Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ảnh hưởng của xuất xứ đối với các thương hiệu bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.79 KB, 2 trang )

Cập nhật ngày 20/2/2005 11:28:35
Ảnh hưởng của xuất xứ đối với các thương hiệu bia
Hãy tưởng tượng: một chiều chủ nhật đẹp trời, bạn ngồi sau sân nhà nhâm nhi ly bia với
bạn bè. Sau một ngụm bia, bạn lim dim mắt và thả hồn với gió mây, bỏ lại những lo âu phiền
muộn sau lưng. Hơi men của loại bia ưa thích đưa bạn bay đến những vùng đất khác lạ,
nhưng chắc hẳn thế nào vùng đất trong mơ ấy cũng ít nhiều có liên quan đến chai bia bạn
đang uống.
Hãy tưởng tượng: một chiều chủ nhật đẹp trời, bạn ngồi sau sân nhà nhâm nhi ly bia với bạn bè.
Sau một ngụm bia, bạn lim dim mắt và thả hồn với gió mây, bỏ lại những lo âu phiền muộn sau
lưng. Hơi men của loại bia ưa thích đưa bạn bay đến những vùng đất khác lạ, nhưng chắc hẳn thế
nào vùng đất trong mơ ấy cũng ít nhiều có liên quan đến chai bia bạn đang uống. Tất cả các nhãn
hiệu bia, cho dù là hàng nội địa hay ngoại nhập, đều rất chú trọng nguồn gốc xuất xứ của mình. Mọi
người hẳn ai cũng rõ Guiness đến từ Ireland, Corona ra đời tại Mexico và Budweiser 100% là của
Mỹ.
Martin Lindstrom, chuyên gia tư vấn thương
hiệu ở Đan Mạch, quê hương của Carlsberg,
nhận xét: “Một đất nước có thể được nhận
biết thông qua quốc kỳ, quốc ca, hãng hàng
không quốc gia và một yếu tố khác không
thể bỏ qua chính là bia. Đây có thể được
xem như một hình thức xây dựng thương
hiệu tự do - dựa vào danh tiếng của đất
nước để tạo dựng thương hiệu cho sản
phẩm của mình.”
Simon Anholt, chuyên gia tư vấn thương
hiệu kiêm tác giả quyển “Brand New Justice”
cũng đồng ý rằng xuất xứ là một trong
những yếu tố quan trọng trong xây dựng
thương hiệu bia: “Các nhà tiếp thị thường
quan tâm đến những đặc tính vô hình trong
thương hiệu. Nguồn gốc một sản phẩm có


thể được tự do sử dụng như một phần của
tài sản thương hiệu, từ đó có thể tiết kiệm
cho nhà sản xuất rất nhiều công lao và chi
phí miễn sao họ có thể tạo nên một mối liên
hệ hợp lý giữa sản phẩm và quê quán của
nó.”
Để minh họa cho lập luận của mình,
Lindstrom và Anholt nêu ra ví dụ như sau:
Khi người tiêu dùng đứng trước hai chiếc xe
hơi giống nhau nhưng một chiếc được sản
xuất từ Thuỵ Sỹ và chiếc kia từ Thổ Nhĩ Kỳ,
tự nhiên họ sẽ cho rằng xe của Thuỵ Sỹ tốt
hơn. Tuy nhiên với bia thì khác. Một số quốc
gia thuộc loại “vô danh tiểu tốt” nhưng lại có
thể là quê hương của những nhãn hiệu bia nổi tiếng. Chẳng hạn, Jamaica là một nước nhỏ và
nghèo nhưng bia của Jamaica có thể rất
ngon.
Tất cả các nhãn hiệu bia lớn nhỏ trên thị
trường đều tự do tận dụng thương hiệu

×