Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thông điệp tặng quà trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.69 KB, 5 trang )

Thông điệp tặng quà trong kinh doanh
Tặng quà ngày nay được xem là một nét văn hóa trong giới kinh doanh hiện đại.
Nó là cả một nghệ thuật giao tiếp quan trọng trong kinh doanh, buộc những người
trong cuộc phải có những hiểu biết nhất định nếu muốn hợp tác kinh doanh thành
công với các đối tác đến từ các nền văn hóa khác nhau.



Tặng quà phải làm sao truyền tải được những thông điệp ý nghĩa, hợp tác chân
thành mới được gọi là văn hóa tặng quà trong kinh doanh.

Không đơn thuần là phép lịch sự…

Trong kinh doanh, tặng quà không hẳn chỉ là những vấn đề tuân theo những quy
ước của phép lịch sự. Nó chính là nghệ thuật giao tiếp thương mại góp phần thúc
đẩy kinh doanh thành công. Biết tặng quà đúng cách thì món quà sẽ góp phần giúp
bạn xây dựng và duy trì mối liên hệ lâu dài. Còn như tặng quà không đúng cách thì
lắm khi lại có thể gây tổn hại cho mối quan hệ mà bạn đã dày công vun đắp.

Có lẽ định nghĩa hợp lý nhất của chữ thành công ở đây là khi người nhận vẫn còn
nhớ đến bạn và công ty của bạn thật lâu sau khi đã nhận được món quà! Vậy đâu
là những yếu tố quan trọng để món quà tặng của bạn có ý nghĩa trong mắt đối tác?

Để quà tặng thúc đẩy kinh doanh thành công

Có ba yếu tố quan trọng để việc tặng quà thúc đẩy kinh doanh thành công: tặng
đúng mục đích, đúng thời điểm và quà tặng phải có giá trị.

Tặng đúng mục đích

Quà tặng mang tính chất xúc tiến kinh doanh như khuyến mại cho khách hàng tin


dùng sản phẩm của công ty sẽ khác với quà tặng cảm ơn hay chúc mừng mang tính
chất cá nhân tới một đối tác cụ thể. Là doanh nhân, trước khi tặng quà bạn cần
phải xác định rõ ràng mục đích quà tặng của bạn với đối tác. Nếu bạn tặng quà để
thể hiện sự hợp tác chân thành, mong muốn duy trì mối quan hệ lâu dài, nó phải
thể hiện được qua cả cách thức chọn và trao quà tặng

Ở một số nước tặng quà là một cử chỉ văn minh. Nhưng một số nước khác đây lại
được coi như một món hối lộ. Ở nhiều công ty cấm việc nhận quà cáp, trong
những trường hợp như thế này, bạn nên tôn trọng và không nên tặng biếu gìn để
khiến người bạn mình phải gửi trả lại, sẽ gây ra sự khó xử cho cả hai bên…

Tặng đúng thời điểm

Không phải bất cứ lúc nào bạn tặng quà, đối tác cũng sẽ nhận. Tùy vào từng điều
kiện cụ thể và phụ thuộc vào văn hóa ứng xử trong giao tiếp khác nhau, bạn nên
tìm hiểu để tặng quà đúng thời điểm. Ví dụ như người Nhật chỉ nhận quà sau khi
đã kết thúc buổi gặp mặt hoặc kí kết xong một hợp đồng nhưng ngược lại, các đối
tác đến từ Brazil thường rất vui khi nhận được những món quà tặng thân thiện
trước khi vào bàn họp…

Quà tặng phải có giá trị

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc tặng quà. Tuy nhiên, giá trị ở đây không
đơn thuần chỉ có nghĩa là đắt tiền mà phải thể hiện được giá trị tinh thần sâu sắc.

“Đã gọi là quà thì không nên đặt quá nặng về giá trị vật chất, nó mang giá trị tinh
thần nhiều hơn. Không phải vì người ta thiếu mà chính là vì tấm lòng của mình
gửi đến người nhận quà. Tuy nhiên, cũng không nên quá căn cơ khi lựa chọn một
món quà khi chúng ta thấy nó phù hợp với mục đích của mình và thể hiện được
tình cảm của mình dành cho người nhận”, ông Nguyễn Hoàng Anh, Cố vấn

Truyền thông của Asia Injury kiêm Giám đốc Kinh doanh công ty Mũ bảo hiểm
Protect phát biểu.

Một món quà tặng có giá trị tinh thần còn phải thể hiện được sự tôn trọng văn hóa,
tập quán của người nhận. Điều này có nghĩa là, món quà tặng của bạn không được
“chạm” vào những điều kiêng kị của đối tác. Ví dụ như, người Nhật, người Trung
Quốc rất kị số 4 và số 9 bởi đó là những con số “tử” đối với họ, hay như người
Hàn Quốc không thích được tặng các vật sắc, nhọn bởi họ cho đó là biểu tượng
của sự cắt đứt mối quan hệ…Cũng như bạn không nên tặng tượng Phật cho người
bạn Thiên Chúa giáo hay ngược lại, hoặc tặng rượu mạnh cho một người bạn Hồi
giáo,...

Ở nước ngoài thì những món quà giao tế thương mại có “giá trị” thông dụng
nhất là:

- Quà lưu niệm của công ty (Cái logo nên được giữ kín đáo một chút nếu bạn
muốn món quà được để trên bàn làm việc của đối tác).

- Sản phẩm điện tử

- Hoa

- Vé xem thể thao hoặc trình diễn văn nghệ

- Thức ăn

- Rượu

- Những vật cần dùng khi đi du lịch


- Đồ trang trí trên bàn làm việc…

Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có những quy tắc tặng và nhận quà khác nhau. Việc
hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh nhân
xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác kinh doanh
đến từ các nền văn hóa khác nhau. Kỳ sau sẽ giới thiệu với các bạn văn hóa tặng
quà trong kinh doanh của các quốc gia trên thế giới…

×