Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.09 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 11 - TIẾT 51: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN
SO SÁNH
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận so sánh.
Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, có sức thuyết
phục và hấp dẫn. Trên cơ sở đó, tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết về cách thức tiến
hành thao tác lập luận so sánh khi viết bài văn nghị luận trong trường học và khi làm công việc
nghị luận trong đời sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Khái niệm ngôn ngữ báo chí? (Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy
tiến bộ của xã hội. )
Các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí?

HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY VÀ TRÒ

- Hs tìm hiểu đoạn trích
Đọc thêm trong SGK tr
117-119: Luận điểm
chính của đoạn trích ?
Để làm sáng tỏ luận
điểm đó, tác giả so sánh
với cái gì và so sánh để
làm gì? Tác giả đã chọn
cách so sánh nào để thực


hiện mục đích trên? Tác

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Ôn tập những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận so
sánh
- Trật tự thực hiện thao tác lập luận so sánh trong một đoạn/bài
văn nghị luận. (Phải nắm vững các quy cách cơ bản trước, rồi
mới có thể có được những sáng tạo riêng sau.)
- Thao tác lập luận so sánh khi được thực hiện thành công sẽ làm
cho bài/đoạn văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu hơn, có sức thuyết phục
mạnh hơn, hấp dẫn và lí thú hơn.
- Sự đối chiếu đối tượng được so sánh với các đối tượng so sánh
trong lập luận so sánh là để nhằm làm sáng tỏ một luận điểm.


giả đã lập luận thế nào
để ý kiến của mình có
sức thuyết phục và hấp
dẫn? (PTL, tr 151-152)
- Hs rút ra những kiến
thức cơ bản về thao tác
lập luận so sánh?

Muốn thế, trong suốt quá trình lập luận, luôn luôn phải nhớ mình
đang tập trung làm sáng tỏ luận điểm nào.
2. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Bài tập 1
Tình cảm khi về thăm quê hương trong hai bài thơ.
Điểm giống nhau: đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và
trở về lúc tuổi đã cao.


Khi trở về, cả hai đều trở thành người xa lạ trên chính quê
hương mình vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả;
vì quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ
- Chia lớp thành 3 nhóm, người xưa nữa.
mỗi nhóm tiến hành
Kết luận: Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn
luyện tập theo một đề (1, một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có bao nhiêu
2, 3) trong SGK, gồm:
biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa người xưa và người
Luận điểm cần làm sáng nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để
tỏ? Đối tượng được so
hiểu người nay sâu sắc hơn.
sánh và đối tượng so
sánh? Dạng so sánh chủ Bài tập 2
yếu? Tìm cách tiến hành Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau:
thao tác lập luận so sánh
Ban đầu thu hoạch còn ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được
theo những cách tổ chức,
nhiều hơn. Học hành cũng vậy, tiến bộ dần, rồi sẽ có những tiến
sắp xếp khác nhau? Viết
bộ lớn. Đây là một câu so sánh để cho ta thêm kiên nhẫn trên con
một mặt, một khía cạnh
đường học tập.
của đề bài, với điều kiện
đoạn văn viết ra phải thể Bài tập 3
hiện một lập luận so
So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh
sánh hoàn chỉnh.
Quan.

- Điểm giống nhau: thơ bảy chữ, tám câu; gieo vần, đối ở 2 câu
- Một số Hs trình bày bài thực và luận.
làm của mình trước lớp, - Khác nhau: cách dùng chữ.
Hs trong tổ/lớp nhận xét
+ Thơ Hồ Xuân Hương: ngôn ngữ hằng ngày kể cả những chữ có
=> ưu, khuyết điểm và
phần hiểm hóc, chỉ có một câu có nhiều từ Hán Việt- câu 7.
nêu hướng phấn đấu.
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan: nhiều từ Hán Việt, nhiều từ là thi
liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển: ngàn mai, dặm liễu.
- Hướng dẫn Hs làm ở
- Sự khác nhau về ngôn ngữ đó tạo ra sự khác nhau về phong
nhà bài tập 4.


cách: một phong cách gần gũi, bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn
tinh nghịch, hiểm hóc; một phong cách trang nhã, đài các, tiếng
nói của văn nhân trí thức thượng lưu. Cả hai bài thơ đều hay
nhưng theo hai phong cách khác nhau.
Bài tập 4
Hs làm ở nhà

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Khái niệm, mục đích, tác dụng của thao tác lập luận so sánh? (Biết vận dụng kiến thức vào việc
viết bài văn theo các đề trong SGK. Từ việc so sánh, rút ra kết luận xác đáng, thích hợp.)
2. Hướng dẫn
- Hoàn thành các phần còn lại của đề bài, sửa chữa về cách lập luận và diễn đạt, để có một bài
làm hoàn chỉnh.
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh: bài 1, 2.




×