Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Một số giải pháp nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại bệnh viện e hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.03 KB, 88 trang )

Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện

SV: Phạm Thị Thu Phương1
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT
BHXH
ĐVSN
KT – XH
KCB
NSNN

: Bảo hiểm y tế
: Bảo hiểm xã hội
: Đơn vị sự nghiệp
: Kinh tế xã hội
: Khám chữa bệnh


: Ngân sách Nhà nước

TSCĐ

: Tài sản cố định

XDCB

: Xây dựng cơ bản

SV: Phạm Thị Thu Phương2
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

SV: Phạm Thị Thu Phương3
Lớp:CQ50/01.04

Luận Văn Tốt Nghiệp


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................iiiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................ivvi

DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................vviii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................11
CHƯƠNG 1: ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP VÀ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP................22
1.1 ĐVSN y tế công lập và vai trò của ĐVSN y tế công lập đối với sự phát
triển KT-XH.................................................................................................22
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại ĐVSN y tế công lập.................22
1.1.2.........................................................................................................45
Vai trò của ĐVSN y tế công lập đối với sự phát triển KT - XH..............46
1.2 Nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động của các
ĐVSN y tế công lập.....................................................................................57
1.2.1 Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của các ĐVSN y tế công
lập.............................................................................................................57
1.2.2 Phân phối, sử dụng các nguồn tài chính.........................................89
1.3 Tự chủ tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập............................1011
1.3.1 Sự cần thiết phải trao quyền tự chủ tài chính cho các ĐVSN y tế
công lập................................................................................................1011
1.3.2 Nội dung cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSN y tế
công lập................................................................................................1213
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN E....................................................................................1517
2.1. Khái quát chung về Bệnh viện E......................................................1517
2.1.1. Lịch sử phát triển, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị..............1517
2.1.2. Cơ cấu tổ chức...........................................................................1719
SV: Phạm Thị Thu Phương4
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính


Luận Văn Tốt Nghiệp

2.1.3. Những thành quả điển hình........................................................1820
2.2. Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện E.........1923
2.2.1.....................................................................................................1923
Cơ chế tự chủ về huy động nguồn tài chính........................................1923
2.2.2. Cơ chế tự chủ về phân phối, sử dụng các nguồn tài chính:.......2432
2.2.3. Cơ chcơ sở rất lớn để Bệnh viện có thể tiến t.2.3. B2.3.............342
2.3. Tổng hợp những đánh giá về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh
viện E.........................................................................................................650
2.3.1. Những thành quả đạt được...........................................................650
2.3.2 Hạn chế còn tồn tại.......................................................................853
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIÊN E..............................................................1058
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động và nâng cao khả năng tự
chủ tài chính của Bệnh viện E.................................................................1058
3.1.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động của Bệnh viện...1058
Mục tiêu, phương hướng nâng cao khả năng tự chủ tài chính của v1361
3.1.2 Bệnh viện E...............................................................................1361
3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng tự chủ tài chính của Bệnh viện
E…...........................................................................................................1564
3.2.1. Đa dạng hóa nguồn thu..............................................................1564
3.2.2. Nâng cao hiệu quả của các khoản chi........................................1666
3.2.3. Các giải pháp khác.....................................................................1767
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp................................................1970
3.3.1. Điều kiện pháp lý.......................................................................1970
3.3.2 Điều kiện đối với Bệnh viện E.....................................................2071
KẾT LUẬN.................................................................................................2274
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................2375


SV: Phạm Thị Thu Phương5
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

ĐVSN

: Đơn vị sự nghiệp

KT – XH

: Kinh tế xã hội

KCB


: Khám chữa bệnh

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

TSCĐ

: Tài sản cố định

XDCB

: Xây dựng cơ bản

SV: Phạm Thị Thu Phương6
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

SV: Phạm Thị Thu Phương7
Lớp:CQ50/01.04

Luận Văn Tốt Nghiệp


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVSN

: Đơn vị sự nghiệp

KT – XH

: Kinh tế xã hội

NSNN

: Ngân sách Nhà nước
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện E.................................................1720
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp chi tiết các nguồn thu giai đoạn 2013-2015......1923
Bảng 2.2: Tổng hợp kinh phí ngân sách cấp giai đoạn 2013-2015.............2126
Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2013-2015.................2329
Bảng 2.4 Cơ cấu các khoản chi của bệnh viện E giai đoạn 2013-2015......2534
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp trích lập các quỹ năm 2013 - 2015.......................545

SV: Phạm Thị Thu Phương8
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp


MỞ ĐẦU

SV: Phạm Thị Thu Phương
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Những năm gần đây hệ thống y tế Việt Nam được đánh giá là tiếp tục
đạt những thành tựu thần kỳ.Nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với
các nước có cùng thu nhập.Việt Nam cũng là một quốc gia có những chính
sách tài chính y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn
thương như người già,trẻ em,người dân tộc thiểu số…Mạng lưới cung ứng
dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng với gần 14.000 cơ sở khám chữa bệnh
công lập ở 4 cấp đạt 20,4 giường bệnh/10.000 dân.
Những thành tựu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Việt Nam găn
liền với quá trình đổi mới và phát triển đất nước trong hơn 20 năm qua,trong
đó có đổi mới hệ thống y tế.Có thể nhận định rằng ,đổi mới lĩnh vực y tế ở
Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong
lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh,như các chính sách thu một phần
viện phí (năm 1989), Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (năm 1993 và sửa
đổi năm 2003), chính sách về bảo hiểm y tế (năm 1992), chính sách miễn
giảm viện phí cho người có công với nước,người nghèo (năm 1994), chính
sách xã hội hóa và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập,
cụ thể hóa tại Nghi định số 43/2006 NĐ-CP và hiện đang được thay thế bằng
Nghị định số 16/2015 NĐ-CP của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài

chính trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghệp y tế nói riêng.

SV: Phạm Thị Thu Phương
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

Bệnh viện E Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh
vực y tế.Trong quá trình hoạt động thực hiện cơ chế tài chính mới Bệnh viên
đã chủ động trong việc huy động các nguồn thu hợp pháp để đầu tư, nâng cấp
trang thiết bị, tạo điều kiện tăng thu, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ,
viên chức góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.Vì
vậy,việc triển khai đề tài : “ Một số giải pháp nâng cao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính tại bệnh viện e Hà Nội ” là cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công và thực tiễn
hoạt động tại Bệnh viện E nhằm:
Nhận thức chung về hoạt động tài chính trong ngành y tế, sự cần thiết phải
tăng cường công tác tự chủ về tài chính trong ngành y tế nói chung.
Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài
chính tại Bệnh viện E.
Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ về tài chính của Bệnh viện E giai
đoạn 2013 – 2015. Chỉ ra ưu nhược điển, những khó khăn và thuận lợi trong
thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện E.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác tự chủ về tài chính tại

Bệnh viện E.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
.Đối tượng nghiên cứu : những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế tự
chủ tài chính tại trường đại học.
. Phạm vi nghiên cứu:Tình hình thực hiện và kết quả thực hiện cơ chế tự
chủ tài chính tại Bệnh viện E Hà Nội

4.Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
SV: Phạm Thị Thu Phương
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận qua sách vở, văn bản do Nhà
nước ban hành
-Phương pháp thu thập thông tin: Xin số liệu tại đơn vị thực tập Phòng tài
chính-kế toán Bệnh viện E
-Phương pháp chuyên gia:Thông qua trao đổi cùng giáo viên hướng dẫn
-Sử dụng phương pháp thống kê khoa học để phân tích số liệu

SV: Phạm Thị Thu Phương
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp


-Sử dụng phương pháp so sánh

5. Kết cấu của luận văn:
Chương 1 : Đơn vị sự nghiệp y tế công lập và tự chủ tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Chương 2: Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại
bệnh viện E.E
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao khả năng tự chủ tài chính
của bệnh viện E

SV: Phạm Thị Thu Phương1
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP VÀ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP
1.1

ĐVSN y tế công lập và vai trò của ĐVSN y tế công lập đối

với sự phát triển KT-XH
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại ĐVSN y tế công lập
Khái niệm:
“Đơn vị sự nghiệp y tế công lập” là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân,
con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về
kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý
nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh,
chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y,
pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết
bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe
sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe.
Đặc điểm:
ĐVSN y tế công lập có những đặc điểm sau:
- Là các ĐVSN y tế do Nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ
cung cấp các dịch vụ y tế cho đại bộ phận dân cư.
- Là trung tâm chẩn đoán và điều trị với kỹ thuật cao, giữ vai trò
quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia về lĩnh vực KCB, làm giảm sự
thiếu hụt lao động vì ốm đau, giúp phục hồi sức khỏe và chữa bệnh cho
mọi người.
- Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì lợi ích cộng đồng.
- Là các tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không
vì mục đích kiếm lời.
- Giá dịch vụ của các ĐVSN y tế phải nằm trong khung giá do
Nhà nước quy định. (thiếu)
SV: Phạm Thị Thu Phương2
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp


Như vậy, từ những đặc trưng cơ bản trên của ĐVSN y tế công lập giúp
ta quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế được tốt hơn trong
đó có hoạt động quản lý tài chính bệnh viện.
Phân loại:
*Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp (thu phí, lệ phí, thu dịch vụ, thu
khác…) ĐVSN y tế công lập được phân loại để thực hiện quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
- Một là, Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và
chi đầu tư.
- Hai là, Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: là
đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chi phí cho hoạt động
thường xuyên.
- Ba là, Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm một phần chi phí cho
hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp.
- Bốn là, Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường
xuyên; là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không
có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm
vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:
Mức tự bảo đảm chi phí
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
hoạt động thường xuyên = -------------------------------------------

x

100%
của đơn vị (%)
-


Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên bao gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi thường xuyên xác
định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%
SV: Phạm Thị Thu Phương3
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi thường xuyên từ nguồn thu
sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước đặt hàng.
-

Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: là đơn

vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định
theo công thức trên, từ 10% đến dưới 100%.
Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi
thường xuyên, bao gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi thường xuyên xác
định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.
+ Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.
-

Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư có mức tự đảm


bảo chi thường xuyên và chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn 100%
Mức tự bảo đảm chi phí
hoạt động thường xuyên

Tổng số nguồn thu sự nghiệp
= ------------------------------------------- x

100%
và chi đầu tư của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường
xuyên+Tổng số chi đầu tư
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp như trên được ổn định trong thời
gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho cho phù
hợp. Trong thời gian ổn định phận loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có
thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
-Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và
chi đầu tư nếu
Mức tự bảo đảm chi
phí hoạt động thường

Tổng số thu sự nghiệp
Tổng số chi hoạt động

SV: Phạm Thị Thu Phương4
Lớp:CQ50/01.04

x



Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

xuyên và chi đầu tư của

thường xuyên+Tổng số chi

đơn vị (%)

đầu tư
10
0%

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động

>=

thường xuyên nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên lớn hoặc
bằng 100% (A ≥ 100%);
-Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
độngthường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước (NSNN) cấp
nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến
dưới 100% (10% ≤ A ≤ 100%);
-

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có

nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do
NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt

động thường xuyên từ 10% trở xuống (A ≤ 10%).
Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị được xác
định theo công thức:
Tổng số thu sự nghiệp
Tổng số chi hoạt động

Mức tự bảo đảm chi
phí hoạt động thường

thường xuyên

xuyên của đơn vị (%) (A)
1.1.2 Việc phân loại các đơn vị sự nghiệp y tế được ổn định trong thời
gian 03 năm, sau thời hạn 03 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
Trường hợp đơn vị có biến động về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi làm thay
đổi cơ bản mức tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên thì được xem
xét điều chỉnh việc phân loại trước thời hạn.
Vai trò của ĐVSN y tế công lập đối với sự phát triển KT - XH
SV: Phạm Thị Thu Phương5
Lớp:CQ50/01.04

x
10
0%


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp


Trong chiến lược phát triển KT – XH của nhiều quốc gia, con người được
xem là yếu tố quan trọng nhất so với nhiều nguồn lực tự nhiên khác. Ở Việt
nam cũng vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra định hướng rõ rang: sức khỏe
là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế là dịch vụ
xã hội đặc biệt, hoạt động khám chữa bệnh là hoạt động phi lợi nhuận. Đâu tư
cho sức khỏe là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội.
Hoạt động y tế không trực tiếp tạo ra GDP cho đất nước nhưng nó gián
tiếp phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT – XH của quốc gia. Hoạt động y tế
tích cực sẽ trở thành một tấm lưới ngăn chặn những tác nhân xấu làm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, sức khỏe xã hội.
Với bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế
thị trường của Nhà nước, Ngành y tế phải đảm bảo sự công bằng và hiệu quả
trong chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Trong đó đơn vị sự nghiệp y tế lại là
các tế bào của Ngành y tế và Ngành chỉ phát huy tốt vai trò của mình khi các
tế bào của nó hoạt động tốt. Từ đó có thể thấy vai trò quan trọng của các đơn
vị sự nghiệp y tế trong đời sống KT – XH. Cụ thể đó là:
- Bảo vệ nâng cao sức khỏe của cộng đồng, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước.

SV: Phạm Thị Thu Phương6
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

- Tổ chức, ngăn ngừa, phòng chống các dịch bệnh, thực hiện các
hoạt động cải tạo môi trường sống để nagưn ngừa dịch bệnh.
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nghiên cứu khoa học về y học.
- Tuyên truyền giáo dục về sức khỏe cộng đồng.
- Thực hiện kế hoạch gia đình góp phần đạt được các mục tiêu về dân số.
1.2

Nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động

của các ĐVSN y tế công lập
1.2.1 Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của các ĐVSN y tế công
lập
Nhìn chung, nguồn tài chính cơ bản của đa số các ĐVSN y tế công lập
là nguồn từ NSNN cấp nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội mà đơn vị
đảm nhiệm - chức năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy
nhiên, các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực y tế được Nhà nước cho phép khai thác
mọi nguồn thu ngoài NSNN đảm bảo cho các đơn vị tự chủ trong hoạt động
chi tiêu. Như vậy, nguồn tài chính của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế bao
gồm các nguồn sau:
Thứ nhất, nguồn kinh phí do NSNN cấp
Đây là nguồn tài chính được Nhà nước cấp hàng năm cho các ĐVSN y tế
công lập để đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Khoản kinh phí này được cấp theo định mức quy định tính cho một đầu
giường bệnh/năm và số giường bệnh theo kế hoạch của bệnh viện. NSNN chi
cho các đơn vị y tế được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung
dân chủ, căn cứ vào quy mô và điều kiện phát triển của từng đơn vị. Xu
hướng nguồn NSNN cấp sẽ giảm dần và đến năm 2020 về cơ bản sẽ
không còn.

SV: Phạm Thị Thu Phương7
Lớp:CQ50/01.04



Học Viện Tài Chính

SV: Phạm Thị Thu Phương8
Lớp:CQ50/01.04

Luận Văn Tốt Nghiệp


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

Th ướn, ngu ưthu thu ưthu nguồshunghiu cunghiu ng, gcun
- Thu phí và lồn NSNN cấp sẽ giảm dần và đến năm 2020 về cơ bản
sẽ không còn..t triển của từng đơn vị. vị.chi phí.
- Các kho và lồn NSNN cấp sẽ giảm dần và vác
- Các kho k thu hhu pháp khác đưác đư lưá sư dưác theo quy đuyo
cuy pháp luápk
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân
hàng.
Đây là một nguồn thu quan trọng và lâu dài của Bệnh viện. Xuất phát từ
hoạt động đặc thù của các bệnh viện mà trong thực tế nguồn thu này chủ yếu
là viện phí và BHYT.Nguồn thu này chiến một phần quan trọng trong ngân
sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng để
đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Hiện nay,giá viện phí được quy định dựa trên một khung giá tối thiểu đã
được Bộ Y tế và Bộ Tài chính phê duyệt. Bảng giá viện phí phải được niêm
yết công khái. Đối với việc khám bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính
trên cơ sở dự toán chi phí và được cấp có thẩm quyền duyệt. Bệnh viện không

được tùy tiện đặt giá. Đối với người có thẻ BHYT thì cơ quan bảo hiểm phải
thanh toán viện phí cho bệnh nhân của bệnh viện.
Thứ ba, nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của
pháp luật.
Thứ tư, nguồn khác theo quy định của pháp luật, gồm:
-

Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán

bộ, viên chức trong đơn vị.
-

Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

SV: Phạm Thị Thu Phương9
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.2 Phân phối, sử dụng các nguồn tài chính
Thứ nhất : Chi thường xuyên
Các cơ sở y tế công lập được sử dụng nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự
nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung
sau:
Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập

thể, các khoản trích nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế
(BHYT), kinh phí công đoàn đối với công chức, viên chức và lao động
hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Mức đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của người lao động trong
đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
- Chi tiền điện, nước, vệ sinh môi trường (kể cả chi thuê làm vệ
sinh công nghiệp), nhiên liệu, vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng,
thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội nghị phí, quần áo,
giầy, dép, mũ bảo hộ cho người lao động và các khoản chi mang tính
chất quản lý điều hành hoạt động của đơn vị.
- Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; thuê phương tiện, cơ
sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp sử dụng trong công tác
phòng bệnh và chữa bệnh.
- Chi công tác chỉ đạo tuyến và tăng cường cán bộ y tế về cơ sở.
- Chi nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở của đơn vị.
- Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị
(không kể chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chỉ tiêu của
Nhà nước).
- Chi phí trực tiếp cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất, cung ứng lao
động như: mua nguyên vật liệu, hóa chất để sản xuất vắc xin, thuốc, dịch
truyền, nước cất; chi phí sàng lọc máu (bao gồm cả chi bồi dưỡng người
hiến máu), mua thực phẩm trong khoa dinh dưỡng ăn theo bệnh lý điều
10
SV: Phạm Thị Thu Phương
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính


Luận Văn Tốt Nghiệp

trị; nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định...
- Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí và lệ
phí theo quy định hiện hành.
- Chi duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định (TSCĐ) của
cơ sở (mua sắm dụng cụ thay thế, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa
thường xuyên máy móc thiết bị và các công trình cơ sở hạ tầng).
- Chi khác: Trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức tín dụng trong nước
và vốn huy động đóng góp (nếu có); đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ
giúp tiền ăn, tàu xe đi lại đối với bệnh nhân nghèo, chi phí chôn cất
bệnh nhân vô gia cư, đóng góp cho địa phương về vệ sinh môi trường,
trật tự trị an...
Thứ hai : Chi không thường xuyên
- Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài
sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ nước ngoài;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Tùy theo các đơn vị được xếp vào loại hình tự đảm bảo chi phí hoạt
động, đảm bảo một phần chi phí hoạt động hay do NSNN đảm bảo toàn bộ
chi phí hoạt động và căn cứ vào nguồn thu của đơn vị mà thực hiện các nội
dung chi trên.

11

SV: Phạm Thị Thu Phương
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3 Tự chủ tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập
1.3.1 Sự cần thiết phải trao quyền tự chủ tài chính cho các ĐVSN
y tế công lập
*Khái niệm tự chủ tài chính
Theo từ điển tiếng Việt, “tự chủ” là hình thức tự điều hành, quản
lý mọi công việc của mình, không bị phụ thuộc hay chi phối bởi một
chủ thể khác. Nó thể hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vai trò
của chủ thể trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao
phó nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra.
Xét trên góc độ quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ
quan quản lý cấp trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị
quản lý) được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính
trong khuôn khổ pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu
quả hoạt động của đơn vị.
Cùng với việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, cơ quan cấp
trên cũng yêu cầu đơn vị được trao quyền tự chủ phải chịu trách nhiệm về
quyền quyết định của mình. Đơn vị phải thực hiện tự đánh giá và tự giám sát
việc thực hiện các quy định theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài
chính và lĩnh vực khác được trao quyền tự chủ, sẵn sàng giải trình và công
khai hóa các hoạt động của đơn vị mình, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động của đơn vị mình. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm gắn liền
với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị và đảm bảo hoạt

động đó luôn đúng theo quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, cơ chế tự chủ tài chính ĐVSNCL được thực hiện theo
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và đang được
thay thế bởi Nghị định số 16/2015 ngày 14/02/2015 của Chính phủ, quy định
về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế, tài chính đối với các ĐVSN công lập. Trong đó ĐVSN công lập
12
SV: Phạm Thị Thu Phương
Lớp:CQ50/01.04


Học Viện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tạo lập và sử dụng
nguồn tài chính để thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động của mình.
*Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc lĩnh vực y tế
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm áp dụng đối với các ĐVSN y tế công
lập nhằm hướng tới mục tiêu:
- Phân biệt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế với chức năng
điều hành các hoạt động của ĐVSN y tế công lập. Các đơn vị này hoạt động
theo cơ chế riêng, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị trong lĩnh vực y
tế. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ĐVSN y tế công lập thực sự
phát huy có hiệu quả khi nó không làm giảm quyền lực thực thụ của Nhà
nước trong công tác quản lý về y tế.
- Tăng tính chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của
các đơn vị trong đó có các hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối
cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

- Thực hiện chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của
các đơn vị trong đó có hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối
cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, huy động sự đóng góp của cộng
đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp (HĐSN), từng bước giảm
dần bao cấp của Nhà nước.

13
SV: Phạm Thị Thu Phương
Lớp:CQ50/01.04


×