Về các đáp án về lý thuyết tôi không có vấn đề gì thắc mắc. Tuy nhiên phần bài tập tôi nhận
thấy một số đáp án chưa thống nhất khi tôi xem trên số trang web.
Ví dụ câu hỏi : Có 8 phân tử AND tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112
mạch polinucleôtit mới lấy từ nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi
của mỗi phân tử AND nói trên là.
Giải : Tacó số mạch đơn mới lấy từ nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào là : 8.(2
k
– 2)
= 112 (2
k
-2 ) = 112/8 = 14
Nên : 2
k
= 16 = 2
4
k = 4
Vậy mỗi phân tử AND đã nhân đôi 4 lần.
Trong khi trên báo dân trí lại giải ra đáp án là 3 lần.
Ví dụ 2 : Ở ngô, bộ NST 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể
bốn đang ở kỳ sau của nguyên phân,
Giải : theo SGK sinh học 12 cơ bản thì thể bốn có công thức tổng quát là (2n + 2).
Trong nguyên phân cơ chế chính là các cặp NST tự nhân đôi rồi phân li đồng đều về các tế bào
con.Và đang ở kỳ sau thì hai tế bào con chưa hoàn toàn tách đôi.
Trong khi đề bài yêu cầu có thể dự đoán số NST đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kỳ
sau của nguyên phân.
Vậy có 2 khả năng xảy ra.
+Nếu ta xét 1 cặp NST là thể 4 thì tổng số NST ở kỳ sau là :
2.(2n + 2) = 44 NST
+ Nếu ta xét tối đa có thể có thì 10 cặp NST đều là thể bốn thì tổng số NST ở kỳ sau là :
2.(2n +10.2) = 80 NST,
Trong khi đề không yêu cầu cụ thể. Vậy theo tôi câu này có thể coi như là có 2 phương án đúng.
Ví dụ 3 : Ở ruồi giấm, gen A quy định than xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định than
đen, gen B quy định cách dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này
cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy
định mắt trắng. Gen quy định maug mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng
trên Y. Phép lai : AB//abX
D
X
d
x AB//abX
D
Y. Cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh
cụt, mắt đỏ chiếm 15%. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt,
mắt đỏ là
Giải : Ở F1 ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ có thể có các kiểu gen sau ab//abX
D
X
D
,
ab//abX
D
X
d
, ab//abX
D
Y. Trong khi giả thuyết cho biết tỷ lệ này chiếm 15%. Đề yêu cầu tỉ lệ
ruồi đực có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ. Thì ruồi đực mang kiểu hình này có 1 kiểu
gen ab//abX
D
Y, chiếm 1/3 so với tổng cá thể có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ. Nên bằng
1/3.15% = 5%. Trong khi đó đáp án ở dân trí là 7,5%.
Ví dụ 4 : Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng
và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho
kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ?
Giải : Trong trường hợp này các gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và
1 tính trạng lặn ở đời con . Ta tính các trường hợp sau :
+ A – B – D – hh = 3/4.3/4.3/4.1/4 = 27/256
+ A – B – dd H - = 3/4.3/4.1/4.3/4 = 27/256
+ A – bb D – H - = 3/4.1/4.3/4.3/4 = 27/256
+ aa B- D - H - = 1/4.3/4.3/4.3/4 = 27/256
Vậy Tổng số kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ :
27/256 + 27/256 + 27/256 + 27/256 = 108/256 = 27/64 . Trong khi đó đáp án trên báo dân trí là
81/256
Ví dụ 5 : Ở người gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ
và lục; jem B quy định máu đông bình thường, alem b quy định máu khó đông. Các gen này
nằm trên cặp NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải,
alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trong quần
thể người là :
Giải : Với cặp gen quy định tính trạng thuận tay có 3 kiểu gen là DD – Dd – dd
Với cặp gen quy định 2 cặp tính trạng mù màu và máu khó đông nằm trên NST X không có len
trên Y. Có 13 loại kiểu gen X
AB
X
AB
, X
AB
X
aB
, X
AB
X
Ab
, X
Ab
X
aB
, X
Ab
X
Ab
, X
Ab
X
ab
, X
aB
X
aB
, X
aB
X
ab
,
X
ab
X
ab
, X
AB
Y, X
aB
Y, X
Ab
Y, X
ab
Y.
Vậy số kiểu gen tối đa về 3 locut là : 3.13 = 39 kiểu gen. Trong khi đáp án trên dân trí là 27 loại
Ví dụ 6 : Ở ngô tính trạng về nàu sắc hạt do 2 gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao
phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí
thuyết tỉ lệ hạt trắng đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là.
Giải : Chia tất cả các kiểu hình cho 80 ta được tỉ lệ xấp xỉ : 12 : 3 : 1 . Vậy tính trạng màu sắc
hạt ngô do quy luật tương tác gen dạng át chế chi phối.
Quy ước : A – B – hạt trắng
A – bb (A át B và b )
aaB- hạt vàng (a không át )
aabb hạt đỏ
F1 có 12 tổ hợp kiểu gen F1 xF1 là : AaBb x AaBb
Vậy kiểu hình hạt trắng đồng hợp về 2 cặp gen có 2 loại kiểu gen : AABB và Aabb
Nên theo lí thuyết tỉ lệ hạt trắng đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là :
2/12 = 1/6 . Trong khi đó đáp án dân trí là 3/16
Trên đây là những câu hỏi trong đề tuyển sinh đại học môn Sinh học năm 2009. Tôi nhận thấy
đáp án như vậy theo tôi thì cần có nhiều điều chúng ta trao đổi và tham khảo?
Nếu có ai có cách làm khác hãy cùng trao đổi qua tôi nhé? Mong đợi sự đóng góp từ quý thầy
cô
Mail: