạch. Sâu bệnh, cỏ dại sẽ làm
thay đổi thành phần hỗn hợp khi thu hoạch: Lá bị ủ mục làm tăng lực cản, hạt
khó phân ly khi đập tách hạt; hạt cỏ là thành phần khó phân loại khi làm sạch
Với kỹ thuật canh tác phù hợp (ví dụ “1 phải 5 giảm”; san phẳng mặt đồng) sẽ
góp phần làm thân cây cứng vững; dễ phòng và diệt sâu bệnh, cỏ dại; lúa ít bị ngã đổ.
- Điều kiện đồng ruộng: Thực tế cho thấy rằng tại những nơi ruộng bằng
phẳng, diện tích canh tác mỗi thửa ruộng lớn thì tại đó quá trình cơ giới hóa được
điễn ra một cách mạnh mẽ và có hiệu quả cao. Bởi vì điều kiện đồng ruộng
thường gây ảnh hưởng lớn đến khâu làm đất, tưới tiêu và đặc biệt là khâu thu
hoạch lúa. Với ruộng bằng phẳng có thể dễ dàng áp dụng các biện pháp canh tác
thích hợp để đưa các máy móc nông nghiệp vào trong từng giai đoạn sản xuất lúa
đặc biệt là với máy gặt đập liên hợp (GĐLH) phương pháp canh tác thích hợp
nhất là rút nước làm khô ruộng trong từng giai đoạn canh tác, rút nước triệt để
trước khi thu hoạch sẽ giúp máy vào thu hoạch dễ dàng.

- Cơ sở hạ tầng: Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất
có tác động rất lớn đến quá trình áp dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa nền sản xuất
nông nghiệp; các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hợp lý thì
sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tưới tiêu, vận chuyển, bảo quản, chế biến, kinh
doanh , nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho người nông dân và doanh nghiệp.
- Giống: Cơ giới hóa trong sản xuất lúa gắn liền với quá trình sinh học,
bởi vì đối tượng sản xuất là cây lúa. Các loại lúa khác nhau có chu kỳ sinh tưởng
phát triển cũng như các đặc điểm sinh học khác nhau. Thông thường các giống
lúa có đặc điểm đứng cây, ít ngã đổ, chống chịu sâu bệnh tốt dễ áp dụng cớ giới
hóa trong sản xuất hơn các giống lúa khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

- Khí hậu, thủy văn: Khí hậu, thủy văn không chỉ ảnh hưởng lớn đến năng
suất, chất lượng lúa gạo mà còn gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cơ giới
hóa trong sản xuất lúa, đặc biệt là trong khâu thu hoạch. Vụ Hè thu kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 8, đây cũng là thời điểm diễn ra mùa mưa, do vậy, trong thời
gian này vào cuối vụ khi thua hoạch lúa ruộng thường ẩm ướt, sình lầy gây khó
khăn cho cơ giới hóa khâu thu hoạch.
- Lựa chọn máy móc, trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa: Đây là yếu tố rất
quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình áp dụng cơ giới hóa vào trong
sản xuất lúa. Chọn phương pháp, máy móc và trang thiết bị phù hợp với thực tế
sản xuất sẽ làm giảm công lao động, giảm lượng hạt giống gieo trồng, giảm tổn
hao trên đồng ruộng khi thu hoạch; giảm tỉ lệ hạt nứt vỡ, đổi màu của hạt do quá
trình phơi lúa trên đồng hay chất đống, … từ đó cùng với kỹ thuật sau thu hoạch
bảo đảm chất lượng hạt, tăng tỉ lệ thu hồi gạo, thu hồi gạo nguyên khi chế biến.
Bên cạnh đó, phát triển mạng lưới dịch vụ cung cấp phụ tùng, thiết bị máy móc,
cũng như sữa chữa để đáp ứng kịp thời nhu cầu cơ giới trong sản xuất lúa, cũng
như giảm công sức, chi phí mà người nông dân bỏ ra.
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước: Cơ giới hóa trong sản xất lúa

đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn để mua máy móc, trang thiết bị nông nghiệp, đầu
tư xây dựng các công trình thủy lợi để tưới tiêu nước kịp thời trong từng khâu
canh tác lúa. Những việc trên đòi hỏi phải có các chính sách khuyến khích cũng
như hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thì quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa
mới diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả cao.
- Trình độ của người dân: Cơ giới hóa trong sản xuất lúa đòi hỏi người
nông dân phải thay đổi tư duy từ sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng
hóa có quy mô. Do vậy nhận thức cũng như trình độ của người nông dân có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
2.1.6. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ giới hóa trong
sản xuất lúa
* Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản
xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

Theo đó, hàng hóa sản xuất trong nước được hỗ trợ lãi suất bao gồm: Sản
phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông
nghiệp, gồm: các loại động cơ đốt trong (động cơ nhỏ dưới 30 mã lực - CV, động
cơ thủy dưới 80 CV); máy GĐLH; máy kéo, máy cày, máy xới, máy làm đất;
máy gặt, tuốt lúa, sấy nông sản, xát lúa gạo, bơm nước, phát điện, máy vò chè, tẽ
ngô, gieo hạt; máy sục khí ôxy nuôi thủy sản, các loại ghe xuồng có gắn động cơ;
máy cắt cỏ, băm cỏ, máy nghiền, trộn, đóng viên, đóng bánh thức ăn cho gia súc,
gia cầm, máy vắt sữa, máy ấp, nở gia cầm; xe tải nhẹ, máy vi tính để bàn; vật tư
phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm: phân bón hóa học các loại, thuốc bảo vệ thực
vật. Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để làm nhà ở khu vực nông thôn.
Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất 4% với mức vay tối đa 100% giá
trị hàng hóa nhưng không quá 7 triệu đồng/ha đối với vật tư sản xuất nông
nghiệp, không quá 50 triệu đồng đối với vật liệu làm nhà ở nông thôn.

Những hàng hóa trên phải là sản phẩm được sản xuất trong nước và phải
được đăng ký, niêm yết giá bán và có nhãn hàng hóa theo quy định.
Để được vay vốn và hỗ trợ lãi suất, các tổ chức, cá nhân vay phải có địa
chỉ cư trú hợp pháp và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là người trực
tiếp sản xuất (không phải mua về để bán lại), có hợp đồng vay vốn với ngân hàng
thương mại theo quy định.
Các ngân hàng thương mại cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường,
thực hiện giảm trừ số tiền lãi được hỗ trợ vào số tiền lãi phải trả cho các tổ chức,
cá nhân vay khi đến hạn thu lãi vay. Không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu
khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Tuy nhiên, để được hỗ trợ
vốn vay thì phải là hàng hóa được sản xuất trong nước, trong khi trên thực tế đại
đa số máy móc nông nghiệp được bán trên thị trường đều được nhập khẩu từ
nước ngoài do đó số lượng người dân được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi theo
nghị định này là rất ít.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

* Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản
Ngày 15 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch
đối với nông sản, thủy sản, theo đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất
trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất đối với các loại máy móc, thiết bị
có giá trị sản xuất trong nước trên 60% và có nhãn hàng hóa theo quy định của
pháp luật về nhãn hàng hóa, trong đó bao gồm: Các loại máy làm đất, gieo cấy,
trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía; máy sấy, vật liệu cơ bản để
làm sân phơi (lúa, ngô, cà phê, hạt điều, hồ tiêu) có diện tích đến 1.000 m2.
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho các trường hợp sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua giống để áp dụng thử nghiệm lần đầu đối

với các giống lúa, ngô tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao.
+ Tổ chức, cá nhân mua bằng sáng chế để tự sản xuất hoặc phối hợp với
các tổ chức, cá nhân khác sản xuất các loại máy móc, thiết bị có khả năng ứng
dụng rộng rãi trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
+ Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm sáng tạo của nông dân
có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công nhận.
+ Các dự án ứng dụng khoa học công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch
được đưa vào hạng mục được hưởng cơ chế hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ
từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
Để thuận lợi trong tổ chức thực hiện, ngày 28 tháng 10 năm 2010, Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 62/2010/TT-
BNNPTNT về quy định danh mục máy móc, thiết bị được hưởng theo Quyết
định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy
sản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2011/TT-NHNN
ngày 08 tháng 3 năm 2011 về hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

* Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông
Theo mục d khoản 1 điều 14 chương IV của Nghị định có nêu rõ: Đối với
các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông
thôn, nghề muối, được hỗ trợ kinh phí để mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị với
mức 100% ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, không quá 75% ở địa bàn trung du
miền núi, bãi ngang và không quá 50% ở địa bàn đồng bằng.
Tại Điều 18 chương V của Nghị định cũng quy định nguồn kinh phí thực
hiện các chương trình dự án khuyến nông trong đó có các chương trình dự án về

cơ giới hóa trong sản xuất lúa được cấp từ các nguồn ngân sách của Trung ương,
địa phương và các nguồn tài trợ đóng góp hợp pháp của các nhà tài trợ và các tổ
chức trong và ngoài nước.
* Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất
ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Cơ giới hóa là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp. Phấn đấu
đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% năm 2010 lên 95%,
khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%, khâu thu hoạch từ 30% lên 70%,
khâu chế biến từ 30% lên 80%.
Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất máy động cơ, máy
canh tác phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, diêm nghiệp với giá thành hợp
lý. Mở rộng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng
mẫu lớn, nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ
sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
* Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ
nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp
Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông
nghiệp. Theo đó, hỗ trọ cho các Doanh nghiệp, HTX, THT, hộ gia đình, cá nhân
vay tối đa để mua các loại máy phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp như:

×