Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kể Chuyện Các Vua Nguyễn Tự Đức II.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.21 KB, 8 trang )

Kể Chuyện Các Vua Nguyễn
Tự Đức II
Cao Bá Quát Trêu Thơ Tự Đức
Câu Đối Hòn Nam Bộ
Cấu Đối Ở Điện Cần Chánh
Một Bộc Sinh Đôi
Cao Bá Quát Trêu thơ Tự Dức
Một hôm Tự Đức kể các quan đại thần là ông nằm mơ
thấy mình làm được hai câu thơ chữ nho, câu nào
cũng có hai tiếng Nôm chen vào. Ông truyền cho các
quan chép lại.
Hai câu ấy như sau:
Viên trung hoảo điểu liêu tiêu ngữ
Dã ngoại kỳ hoa lác đác khai
Nghe vậy, Cao Bá Quát liền quỳ xuống, tâu:
" Muôn tâu bệ hạ, hai câu ấy không có gì lạ. Đó là hai
câu tam tứ ở một bài thơ mà thần đã được nghe.
Tự Đức rất ngạc nhiên truyền cho ông đọc toàn bài.
Cao Bá Quát ứng khẩu đọc liền:
Thất mã tê phong huyếch hoác lai
Oanh doanh xa mã cộng trì hồi
Viên trung hoả điểu liêu tiêu ngữ
Dã ngoại kỳ hoa lác đác khai
Bạch nhật sa văn lôi hống dọng
Thanh thiên hốt kiến vũ lài nhài
Khù khờ thicú đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài ( 1 )
dịch nghĩa:
Đôi ngựa thét gió huếch hoác lại
Sầm sập xe ngựa cùng quay đuổi đến
Trong vườn chim đẹp nói líu tíu


Ngoài đồng hoa lạ nở lác đác
Ngày tạnh thoạt nghe tiếng sấm ỳ ầm
Trời xanh chợt thấy mưa lải nhải
Câu thơ khù khờ đã nhiều người biết
Còn khệnh khạng mang ra hỏi bậc tú tài
Đặc sắc của bài thơ trên là cả 8 câu, câu nào cũng có
hai chữ Nôm chen vào các chữ Hán của bài thơ thất
ngôn bát cú.
Nghe xong, Tự Đức biết là Cao Bá Quát bịa ra bài thơ
để giiễu minh, nhưng đành chịu tài " xuất khẩu thành
thơ " của Cao Bá Quát
( 1) Về bài thơ này có bản chép như sau:
Bảo mã tây phong huyếch hoác lai
Huyênh hoang nhân tự thác đề hồi
Viên trung oanh chuyển khề khà ngũ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bát văn sương lộp bộp
Thu thiên chi khiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài
CÂU ĐỐI HÒN NAM BỘ
Ở sau điện Cần Chánh mới đắp một quả núi non bộ
trong bể cạn, Tự Đức sai nguyễn Văn Siêu đề câu đối.
Siêu nghĩ mà chưa biết đề như thế nào cho hay, nhân
gặp Cao Bá Quát đến chơi, mới ngõ ý ấy. Cao Bá
Quát lấy bút chép ngay:
Sơn nhược hữu thần vô Hán tuế
Hải như sinh thánh thiếp Chu Ba
( Núi nếu có thần thì hô chúc tuổi vua Hán. Theo tích :
Vua Hán Vũ Đế đi chơi núi Tung Sơn, thị thần đứng

dàn hàng hai bên, lúc xe vua đi qua đều hô vạn tuế ,
tiếng hô âm vào núi, vang ra ba lần. Người ta nói đấy
là sơn thần hô vạn tuế chúc vua)
( Biển như sinh thánh nhân thì im lặng sóng gió nhà
Chu. Theo trích : Chu Công Đán hỏi: Nước Việt
thường cách đây vạn dậm, vì cớ gì sang cống? ". Sứ
giả nói: " Hạ quốc thấy gần đây mưa thuận gió hoà, ba
năm nay biển không gợn sóng" . Biết rằng Trung
Quốc có thánh nhân cho nên sang cống"
Khi câu đối ấy viết lên, cả triều thần đến đọc ai cũng
tắm tắc khen hay.
CÂU ĐỐI Ở ĐIỆN CẦN CHÁNH
Một hôm vua Tự Đức nghĩ hai câu đối treo ở điện Cần
Chánh như sau:
Tử năng thừa phụ nghiệp
Thần khả báo quân ân
Khi đem treo trong điện, các quan trông thấy, đều chịu
là hay. Riêng Cao Bá Quát thì tỏ vẻ không phục, mai
mỉa nói:
Hảo hề! Hảo hề! Phụ tử quân thần điên đảo!"
Nhà vua nghe các quan tâu lại, gọi vào hỏi nguyên do.
Cao Bá Quát liền tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, câu trên chữ tử đứng trên chữ phụ,
vậy là con trên cha, câu dưới chữ thần đứng trên chữ
quân, vậy là tôi trên vua. Rõ ràng phụ tử quân thần
điên đảo
Vua bảo chữa, Cao Bá Quát liền đọc:
Quân ân, thần khả báo
Phụ nghiệp, tử năng thừa
Nhà vua tuy tức giận, nhưng suy nghĩ lại cũng phải

×