Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.67 KB, 4 trang )

Giáo án Ngữ văn 11

LUYỆN TẬP
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố về lập luận nói chung, lập luận so sánh nói riêng.
- Tích hợp với các kiến thức về các kiến thức về văn và tiếng việt đã học.
2. Về kỉ năng: Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một
quan điểm.
3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi
mở.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lập luận so sánh ? Mục đích yêu cầu của thao tác lập
luận so sánh.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài:
1


Giáo án Ngữ văn 11

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ


NỘI DUNG KIẾN THỨC

TRÒ
Gv cho học sinh thảo luận các bài tập Bài tập 1.
trong sgk.
Gv phân mỗi nhóm mỗi bài tập

Tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai bài
thơ của Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên:
- Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi

Tâm trạng cua nhân vật trữ tình trong lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.
hai bài thơ: Ngẫu nhiên viết trong

+ Khi đi trẻ, lúc về già.

buổi mới về quê- Hạ Tri Chương và

+ Trở lại An nhơn, tuổi lớn rồi.

bài Trở lại An nhơn - Chế Lan Viên ?

- Khi trở về, cả hai đều trở thành “ người
xa lạ” ngay chính trên quê hương mình.
+ Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi
-> vì không ai còn nhận ra mình.
+ Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người
-> vì quê hương đã biến đổi.
=> Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan
Viên hơn một nghìn năm nhưng giữa hai

người vẫn có nét tương đồng , đó là khoảnh
khắc giật mình tiếc nuối, bâng khuâng khi
trở về thăm quê.
Bài tập 2.

Học cũng có ích như trồng cây, mùa
xuân được hoa, mùa thu được quả.

2

Học cũng có ích như trồng cây. Mùa xuân
được hoa, mùa thu được quả.


Giáo án Ngữ văn 11

So sánh việc học cũng như trồng cây ,
cùng với thời gian nếu chịu khó,cố gắng thì
sẽ thu được kết quả cao. Đây là so sánh để
chúng ta thêm kiên nhẫn trên con đường
học tập.
Bài tập 3.
*Giống nhau:
So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân

- Cùng là thơ thất ngôn bát cú đường luật,

Hương và bà Huyện Thanh Quan

đều tuân thủ theo những qyu tắc của bài


trong hai bài thơ: Tự tình I và Chiều

thơ thất ngôn (gieo vần, đối)

hôm nhớ nhà?

* Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ
hàng ngày, sử dụng nhiều từ thuần việt.
Thơ bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ
hán việt.
* Sự khác nhau về ngôn ngữ tạo ra sự khác
nhau về phong cách:
- Hồ Xuân Hương gần gủi, bình dị, tinh
nghịch, hiểm hóc.
- Bà HTQ trang nhã, đài các, tiếng nói của
văn nhân đài các thượng lưu.

4. Củng cố:
- Học sinh cần biết cách vận dụng thao tác lập luận so sánh vào viết bài văn nghị
luận.

3


Giáo án Ngữ văn 11

- So sánh đề tài mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với mùa thu trong thơ của một
nhà thơ mà em biết.
5. Dặn dò: Làm các bài tập trong phần Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận

phân tích và so sánh.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

4



×