Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hướng dẫn viết báo cáo tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.23 KB, 2 trang )

Mã số
MÔN HỌC
GVHD

Chương trình
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TS. TRẦN THỊ LƯƠNG BÌNH


Cử nhân năm thứ 4

ĐVHT
ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
THỜI GIAN HỌC
2 THÁNG
GIỚI THIỆU CHUNG
Học phần tạo điều kiện cho sinh viên có được các kinh nghiệp thực tiễn trong môi trường kinh doanh;
giúp sinh viên gắn kết được những kiến thức đã học với thực tế, tận dụng được những cơ hội nghề
nghiệp để phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và định hướng tốt cho nghề nghiệp trong tương lai.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể:
✓ Có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
✓ Có hiểu biết kỹ hơn về các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau.
✓ Tìm hiểu cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động thường ngày.
✓ Có hiểu biết rõ hơn về các cơ hội nghề nghiệp khác nhau để từ đó xác định rõ hơn mục tiêu nghề
nghiệp của mình.
✓ Phát triển một số kỹ năng nghề nghiệp.
✓ Phát triển và hoàn thiện kỹ năng truyền đạt bằng văn bản.
YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
Để hoàn thành môn học này, sinh viên phải:
✓ Tự liên hệ đơn vị thực tập.


✓ Có nhật ký làm việc ghi lại các hoạt động đã thực hiện và các kinh nghiệm thu được.
✓ Liên hệ với GVHD trong thời gian thực tập qua email.
✓ Hoàn thành Báo cáo thực tập (dung lượng từ 30 đến 50 trang tối đa kể cả Lời mở đầu và Kết
luận).
✓ Đơn vị nơi sinh viên thực tập có nhận xét (bằng văn bản có chữ ký người phục trách và đóng dấu
đỏ) về quá trình thực tập của SV.
ĐÁNH GIÁ
✓ Nhật ký làm việc: 50%
✓ Báo cáo thực tập: 50%
Thời gian nộp: Lần 1 17/05/2019: Nhật ký làm việc (bản mềm nếu có) + Báo cáo thực tập – bản
mềm theo địa chỉ email:
Lần 2: 27/05/2019. SV nộp bài (Nhật ký làm việc + Báo cáo thực tập – bản cứng) tại Văn phòng
khoa. Nộp chậm bị trừ 5%/ngày nộp chậm.
NỘI DUNG MÔN HỌC
✓ Sinh viên tự liên hệ đơn vị thực tập. Sau khi có đơn vị chấp nhận thực tập, phải thông báo cho
GVHD.
✓ Sinh viên có thể thực tập trong bất kỳ lĩnh vực nào có liên quan đến chương trình học của mình
tại: Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính, bộ phận tài chính của các doanh
nghiệp… Sinh viên chủ động chọn lĩnh vực thực tập và báo cho GVHD.
✓ Sau khi liên hệ được đơn vị thực tập, xác định công việc sẽ được phân công trong quá trình thực
tập và lựa chọn được đề tài thực tập phải gửi tên đề tài dự kiến cho GVHD trong vòng 10 ngày
kể từ ngày bắt đầu kỳ thực tập theo quy định của Nhà trường để GVHD chốt đề tài Báo cáo thực
tập.
NHẬT KÝ LÀM VIỆC
✓ Nhật ký phải được ghi chép ít nhất 1 lần/tuần.
✓ Nhật ký không chỉ ghi lại những hoạt động đã thực hiện mà còn nêu nêu rõ những cảm nhận,
đánh giá của SV về công việc (SV nên đặt những hoạt động hằng ngày của việc thực tập giữa
khóa vào một bối cảnh rộng hơn để có thể rút ra: sự khác biệt giữa những kiến thức đã học và



môi trường thực tế, kết luận rút ra từ những gì SV quan sát, mục tiêu nghề nghiệp, các kỹ năng,
kiến thức cần phát triển thêm…).
✓ Ví dụ, Nhật ký có thể ghi lại những nội dung như:
- Những vấn đề trong quá trình thực tập đã gặp trong tuần. Cách thức giải quyết?
- Các ví dụ về việc SV đã sử dụng các kỹ năng mềm trong công việc
- Sinh viên đã học được những gì khác so với kiến thức trên lớp?
- Kinh nghiệm, đánh giá từ những gì SV quan sát được.
- Tự đánh giá…
✓ Nhật ký có thể được lập trên file Word, Excel… hoặc được viết bằng tay. Nếu viết bằng tay, SV
có thể scan hoặc chụp lại để nộp.
✓ Nhật ký có thể viết theo bất kỳ văn phong nào SV thấy thoải mái nhất (free-style).
BÁO CÁO THỰC TẬP
Báo cáo thực tập nên có những nội dung sau:
✓ Mô tả về công ty: Mô tả ngắn gọn (1-2 trang) công ty đến thực tập. Nên có giới thiệu về sản
phẩm, dịch vụ và khách hàng của công ty.
✓ Mô tả công việc: Mô tả công việc SV được giao trong kỳ thực tập.
✓ Mô tả các kỳ vọng, mục tiêu của sinh viên trước khi tham gia thực tập: Sinh viên mô tả ngắn
gọn những việc SV hi vọng sẽ thu được sau khi thực tập (1-2 trang):
- Các kỹ năng sẽ học được hoặc hoàn thiện.
- Các nội dung, kiến thức SV sẽ học được.
- Mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của SV.
✓ Nội dung báo cáo thực tập: Toàn bộ nội dung liên quan đến công việc trong quá trình thực tập
(20 – 30 trang). Mô tả theo ý hiểu và diễn đạt bằng lời văn của bản thân về các vấn đề công việc
được giao để xử lý trong quá trình thực tập, có thể chia một các tương đối thành 3 phần: i) Giải
thích/làm rõ về mặt lý luận đối tượng nghiên cứu trong đề tài báo cáo thực tập; ii) Thực trạng
tình hình, đánh giá các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại; iii) Đề xuất/Gợi ý
các giải pháp khắc phục cho những hạn chế đã nêu.
✓ Mô tả các kinh nghiệm sau khi thực tập (4-5 trang): Mô tả các kinh nghiệm thu được sau khi
hoàn thành kỳ thực tập (Sử dụng nhật ký làm việc để hoàn thành phần này). Ví dụ:
- Các kỹ năng mới về quản lý thời gian

- SV xác định rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp: tiếp tục, củng cố mục tiêu đã có hay thay
đổi mục tiêu.
- Các kỹ năng mới và hoàn thiện các kỹ năng đã có (giao tiếp, lãnh đạo, quan hệ đồng
nghiệp…)
- Các kiến thức mới học được ?
- Các kỹ năng và kiến thức cần bổ sung thêm....
✓ Tự đánh giá (Kết luận)
✓ Phụ lục, tài liệu tham khảo
Báo cáo thực tập phải được trình bày khoa học, chuyên nghiệp. Tất cả các trang phải được đánh số.
Báo cáo thực tập phải có trang mở đầu và mục lục. Các tài liệu bổ trợ cho báo cáo nên được đưa vào phụ
lục và có dẫn chiếu đến ở phần nội dung, có thể copy những tài liệu mang tính minh chứng cho tình
huống, số liệu thống kê... Danh mục tài liệu tham khảo phải ghi rõ các nguồn tài liệu tham khảo.
YÊU CẦU CHUNG
✓ Trung thực. Sinh viên có thể không được giao nhiều việc trong quá trình thực tập. SV chỉ cần mô
tả trung thực về những việc đã làm và kinh nghiệm thu được từ hoạt động của mình và quan sát,
học hỏi những người xung quanh.
✓ Không viết lại lý luận từ sách vở.
✓ Không nêu kinh nghiệm chung chung. Sinh viên cần nêu rõ những kinh nghiệm đó tác động đến
cá nhân mình như thế nào.
HẠN NỘP BÁO CÁO THỰC TẬP
17/05/2019



×