Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

QUY trình vận hành nhà máy thủy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.69 KB, 39 trang )

1.

Mục đích.

Quy định nhiệm vụ của các chức danh vận hành dây truyền sản xuất Nhà máy thủy
điện Sử Pán 1, cách thức tổ chức quản lý vận hành, nề nếp làm việc nhằm đảm bảo Nhà máy
vận hành liên tục và hiệu quả.
2.

Đối tượng áp dụng.
1)

Công ty Cổ phần ABC;

2)

Ban Giám đốc Nhà máy thủy điện BCE;

3)

Cán bộ an toàn, kỹ thuật, phương thức;

4)

Các nhân viên Tổ vận hành;

5)

Các nhân viên Tổ sửa chữa.

3.



Tài liệu viện dẫn.
1)

Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004.

2)

Luật Lao động ngày 08 tháng 06 năm 2012.

3)

Quy chuẩn kỹ thuật vận hành Nhà máy điện và lưới điện.

4)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thức thiết trí điện các nhà máy điện và lưới

5)

Quy trình an toàn điện.

6)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.

7)

Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.


8)

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia.

9)

Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia.

10)

Nội quy lao động của Công ty.

điện.

4.

Định nghĩa, thuật ngữ viết tắt.

4.1.

Thuật ngữ:

4.2.

Viết tắt:

Từ
ngữ, Giải thích, định nghĩa
ký hiệu
ĐĐQG


Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0)

ĐĐM

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền (A1)

KSĐH

Kỹ sư điều hành Hệ thống điện

GĐNM

Giám đốc nhà máy

P.GĐKT

Phó giám đốc kỹ thuật

HTĐ

Hệ thống điện

NMĐ

Nhà máy điện


MBA


Máy biến áp

TU

Máy biến điện áp đo lường

TI

Máy biến dòng điện đo lường

H

Máy phát Thủy điện

D

Máy phát Diesel

AB

Áp tô mát

MC

Máy cắt điện

DCL

Dao cách ly


DTĐ

Dao tiếp đất

CC

Cầu chì

CS

Chống sét

C

Thanh cái

SCADA

Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu (Supervisory Control And
Data Acquisition)

DCS

Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed control system)

Sự cố

Là tất cả các sự kiện xảy ra gây hư hỏng thiết bị, làm giảm khả năng của thiết
bị hoặc các chế độ vận hành có nguy cơ gây hư hỏng thiết bị.


PXVH

Phân xưởng vận hành – Nhà máy Thủy điện BCE

PXSC

Phân xưởng sửa chữa – Nhà máy Thủy điện BCE

Nhân viên
vận hành

Là tất cả những người tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất điện của
Công ty gồm: Trưởng ca nhà máy, Trực trung tâm, Trực gian máy, Trực Cụm
đầu mối.

5.

Nội dung.

2


MỤC LỤC

Chương I. QUY TRÌNH NHIỆM VỤ TRƯỞNG CA..............................................4
A. PHẦN CHUNG...............................................................................................4
B. YÊU CẦU KIẾN THỨC................................................................................6
C. NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG CA...................................................................7
D. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỞNG CA................................9
E. QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRƯỞNG CA.............................................10

F. THỦ TỤC GIAO NHẬN CA.......................................................................11
G. CÁC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRONG VẬN HÀNH.............................12
Chương II. QUY TRÌNH NHIỆM VỤ TRỰC TRUNG TÂM................................16
A. PHẦN CHUNG.............................................................................................16
B. YÊU CẦU KIẾN THỨC..............................................................................18
C. NHIỆM VỤ CỦA TRỰC TRUNG TÂM....................................................19
D. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA
TRỰC TRUNG TÂM............................................................................................20
E. THỦ TỤC GIAO NHẬN CA.......................................................................21
Chương III.
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ TRỰC GIAN MÁY................................23
A. PHẦN CHUNG.............................................................................................23
B. YÊU CẦU KIẾN THỨC..............................................................................24
C. NHIỆM VỤ CỦA TRỰC GIAN MÁY........................................................26
D. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TRỰC GIAN
MÁY TRONG THỜI GIAN TRỰC CA..............................................................27
E. CHẾ ĐỘ GIAO NHẬN CA..........................................................................27
Chương IV.
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ TRỰC CỬA NHẬN NƯỚC...................29
A. PHẦN CHUNG.............................................................................................29
B. YÊU CẦU KIẾN THỨC..............................................................................30
C. NHIỆM VỤ CỦA TRỰC CỬA NHẬN NƯỚC..........................................31
D. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA
TRỰC CỬA NHẬN NƯỚC..................................................................................32
E. THỦ TỤC GIAO NHẬN CA.......................................................................33
Chương V. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRỰC BAN HIỆN TRƯỜNG,.........................37
CHỈ HUY ĐIỀU ĐỘ THAO TÁC..............................................................................37
A. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRỰC BAN HIỆN TRƯỜNG................................37
B. QUY ĐỊNH TRONG CHỈ HUY ĐIỀU ĐỘ THAO TÁC..........................38


3


Chương I.
A.

QUY TRÌNH NHIỆM VỤ TRƯỞNG CA

PHẦN CHUNG

Điều 1.
Quy trình nhiệm vụ trưởng ca Nhà máy Thủy điện BCEđược áp dụng đối với
các chức danh sau:

-

Trưởng ca Nhà máy.

-

Trực trung tâm.

-

Trực gian máy.

-

Trực cửa nhận nước.


-

Giám đốc Nhà máy.

-

Quản đốc Nhà máy.

-

Cán bộ kỹ thuật, phương thức, an toàn, đào tạo.

-

Đội sửa chữa.

Điều 2.
Trưởng ca là người chịu trách nhiệm lãnh đạo thao tác vận hành dây truyền sản
xuất điện Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1 trong thời gian trực ca, đảm bảo cho các thiết bị vận
hành an toàn, liên tục và kinh tế.
Điều 3.
Trưởng ca là người chỉ huy trực tiếp của toàn bộ ca vận hành trong dây truyền
sản xuất điện Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1 bao gồm: Các nhân viên vận hành (trong ca
trực) tại Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1. Những mệnh lệnh, chỉ thị thao tác vận hành của cấp
trên phải chuyển trực tiếp cho Trưởng ca Nhà máy.
Điều 4.
Trong quá trình trực ca, Trưởng ca là người lãnh đạo thao tác vận hành Nhà
máy dưới sự chỉ đạo của Kỹ sư điều hành Hệ thống điện Miền Bắc (A1). Về hành chính
chuyên môn trực thuộc Quản đốc nhà máy, về mệnh lệnh kỹ thuật dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền.

Điều 5.
gồm:

Trưởng ca quản lý vận hành toàn bộ thiết bị nằm trong dây truyền sản xuất điện

1)

Máy phát điện H1, H2.

2)

Quản lý điều khiển các thiết bị cửa nhận nước.

3)

Quản lý điều khiển các thiết bị cửa van xả tràn mặt.

4)

Quản lý điều khiển các thiết bị cửa van xả sâu.

5)

Công trình xây dựng đập tràn.

6)

Đường ống áp lực, tuyến dẫn nước vào Turbine các tổ máy H1, H2.

7)


Toàn bộ các thiết bị điện trong sơ đồ nối điện chính.

8)

Hệ thống điện tự dùng xoay chiều AC, một chiều DC.

9)

Hệ thống chiếu sáng bình thường và chiếu sáng sự cố.

10)

Hệ thống điều khiển, bảo vệ và đo lường.

11)

Hệ thống thông tin, quan sát.
4


12)

Hệ thống PCCC nhà máy, trạm 110kV.

13)

Hệ thống kích từ tổ máy H1, H2.

14)


Hệ thống OPU tổ máy H1, H2.

15)

Hệ thống khí nén hạ áp.

16)

Hệ thống khí chèn trục.

17)

Hệ thống cấp nước kỹ thuật, nước chèn trục.

18)

Hệ thống bơm tháo cạn, rò rỉ và bơm chống ngập nhà máy.

19)

Hệ thống thông gió, điều nhiệt trong nhà máy.

20)

Công trình xây dựng nhà máy.

Điều 6.
Những người đã tốt nghiệp Đại học, có đủ sức khoẻ, đã trải qua công tác thực tế
từ 02 năm trở lên đều có thể được đào tạo làm trưởng ca nhà máy theo quyết định của Giám

đốc nhà máy.
Điều 7.
Chương trình đào tạo trưởng ca do Quản đốc nhà máy lập và được giám đốc
nhà máy duyệt. Trong thời gian đào tạo, Trưởng ca phải học tập nắm vững kiến thức được
quy định trong quy trình này, thực tập và nắm vững phần thực tế dây truyền sản xuất điện
của Công ty, nắm vững phần thực tế vận hành và xử lý sự cố các thiết bị.
Trưởng ca phải làm được ở các chức danh khác như: trực trung tâm, trực gian máy,
trực cửa nhận nước.
Điều 8.
Kết thúc thời gian học tập, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra kiến thức. Chủ tịch hội
đồng giám khảo là GĐNM.
Các thành viên của Hội đồng gồm:
1)

Đại diện ban Giám đốc.

2)

Quản đốc Nhà máy.

3)

Trưởng phòng Kỹ thuật.

4)

Tổ trưởng sửa chữa.

5)


Cán bộ an toàn.

6)

Cán bộ đào tạo.

7)

Trưởng ca có kinh nghiệm.

Điều 9.
Sau khi kiểm tra kiến thức đạt yêu cầu, Trưởng ca được phép đi ca đúp cùng với
một Trưởng ca có kinh nghiệm theo mệnh lệnh của GĐNM. Trong thời gian đi ca đúp,
Trưởng ca tập sự thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của Trưởng ca chính, quyền hạn
và trách nhiệm của cả 2 người trong thời gian này là ngang nhau. Trưởng ca tập sự không có
quyền tự ý thao tác hoặc làm việc một mình.
Điều 10. Kết thúc thời gian đi ca đúp ít nhất là 30 ca, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra phần
kiến thức thực tế quản lý vận hành và xử lý sự cố thiết bị. Hội đồng giám khảo như quy định
tại điều 8.
Điều 11.
Sau khi kiểm tra kiến thức thực tế, diễn tập xử lý sự cố toàn ca đạt, tập huấn
công tác điều độ hệ thống điện Miền bắc A1 đạt yêu cầu, được cấp chứng chỉ vận hành hệ
thống điện do A1 cấp, Trưởng ca được phép đi ca độc lập theo mệnh lệnh của GĐNM và
quyết định công nhận chức danh của Giám đốc Công ty.
5


B.

YÊU CẦU KIẾN THỨC


Điều 12. Trưởng ca cần phải biết, học tập và nắm vững các quy chuẩn, quy trình và các
tài liệu sau:
1)

Luật điện lực.

2)

Quy chuẩn kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện.

3)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện - các nhà máy điện và lưới

4)

Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia.

5)

Quy trình phối hợp vận hành Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

6)

Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia.

7)

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia.


8)

Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện và lưới điện.

9)

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực.

10)

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện.

11)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn các thiết bị nâng.

12)

Quy trình kỹ thuật an toàn điện (đạt bậc 5/5).

13)

Quy trình vận hành hồ chứa Nhà máy thủy điện Sử Pán 1.

14)

Quy trình nhiệm vụ các chức danh vận hành.

15)


Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện, turbine thủy lực.

16)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống dầu áp lực, máy điều tốc.

17)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích từ.

18)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố trạm biến áp 110kV.

19)

Quy trình an toàn cơ khí thủy lực.

20)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện tự dùng AC.

điện.

21)
tục UPS.

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện tự dùng DC và cấp nguồn liên


22)

Quy trình PCCC Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

23)

Quy trình vận hành và xử lý hệ thống điều khiển bằng máy tính (DCS) nhà máy.

24)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống rơle bảo vệ.

25)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống khí nén.

26)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống nước kỹ thuật.

27)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống cấp nước chữa cháy.

28)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống van vận hành cửa nhận nước,

29)


Quy trình vận hành và xử lý sự cố các trạm bơm nước.

30)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố đường ống áp lực.

31)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy cắt chân không đầu cực máy phát.
6


32)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố cầu trục gian máy.

33)

Nội quy lao động của Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

34) Các chế độ vận hành và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy điện trong ngày,
đêm, tháng, quý, năm.
35) Sơ đồ hệ thống điện Việt nam, hệ thống điện Miền bắc, sơ đồ đấu nối nhà máy
vào lưới điện khu vực.
36)

Các sơ đồ nguyên lý của các hệ thống trong Nhà máy.

37)


Quy định phân giao quản lý thiết bị Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

38)
Sử Pán 1.

Các bản vẽ thi công, lắp đặt và tài liệu thiết bị công nghệ Nhà máy Thủy điện

Điều 13.
thạo:

Trưởng ca phải nắm vững phương thức vận hành và thao tác xử lý sự cố thành

1)

Các thiết bị trên sơ đồ nối điện chính.

2)

Các thiết bị cơ khí thuỷ lực của các tổ máy.

3)
turbine.

Hệ thống các thiết bị thuộc đập tràn, cửa nhận nước, tuyến dẫn nước vào

4)

Hệ thống điện tự dùng xoay chiều 0.4/0.23kV.

5)


Hệ thống điện một chiều - ắc qui và cấp nguồn UPS.

6)

Hệ thống bảo vệ, đo lường, điều khiển, tín hiệu.

7)

Hệ thống SCADA, DCS.

8)

Hệ thống ánh sáng bình thường và ánh sáng sự cố.

9)

Hệ thống nén khí hạ áp.

10)

Hệ thống thông gió, điều nhiệt.

11)

Hệ thống điều khiển nâng hạ các cửa van cửa nhận nước.

12)

Hệ thống dầu turbine, máy điều tốc.


13)

Hệ thống cấp nước kỹ thuật.

14)

Hệ thống bơm nước thải nhiễm dầu, nước rò rỉ, tháo cạn và bơm chống ngập.

15)

Hệ thống PCCC trong nhà máy.

Đồng thời Trưởng ca cần phải nắm vững các thông số kỹ thuật, nguyên lý cấu tạo,
nguyên lý làm việc, các sơ đồ, đặc tính vận hành và bố trí của tất cả các thiết bị trong chuẩn
vi quản lý vận hành của mình.
C.

NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG CA

Điều 14.

Nhiệm vụ của Trưởng ca trong thời gian trực ca.

1)
Đảm bảo cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất điện Nhà máy Thủy điện
Sử Pán 1 vận hành bình thường theo các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật vận hành nhà máy
điện và lưới điện, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện các nhà máy điện và
lưới điện, quy trình vận hành và xử lý sự cố các thiết bị và các quy định sản xuất hiện hành
của Công ty.

7


2)
Thực hiện việc chỉ đạo các nhân viên vận hành trong ca thao tác kỹ thuật, vận
hành thiết bị công nghệ, công trình đảm bảo an toàn, liên tục và kinh tế.
3)
Duy trì chế độ vận hành của nhà máy theo đúng phương thức được giao, thực
hiện biểu đồ công suất và điều chỉnh tần số, điện áp theo mệnh lệnh của kỹ sư điều hành hệ
thống điện miền Bắc (A1).
4)
Chỉ đạo và giám sát việc khởi động, ngừng tổ máy, phân phối công suất giữa
các tổ máy hợp lý, giảm tỷ lệ điện tự dùng.
5)
Chỉ đạo và giám sát chuyển đổi thao tác các thiết bị trong sơ đồ nối điện chính,
sơ đồ điện tự dùng và sơ đồ điện 1 chiều.
6)
Quản lý, khai thác hồ chứa theo Quy trình vận hành hồ chứa Nhà máy Thủy
điện Sử Pán 1.
7)
Báo cáo tình hình vận hành nhà máy, chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh
của kỹ sư điều hành hệ thống điện miền Bắc (A1) theo đúng quy trình điều độ hệ thống điện
Quốc gia, quy trình phối hợp vận hành Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.
8)
Tiến hành xem xét, kiểm tra thiết bị theo lịch hoặc kiểm tra bất thường, khi phát
hiện thiết bị có thiếu sót trong vận hành phải sử dụng các biện pháp để khắc phục nhanh
chóng.
9)
Chấp hành và đôn đốc kiểm tra việc chấp hành của các nhân viên trực ban theo
đúng quy chuẩn, quy trình đã quy định. Yêu cầu các nhân viên giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc

và vệ sinh thiết bị thuộc phạm vi quản lý của mình.
10) Chỉ huy ca vận hành xử lý sự cố theo đúng quy trình xử lý sự cố, chỉ huy chữa
cháy trước khi đội chữa cháy đến.
11) Chỉ huy ca vận hành làm biện pháp an toàn, cho phép đội công tác tiến hành sửa
chữa hiệu chỉnh tại thiết bị, công trình. Kiểm tra giám sát an toàn và chất lượng sửa chữa,
nghiệm thu thiết bị, công trình đưa vào vận hành.
12) Báo cáo QĐNM, GĐNM về các hư hỏng và thiếu sót của thiết bị và công trình.
Thông báo kịp thời những sự cố về tai nạn lao động cho những người có trách nhiệm.
13) Thông báo cho các nhân viên trong ca về những thay đổi cải tiến thiết bị, sơ đồ,
những mệnh lệnh về kỹ thuật vận hành của Công ty.
14) Ghi chép vào sổ nhật ký vận hành những công việc đã làm, những mệnh lệnh
của cấp trên, những mệnh lệnh cho nhân viên trực ban, diễn biến sự cố cháy nổ và những
hiện tượng không bình thường của thiết bị.
15) Thường xuyên tự học và hướng dẫn các nhân viên trong ca học tập để nâng cao
trình độ kỹ thuật vận hành, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị tại nhà máy.
Điều 15. Vị trí làm việc của Trưởng ca tại phòng điều khiển trung tâm. Khi ra khỏi phòng
trung tâm để xem xét, kiểm tra thiết bị phải thông báo cho trực trung tâm biết nơi mình đến.
Điều 16. Khi đi xem xét, kiểm tra phát hiện hư hỏng thiếu sót thiết bị hoặc được nhân
viên trực ban báo cáo tình hình hư hỏng thiết bị, cho phép nhân viên trực ban tự khắc phục,
sửa chữa tạm thời. Nếu xét thấy khả năng ca vận hành không thể tự khắc phục được thì tuỳ
theo mức độ phải báo cho Quản đốc nhà máy, GĐNM và đơn vị sửa chữa để có biện pháp
khắc phục.
Điều 17. Trước khi tiến hành thao tác, phải yêu cầu trực ban viết phiếu thao tác và thực
hiện thao tác thử trên sơ đồ nổi. Trường hợp xảy ra sự cố thiết bị, cháy nổ, tai nạn con người
8


thì cho phép thao tác không có phiếu thao tác, không cần chờ mệnh lệnh của nhân viên điều
độ cấp trên, nhưng sau khi thao tác xong phải báo cáo ngay cho các cấp điều độ có liên quan
và QĐNM, GĐNM biết.

Điều 18. Các công việc lắp đặt thiết bị mới, thay đổi sơ đồ đang vận hành, thí nghiệm
hiệu chỉnh phức tạp phải yêu cầu có tài liệu thiết kế, sơ đồ, phương án kỹ thuật, biện pháp
và tiến độ thi công. Các công việc cần đặc biệt chú ý an toàn phải yêu cầu có bản danh mục
các biện pháp an toàn đặc biệt đã được QĐNM, GĐNM duyệt.
Điều 19. Trưởng ca là thành viên hội đồng nghiệm thu thiết bị, công trình sau sửa chữa
đại tu đưa vào vận hành. Trưởng ca có thể được QĐNM, GĐNM uỷ quyền làm Trưởng tiểu
ban nghiệm thu thiết bị từng phần sau sửa chữa đưa vào vận hành trong ca mình. Sau khi kết
thúc sửa chữa thiết bị, công trình, phải kết thúc tất cả các phiếu, lệnh công tác, kiểm tra hiện
trường, tháo dỡ các biện pháp an toàn ở các thiết bị đó và thao tác đưa vào vận hành.
D.

QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỞNG CA

Điều 20.
1)

Trưởng ca nhà máy có quyền:
Ra lệnh, chỉ huy thao tác vận hành cho các nhân viên trong ca.

2)
Đình chỉ công tác của nhân viên hoặc cả đội công tác khi vi phạm quy trình,
quy chuẩn.
3)
Yêu cầu người phụ trách công tác kết thúc công việc trước thời hạn để đưa thiết
bị vào vận hành nếu cần thiết.
4)
Đình chỉ công việc của nhân viên vận hành dưới quyền và đề nghị tổ trưởng vận
hành cử người thay thế nếu thấy nhân viên này vi phạm quy trình an toàn, quy trình vận
hành thiết bị, không chấp hành mệnh lệnh hoặc không đảm nhận được công việc. Trong thời
gian chờ người thay thế, Trưởng ca phải tự mình hoặc cử nhân viên khác trong ca kiêm

nhiệm công việc của người đó.
5)
Huy động nhân lực để tiến hành sửa chữa khắc phục các thiếu sót thiết bị trong
vận hành, xử lý sự cố khi cần thiết.
6)
Yêu cầu những người không có nhiệm vụ ra khỏi phòng điều khiển trung tâm
và các vị trí có thiết bị vận hành khác trong nhà máy.
7)
Đề nghị với GĐNM, Quản đốc nhà máy khen thưởng hoặc phê bình, cắt giảm
thưởng vận hành an toàn các nhân viên vận hành.
8)

Khi thực hiện các quyền 2, 3, 4, 5, 6 phải báo cáo ngay cho QĐVH, GĐNM

biết.
Điều 21.

Trách nhiệm của Trưởng ca nhà máy:

1)
Nếu Trưởng ca vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật vận hành, quy chuẩn kỹ thuật
an toàn, quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị, quy trình nhiệm vụ... dẫn đến sự cố, hư
hỏng thiết bị công trình, hoả hoạn, tai nạn con người thì tuỳ theo mức độ hậu quả và tính
chất vi phạm mà có thể bị cắt giảm thưởng vận hành an toàn, kỷ luật hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.
2)
Nếu các nhân viên trực ca trong ca mình vi phạm quy trình quy chuẩn dẫn đến
hậu quả như mục 1 điều này, thì Trưởng ca phải chịu trách nhiệm liên đới.
3)
Trưởng ca phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện kịp thời mệnh lệnh

của cấp trên nếu không có lý do xác đáng về việc chính mình hoặc nhân viên trực ban trong
9


ca mình không thực hiện tốt quy định trực ban tại hiện trường, nội quy lao động của Công
ty.
E.

QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRƯỞNG CA

Điều 22.

Quan hệ với Điều độ hệ thống điện

1)
Báo cáo tình hình vận hành nhà máy, nhận lệnh và thực hiện lệnh thao tác của
Kỹ sư điều hành HTĐ Miền Bắc (A1) theo đúng quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia,
Khi thấy mệnh lệnh chưa rõ thì phải đề nghị giải thích sau đó phải thực hiện nghiêm chỉnh
mệnh lệnh đó. Khi phát hiện lệnh đó trái với quy trình nếu thực hiện sẽ nguy hiểm đến con
người, thiết bị thì phải kiến nghị và giải thích cho người ra lệnh nếu người đó vẫn cương
quyết yêu cầu thì Trưởng ca có quyền không chấp hành.
2)
Thao tác xử lý sự cố thiết bị theo sự chỉ huy của điều độ cấp trên, trong trường
hợp không thể liên lạc được thì Trưởng ca sử dụng quyền độc lập xử lý sự cố theo quy trình,
khi liên lạc được khôi phục phải báo cáo ngay cho cấp điều độ A1 toàn bộ quá trình xử lý
của mình.
Điều 23.
1)

Quan hệ với các nhân viên trực ban dưới quyền:

Ra lệnh, chỉ huy thao tác kỹ thuật cho các nhân viên trực ban dưới quyền.

2)
Kiểm tra, đôn đốc giám sát các nhân viên trực ban trong ca về việc thực hiện
các quy định, quy trình, quy chuẩn, nội quy lao động.
Điều 24.

Quan hệ với Chủ tịch HĐQT, Ban giám đốc:

1)
Báo cáo tình hình vận hành nhà máy, nhận lệnh, thực hiện lệnh sản xuất và các
lệnh về kỹ thuật của GĐNM.
2)
Trưởng ca thực hiện lệnh của Chủ tịch HĐQT, Ban giám đốc xong phải báo cáo
GĐNM biết về việc thực hiện lệnh đó.
3)
4)
yêu cầu.

Các mệnh lệnh của Trưởng ca chỉ có thể thay đổi do GĐNM.
Báo cáo tình hình vận hành nhà máy cho Chủ tịch HĐQT, Ban giám đốc khi có

5)
GĐNM có quyền đình chỉ công việc của Trưởng ca và yêu cầu Quản đốc Nhà
máy cử người thay thế nếu thấy Trưởng ca vi phạm quy trình an toàn, quy trình vận hành
thiết bị, không chấp hành mệnh lệnh hoặc không đảm nhận được công việc. Trong thời gian
chờ người thay thế GĐNM phải đảm nhận công việc Trưởng ca.
Điều 25.

Quan hệ với các Quản đốc Nhà máy, tổ trưởng:


1)
Thông báo tình hình vận hành và những hư hỏng, thiếu sót thiết bị cho các
Quản đốc để điều động nhân lực sửa chữa.
2)
Khi không thể liên lạc được với các Quản đốc, được phép yêu cầu các tổ trưởng
điều động nhân lực sửa chữa.
3)
Trong trường hợp cần thiết, được phép yêu cầu tổ trưởng điều động nhân lực
sửa chữa thiếu sót thiết bị, khắc phục các tình huống bất thường không cần thông qua Quản
đốc nhà máy.
F.

THỦ TỤC GIAO NHẬN CA

10


Điều 26. Trưởng ca đi ca theo lịch của Tổ trưởng vận hành đã được GĐNM duyệt. Cấm
trực liên tục 02 ca liền nhau. Cấm rút bớt nhân viên trực ban trong ca trừ trường hợp đặc
biệt.
Điều 27.

Nhận ca

Trước khi nhận ca, Trưởng ca phải:
1)

Đến sớm ít nhất 15 phút trước lúc nhận ca.


2)
Nắm vững phương thức vận hành nhà máy, các thiết bị đang làm việc, thiết bị
đang sửa chữa, các đội công tác đang làm việc, các tiếp địa cố định và di động, chế độ vận
hành các tổ máy thông qua việc xem xét các đồng hồ đo lường, xem xét sơ đồ bảng điện
trực quan, sơ đồ nổi.
3)
Xem xét và nắm vững nội dung ghi chép trong sổ nhật ký vận hành Trưởng ca ít
nhất từ ca trực gần nhất của mình, xem xét tờ ghi thông số chính, lịch sử sự kiện trên hệ
thống DCS, sổ ghi thiếu sót thiết bị, sổ mệnh lệnh Công ty, sổ đăng ký sửa chữa thiết bị và
sổ thông báo bảo vệ Rơle.
4)
Yêu cầu người giao ca giải thích những phần chưa nắm rõ để xác định sự đúng
đắn việc kiểm tra xem xét của mình.
5)
Sau khi nghe báo cáo nhận ca của trực trung tâm, trực gian máy. Cho phép nhân
viên dưới quyền nhận ca và thông báo những mệnh lệnh, thông báo mới, những lưu ý vận
hành thiết bị trong ca.
6)

Làm thủ tục ký nhận ca trong sổ nhật ký vận hành.

7)
Sau khi nhận ca xong phải báo cáo tình hình vận hành nhà máy cho KSĐH
HTĐ Miền Bắc (A1) biết.
Điều 28.

Giao ca

Trước khi giao ca, Trưởng ca phải:
1)

gian máy.

Nghe báo cáo về tình trạng thiết bị, những điểm chú ý của trực trung tâm, trực

2)
Kiểm tra xem xét tình trạng vận hành các thiết bị chính, kiểm tra sơ đồ nổi phù
hợp với thực tế, kiểm tra tờ ghi thông số chính và ký xác nhận.
3)
Thông báo và giải thích cho Trưởng ca đến nhận ca về các mệnh lệnh, thông
báo bảo vệ rơ le, đăng ký sửa chữa, thiếu sót thiết bị, cải tiến thiết bị... và các lưu ý đặc biệt
vận hành thiết bị.
4)

Hoàn thành việc ghi chép trong sổ nhật ký vận hành trưởng ca.

5)

Cho phép các trực ban dưới quyền giao ca.

6)

Làm thủ tục ký giao ca.

Điều 29.
1)

Nghiêm cấm giao nhận ca
Khi đang xử lý sự cố.

2)

Chưa hoàn thành một công việc thao tác chuyển đổi thiết bị hoặc chưa thông
báo đầy đủ về tình trạng vận hành thiết bị trong ca cho người đến nhận ca.
3)

Cấm giao ca cho người đã uống bia, rượu hoặc ốm.

4)

Cấm giao ca cho người không sử dụng đầy đủ các trang bị BHLĐ cá nhân.
11


5)
thay thế.

Khi thực hiện mục 3 hoặc 4 phải báo cáo cho Quản đốc Nhà máy để cử người

Điều 30. Khi quá trình xử lý sự cố kéo dài sang ca sau căn cứ tình hình thực tế GĐNM
có thể cho phép tiến hành giao nhận ca.
Đến giờ giao ca mà chưa có người đến nhận ca, người giao ca vẫn phải tiếp tục trực
cho đến khi có người đến nhận ca.
Trường hợp đặc biệt, nếu được GĐNM cho phép thì trưởng ca có thể được phép thay
ca ở thời điểm chưa hết ca nhưng phải làm đầy đủ thủ tục giao nhận ca.
G.

CÁC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRONG VẬN HÀNH.

Điều 31. Tại phòng làm việc của Trưởng ca cần phải có các quy chuẩn, quy trình kỹ
thuật, tài liệu sau đây:
1)


Luật điện lực.

2)

Quy chuẩn kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện.

3)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện - các nhà máy điện và lưới

4)

Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia.

5)

Quy trình phối hợp vận hành Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

6)

Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia.

7)

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia.

8)

Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện và lưới điện.


9)

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực.

10)

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện.

11)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn các thiết bị nâng.

12)

Quy trình an toàn điện.

13)

Quy trình vận hành hồ chứa Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

14)

Quy trình nhiệm vụ các chức danh vận hành

15)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện, turbine thủy lực

16)


Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống dầu áp lực, máy điều tốc

17)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích từ.

18)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố trạm 110kV.

19)

Quy trình an toàn cơ khí thủy lực.

20)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện tự dùng AC.

điện.

21)
tục UPS.

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện tự dùng DC và cấp nguồn liên

22)

Quy trình PCCC Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1


23)

Quy trình vận hành và xử lý hệ thống điều khiển bằng máy tính (DCS) nhà máy.

24)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống rơle bảo vệ.
12


25)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống khí nén.

26)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống nước kỹ thuật.

27)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống cấp nước chữa cháy.

28)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống thông gió.

29) Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống van vận hành cửa nhận nước, cửa
xả tràn mặt, cửa xả sâu.
30)


Quy trình vận hành và xử lý sự cố các trạm bơm nước.

31)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy cắt chân không đầu cực máy phát.

32)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố cầu trục gian máy.

33)

Nội quy lao động của Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

34) Các chế độ vận hành và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy điện trong ngày,
đêm, tháng, quý, năm...
35) Sơ đồ hệ thống điện Việt nam, hệ thống điện Miền bắc, sơ đồ đấu nối nhà máy
vào lưới điện khu vực.
36)

Các sơ đồ nguyên lý của các hệ thống trong Nhà máy.

37)

Quy định phân giao quản lý thiết bị Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

38)
Sử Pán 1.

Các bản vẽ thi công, lắp đặt và tài liệu thiết bị công nghệ Nhà máy Thủy điện


Điều 32.

Tại phòng làm việc của Trưởng ca cần phải có các sơ đồ bản vẽ sau đây:

1)

Sơ đồ đấu nối nhà máy vào lưới điện khu vực.

2)

Sơ đồ nối điện chính.

3)

Sơ đồ phương thức bảo vệ rơ le và đo lường.

4)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện tự dùng xoay chiều.

5)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện tự dùng một chiều và cấp nguồn UPS.

6)

Sơ đồ mặt cắt ngang nhà máy.

7)


Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều khiển bằng máy tính.

8)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống nối đất.

9)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiếu sáng và các tủ phân phối chiếu sáng.

10)

Sơ đồ nguyên lý, bảng kê hệ thống chiếu sáng.

11)

Sơ đồ nguyên lý mạng truyền dẫn quang trong nội bộ nhà máy.

12)

Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn quang.

13)

Sơ đồ tổ chức mạng tổng đài điện tử.

14)

Sơ đồ tổ chức hệ thống camera giám sát.


15)

Sơ đồ kết nối mạng thuê bao.

16)

Sơ đồ các nguồn cấp cho thông tin.

17)

Sơ đồ nguyên lý chiếu sáng trạm 110kV.
13


18)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp nước kỹ thuật.

19)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống dầu turbine, máy phát.

20)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén cao, hạ áp.

21)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh, kích.


22)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống PCCC.

23)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống tháo cạn tổ máy, rò rỉ và thoát nước sự cố nhà máy.

24)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống thông gió.

25)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều tốc.

26)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống kích từ.

27)

Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiếu sáng đập tràn.

28)

Sơ đồ bố trí thiết bị báo cháy nhà điều khiển đập tràn.

29)


Mặt cắt dọc cửa nhận nước.

30)

Mặt cắt đập tràn.

Điều 33.

Tại bàn làm việc của trưởng ca cần phải có:

1)
Danh sách những người có quyền cấp phiếu công tác ở thiết bị điện, ở thiết bị
cơ khí thủy lực.
2)

Danh sách những người được phép kiểm tra thiết trí điện một mình.

3)
Danh sách những người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người giám
sát ở thiết bị điện, ở thiết bị cơ khí thủy lực.
4)

Danh bạ điện thoại cần thiết.

5)

Danh sách đội chữa cháy nhà máy.

6)


Lịch kiểm tra chuyển đổi, đo lường thiết bị vận hành.

7)

Lịch trực ca.

Điều 34.

Tại phòng làm việc của Trưởng ca cần phải có các sổ sách sau đây:

1)

Sổ nhật ký vận hành Trưởng ca.

2)

Sổ mệnh lệnh Công ty.

3)

Sổ thông báo cài đặt chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ.

4)

Sổ ghi thiếu sót thiết bị.

5)

Sổ đăng ký sửa chữa thiết bị.


6)

Sổ thông báo thay đổi thiết bị.

7)

Sổ theo dõi số lần máy cắt nhảy và bảo vệ rơle tác động.

8)

Sổ theo dõi sự cố thiết bị chính.

9)

Sổ ghi thông số vận hành điện.

10)

Sổ phiếu thao tác (Mẫu 02_PTT/BCN).

11)

Sổ theo dõi phiếu công tác Phòng trung tâm.

12)

Sổ theo dõi lệnh công tác Phòng trung tâm.
14



Điều 35.
1)

Quy định sử dụng các sổ sách.
Sổ nhật ký vận hành Trưởng ca:

Trưởng ca phải ghi chép từng ca một, đảm bảo chính xác, rõ ràng, ngắn gọn và logic
thể hiện được quá trình vận hành của nhà máy trong 1 ca:

-

Ghi thời gian trực ca, ngày, tháng, tên các chức danh vận hành dưới quyền.

-

Ghi các lệnh của điều độ viên và lệnh của GĐNM.

-

Ghi lệnh của mình cho các nhân viên trực ban.

-

Ghi toàn bộ thời gian, nguyên nhân sự thay đổi ở sơ đồ đang làm việc, những
hiện tượng không bình thường cũng như toàn bộ diễn biến sự cố, hư hỏng thiết bị xảy ra
trong ca và cách xử lý của mình.

-


Ghi các công việc mình đã làm trong ca như việc ký phiếu, lệnh công tác, các
mối quan hệ công việc khác.

-

Ghi phương thức vận hành lúc giao ca.

-

GĐNM, Quản đốc Nhà máy hàng ngày phải xem xét sổ nhật ký vận hành
Trưởng ca, ghi nhận xét, mệnh lệnh và ký tên.
2)

Sổ mệnh lệnh Công ty.

Chỉ có GĐNM, Giám đốc Công ty mới được phép ghi các mệnh lệnh hoặc thông báo.
Các mệnh lệnh về hành chính chuyên môn, mệnh lệnh thao tác kỹ thuật...
Trưởng ca của tất cả các ca, QĐNM phải ký nhận đã xem lệnh ngay ở bên dưới mệnh
lệnh và phải thông báo cho những người có liên quan thực hiện.
3)

Sổ thông báo cài đặt chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ.

Sổ này do nhân viên thí nghiệm, sửa chữa ghi. Mỗi lần thay đổi BVRL đều phải được
ghi lại vào sổ. Đơn vị thí nghiệm, sửa chữa phải ký xác nhận các thay đổi. Giám đốc Công
ty hoặc GĐNM lệnh cho phép đưa vào vận hành, nhân viên vận hành căn cứ thực hiện.
4)

Sổ thông báo thay đổi thiết bị:


Sổ này do Tổ trưởng sửa chữa ghi những thay đổi về tình trạng thiết bị, cách thức vận
hành thiết bị, những cải tiến thiết bị.
Giám đốc Công ty, hoặc GĐNM ký lệnh cho phép đưa vào vận hành.
Nhân viên vận hành đầu ca phải kiểm tra sổ đề nắm bắt kịp thời về thiết bị và căn cứ
thực hiện.
5)

Sổ ghi thiếu sót thiết bị.

Trưởng ca ghi các thiếu sót thiết bị vào sổ này khi tự mình phát hiện hoặc các nhân
viên trực ban báo cáo và đã được xác nhận.
Trưởng kíp và các nhân viên trực ban trong ca ghi các thiếu sót vào sổ này khi tự mình
phát hiện và đã được xác nhận.
Hàng ngày QĐNM, GĐNM phải xem sổ, ký xác nhận nhận và điều động nhân lực sửa
chữa.
Trưởng ca ghi kết quả xử lý, khắc phục thiếu sót thiết bị sau khi kết thúc công việc
trong ca trực.
15


6)

Sổ đăng ký sửa chữa thiết bị với các cấp điều độ.

Cán bộ Phương thức Nhà máy ghi các đăng ký xin ngừng, tách thiết bị đang vận hành
để sữa chữa hay thí nghiệm hiệu chỉnh hoặc đưa vào vận hành đồng thời thông báo cho
trưởng ca đương nhiệm biết để lưu ý thực hiện.
7)

Sổ theo dõi số lần máy cắt nhảy và bảo vệ rơ le tác động.


Sổ này do Trực trung tâm ghi, Trưởng ca kiểm tra khi có sự cố dẫn đến nhẩy máy cắt.
8)

Sổ theo dõi sự cố thiết bị.

Trưởng ca đương nhiệm ghi ngày giờ bắt đầu xảy ra sự cố thiết bị, tên thiết bị sự cố,
diễn biến quá trình xẩy ra sự cố, nguyên nhân. Sự cố áp dụng đối với các tổ máy phát – máy
biến áp, đường dây 110kV, máy biến áp tự dùng...
Trưởng ca đưa thiết bị vào ghi lại ngày giờ và số giờ xử lý sự cố thiết bị
9)

Sổ ghi thông số vận hành điện.

Sổ này do trực trung tâm ghi, trưởng ca kiểm tra và ký nhận.
10)

Sổ phiếu thao tác.

Nếu thao tác từ phiếu 01 do điều độ cấp trên đọc qua điện thoại hoặc nhận bằng FAX
thì trưởng ca ghi chuyển sang mẫu phiếu 02 để thực hiện theo đúng quy trình thao tác hệ
thống điện Quốc gia.
11)

Sổ theo dõi phiếu công tác tại phòng Trung tâm.

Trưởng ca đương nhiệm ghi ngày tháng, số phiếu, nội dung công việc phần điện và
thời hạn của phiếu công tác.
Làm thủ tục ký bắt đầu và kết thúc công việc cùng với người chỉ huy trực tiếp.
12)


Sổ theo dõi lệnh công tác tại phòng trung tâm.

Trưởng ca ghi ngày tháng, số lệnh, nội dung công việc, biện pháp an toàn và thành
phần của đội công tác.
Làm thủ tục ký bắt đầu và kết thúc công việc cùng với người chỉ huy trực tiếp.

Chương II. QUY TRÌNH NHIỆM VỤ TRỰC TRUNG TÂM
A.

PHẦN CHUNG

Điều 36. Quy trình nhiệm vụ trực trung tâm Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1 được áp dụng
đối với các chức danh sau:
1)

Trưởng ca Nhà máy.

2)

Trực trung tâm.

3)

Trực gian máy.

4)

Trực cửa nhận nước.


5)

Giám đốc Nhà máy.

6)

Quản đốc Nhà máy.

7)

Cán bộ kỹ thuật, phương thức, an toàn, đào tạo.
16


8)

Đội sửa chữa.

Điều 37. Trực trung tâm là người chịu trách nhiệm giám sát vận hành các thiết của nhà
máy thông qua hệ thống điều khiển DCS. Thao tác vận hành trên hệ thống điều khiển DCS
đảm bảo cho các thiết bị vận hành bình thường, an toàn, liên tục và kinh tế.
Điều 38. Trong quá trình trực ca trực trung tâm thao tác vận hành dưới sự chỉ huy, giám
sát của Trưởng ca. Về hành chính chuyên môn trực thuộc quản đốc vận hành.
Điều 39.

Trực trung tâm quản lý vận hành:

1)
Toàn bộ hệ thống giám sát điều khiển bằng máy tính tại Phòng điều khiển trung
tâm. Các thiết bị thuộc hệ thống điều khiển, giám sát bằng máy tính (DCS) bao gồm: Trạm

máy tính chủ, các trạm máy tính vận hành, trạm máy tính kết nối điều độ, trạm máy tính kỹ
thuật, các máy in văn bản, máy in sự kiện, các Switch mạng lan, UPS cấp nguồn liên tục.
2)
Các thiết bị phòng thông tin, các máy điện thoại đặt tại vị trí làm việc và phạm
vi thiết bị quản lý.
3)

Hệ thống camera quan sát.

4)
Tủ điều khiển trung tâm báo cháy. Các phương tiện dụng cụ chữa cháy thuộc
phạm vi thiết bị quản lý vận hành.
5)
Các tủ bảng điện đo lường, điều khiển và bảo vệ và các thiết bị khác tại phòng
điều khiển trung tâm.
6)

Hệ thống điện một chiều - ắc quy.

7)

Máy biến áp T1.

8)

Các thiết bị khác tại vị trí thiết bị quản lý vận hành.

9)

Các thiết bị phòng 10.5kV.


10)

Các thiết bị trạm 110kV.

Điều 40. Những người đã tốt nghiệp trung học kỹ thuật điện trở lên, có đủ sức khỏe theo
yêu cầu của công việc, đã trải qua công tác thực tế từ 01 năm trở lên, đều có thể được đào
tạo làm Trực trung tâm theo quyết định của Giám đốc Công ty.
Điều 41. Chương trình đào tạo trực trung tâm do Quản đốc NM lập và được GĐNM
duyệt. Thời gian đào tạo trực trung tâm tối thiểu là 06 tháng. Trong thời gian đào tạo trực
trung tâm phải học tập và nắm vững kiến thức được quy định trong quy trình này, nắm vững
phần thực tế vận hành và xử lý sự cố các thiết bị thuộc phạm vi quản lý.
Điều 42. Kết thúc thời gian học tập, Nhà máy sẽ tiến hành kiểm tra kiến thức. Chủ tịch
hội đồng giám khảo là QĐNM.
Các thành viên gồm:
1) Quản đốc Nhà máy.
2) Trưởng phòng kỹ thuật.
3) Tổ trưởng sửa chữa.
4) Cán bộ an toàn.
5) Cán bộ đào tạo.
6) Trưởng ca có kinh nghiệm.
17


Điều 43. Sau khi kiểm tra kiến thức đạt yêu cấu, trực trung tâm được phép đi ca đúp với
thời gian ít nhất là 20 ca theo mệnh lệnh của Quản đốc NM. Trong thời gian đi ca đúp, Trực
trung tâm thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của Trực trung tâm chính thức, quyền hạn
và trách nhiệm của cả 2 người trong thời gian này là ngang nhau. Trong thời gian đi ca đúp
Trực trung tâm không được tự ý thao tác hoặc làm việc một mình.
Điều 44. Kết thúc thời gian đi ca đúp, Nhà máy sẽ tiến hành kiểm tra phần kiến thức thực

tế quản lý vận hành và xử lý sự cố thiết bị. Sau khi kiểm tra kiến thức thực tế, diễn tập sự cố
đạt yêu cầu, Trực trung tâm được phép đi ca độc lập theo mệnh lệnh của Quản đốc NM và
Quyết định công nhận chức danh của Giám đốc Công ty.
B.

YÊU CẦU KIẾN THỨC

Điều 45. Trực trung tâm cần học tập và nắm được các quy trình, quy chuẩn, tài liệu
hướng dẫn vận hành sau:
1)

Quy chuẩn kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện gồm:

-

Phần thứ nhất: Tổ chức vận hành (nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, chuẩn bị
CBCNV kỹ thuật an toàn, an toàn và phòng chống cháy, trách nhiệm thi hành quy chuẩn kỹ
vận hành).

-

Phần thứ ba: Công trình thuỷ công, quản lý nước của nhà máy điện - Tua bin
nước (Turbin nước).

-

Phần thứ năm: Thiết bị điện của nhà máy điện và lưới điện.

-


Phần thứ sáu: Chỉ huy điều độ và thao tác.

2)
lưới điện.

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thác thiết bị điện - các nhà máy điện và

3)

Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia.

4)

Quy trình phối hợp vận hành Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

5)

Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia.

6)

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia.

7)

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện.

8)

Quy trình kỹ thuật an toàn điện (đạt bậc 3/5).


9)

Quy trình vận hành hồ chứa Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

10)

Quy trình nhiệm vụ các chức danh vận hành.

11)
quan).

Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện, turbine thủy lực (phần liên

12)
quan).

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống dầu áp lực, máy điều tốc (phần liên

13)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích từ.

14)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp 110kV.

15)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện tự dùng AC.

18


16)
tục UPS.

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện tự dùng DC và cấp nguồn liên

17)

Quy trình PCCC Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

18)

Quy trình vận hành và xử lý hệ thống điều khiển bằng máy tính (DCS) nhà máy.

19)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống rơle bảo vệ.

20)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống nước kỹ thuật.

21)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống cấp nước chữa cháy.

22)


Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống thông gió.

23)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy cắt chân không đầu cực máy phát.

24)

Nội quy lao động của Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

25) Các chế độ vận hành và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy điện trong ngày,
đêm, tháng, quý, năm.
26) Sơ đồ hệ thống điện Việt nam, hệ thống điện Miền bắc, sơ đồ đấu nối nhà máy
vào lưới điện khu vực.
27)

Các sơ đồ nguyên lý của các hệ thống trong Nhà máy.

28)

Quy định phân giao quản lý thiết bị Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

29) Các bản vẽ thi công, lắp đặt và tài liệu thiết bị công nghệ Nhà máy Thủy điện
Sử Pán 1 (Phần điện).
Điều 46. Đối với các thiết bị công nghệ, Trực trung tâm phải nắm vững cấu tạo, vị trí lắp
đặt, sơ đồ đấu nối, các thông số kỹ thuật, nguyên lý làm việc, phương thức vận hành, đặc
tính vận hành. biết cách kiểm tra, đánh giá, thao tác trong vận hành và xử lý sự cố thành
thạo các thiết bị sau:
1)


Toàn bộ các thiết bị điện trên sơ đồ nối điện chính.

2)

Hệ thống điện tự dùng xoay chiều.

3)

Hệ thống điều khiển giám sát bằng máy tính (DCS, SCADA).

4)

Hệ thống cấp nguồn UPS.

5)

Hệ thống bảo vệ rơ le nhà máy cùng các tủ bảng, bảo vệ công trình.

6)

Hệ thống ánh sáng bình thường, chiếu sáng sự cố.

7)

Hệ thống điện một chiều, ắc quy.

8)
Trực trung tâm cần phải nắm vững nguyên lý làm việc, thông số chỉnh định và
phạm vi bảo vệ của tất cả các loại bảo vệ máy phát điện, máy biến áp, nắm vững sơ đồ mạch
hòa điện, các sơ đồ hệ thống SCADA, sơ đồ cấu trúc hệ thống DCS, hệ thống thông tin,

quan sát, trung tâm báo cháy, chữa cháy thiết bị điện.
C.

NHIỆM VỤ CỦA TRỰC TRUNG TÂM

Điều 47.

Nhiệm vụ trong thời gian trực ca.

1)
Đảm bảo cho các thiết bị điện vận hành bình thường, an toàn, liên tục và kinh tế
theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện, quy chuẩn kỹ
thuật an toàn khai thác thiết trí điện các nhà máy điện, quy trình vận hành và xử lý sự cố các
thiết bị điện.
19


2)
Điều chỉnh công suất, điện áp, tần số, chế độ vận hành của các tổ máy phát điện
theo mệnh lệnh của Trưởng ca.
3)
Thao tác điều khiển tại phòng điều khiển trung tâm dưới sự chỉ huy giám sát
của Trưởng ca:

-

Khởi động, ngừng tổ máy.

-


Thay đổi công suất tổ máy.

-

Thao tác đóng cắt các máy cắt, dao cách ly (110kV, 10.5kV).

-

Thao tác hoà máy vào lưới tại Phòng Trung tâm.

-

Thao tác trên hệ thống DCS, hệ thống SCADA đối với các thiết bị khác.

-

Thao tác trên các tủ bảng điện điều khiển, đo lường, bảo vệ phòng ĐKTT.

-

Thao tác trên sơ đồ hệ thống điện một chiều, ắc quy.

-

Thao tác trên hệ thống báo cháy, chữa cháy được phân giao quản lý.

-

Thao tác trên hệ thống thông tin, quan sát.


-

Các thao tác khác khi trưởng ca ra lệnh.

-

Thao tác đối với máy biến áp chính T1.

-

Thao tác đối với các thiết bị trạm 110kV.

4)
Thực hiện viết các phiếu thao tác trên sơ đồ nối điện chính bao gồm: Máy biến
áp chính T1. Hệ thống các thiết bị điện Trạm biến áp 110kV theo lệnh của trưởng ca.
5)
Kiểm tra, ghi chép các thông số vận hành của nhà máy vào sổ ghi thông số đúng
thời gian quy định.
6)
Tiến hành xem xét, kiểm tra chuyển đổi thiết bị vận hành theo lịch. Khi phát
hiện thiết bị có thiếu sót trong vận hành phải báo cáo cho trưởng ca để đề ra biện pháp khắc
phục kịp thời.
7)
Báo cáo tình hình vận hành thiết bị và chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh
của trưởng ca, chấp hành đúng quy trình, quy chuẩn vận hành thiết bị, giữ gìn sạch sẽ phòng
điều khiển trung tâm và vệ sinh thiết bị thuộc chuẩn vi quản lý của mình.
8)
Quản lý sử dụng các chìa khoá, trang bị bảo hộ lao động, các dụng cụ đồ nghề,
các phương tiện, dụng cụ chữa cháy được phân giao quản lý.
9)

Thường xuyên tự học để nâng cao trình độ kỹ thuật vận hành, nâng cao hiệu
suất sử dụng thiết bị tại nhà máy.
Điều 48. Vị trí làm việc của trực trung tâm tại phòng điều khiển trung tâm. Khi ra khỏi
Phòng điều khiển trung tâm phải được sự cho phép của Trưởng ca.
D. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRỰC
TRUNG TÂM
Điều 49.
1)

Trực trung tâm có quyền:
Yêu cầu những người không có nhiệm vụ ra khỏi phòng điều khiển trung tâm.

2)
Đình chỉ các công việc đang làm ở thiết bị mình quản lý nếu thấy hiện tượng vi
phạm quy trình, quy chuẩn đồng thời báo cáo trưởng ca.
20


3)
Khi đi kiểm tra xem xét thiết bị, trường hợp thấy rõ hiện tượng vận hành không
bình thường đe dọa đến hư hỏng thiết bị, tai nạn con người thì cho phép trực trung tâm thực
hiện các biện pháp để tách thiết bị đó ra khỏi vận hành mà không cần chờ lệnh trưởng ca
nhưng sau đó phải báo cáo lại đầy đủ với trưởng ca toàn bộ diễn biến, các thao tác và biện
pháp đã thực hiện và chịu trách nhiệm về các thao tác đó.
Điều 50.

Trách nhiệm của Trực trung tâm

1)
Nếu trực trung tâm vi phạm quy trình, quy tắc vận hành thì tùy theo mức độ,

hậu quả và tính chất vi phạm mà có thể bị cắt giảm thưởng vận hành an toàn, bồi thường
một phần hay toàn bộ thiệt hại, kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm trước pháp
luật.
2)
Trực trung tâm phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện kịp thời mệnh
lệnh của trưởng ca và cấp trên nếu không có lý do chính đáng, không thực hiện tốt quy định
chế độ trực ban vận hành tại hiện trường, nội quy lao động.
Điều 51.
1)

Mối quan hệ công tác của trực trung tâm.
Với trưởng ca:

-

Nhận lệnh và thực hiện lệnh thao tác của trưởng ca.

-

Xử lý sự cố theo sự chỉ huy của trưởng ca.

Trưởng ca có quyền đình chỉ công việc của trực trung tâm nếu thấy trực trung tâm vi
phạm quy trình an toàn, quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị, không chấp hành mệnh
lệnh hoặc không đảm nhận được công việc. Trong thời gian chờ người thay thế, Trưởng ca
phải tự mình đảm nhận công việc của trực trung tâm.
2)

Với quản đốc Nhà máy:

-


Thực hiện những mệnh lệnh hành chính của Nhà máy.

-

Quản đốc NM sau khi thống nhất với trưởng ca có quyền đình chỉ công việc của
trực trung tâm và cử người thay thế nếu thấy trực trung tâm vi phạm quy trình an toàn, quy
trình vận hành thiết bị, không chấp hành mệnh lệnh hoặc không đảm nhận được công việc.
Trong thời gian chờ người thay thế, Quản đốc NM phải tự mình đảm nhận công việc của
trực trung tâm.
3)

Với trực cửa nhận nước:

-

Phối hợp với trực CNN để nắm mức nước hồ chứa, phương thức vận hành các
thiết bị đập tràn.
4)

Với trực gian máy:

-

Phối hợp với trực gian máy thực hiện các thao tác liên quan đến thiết bị trong
nhà máy theo mệnh lệnh của trưởng ca.

-

Phối hợp với trực gian máy để nắm bắt phương thức vận hành thực tế của các

thiết bị trong nhà máy.
E.

THỦ TỤC GIAO NHẬN CA

Điều 52. Trực trung tâm đi ca theo lịch ca của tổ trưởng vận hành đã được GĐNM duyệt.
Cấm trực liên tục 2 ca liền nhau.
Điều 53.

Nhận ca

Trực trung tâm phải đến sớm ít nhất 15 phút trước lúc nhận ca:
21


1)
quản lý.
2)

Nắm vững phương thức vận hành và chế độ làm việc các thiết bị thuộc phạm vi
Kiểm tra tình trạng vệ sinh thiết bị của ca trước.

3)
Xem xét sổ nhật ký vận hành ít nhất là từ ca gần nhất của mình, các sổ ghi
thông số, sổ ghi thiếu sót thiết bị, sổ thông báo thay đổi thiết bị…
4)
Yêu cầu người giao ca giải thích những phần chưa nắm rõ để xác định sự đúng
đắn việc kiểm tra xem xét của mình.
5)
Kiểm tra các trang bị an toàn lao động, các dụng cụ đồ nghề, trang bị bảo hộ lao

động được giao quản lý.
6)

Báo cáo tình hình vận hành thiết bị cho trưởng ca.

7)

Làm thủ tục ký nhận ca trong nhật ký vận hành khi được trưởng ca cho phép.

Điều 54.

Giao ca

Trước khi giao ca Trực trung tâm phải:
1)

Kiểm tra xem xét tình trạng, phương thức vận hành các thiết bị.

2)

Hoàn thành việc ghi chép sổ ghi nhật ký vận hành, sổ thông số vận hành thiết

3)

Vệ sinh vị trí làm việc và thiết bị thuộc phạm vi quản lý.

4)

Báo cáo tình hình thiết bị cho trưởng ca.


bị.

5)
Thông báo và giải thích cho trực trung tâm đến nhận ca về các mệnh lệnh, thiếu
sót, thay đổi thiết bị, các lưu ý trong vận hành thiết bị...
6)
Làm thủ tục ký giao ca trong nhật ký vận hành khi người nhận ca đã ký và được
trưởng ca cho phép.
Điều 55.

Nghiêm cấm giao nhận ca trong các trường hợp sau:

1)

Khi đang xử lý sự cố.

2)

Chưa hoàn thành một công việc thao tác chuyển đổi thiết bị.

3)

Cấm giao ca cho người đã uống bia, rượu hoặc không đảm bảo sức khoẻ.

4)

Cấm giao ca cho người không sử dụng đầy đủ các trang bị BHLĐ cá nhân.

Điều 56. Khi quá trình xử lý sự cố kéo dài sang ca sau quá 30 phút, căn cứ thực tế
QĐNM, GĐNM có thể cho phép tiến hành giao nhận ca.

Điều 57. Đến giờ giao ca mà chưa có người đến nhận ca, người giao ca vẫn phải tiếp tục
trực cho đến khi có người đến nhận ca, trong thời gian này người giao ca sẽ phải chịu sự chỉ
huy của trưởng ca mới nhận ca.
Điều 58. Trường hợp đặc biệt nếu được sự đồng ý của Quản đốc NM và Trưởng ca thì
trực trung tâm có thể được phép thay ca ở thời điểm chưa hết ca nhưng phải làm đầy đủ thủ
tục giao nhận ca.

22


Chương III. QUY TRÌNH NHIỆM VỤ TRỰC GIAN MÁY
A.

PHẦN CHUNG

Điều 59.

Quy trình nhiệm cụ trực gian máy được áp dụng đối với các chức danh sau:

1) Trưởng ca Nhà máy.
2) Trực trung tâm.
3) Trực gian máy.
4) Trực cửa nhận nước.
5) Giám đốc Nhà máy.
6) Quản đốc Nhà máy.
7) Cán bộ kỹ thuật, phương thức, an toàn, đào tạo.
8) Đội sửa chữa.
Điều 60. Trực gian máy là người chịu trách nhiệm thao tác vận hành các thiết bị của nhà
máy (trừ phòng điều khiển trung tâm, 10.5kV, trạm phân phối 110kV) trong thời gian trực
ca đảm bảo cho nhà máy vận hành an toàn, liên tục và kinh tế.

Điều 61. Trong thời gian trực ca, trực gian máy thao tác vận hành các thiết bị điện và cơ
khí thuỷ lực dưới sự giám sát của Trưởng ca. Về hành chính chuyên môn trực gian máy trực
thuộc Quản đốc NM.
Điều 62. Trực gian máy quản lý vận hành toàn bộ thiết bị điện (trừ phòng điều khiển
trung tâm, 10.5kV, trạm phân phối 110kV, MBA T1) và thiết bị CKTL nằm trong dây truyền
sản xuất điện gồm:
1)

Hệ thống cầu trục, Pa năng nâng hạ cửa phai hạ lưu.

2)

Hệ thống thông gió.

3)

Các tuabine, máy phát điện H1, H2.

4)

Hệ thống điện tự dùng AC.

5)

Hệ thống PCCC thuộc phạm vi quản lý.

6)

Hệ thống khí nén.


7)

Hệ thống dầu áp lực OPU.

8)

Hệ thống kích trục.

9)

Các tủ lực NGT, LAVT.

10)

Hệ thống khí chèn trục.

11)

Các thiết bị phụ nắp tuabine.

12)

Hệ thống van đĩa.

13)

Hệ thống bơm nước làm mát, nước chèn trục.

14)
ngập.


Hệ thống các trạm bơm tháo cạn, bơm dầu rò rỉ, bơm nước rò rỉ, bơm chống

15)

Hệ thống chiếu sáng bình thường, chiếu sáng sự cố thuộc phạm vi quản lý.

16)

Công trình xây dựng nhà máy.
23


17)

Các đồ dùng, dụng cụ, sổ sách làm việc…

Điều 63. Những người đã tốt nghiệp trung học kỹ thuật điện trở lên, có đủ sức khoẻ theo
yêu cầu của công việc, đã trải qua công tác thực tế từ 01 năm trở lên, có kiến thức về an
toàn điện tối thiểu bậc 03 đều có thể được đào tạo làm trực gian máy theo quyết định của
Giám đốc Công ty (hoặc người được uỷ quyền).
Điều 64. Chương trình đào tạo trực gian máy do Quản đốc NM lập và đã được GĐNM
duyệt. Trong thời gian đào tạo tối thiểu là 06 tháng trực gian máy phải học tập và nắm vững
kiến thức được quy định trong quy trình này, nắm vững phần thực tế vận hành và xử lý sự
cố các thiết bị thuộc chuẩn vi quản lý.
Điều 65. Kết thúc thời gian học tập lý thuyết, Nhà máy sẽ tiến hành kiểm tra kiến thức.
Chủ tịch Hội đồng giám khảo là QĐNM và các thành viên gồm:
1)

Quản đốc Nhà máy.


2)

Trưởng phòng kỹ thuật.

3)

Tổ trưởng sửa chữa.

4)

Cán bộ an toàn.

5)

Cán bộ đào tạo.

6)

Trưởng ca có kinh nghiệm.

Điều 66. Sau khi kiểm tra kiến thức đạt yêu cầu trực gian máy được phép đi ca đúp ít
nhất là 20 ca theo mệnh lệnh của GĐNM. Trong thời gian đi ca đúp trực gian máy thực tập
dưới sự hướng dẫn và giám sát của trực gian máy chính thức, quyền hạn và trách nhiệm của
cả 02 người trong thời gian này là ngang nhau. Trong thời gian đi ca đúp trực gian máy
không có quyền tự ý đi thao tác hoặc làm việc một mình.
Điều 67. Kết thúc thời gian đi ca đúp ít nhất là 20 ca, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra phần
kiến thức thực tế quản lý vận hành và xử lý sự cố thiết bị.
Sau khi kiểm tra kiến thức thực tế, diễn tập xử lý sự cố đạt yêu cầu trực gian máy được
phép đi ca độc lập theo mệnh lệnh của GĐNM và quyết định công nhận chức danh của

Giám đốc Công ty.
B.

YÊU CẦU KIẾN THỨC

Điều 68.
1)

Trực gian máy cần học tập và nắm vững các quy trình, quy chuẩn sau:
Quy chuẩn kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện gồm:

- Phần thứ nhất: Tổ chức vận hành (nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức: Chuẩn bị
CBCNV, kỹ thuật an toàn, an toàn và phòng chống cháy, trách nhiệm thi hành quy chuẩn kỹ
thuật vận hành).
-

Phần thứ ba: Công trình thủy công, quản lý nước của nhà máy điện - Tua bin

-

Phần thứ năm: Thiết bị điện của nhà máy điện và lưới điện.

-

Phần thứ sáu: Chỉ huy điều độ và thao tác.

-

Chương 39: Dầu năng lượng (dầu Tua bin).


-

Chương 42: Nhân viên thao tác.

nước.

24


2)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện - các nhà máy điện và lưới

3)

Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia.

4)

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia.

5)

Quy trình an toàn điện (đạt bậc 3/5).

6)

Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp khô.

7)


Quy trình vận hành và bảo dưỡng máy cắt chân không 10.5kV.

8)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực.

9)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn các thiết bị nâng.

10)

Quy trình nhiệm vụ các chức danh vận hành.

11)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện, turbine thủy lực.

12)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống dầu áp lực, máy điều tốc.

13)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích từ.

14)

Quy trình an toàn cơ khí thủy lực.


15)

Quy trình PCCC Nhà máy Thủy điện Sử Pán 1.

16)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống khí nén.

17)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống nước kỹ thuật.

18)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống cấp nước chữa cháy.

19)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố các trạm bơm nước.

20)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố cầu trục gian máy, pa năng hạ lưu.

điện.

21) Các quy trình vận hành và xử lý sự cố các thiết bị điện, các thiết bị cơ khí thuỷ
lực liên quan khác trong nhà máy.
22)


Nội quy của Công ty.

23)

Nguyên lý vận hành và phân bố thiết bị thông tin, quan sát trong nhà máy.

Điều 69. Đối với các thiết bị công nghệ trực gian máy cần phải nắm vững cấu tạo, vị trí
lắp đặt, sơ đồ đấu nối, nguyên lý, thông số làm việc, phương thức, chế độ vận hành, biết
cách kiểm tra, đánh giá thiết bị, thao tác và xử lý sự cố thành thạo các thiết bị sau:
1.

Thiết bị phần điện:

1.1.

Các máy phát điện và hệ thống kích từ.

1.2.

Các máy biến áp tự dùng, máy biến áp TD31.

1.3.

Các thiết bị điện trong hệ thống điện tự dùng 0.4kV tới các tủ lực.

1.4.

Máy phát điện Diesel D1.


1.5.

Hệ thống ánh sáng, thông tin liên lạc, quan sát ở các vị trí trên.

1.6. Hệ thống báo cháy, các phương tiện dụng cụ chữa cháy được trang bị cho các
thiết bị thuộc phạm vi quản lý.
1.7. Tất cả các phần kiến trúc (Tường, trần, nền, cửa, khoá cửa) các phòng và hành
lang đặt thiết bị quản lý.
25


×