Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỐNG TỘI PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.74 KB, 2 trang )

Xây dựng mô hình phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội
trong thanh thiếu niên
Hiện nay, thanh niên Quỳnh Lưu có khoảng 103.000 người, chiếm 29% dân số và gần 50% lực lượng lao động
toàn huyện, đây là nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an
ninh quốc phòng của huyện nhà. Ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn thanh niên và nhận thức sâu sắc tầm
quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội trong thanh thiếu
niên. Trong thời gian qua BTV Huyện đoàn đã chỉ đạo và tổ chức nhiều hoạt động, sử dụng nhiều giải pháp trong
việc đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Đặc biệt, đã có biện pháp để xây dựng mô hình, điển hình
trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Từ các điển hình, BTV
Huyện đoàn đã tuyên truyền, phổ biến nhân rộng cho các cơ sở Đoàn trong toàn huyện, nhất là khối nông thôn
và trường học.
Thứ nhất, mô hình giáo dục pháp luật và các đội tuyên truyền lưu động:
Năm 2004, Ban Thường vụ Huyện đoàn chỉ đạo chi đoàn Công an huyện thành lập đội tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội cho hơn 34 nghìn lượt đoàn viên thanh niên là học sinh 10 trường
THPT, Trung tâm GDTX và một số trường THCS trọng điểm trong huyện; phát trên 50.000 tờ rơi về tuyên truyền
ma túy, an toàn giao thông, các tệ nạn cờ bạc, mại dâm... Thông qua các buổi nói chuyện, tuyên truyền phổ biến
pháp luật và các tệ nạn xã hội, bằng nhiều dẫn chứng sống động, cách diễn giải thuyết phục đã góp phần nâng
cao nhận thức, hạn chế hiện tượng vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội trong đoàn viên thanh niên là học
sinh.
Mô hình các đội tuyên truyền pháp luật lưu động được BTV Huyện đoàn chỉ đạo thành lập và họat động ở các xã,
thị trấn. Mỗi cơ sở Đoàn khối xã, thị trấn được thành lập 1 đội tham gia biểu diễn và tuyên truyền theo các
chương trình do Huyện đoàn tổ chức ở các cụm như: Hội trại phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội ở các năm
1999, 2001, 2003, Hội trại "Tuổi trẻ sống đẹp" cho thanh niên công giáo năm 2004; tuổi trẻ Quỳnh Lưu làm theo
lời Bác năm 2005; diễn đàn Tuổi trẻ Quỳnh Lưu nói không với ma túy và các tệ nạn xã hội vào các năm 2000,
2002... Các đội tuyên truyền lưu động còn phục vụ thường xuyên cho các chương trình do địa phương tổ chức.
Hình thức, nội dung tuyên truyền chủ yếu thông qua các tiểu phẩm, chương trình văn nghệ, hỏi đáp về pháp luật
phòng chống ma túy, phòng chống vi phạm pháp luật hình sự, luật hôn nhân gia đình... với nhiều tiểu phẩm được
dàn dựng công phu, chu đáo cộng với cách diễn xuất sáng tạo, ấn tượng của các diễn viên, mô hình các đội
tuyên truyền lưu động luôn thu hút đông đảo ĐVTN và nhân dân tham gia, góp phần quan trọng trong việc giáo
dục, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cư.
Thứ hai: Mô hình các đội thanh niên xung kích giữ gìn ANTT:


Mô hình này được BTV Huyện đoàn chỉ đạo thành lập ở Trường THPT và các xã, thị trấn từ năm 2002, căn cứ
vào Nghị quyết 06 và Chỉ thị 07 của BTV Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo đấu tranh phòng chống tội phạm và
các tệ nạn xã hội. Mỗi xã, thị trấn, mỗi trường THPT thành lập một đội tanh niên xung kích. Đến nay, toàn huyện
có 53 đội hoạt động có hiệu quả và thường xuyên với gần 700 thành viên. Ngoài ra, tùy tình hình của từng địa
phương, nhiều đơn vị đã tổ chức thành lập các tổ thanh niên xung kích cấp khối, xóm. Nhiều đội thanh niên xung
kích cấp xã, thị trấn được trang bị về phương tiện, cơ sở vật chất thiết yếu để làm nhiệm vụ như: áo, đèn pin, mũ,
còi, cờ hiệu... Các hoạt động chủ yếu của Đội thanh niên xung kích giữ gìn ANTT là phối hợp với Công an xã
tuần tra (đặc biệt vào buổi tối và các ngày lễ lớn trong năm), giải tỏa các quán hàng vi phạm hành lang ATGT,
giải tán các đám đông và ĐVTN tụ tập quá 22h theo quy định, chỉ dẫn việc thực hiện an toàn giao thông ở cổng
trường lúc tan học, bảo vệ các kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT; tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, các quy định của địa phương trong lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nếp
sống văn minh cho ĐVTN và nhân dân.
Đặc biệt các đội thanh niên xung kích còn đảm nhận các đoạn đường thanh niên an toàn Xanh - Sạch - Đẹp trên
địa bàn dân cư như: Đoạn đường xã Quỳnh Diện - Quỳnh Giang, Quỳnh Thanh - Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu -
Quỳnh Đôi - Quỳnh Yên... Tất cả các tuyến đường đều được gắn biển đường thanh niên. Thường xuyên giải tỏa
hành lang vi phạm an toàn giao thông và các điểm tụ tập không đúng quy định. Ngoài ra, các cơ sở Đoàn còn
chủ động giao cho các chi đoàn đảm nhận các đoạn đường thanh niên cấp thôn xóm, gắn hàng trăm biển tuyên
truyền, kẻ vẽ hàng trăm câu khẩu hiệu về nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông, phòng chống các tệ
nạn xã hội.
Thứ ba: Mô hình quản lý thanh niên chậm tiến và giáo dục người lầm lỗi:
Để thực hiện mô hình này, BTV Huyện đoàn đã phối hợp với Công an huyện ban hành hướng dẫn số 02 HD /LN,
ngày 23 tháng 4 năm 2007 về việc theo dõi quản lý, giáo dục thanh niên chậm tiến trên địa bàn dân cư. Yêu cầu
tất cả các đơn vị phải lập sổ sách theo dõi, quản lý. Hàng năm, phân công cho các chi đoàn, đoàn viên ưu tú giúp
cho các thanh niên chậm tiến phối hợp với nhà trường để quản lý chặt chẽ đối tượng và có các giải pháp giáo
dục phù hợp. Đặc biệt là hướng dẫn các đơn vị trong việc phân loại đối tượng, cách ly thiếu niên, nhi đồng với
các trò chơi nguy hiểm.
Mô hình giáo dục, chăm sóc giúp đỡ trẻ em có hành vi làm trái pháp luật theo Đề án 04 của Chính phủ được các
xã triển khai cụ thể, và nhiều đơn vị thực hiện có hiệu quả. Trên cơ sở phân công nhiệm vụ của các cơ sở Đoàn
trong việc giúp đỡ trẻ em và những người lầm lỗi, các cơ sở Đoàn đã tổ chức giúp đỡ bằng nhiều hình thức khác
nhau như thường xuyên gần gũi, động viên, giúp đỡ về vật chất để phát triển kinh tế, giúp các ngày công lao

động... Trong 5 năm qua, Đoàn thanh niên đã giúp đỡ, giáo dục hàng trăm đối tượng lầm lỗi hòa nhập vào cộng
đồng, nhất là các đối tượng sau khi mãn hạn tù, nhiều đối tượng hiện nay đã ổn định cuộc sống, có thu nhập cao,
có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương và thôn xóm.
Nhìn chung, các mô hình đấu tranh phòng chống tội phạm và các tện nạn xã hội trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
do Đoàn thanh niên xây dựng và quản lý đa góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết về pháp luật,
ngăn ngừa sự xâm nhập của ma túy và các tệ nạn xã hội trong nhân dân (nhất là thanh thiếu niên), từ đó góp
phần đảm bảo ANTT, tạo môi trường lành mạnh phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở từng đơn vị, địa
phương trong toàn huyện.
Nguyễn Văn Thưởng (PBT Huyện đoàn Quỳnh Lưu)

×