Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Những đặc trưng chính của hệ thống pháp luật civil law và ảnh hưởng đối với pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.87 KB, 59 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư
liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu
là quá trình lao động trung thực của tôi.
Người cam đoan

Hoàng Thị Mai Linh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Giải thích

1

ĐHQG

Đại học Quốc gia

2

QPPL

Quy phạm pháp luật

3



XH

Xã hội

4

BLTM

Bộ luật Thương mại.


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 2.1

So sánh đặc điểm của sự phân chia luật công – luật tư...............28

Hình 1.1

Bản đồ mô tả sự phân chia hệ thống pháp luật trên thế giới.
.....................................................................................................12

Hình 1.2

Bản đồ thể hiện sự phân chia Civil Law và Common Law ở
Châu Âu......................................................................................20


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN............................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ...........................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................6
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài..................................................6
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................8
5. Tình hình nghiên cứu..................................................................................8
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu....................................................................9
7. Kết cấu và tóm tắt đề tài...........................................................................10
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CIVIL
LAW................................................................................................................12
1.1 Khái quát chung về các hệ thống pháp luật trên thế giới....................12
1.2. Khái niệm hệ thống pháp luật Civil Law.............................................15
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Civil Law.......16
1.3.1. Giai đoạn luật tập quán..........................................................................17
1.3.2. Giai đoạn phát triển pháp luật thành văn từ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ
XVIII...............................................................................................................17
1.3.3. Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển mở rộng phạm vi ảnh
hưởng ra ngoài Châu Âu từ thế kỷ XVIII đến nay..........................................19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................22
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT CIVIL LAW VÀ ẢNH HƯỚNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM................23
2.1. Những đặc trưng chính của hệ thống pháp luật Civil Law................23
2.1.1. Về nguồn của luật..................................................................................23
2.1.2. Về cấu trúc của hệ thống pháp luật.......................................................27



2.1.3. Về tính chất pháp điển hóa....................................................................31
2.1.4. Về vai trò của thẩm phán, luật sư..........................................................33
2.2. Những ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law đối với hệ thống
pháp luật Việt Nam........................................................................................34
2.2.1. Tiến trình ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law đối với lịch sử
phát triển của pháp luật Việt Nam...................................................................34
2.2.2. Ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law đối với hệ thống pháp luật
Việt Nam..........................................................................................................36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................45
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI
HỌC TỪ CÁC QUỐC GIA THUỘC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CIVIL
LAW................................................................................................................46
3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về số lượng văn bản pháp
luật..................................................................................................................46
3.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sự thống nhất trong hệ thống văn
bản pháp luật.................................................................................................48
3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về nguồn pháp luật...........49
3.4. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Luật Cạnh tranh..........................50
3.4.1. Về quyền tác giả....................................................................................50
3.4.2. Về phân định thẩm quyền giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng
cạnh tranh........................................................................................................51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................54
KẾT LUẬN....................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................56


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hệ thống pháp luật Civil Law (hay còn gọi là hệ thống pháp luật La Mã
– Đức, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa) là hệ thống pháp luật tồn tại lâu
đời nhất trên thế giới. Các nước theo truyền thống Civil Law ngày nay ngày
càng phát triển mạnh mẽ hơn với một hệ thống pháp luật ổn định và hiện đại,
trong khi vẫn ngày ngày tiếp tục thích nghi với những sự thay đổi của tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới. Những học thuyết về nguyên lý
của pháp luật, về tư duy pháp lý cũng như những đặc trưng khác trong hệ
thống pháp luật này đã trở thành hình mẫu của nhiều các quốc gia trên thế
giới, từ châu Âu, châu Phi, châu Mỹ Latin đến các quốc gia tại Châu Á. Việt
Nam với những đặc điểm lịch sử phát triển đất nước, đặc biệt là quá trình xâm
lược của quân đội thực dân đã khiến cho sự phát triển của hệ thống pháp luật
Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc pháp luật của Pháp – quốc gia tiêu biểu của
hệ thống pháp luật Civil Law.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật là một công cụ hữu
hiệu và quan trọng để Việt Nam vươn ra cùng thế giới. Hướng tới mục đích
bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, trong
nhiều năm qua Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện công cuộc cải
cách hành chính, cải cách tư pháp làm cho hệ thống pháp luật nước ta ngày
một hoàn thiện, các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động ngày một hiệu quả
hơn, nâng cao sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đất nước. Cùng
với quá trình hoàn thiện pháp luật, xu hướng nghiên cứu luật học so sánh trở
thành một hướng đi quan trọng và phổ biến, nhằm giúp Việt Nam nhìn nhận
lại bản thân trong tương quan với những hệ thống pháp luật lâu đời và phát
triển trên thế giới. Điều này nếu được thực hiện hiệu quả, sẽ góp phần giúp
Việt Nam rút ngắn những bước đi của mình, chủ động học hỏi và tiếp thu
những tinh hoa của pháp luật thế giới nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống


pháp luật quốc gia.
Xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển và mối quan hệ gắn bó với hệ

thống pháp luật Civil Law, việc nghiên cứu những đặc trưng của hệ thống
pháp luật này và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật Việt Nam là hết sức cần
thiết và có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Những đặc trưng
chính của hệ thống pháp luật Civil Law và ảnh hưởng đối với pháp luật
Việt Nam” nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn qua đó sẽ
làm rõ được những vấn đề liên quan đến các đặc điểm tiến bộ của hệ thống
pháp luật Civil Law và những đặc điểm mà Việt Nam còn cần học tập để góp
phần nâng cao hiệu quả hoàn thiện pháp luật, cũng như tìm hiểu các kinh
nghiệm bài học ta có thể học hỏi.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận
những đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil Law thông qua việc nghiên cứu
lịch sử và đặc điểm của những hệ thống pháp luật quốc gia tiêu biểu đại diện
cho dòng họ pháp luật này. Từ đó, cùng với việc nghiên cứu tổng quan và sơ
lược về hệ thống pháp luật Việt Nam trong lịch sử để tìm ra những điểm kế
thừa và phát triển mà pháp luật Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ hệ thống pháp
luật này. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu một số bất cập chủ yếu trong hệ
thống pháp luật Việt Nam hiện hành và những bài học kinh nghiệm từ các
quốc gia theo truyền thống pháp luật Civil Law để đề xuất những kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật.
Với mục đích đó, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu về lịch sử phát triển và những đặc điểm cơ bản, đặc trưng
nhất của hệ thống pháp luật Civil Law.
- Khái quát những ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law đến lịch
sử phát triển của pháp luật Việt Nam và một số chế định tiêu biểu.
- Nghiên cứu những bài học từ các quốc gia theo hệ thống pháp luật
Civil Law và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu
những đặc trưng cơ bản của hệ thống pháp luật Civil Law cũng như những
ảnh hưởng mang tính chất tiêu biểu đối với pháp luật Việt Nam. Trong quá
trình nghiên cứu, để làm nổi bật nội dung nghiên cứu, đề tài có sự so sánh, đối
chiếu với các dòng họ pháp luật tiêu biểu khác như: Common Law,… và pháp
luật của một số quốc gia tiêu biểu như pháp luật Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật
Bản…
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận dựa trên trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam về cải cách
tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khóa luận được
hoàn thành bằng những phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống và phi
truyền thống. Theo đó, trên nền tảng của tư duy duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, việc nghiên cứu đề tài áp dụng phương pháp luật học so sánh là
phương pháp nghiên cứu chính. Quá trình nghiên cứu khóa luận em cũng đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống như
phương pháp phân tích, tổng hợp,… để thực hiện đề tài.
5. Tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở sự cấp thiết của việc nghiên cứu như đã trình bày tại Mục 1
trên đây, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều các nghiên cứu về hệ thống
pháp luật này, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật so sánh do đây là dòng họ
pháp luật lớn nhất và lâu đời nhất thế giới. Các nghiên cứu này đã cung cấp
những kiến thức đầy đủ nhất về lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ
pháp luật này, đồng thời phân tích chi tiết hệ thống pháp luật của các quốc gia
tiêu biểu và những đặc trưng chính của dòng họ pháp luật này. Tuy nhiên các
nghiên cứu hiện nay chủ yếu đặt trong sự so sánh với Common Law, các công
trình nghiên cứu nước ngoài có thể kể tên đến như Civil Law Studies: An



Indian Perspective của Anthony D’Souza and Carmo D’Souza, nhà xuất bản
Cambridge Scholars. Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn khái quát về hệ
thống pháp luật Civil Law ở mọi khía cạnh, đặc biệt liên quan đến Ấn Độ.
Một nghiên cứu lý luận khác về Civil Law là The Civil Law and the Common
Law: Some points of Camparison của tác giả Joseph Dainow, nhà xuất bản
The American Journal of Camparative Law năm 2013, Nghiên cứu này đã đi
sâu vào từng điểm khác biệt của hệ thống Civil Law với Common Law, quá
trình lịch sử hình thành và phát triển, hay là cả về vấn đề nghiên cứu hiện nay,
toà án, án lệ,… Đây là nghiên cứu so sánh khá đầy đủ và chi tiết. Tình hình
nghiên cứu về Civil Law trong nước cũng tương tự về nội dung chủ yếu xoay
quanh nghiên cứu vềán lệ hoặc so sánh với Common law, nội dung chứa đựng
trong các giáo trình Luật so sánh của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội,
Luật so sánh của Đại học Luật Hà Nội, các giáo trình Lịch sử nhà nước và
pháp luật Việt Nam, Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới và trong các luận
văn, luận án.Mặc dù có nhiều nghiên cứu so sánh về Civil Law nhưng công
trình nghiên cứu những đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil Law trong
tương quan tìm hiểu vềảnh hưởng của nó trong lịch sử lập pháp của Việt Nam
thì gần như ít thấy. Liên quan đến nội dung này, Khoa Luật – ĐHQGHN đã tổ
chức một hội thảo với chủ đề: “Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp
tới pháp luật Việt Nam”, trong đó đã đề cập đến những ảnh hưởng của pháp
luật Pháp tới pháp luật Việt Nam từ tổng quan (ảnh hưởng trong tiến trình lịch
sử, trong toàn bộ hệ thống pháp luật) cho đến trong các chế định cụ thể. Có
thể nói hội thảo là một trong những “hoạt động khoa học” cụ thể nhất về một
đại diện của Civil Law và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Khóa luận là một công trình nghiên cứu khoa học kĩ lưỡng, có những
điểm mới và ý nghĩa cơ bản sau đây:
- Khóa luận làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống pháp
luật trên thế giới, để từ đó đi sâu vào nghiên cứu hệ thống pháp luật Civil Law.



- Khóa luận đã tổng hợp các đặc điểm đặc trưng chính của hệ thống pháp
luật Civil Law, từ đó đặt trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam.
Làm rõ sự ảnh hưởng tới lịch sử và quá trình phát triển pháp luật Việt Nam.
- Đồng thời cũng nghiên cứu các bài học từ các quốc gia theo hệ thống
pháp luật Civil Law và đưa ra các phương án góp ý hoàn thiện pháp luật Việt
Nam.
7. Kết cấu và tóm tắt đề tài
Khóa luận gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần Mở đầu gồm có 7 mục: Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài,
Mục đích nghiên cứu, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp
phương pháp nghiên cứu, Tình hình nghiên cứu, Ý nghĩa của đề tài nghiên
cứu, Kết cấu và tóm tắt đề tài.


Phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống pháp luật Civil Law
1.1.

Khái quát chung về các hệ thống pháp luật trên thế giới:

1.2.

Khái niệm hệ thống pháp luật Civil Law

1.3.

Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Civil Law

Chương 2: Những đặc trưng chính của hệ thống pháp luật Civil Law

và ảnh hướng đối với Việt Nam
2.1. Những đặc trưng chính của hệ thống pháp luật Civil Law
2.1.1. Về nguồn của pháp luật
2.1.2. Về tính chất pháp điển hóa
2.1.3. Về cấu trúc của hệ thống pháp luật
2.1.4. Về vai trò của thẩm phán, luật sư
2.2. Những ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law đối với hệ
thống pháp luật Việt Nam
2.2.1. Tiến trình ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law đối với lịch
sử phát triển của pháp luật Việt Nam
2.2.2. Ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law đối với hệ thống
pháp luật Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam và bài học từ các quốc
gia thuộc hệ thống pháp luật Civil Law.
3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về số lượng văn bản pháp
luật
3.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sự thống nhất trong hệ thống văn
bản pháp luật
3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về nguồn pháp luật
3.4. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Luật Cạnh tranh


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
CIVIL LAW

1.1 Khái quát chung về các hệ thống pháp luật trên thế giới

Hình 1.1 Bản đồ mô tả sự phân chia hệ thống pháp luật trên thế giới.
Trong khoa học pháp lý, phạm trù "hệ thống pháp luật" được sử dụng ở

một số nghĩa. Ở nghĩa hẹp nhất, hệ thống pháp luật được hiểu là pháp luật của
một quốc gia nhất định và về mặt thuật ngữ nó biểu hiện là "hệ thống pháp
luật quốc gia". Theo quan điểm của Ăng ghen thể hiện trong lá thư gửi Smith
nói rằng: “Trong một quốc gia hiện đại, pháp luật không những phải là sự
biểu hiện của các điều kiện kinh tế, mà còn là sự biểu hiện hài hoà bên trong”
[36, 335-345]. Theo đó hệ thống pháp luật được định nghĩa: “Hệ thống pháp
luật là cơ cấu bên trong của pháp luật, được quy định một cách khách quan
bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, biểu hiện ở sự phân chia hệ thống ấy thành
các bộ phận cấu thành (ngành, chế định) khác nhau, phù hợp với đặc điểm, tính


chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, nhưng các bộ phận khác nhau ấy
có mối quan hệ qua lại chặt chẽ và thống nhất với nhau” [36, 335-345]
Ở nghĩa rộng hơn, "hệ thống pháp luật" được dùng để biểu đạt một nhóm
các "hệ thống pháp luật quốc gia" có các dấu hiệu pháp lý giống nhau, cho
phép nói về sự thống nhất tương đối giữa các hệ thống đó. Khái niệm theo
nghĩa rộng này phản ánh các đặc điểm của một số hệ thống pháp luật quốc gia
và các đặc điểm này là kết quả của sự giống nhau trong sự phát triển lịch sử
cụ thể của chúng: sự giống nhau về cơ cấu, về các nguồn pháp luật, về các chế
định về ngành luật cơ bản, về văn hóa pháp luật, về truyền thống ... Hiểu theo
nghĩa này, một số nhà nghiên cứu còn có cách gọi khác là "truyền thống pháp
luật" (để nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử của các hệ thống pháp luật này) hay
"dòng họ pháp luật" (để nhấn mạnh sự liên quan và kết nối giữa các hệ thống
pháp luật này) [34, 155-156].
Việc phân loại các hệ thống pháp luật thực chất là hoạt động so sánh cấp
vĩ mô, tức là căn cứ vào các đặc điểm như tư duy pháp lý, kĩ thuật lập pháp …
mà phân chia thành các họ pháp luật có các điểm tương đồng. Tuy nhiên các
nhà luật học lại có những tiêu chí khác nhau để phân loại các họ pháp luật
trên thế giới.
- Phân loại của luật gia XHCN: căn cứ vào chế độ chính trị, phân loại các

hệ thống pháp luật thành Hệ thống Pháp luật XHCN và một hệ thống đối lập
với nó là Hệ thống Pháp luật Tư sản.
- Hệ thống Pháp luật châu Âu lại được phân loại thành bốn nhóm khác
nhau dựa vào thời gian, cách thức và mức độ mà giai cấp tư sản thành công
trong việc thiết lập quan hệ sản xuất tư bản trong lòng chế độ phong kiến. Các
nhóm đó bao gồm: (1) Anh và các nước Phương Bắc; (2) Pháp; (3) các nước
nói tiếng Đức ở Trung Âu, Hungary và một phần Đông Âu; (4) các nước ở
Đông- Nam châu Âu.
- Dựa vào những yếu tố căn bản ảnh hưởng tới pháp luật như: tôn giáo,
luân lý và công lý, có quan niệm phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới


thành ba loại: Hệ thống Pháp luật Hồi giáo và Ấn Độ (bị ảnh hưởng của tôn
giáo); Hệ thống Pháp luật Trung Hoa (bị ảnh hưởng của luân lý); và Hệ thống
Pháp luật Pháp-La tinh, Hệ thống Pháp luật Anh–Mỹ, cũng như Hệ thống
Pháp luật Xã hội Chủ nghĩa (bị ảnh hưởng của công lý). [10, 222]
- Lévy-Ullmann phân biệt ba họ pháp luật khác nhau: Họ Pháp luật Lục
địa, Họ Pháp luật của các nước nói tiếng Anh và Họ Pháp luật Hồi giáo.
- Căn cứ vào nội dung mà tại đây có sự chú ý thích đáng tới nguồn gốc,
xuất xứ và các yếu tố chung của pháp luật. Đại biểu cho quan niệm này là
Arminjon, Nolde, Wolff chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành bảy họ
khác nhau như: Pháp, Đức, Bắc Âu, Anh, Nga, Đạo Hồi và Đạo Hindu.
- René David và John E.C. Brierley căn cứ vào tiêu chí kỹ thuật (như
thuật ngữ, nguồn và phương pháp của pháp luật) và tiêu chí chính trị, xã hội
(bổ sung cho tiêu chí thứ nhất, là điều kiện đủ với sự xem xét tới các nguyên
tắc triết học, chính trị, kinh tế và mục tiêu xây dựng kiểu loại xã hội), sắp xếp
các hệ thống pháp luật trên thế giới thành Họ Pháp luật La Mã - Đức, Pháp
luật XHCN, Common Law, Pháp luật Đạo Hồi, Pháp luật Ấn Độ, Pháp luật
Viễn Đông, Pháp luật châu Phi và Madagascar.
- Konrad Zweigert và Hein Koetz cho rằng phải dựa vào phong cách

pháp lý để phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới, bao gồm các yếu tố:
(1) Lịch sử phát sinh và phát triển của hệ thống pháp luật; (2) Cách thức tư
duy pháp lý đặc trưng và nổi bật; (3) Các chế định đặc biệt; (4) Các loại
nguồn mà hệ thống pháp luật chấp nhận và cách thức sử dụng chúng; và (5) Ý
thức hệ của hệ thống pháp luật. Vì thế các ông đã phân loại các hệ thống pháp
luật trên thế giới thành các họ như: Họ Pháp luật La Mã, Họ Pháp luật Đức;
Họ Pháp luật Anh–Mỹ; Họ Pháp luật Bắc Âu; Họ Pháp luật XHCN; Họ Pháp
luật Viễn Đông; Họ Pháp luật Đạo Hồi; Họ Pháp luật Hindu.
Dù là phân loại theo tiêu chí nào, các nhà luật học so sánh cũng phải tuân
thủ các tiêu chí như: lịch sử, cấu trúc hệ thống và nguồn pháp luật để đảm bảo
làm bật lên được những điểm giống và khác của chúng.


1.2. Khái niệm hệ thống pháp luật Civil Law
Hệ thống pháp luật Civil Law (Civil Law Systems) hay còn gọi là họ
pháp luật La Mã Đức. Thuật ngữ “Civil Law” trong lĩnh vực luật học có hai
nghĩa phổ biến [40, 9]:
Thứ nhất, đó là tên gọi của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu (hay còn
gọi là hệ thống pháp luật La Mã – Đức), là dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế
giới tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ,… phần lớn các nước châu Phi, hầu hết các nước châu
Mỹ Latinh và các nước phương Đông kể cả Nhật Bản. Hệ thống pháp luật này
được hình thành với việc sử dụng di sản pháp luật La Mã và được hợp nhất
với nhau bởi tính thống nhất về cơ cấu, về các nguồn và sự giống nhau của bộ
máy khái niệm pháp lý.
Thứ hai, có nghĩa là luật dân sự - ngành luật điều chỉnh các quan hệ tài
sản và nhân thân giữa các cá nhân thuộc lĩnh vực luật tư.
Trong luật học so sánh và trong phạm vi đề tài này, Civil Law sẽ được
nghiên cứu trên cơ sở khái niệm thứ nhất được nêu trên đây. Có nhiều khái
niệm khác nhau về khái niệm hệ thống pháp luật này.

GS.TSKH Đào Trí Úc: "Họ pháp luật này được hình thành từ một nền
khoa học pháp lý phát triển ở các nước Châu Âu Lục địa được các luật gia
La Mã xây dựng nên, tại đây luật vật chất được coi trọng hơn luật thủ tục; và
trong đó ngành luật tư được chú trọng hơn cả". [40, 8]
Vũ Văn Mẫu cho rằng họ pháp luật này đã thoát ly khỏi tôn giáo, luân
lý, đề cao tự do các nhân, tiếp thu ý niệm, danh từ, cách thức phân loại của
Luật La Mã và coi trọng văn bản qui phạm pháp luật.
Trong khi René David cho rằng: "Họ pháp luật này bao gồm các nước
mà khoa học pháp lý phát triển trên cơ sở của Luật La Mã (ius civile). Tại đó
các qui tắc pháp luật được hiểu như các qui tắc ứng xử có liên hệ mật thiết tới
ý tưởng công lý và đạo đức. Việc xác định và xây dựng các qui tắc này chủ
yếu thuộc về các nhà khoa học pháp lý là những người bị thu hút bởi nhiệm


vụ đưa ra các học thuyết pháp lý và ít quan tâm tới việc áp dụng thực tiễn
pháp luật. Đối với họ pháp luật này luật tư là chủ yếu, ngành luật dân sự vẫn
được xem là ngành khoa học pháp lý chính".
Truyền thống Civil law có một lịch sử phát triển lâu dài, từ thời La Mã
cổ đại. Về mặt lịch sử, mục đích ban đầu của việc ban hành luật ở Đế chế La
Mã là để giải quyết các quan hệ giữa các công dân, nghĩa là “luật dân sự” ra
đời trước tiên, các ngành luật khác ra đời muộn hơn. Truyền thống Civil Law
hiện đại phát triển từ thế kỷ XII - XIII. Vào thời kỳ này, các Trường Đại học ở
châu Âu đã có công phát triển một khoa học pháp lý thống nhất cho toàn bộ
châu Âu, trên cơ sở công trình tập hợp hoá pháp luật từ thế kỷ VI của Hoàng
Đế Justinian - một trong những Hoàng Đế cuối cùng của Đế chế La Mã cổ
đại. Công trình này có tên “Corpus Juris Civilis”, có nghĩa là “Tập hợp các
chế định luật dân sự”. [46,2] Người Anh đã dịch thuật ngữ này là Civil Law.
Chính vì thế truyền thống pháp lý này được gọi là truyền thống Civil Law.
Khoa học pháp lý thống nhất cho toàn bộ châu Âu thời bấy giờ là kết quả
nghiên cứu chung của các Trường Đại học ở cả các nước Latin lẫn các nước

Germain, nên truyền thống này còn được gọi là truyền thống luật Đức - La Mã.
Mặt khác, kể từ đó Civil Law dần dần được truyền bá ở khắp các trường đại học ở
châu Âu, trừ nước Anh. Châu Âu lục địa là cái nôi của Civil law, nên một số học
giả gọi truyền thống này là truyền thống luật châu Âu lục địa (continental system).
Như vậy, truyền thống pháp lý của các nước mà khoa học pháp lý được
hình thành trên nền tảng luật La Mã có nhiều tên gọi. Trong khuôn khổ đề tài,
tác giả sử dụng thuật ngữ “Civil Law” để gọi tên hệ thống pháp luật này.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Civil Law
Quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Civil Law bao gồm 03
giai đoạn; Giai đoạn pháp luật tập quán – giai đoạn trước thế kỷ XIII; giai
đoạn pháp luật thành văn – từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII; và giai đoạn
pháp điển hóa pháp luật và phát triển ra ngoài châu Âu – từ cuối thế kỷ XVII
đến nay [34,105].


1.3.1. Giai đoạn luật tập quán
Những tư liệu như: Bộ luật Justinianus, Tổng luận luật học Justinianus
(Digest), sách sưu tập các chế định Justinianus, Luật mới Justinianus, Đại
toàn quốc pháp Justianus, sách cầu nguyện ở Pháp và bán đảo Iberia là những
tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn này. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và làm sáng rõ
những qui phạm pháp luật không được coi trọng do kết quả của vụ việc phụ
thuộc vào những yếu tố như ý trời, lời thề của đương sự, thủ tục tu thân, thử
thách của tòa án hoặc đơn giản là phụ thuộc vào sự độc đoán của chính quyền,
những quyết định của tòa án không được đảm bảo thực thi bởi chính quyền.
Trong bóng đêm của thời kỳ trung cổ, xã hội dường như quay lại với một
chế độ nguyên thủy. Giữa các cá nhân và các nhóm xã hội với nhau, những
trang chấp được giải quyết theo luật của kẻ mạnh và quyền lực độc đoán của
thủ lĩnh. Trong thời đại đó, trọng tài có ý nghĩa quan trọng hơn là pháp luật.
1.3.2. Giai đoạn phát triển pháp luật thành văn từ thế kỉ XIII đến cuối thế
kỉ XVIII.

Cuối thế kỷ XII, các thành phố châu Âu bắt đầu phát triển, đồng thời với
sự gia tăng các hoạt động thương mại. Hoạt động buôn bán thương mại và sự
gia tăng của cư dân thành thị đã tạo ra nhu cầu phân biệt đạo đức, tôn giáo và
thành thị. Trong suốt năm thế kỷ, việc giảng dạy luật bác học ở các trường đại
học đã trải qua một quá trình phát triển, với sự đóng góp của nhiều trường
phái.
Trường phái thứ nhất (xuất hiện hồi thế kỷ XIII) gọi là trường phái của
các giáo sư luật (Glossators) giảng dạy ở trường Đại học Bologna (Ý).
Trường phái tập trung giải thích ý nghĩa của các chế định pháp luật theo nghĩa
nguyên thuỷ trong Corpus juris civillis. Cũng như tinh thần công trình của
Hoàng đế Justinian, do không còn phù hợp nên một số chế định (về vấn đề nô
lệ) đã được điều chỉnh bởi giáo hội.
Trường phái thứ hai (xuất hiện hồi thế kỷ XIV - XV) gọi là trường phái


của các nhà bình luận (Commentators hoặc Post-glossators), cũng chủ yếu tập
trung ở Italia. Bằng cách cắt xén để giải thích luật La Mã cho phù hợp với xã
hội đương thời, không chỉ kế tục, hoàn thiện luật La mã cổ mà còn đóng góp,
tìm kiếm các giải pháp trong cả lĩnh vực thương mại và xung đột pháp luật.
Trường phái thứ ba gọi là trường phái của các nhà nhân văn
(Humanistes), xuất hiện ở Pháp thế kỷ XVI. Trường phái này mang các đặc
điểm gần giống với trường phái luật học sư (Glossator) do các nhà học giả cố
gắng khôi phục lại nguyên bản luật La Mã.
Trường phái thứ tư - gọi là trường phái của các nhà pháp điển hiện đại
(Usus Modernus Pandectarium hay Pandectists) - xuất hiện ở Đức thế kỷ XVI
và được thể hiện trong Bộ luật dân sự Đức 1896. Trường phái là sự kế thừa
những điểm tiến bộ của trường phái hậu luật học (Post-glossator), kết hợp với
một chút tính Đức đưa vào luật La Mã.
Trường phái thứ năm xuất hiện vào thế kỷ XVII - XVIII, gọi là trường
phái luật tự nhiên (Natural Law). Đây là sự phát triển cao của trường phái của

các nhà bình luận (post-glossators). Trường phái với tư tưởng chủ đạo là pháp
luật bao gồm pháp luật do nhà nước ban hành và pháp luật tự nhiên tồn tại
song song. Trường phái nhấn mạnh tới quyền tự nhiên của con người là quyền
thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chính từ trường phái này đặt nền móng cho
việc phân chia luật công, luật tư, đặt nền móng cho các môn khoa học pháp lý
như luật hiến pháp, luật hành chính, hình sự,…. Trường phái là sự ảnh hưởng
to lớn tới sự phát triển của luật La mã, bước đầu đặt ra các chế định hạn chế
quyền lực nhà nước, đề cao quyền tự do cá nhân, quyền con người,… Sự
thành công của trường phái luật tự nhiên được René David và John E.C
Brierley nhận xét là mang lại vai trò mới cho pháp luật trong mối quan hệ
giữa người dân và chính quyền, thành công trong việc xây dựng mối quan hệ
pháp lý song song giữa luật tư và luật công, cùng với đó là thúc đẩy quá trình
pháp điển hoá.


1.3.3. Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển mở rộng phạm vi
ảnh hưởng ra ngoài Châu Âu từ thế kỷ XVIII đến nay.
a) Pháp điển hóa:
- Giai đoạn này là cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển tư tưởng pháp
luật của nhân loại, nó làm thay đổi toàn bộ cục diện của hệ thống pháp luật
châu Âu.
- Được đánh dấu bởi sự ra đời của các văn bản luật quan trọng. Có thể kể
đến bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 – cơ sở,
nền tảng cho bản Hiến pháp (1791) - hiến pháp của nhiều nước trên thế giới
(đề cao quyền tự nhiên của con người, của công dân). Pháp và Đức lần lượt
cho ra đời một loạt các bộ luật quan trọng: Bộ luật Dân sự Napoleon 1804, Bộ
luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Thương mại...
- Pháp điển hóa cho phép ý tưởng của trường phái luật tự nhiên biến
thành hiện thực (ra đời các ngành luật thuộc nhánh luật công), chấm dứt tình
trạng manh mún của pháp luật, sự tràn lan của luật tập quán, giảm pháp luật

châu Âu thành một số hệ thống nhất định.
b) Sự phát triển ra ngoài lục địa Châu Âu:
- Bộ luật Dân sự của Pháp đặc biệt có ảnh hưởng tới Bỉ, Hà Lan, Ý,
Luxembourg, Ba Lan, Rhenan...
- Do Pháp có nhiều thuộc địa ở Bắc Phi, Trung Phi, Tây Phi, ĐNA, Nam
Mỹ nên pháp luật của Pháp đã có ảnh hưởng rất lớn đến pháp luật ở các nước
thuộc khu vực đó.
- BLDS Đức làm mất hiệu lực của hàng loạt luật địa phương và được
tiếp nhận ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Ngày này, có khoảng gần 60 quốc gia có hệ thống pháp luật quốc gia
chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law, tiêu biểu có thể kể đến là
Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Quebec (Canada), Bang Luisiana (Hoa Kỳ).


Hình 1.2. Bản đồ thể hiện sự phân chia Civil Law và Common Law ở
Châu Âu

- Do sự học hỏi lẫn nhau, cùng quá trình hội nhập thế giới, hệ thống pháp
luật Civil Law chứa đựng nhiều sự giao thoa pha trộn giữa các họ pháp luật
khác, sự phân chia trong hệ thống pháp luật Civil Law bao gồm truyền thống
Civil Law, và các hệ thống pha trộn như sau:
Truyền thống Civil Law: Azores, Albania, Angola, Argentina, Arménia,
Aruba, Australia, Pierre and Miquelon, San Marino, Serbia and Montenegro,
Sweden, Awitzerland, Tajikistan, Turkey, Turkmenistan, Ukraine, Uruguay,


Uzbekistan, Venezuela, Vietnam, ….
Pha trộn giữa Civil Law và Common Law: Botswana, Cuprus,
Loussiana(USA), Malta, Mauritius, Namibia, Philippines, Puerto Rico,
Quebec, Sainte Lucia, Scotland, Seychelles, South Africa, Thailand.

Pha trộn giữa Civil Law và pháp luật tập quán: Burundi, Burkina Faso,
Chad, China, Congo, Democratic, Republic of the Congo, Republic of the
Côte D’ivoire, Ethiopia, Garbon, Guinea, Guine Bissau, Japan, Korea-Norrth,
Korea-South, Niger, Rwanda, Swaziland Taiwan, …
Pha trộn giữa Civil Law và pháp luật đạo Hồi: Algeria, Brunei, Comoros,
Egypt, Iraq, Kuwait, Lebanon, Libya, Marocco, Mauritania, Syria, Tunisia.
Pha trộn giữa Civil Law, pháp luật đạo Hồi và pháp luật tập quán:
Djibuti, Eritrea, Indonesia.
Pha trộn giữa Civil Law, Common Law và pháp luật đạo Hồi: Cameroon,
Lesotho, Srilanka, Iran, Jordan, Saudi Arabia, Somalia, Yemen.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Civil Law được gọi theo nhiều tên khác nhau: luật La Mã (chỉ nguồn
gốc), luật châu Âu lục địa (chỉ ra khu vực hình thành và phát triển giai đoạn
đầu) hay dân luật. Là hệ thống luật lớn nhất trên thế giới, trải khắp từ châu Âu
lục địa (Pháp, Đức, Ý…) tới châu Mỹ (tỉnh Québec của Canada, bang
Lousiana của Mỹ) châu Phi và nhiều nước châu Á. Civil Law được coi là biểu
thị sự phát triển văn minh của hệ thống pháp luật. Đồng thời là một trong
những hệ thống có lịch sử hình thành phát triển lâu đời nhất so với các hệ
thống pháp luật khác trên thế giới. Đặc điểm nổi bật của Civil Law là ảnh
hưởng của luật La Mã xuyên suốt quá trình hình thành phát triển. Lịch sử hình
thành phát triển của Civil Law bắt nguồn từ sự hình thành phát triển của luật
La Mã và trải qua ba đoạn: Giai đoạn pháp luật tập quán – giai đoạn trước thế
kỷ XIII; giai đoạn pháp luật thành văn – từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII;
và giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển ra ngoài châu Âu – từ cuối
thế kỷ XVII đến nay.
Hệ thống pháp luật thành văn Civil law được mở rộng ra thế giới thông
qua hai con đường. Thứ nhất là mở rộng thuộc địa (chủ yếu). Thứ hai là do sự
học hỏi văn minh pháp lí phương Tây của các nước. Hiện nay, Civil Law vẫn

chiếm một tỉ lệ lớn các nước áp dụng và chịu ảnh hưởng trên thế giới.


CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT CIVIL LAW VÀ ẢNH HƯỚNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.1. Những đặc trưng chính của hệ thống pháp luật Civil Law
2.1.1. Về nguồn của luật
Có nhiều quan niệm về nguồn pháp luật: Thứ nhất- là nguồn của các
quan điểm, tư tưởng pháp luật; thứ hai- là nguồn tạo nên quy phạm pháp luật;
thứ ba- là nguồn chứa đựng, thể hiện pháp luật.
Theo quan niệm thứ ba thì nguồn pháp luật của hệ thống Civil Law bao
gồm các loại nguồn cơ bản sau:
- Pháp luật thành văn: rất được coi trọng ở hệ thống pháp luật này – nguồn
đầu tiên và độc nhất của họ pháp luật này. Bao gồm các loại văn bản sau:
+ Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước – văn bản có hiệu lực pháp lý
cao nhất với những quy phạm có tính tối thượng – trình tự ban hành, sửa đổi
hiến pháp đặc biệt hơn so với các đạo luật thông thường (hội đồng bảo hiến hay
Tòa án hiến pháp). Sự giám sát tính hợp hiến của những luật khác được xây
dựng là một minh chứng cho tính tối thượng và uy quyền của hiến pháp.
+ Công ước quốc tế: Vai trò của công ước quốc tế có thể sánh với ý
nghĩa của hiến pháp. Tuy nhiên quan niệm về hiệu lực của công ước quốc tế
so với nội luật của mỗi quốc gia lại có sự khác nhau: ở một số nước như Pháp,
Hà Lan – công ước quốc tế có hiệu lực cao hơn nội luật; các cấp Tòa ở Tây
Đức lại coi công ước quốc tế có hiệu lực ngang hàng với các đạo luật trong
nước nhưng hiến pháp lại ưu tiên luật quốc tế hơn nội luật. Nhưng nhìn chung
thì các nước châu Âu đều có quan điểm chung thống nhất là công ước quốc tế
có hiệu lực dưới hiến pháp nhưng trên đạo luật quốc gia.
+ Bộ luật: Ở thời điểm mới xuất hiện, “bộ luật” dùng để chỉ tuyển tập
những luật khác nhau, một bộ luật bao trùm toàn bộ pháp luật (bộ luật
Justianus). Đến thời kỳ phong kiến, bộ luật được dùng để chỉ một văn bản luật

tổng hợp chứa đựng hệ thống các QPPL điều chỉnh các loại quan hệ XH khác


nhau. Và hiện nay thì bộ luật là một văn bản luật tổng hợp chứa đựng hệ
thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực pháp luật nhất định.
Yếu tố phân biệt bộ luật với các đạo luật thông thường đó là các quy phạm
của các bộ luật thường dưới dạng các nguyên tắc chung để áp dụng pháp luật.
+ Đạo luật (luật): luật là những văn bản QPPL do nghị viện ban hành
theo trình tự, thủ tục nhất định. Số lượng luật được ban hành lớn hơn rất nhiều
so với bộ luật (luật tổ chức nghị viện, luật tài chính...) tuy nhiên các đạo luật
không có hiệu lực thấp hơn các bộ luật, chúng bình đẳng với nhau từ góc độ
giải thích luật.
+ Quy chế, sắc lệnh: Những luật loại văn bản này có hiệu lực thấp hơn
luật, tuy nhiên cũng có những sắc lệnh được ban hành thuộc lĩnh vực luật theo
sự ủy quyền của nghị viện thì có hiệu lực như luật (sắc lệnh – luật). Theo
Hiến pháp của Pháp – tồn tại quyền lập qui không thuộc quyền lực lập pháp –
một quyền tự trị theo bản chất tự nhiên của mình.
+ Thông tư: ở họ pháp luật Civil Law có sự phân biệt rõ ràng giữa luật và
thông tư – một loại văn bản giúp giải thích luật, thể hiện cách hiểu của luật.
- Tập quán pháp luật: là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự
phát, tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành thói
quen tự nhiên và mang tính bắt buộc chung như QPPL. Trong dòng họ pháp
luật Civil Law tồn tại nhiều quan niệm về vai trò của tập quán pháp luật: 1Tập quán chính là nền tảng của pháp luật; 2- Tập quán chỉ là một bộ phận của
hệ thống pháp luật. Theo René David – tập quán là một trong những yếu tố
cho phép tìm ra giải pháp công minh.
- Án lệ: Án lệ là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật
được coi như tiền lệ làm cơ sở để thẩm phán sau đó xét xử áp dụng cho các
trường hợp tương tự. Ở dòng họ Civil Law pháp luật thành văn được coi
trọng, vào thế kỉ XIX, sau khi các bộ luật cơ bản của Pháp lần lượt ra đời, với
ảnh hưởng lớn của các bộ luật này, nhất là Bộ luật dân sự Napoléon, trường

phái pháp luật thực chứng ra đời. Trường phái pháp luật thực chứng coi pháp


luật thành văn hầu như là nguồn duy nhất của pháp luật, họ coi các bộ luật
như là “sự hoàn hảo của lí trí”. Theo quan niệm của các nước thuộc họ pháp
luật Civil Law, quy phạm do thực tiễn xét xử tạo ra không có được uy tín và
sự ổn định như các quy phạm lập pháp. Nó rất dễ bị thay đổi, hủy bỏ ở bất kỳ
thời điểm nào phụ thuộc vào vụ việc mới. Án lệ chỉ được áp dụng khi thẩm
phán thấy nó phù hợp với vụ án đang xét xử. Án lệ không là nguồn cơ bản của
pháp luật. Ngày nay tuy không ai còn ảo tưởng về vai trò tuyệt đối của pháp
luật thành văn, tuy nhiên theo tư tưởng truyền thống, pháp luật thành văn vẫn
được coi là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật… Theo
sự phát triển của pháp luật châu Âu, án lệ ngày càng đồ sộ và giữ vai trò là
một nguồn không thể thiếu của pháp luật. Từ vai trò quan trọng đó đã hình
thành những tuyển tập thực tiễn xét xử của tòa án – phân biệt được quyết định
nào là hữu ích, quên đi những quyết định không còn phù hợp (tuyển tập được
ban hành ở Pháp, CH Liên bang Đức, Tây Ban Nha, Ý…)
- Học thuyết: Trong một thời gian dài trong quá khứ, học thuyết từng là
nguồn chính của pháp luật – khi mà chưa xuất hiện những luật thành văn. Khi
mà các trường đại học tổng hợp ở châu Âu nghiên cứu và tìm ra các nguyên
tắc chung của hệ thống pháp luật Châu Âu vào thế kỷ XIII – XVIII cùng với
sự xuất hiện của tư tưởng dân chủ và pháp điển hóa hệ thống pháp luật, thì vị
trí thống trị của học thuyết đã được thay thế bằng luật. Từ giai đoạn đó cho
đến tận ngày nay, nhìn vào tổng thể hệ thống pháp luật thì có thể nhận thấy
học thuyết vẫn luôn là một nguồn quan trọng của pháp luật, nó kết tinh những
khái niệm, tư duy pháp luật, phương pháp giải thích pháp luật… mà các bộ
luật, luật thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau vẫn tiếp thu và giữ gìn
những giá trị đó cho đến tận ngày nay.
- Nguyên tắc chung của pháp luật: Những nguyên tắc chung của pháp
luật được thừa nhận và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống chứng tỏ sự tuân

theo và hướng đến công bằng, công lý của pháp luật, nó không chỉ thể hiện
tính chất của pháp luật thành văn chứa đựng nó mà còn thể hiện bản chất của


×