Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ THÁI TÂN, THÁI THỤY, THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ THÁI TÂN,
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

Người thực hiện

: Phạm Thị Thu Huế

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Môi trường

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Ngô Thế Ân
Địa điểm thực tập: xã Thái Tân, huyện Thái Thụy
tỉnh Thái Bình


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể
trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi
trường– Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thế Ân,
giảng viên bộ môn Sinh thái nông nghiệp – khoa Môi trường - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập và thực hiện đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ
HTXDVNN Thái Tân và những hộ dân trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về mặt thời gian và giới
hạn năng lực của bản thân mà đề tài của tôi không tránh khỏi được những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong có được những góp ý từ thầy cô giáo, bạn đọc
để khóa luận này được hoàn thiện và có ý nghĩa hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày......tháng.......năm 2015
Sinh viên

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC VIẾT TẮT

iv

DANH MỤC BẢNG

v

DANH MỤC HÌNH

vi

MỞ ĐẦU

1

1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1


2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1.

3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1.1. CÁC KHÁI NIỆM

3

1.1.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6

1.1.3. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6

1.2.


THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI

7

1.3.

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM

10

1.3.1. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI

10

1.3.2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

13

1.4.

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI VIỆT NAM

16

1.5.

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM


1.5.

17

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP

20

1.5.1. KHÁI NIỆM

20

1.5.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

20

1.5.3. GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
NÔNG NGHIỆP

21

ii


CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


24

2.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

24

2.2.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

24

2.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

24

2.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26


3.1.

26

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

26

3.1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

28

3.2.

ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỊA
PHƯƠNG

32

3.2.1. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỊA PHƯƠNG DỰA
VÀO SỐ LIỆU QUAN TRẮC

32

3.2.2. NHẬN THỨC NGƯỜI DÂN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
ĐỊA PHƯƠNG
3.3.


35

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP

40

3.3.1. CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ VỀ THỜI TIẾT CỰC ĐOAN VÀ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ

40

3.2.2. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ XU HƯỚNG THAY
ĐỔI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP DO BĐKH

41

3.3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH ĐẾN DIỆN TÍCH
VÀ NĂNG SUẤT LÚA
3.4.

43

SỰ THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

45

3.4.1. THÍCH ỨNG VỚI NHIỆT ĐỘ TRONG SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP

46

iii


3.4.2. THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔI LƯỢNG MƯA TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.5.

48

CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC
THỰC HIÊN CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI
DÂN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

3.6.

50

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KHẢ
NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53


1.

KẾT LUẬN

53

2.

KIẾN NGHỊ

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

GDP


: Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

IMHEN

: Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường

IPCC

: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

ISPONRE : Viện chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường
NASA

: Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNDP

: Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNFCCC : Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
WB


: Ngân hàng thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1.

CÁC KỊCH BẢN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA

IPCC (2007)
BẢNG 1.2.

10

CÁC KHOẢNG NHIỆT ĐỘ TĂNG DỰ KIẾN CHO NĂM

2080

12

BẢNG 1.3.

CÁC KHOẢNG MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG DỰ KIẾN

CHO NĂM 2080
BẢNG 1.4.

13


KỊCH BẢN MỨC TĂNG NHIỆT ĐỘ TB NĂM SO VỚI

THỜI KỲ 1980-1999 THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI
TRUNG BÌNH (B2)
BẢNG 1.5.

14

KỊCH BẢN MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG Ở VIỆT NAM VỚI

THỜI KỲ 1980-1999 THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI
TRUNG BÌNH (B2)
BẢNG 1.6.

15

KỊCH BẢN MỨC TĂNG LƯỢNG MƯA TB NĂM SO

VỚI THỜI KỲ 1980-1999 THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI
TRUNG BÌNH (B2)
BẢNG 3.1.

15

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 XÃ THÁI TÂN
28

BẢNG 3.2.


TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG XÃ THÁI

TÂN NĂM 2014 - 2015
BẢNG 3.3.

31

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA

GIAI ĐOẠN 1964-2013
BẢNG 3.4.

33

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHỮNG NGƯỜI CÓ KINH

NGHIỆM LÂU NĂM TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
BẢNG 3.5.

41
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG

CỦA BĐKH ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (%
NGƯỜI PHỎNG VẤN, N=45)

vi

41



BẢNG 3.6.

DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA XÃ THÁI TÂN GIAI

ĐOẠN 2000-2015
BẢNG 3.7.

43

SỰ THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI THAY ĐỔI

NHIỆT ĐỘ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
BẢNG 3.8.

46

SỰ THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI THAY ĐỔI

LƯỢNG MƯA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

vii

48


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cây lúa bị thiệt hại khi nước mặn xâm nhập


19

Hình 3.1. Trung bình nhiệt độ và tổng lượng mưa bình quân theo tháng
giai đoạn 1964-2013

26

Hình 3.2. Xu hướng thay đổi nhiệt độ trên địa bàn điểm nghiên cứu
giai đoạn 1964-2013

32

Hình 3.3 . Diễn biến lượng mưa khu vực giai đoạn 1964 – 2013

34

Hình 3.4. Nhận thức người dân về sự ấm lên của khí hậu

35

Hình 3.5. Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi về tần suất
xuất hiện nhiệt độ bất thường trong năm

36

Hình 3.6. Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi thời gian suất
xuất hiện nhiệt độ bất thường trong năm

36


Hình 3.7. Nhận thức của người dân về sự thay đổi lượng mưa

37

Hình 3.8. Nhận thức người dân về xu hướng thay đổi lượng mưa, tình
trạng hạn hán và số ngày mưa to bất thường trong năm
Hình 3.9. Nhận thức người dân về sự thay đổi mùa mưa bão

viii

38
39


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính thời sự, là thách thức lớn đối với
nhân loại. Cùng với các biểu hiện như nhiệt độ trái đất nóng lên, mực nước
biển dâng gây ngập lụt, làm nhiễm mặn nguồn nước, biến đổi khí hậu tác
động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn
cầu. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện quá trình
phát triển, an ninh năng lượng toàn cầu, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh
tế, thương mại…
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các vùng đồng bằng ven biển.
Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, trong vòng 50
năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5 - 0,7 oC, mực
nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho những thiên
tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt.

Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy
cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực
tiếp tới sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị, sản xuất
thủy điện và hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản của ngư dân các vùng đồng
bằng ven biển. Chế độ mưa, tần suất bão, lũ hằng năm thay đổi, không còn tuân
theo các quy luật trước đây làm ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống người dân.
Nhận thức của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm
tới các tác động trước mắt, tiêu cực mà quên đi các tác động tiềm tàng, tích
cực của biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời chưa quan tâm tới việc chuyển đổi
lối sống, mẫu hình sản xuất nhằm ứng phó với các sự thay đổi. Điều này đòi
hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa trong việc hoạch định các chính
sách và thực thi giải pháp nhằm tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó

1


với biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức
cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế Quốc gia trên trường quốc tế.
Thái Tân là một xã thuần nông của huyện Thái Thụy, nằm cách thành
phố Thái Bình 30km. Với tổng diện tích đất tự nhiên tuy không lớn là 461ha,
nhưng lại có tới 88,94% diện tích là đất sản xuất nông nghiệp, hình thức sản
xuất trong xã chủ yếu là các hộ nhỏ lẻ với kiến thức cá nhân còn hạn chế.
Đồng thời phần lớn người dân trong khu vực có thu nhập chính từ nông
nghiệp. Trong những năm gần đây khí hậu thay đổi liên tục ảnh hưởng bất lợi
đến cây trồng, đặc biệt là nhiệt độ cực đoan, hạn hán, bão lũ … vì thế việc
nâng cao khả năng thích ứng của người dân lại càng thực sự cần thiết. Xuất
phát từ thực tiễn phải nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng của người
dân với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của địa phương, tôi đã chọn đề tài:
“ Đánh giá nhận thức người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới
sản xuất nông nghiệp tại xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá sự quan tâm của cộng đồng đối với vấn đề biến đổi khí hậu.
- Phân tích hiện trạng các vấn đề biến đổi khí hậu trên địa bàn.
- Phân tích các thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp thích ứng
đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát chung về biến đổi khí hậu
1.1.1. Các khái niệm
 Thời tiết và khí hậu
Thời tiết là “trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa…”.
Khí hậu là “trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời
tiết” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008, tr.6).
Nếu như thời tiết thể hiện sự thay đổi hằng ngày về các yếu tố như nhiệt
độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa… và có tính chất thất thường thì khí hậu thể
hiện sự thay đổi lâu dài về các yếu tố đó và thường có tính chất ổn định.
 Khí hậu cực đoan
Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergoverment Panel on
Climate Change – IPCC, 2007) định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực đoan” và
“hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau:
Hiện tượng thời tiết cực đoan: là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi
xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết
cực đoan thông thường có tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10%. Theo định nghĩa
này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thế thay đổi tùy từng khu vực
mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên,

bức xạ, địa hình…
Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tượng thời
tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực
đoan. Hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu. Nói
cách khác, hiện tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực
tiếp mà người ta căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định

3


hoặc quy định một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay không.
 Hiệu ứng nhà kính tự nhiên
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng
mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đấy vào vũ trụ.
Năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất chủ yếu dưới dạng ánh sáng nhìn thấy
nên dễ dàng xuyên qua khí quyển. Khoảng 30% năng lượng đó phản xạ và
quay trở lại vũ trụ và 70% năng lượng còn lại xuyên qua bầu khí quyển xuống
trái đất. Do trái đất lạnh hơn rất nhiều so với mặt trời nên không bức xạ năng
lượng nhận được từ mặt trời trở lại vũ trụ dưới dạng ánh sáng nhìn thấy mà
dưới dạng bức xạ hồng ngoại. Bức xạ hồng ngoại không thể xuyên thẳng qua
không khí mà nó di chuyển khỏi bề mặt trái đất nhờ dòng không khí và cuối
cùng nó thoát ra vũ trụ từ tầng khí nhàkính. Tuy nhiên, tầng khí nhà kính
trong khí quyển (bao gồm CO2, O3, CH4, NOx, halocarbons, và các khí công
nghiệp khác) sẽ ngăn chặn bức xạ nhiệt của trái đất vào vũ trụ nên một phần
năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ được giữ lại trong bầu khí quyển để
làm ấm trái đất, một phần bức xạ sẽ đi qua lớp khí nhà kính đi vào vũ trụ. Kết
quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng đã dấn đến sự gia tăng
nhiệt độ của khí quyển trái đất. Trừ các khí công nghiệp, tất cả những khí nhà
kính còn lại xuất hiện một cách tự nhiên và chiếm chưa đầy 1% bầu khí quyển
đủ để giữ cho trái đất ấm hơn 30 0C so với bản thân nó vốn có và nhờ vậy mà

duy trì sự sống cho trái đất.
 Hiệu ứng nhà kính nhân tạo
Nồng độ tất cả các khí nhà kính (trừ hơi nước) đang tăng lên đáng kể là
do hoạt động của con người. Ví dụ, sự gia tăng các khí như CO 2 (chủ yếu từ
việc đốt than, dầu và các khí tự nhiên), ozon (sinh ra từ chất thải các động cơ),
và các khí công nghiệp tồn tại lâu ngày như chlo-rofluorocarbon (CFC s),
(HCFCs) và per-chloroflourocarbon (PCFCs) đang làm thay đổi cách mà khí
quyển hấp thụ năng lượng. Khi sự gia tăng này xảy ra ở tốc độ nhanh khó dự
đoán, hiệu ứng nhà kính tự nhiên sẽ gia tăng và chuyển thành hiệu ứng nhà

4


kính nhân tạo. Hệ thống khí hậu trên trái đất đòi hỏi sự cân bằng năng lượng
toàn cầu. Tuy nhiên sự dày lên của lớp khí nhà kính sẽ làm giảm năng lượng
từ trái đất thoát ra vũ trụ nên bằng cách nào đó, khí hậu phải thay đổi nhằm
duy trì sự cân bằng giữa năng lượng đến và năng lượng đi. Những điều chỉnh
này bao gồm cả sự nóng lên toàn cầu của bề mặt trái đất bởi lẽ sự nóng lên
này là cách đơn giản nhất để khí hậu hấp thu năng lượng dư thừa.
 Biến đổi khí hậu
Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến
đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992, BĐKH là sự biến đổi của khí hậu do hoạt
động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành
phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát
được trong những thời kỳ có thể so sánh được (United Nations, 1992).
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, tr.6) định nghĩa BĐKH “là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí
hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
 Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
Năng lực thích ứng (adaptive capacity) thường được xem xét trong bối

cảnh các vấn đề về BĐKH toàn cầu.
IPCC định nghĩa năng lực thích ứng là “khả năng tự điều chỉnh của
một hệ thống trước sự biến đổi của khí hậu để làm giảm nhẹ các thiệt hại
tiềm tàng, tận dụng các cơ hội, hoặc đương đầu với các hậu quả” (IPCC,
2007, tr.896).
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năng lực thích ứng với BĐKH là
“sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc
môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do dao động và
biến đổi của khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội mà nó
mang lại” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008, tr.6).
Như vậy, năng lực thích ứng với BĐKH phản ánh khả năng của một hệ
thống hoặc xã hội trong việc điều chỉnh hoặc ứng phó với BĐKH nhằm đạt
được 3 mục tiêu: giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra, giảm nhẹ các

5


thiệt hại cá thể xảy ra và tận dụng các cơ hội mới do BĐKH mang lại.
1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Các biểu hiện của BĐKH bao gồm (IPCC, 2007):
 Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí
quyển.
 Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.
 Sự di chuyển các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất.
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh - địa - hóa khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển

dâng thường được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
1.1.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi do hai nhóm nguyên nhân:
Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm:
sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay vị
trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi các dòng hải lưu và sự lưu chuyển
trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát
từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, sự gia tăng lượng phát
thải khí CO2 và các khí nhà kính khác.
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu
ứng nhà kính mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên có nhiều bằng
chứng khoa học cho thấy mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất
với sự gia tăng các khí nhà kính trong khí quyển, đặc biệt là trong kỷ nguyên
công nghiệp (UNDP,2008). Trong suốt gần một triệu năm trước cách mạng
công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng 170 đến
280 phần triệu (ppm). Hiện tại con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức

6


387 ppm và sẽ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa (Ngân hàng thế giới,
2010, tr.84). Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO 2 trong khí quyển sẽ
làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân vấn đề biến đổi khí hậu là do
trái đất không hấp thụ được hết lượng khí CO 2 và các khí nhà kính đang dư
thừa trong bầu khí quyển (UNDP,2008).
1.2. Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007) đã phản ánh đồng
thuận rộng rãi về mặt khoa học khi cho rằng biến đổi khí hậu là có thật và do
con người gây ra đã một lần nữa trả lời cho các hoài nghi và tranh luận về vấn

đề biến đổi khí hậu trên thế giới. Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn
về tốc độ nóng lên, thời gian chính xác và các hình thức tác động nhưng
những nguy cơ gắn liền với thực trạng các lớp băng lớn trên trái đất đang tan
ra ngày một nhanh, nhiệt độ các đại dương tăng lên, các hệ sinh thái rừng
nhiệt đới bị hủy hoại và những hậu quả khác có thể xảy ra là hoàn toàn có thật
(UNDP,2008).
Trong khoảng 100 năm qua (giai đoạn 1906-2005), nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã tăng khoảng 0,70C (UNDP,2008). Theo IPCC (2007), sự ấm lên
của khí hậu là hoàn toàn chắc chắn. Hàm lượng khí CO 2, loại khí nhà kính
quan trọng nhất trong bầu khí quyển toàn cầu, dao động ở mức 200-300 ppm
trong suốt 800.000 năm qua, nhưng đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm trong
150 năm qua, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và một nguyên nhân nhỏ
hơn là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và thay đổi mục đích sử dụng đất.
Theo phân tích của Cơ quan Quản lý Khí tượng và Đại dương Quốc gia
của Mỹ (NOAA), trung bình nhiệt độ nước biển bề mặt trên các đại dương
vào tháng 9/2014 đã đạt một kỷ lục mới. Phân tích thống kê cho thấy, giá trị
nhiệt độ quan trắc được đã cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm của tháng 9
trong thế kỷ 20 là 0,66 oC, đồng thời cao nhất so với các giá trị trung bình
tháng tính từ năm 1880 và phá vỡ kỷ lục được ghi nhận trước đó vào tháng

7


8/2014 là 0,65oC. Như vậy, đây là lần thứ 3 trong năm 2014, trung bình tháng
nhiệt độ nước biển bề mặt đạt giá trị cao nhất trong vòng 135 năm qua. Trong
đó, khu vực biển phía đông bắc và vùng xích đạo Thái Bình Dương có nhiệt
độ cao hơn cả. Kết quả phân tích theo chuỗi thời gian còn cho thấy, giá trị
trung bình nhiệt độ trong 9 tháng đầu năm của năm 2014 (tháng 1 - tháng 9)
tương tự như diễn biến của nhiệt độ năm 1998, năm mà Elnino xuất hiện
mạnh và kéo dài 15 tháng (từ 4/1997 – 6/1998). Trung bình nhiệt độ bề mặt

trái đất (đất liền và đại dương) trong thời gian này cao hơn khoảng 0,68oC so
với nhiệt độ trung bình trong thế kỷ 20 (14,1 oC). Đồng thời giá trị nhiệt độ bề
mặt trái đất trong 12 tháng (tính từ tháng 10/2013 cho đến hết tháng 9/2014)
cũng đạt giá trị cao nhất trong các năm từ năm 1880, cao hơn 0,69 oC so với
trung bình ở thế kỷ 20. Tuy nhiên gần đây nhất, phát biểu tại Genève Thụy Sĩ,
người đứng đầu tổ chức Khí tượng Thế giới Michel Jarraud cho biết, năm
2015 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử. Theo dữ liệu trong 10 tháng đầu
năm 2015, nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu năm nay tăng cao hơn 1oC so
với thời kỳ tiền công nghiệp. Hiện

tượng El Nino kéo

dài được cho là nguyên

nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Ông Jarraud cũng cảnh báo, những tác động của El Nino sẽ khiến năm
2016 trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa tại các khu vực khác nhau
cũng thay đổi; các vùng biển ấm lên, băng tại các cực tan ra và mực nước biển
dâng lên (UNDP, 2008). Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho
thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 đã dâng với
tốc độ 1,8±0,5 mm/năm. Trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng
0,42±0,12 mm/năm và băng tan khoảng 0,70±0,50 mm/năm. Tuy nhiên, mực
nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương: ở một số vùng,
mực nước biển dâng gấp một vài lần so với tốc độ dâng trung bình toàn
cầu, trong khi ở một số vùng khác, mực nước biển đã hạ thấp hơn (Bộ

8



TN&MT, 2012).
Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, con người cũng đã cảm
nhận ngày càng rõ rệt về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hạn
hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn; nhiều
đợt nắng nóng hơn; số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá giảm đi, trong khi
các đợt nắng nóng ngày càng xảy ra thường xuyên hơn.
Vùng Maharashtra của Ấn Độ là một vựa lúa của nước này với 110
triệu dân và những cánh đồng bạt ngàn thẳng cánh cò bay. Tuy nhiên tình
trạng hạn hán tại đây đang khiến người nông dân lao đao và sản lượng nông
nghiệp đã giảm gần 1/3 so với năm 2013. Tồi tệ hơn, khoảng 1.300 nông dân
đã phải tự sát trong 6 tháng qua tính đến tháng 10/2015 do mất mùa và không
trả được nợ.
Đồng thời với đó là các cơn bão trở nên mạnh hơn, cường độ của
những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo thống kê đến tháng 11/2015, ông David Orr, Đại diện chương
trình lương thực Thế giới cho biết: “ hiện tượng El Nino xảy ra từ tháng 3 đến
thời điểm hiện tại , đã ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều khu vực trên thế giới,
trong đó có châu Phi, vốn đã là khu vực nghèo khổ nhất thế giới, gây mất
mùa, thiếu nước sạch, gia súc chết hàng loạt. Điều này đang làm 27 triệu
người dân châu Phi đứng trước nguy cơ thiếu lương thực và nước sạch”.

9


1.3. Xu hướng biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Xu hướng biến đổi khí hậu trên thế giới
Xu hướng biến đổi khí hậu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ
yếu dựa vào dự báo về sự phát thải khí nhà kính. Sự phát thải khí nhà kính lại
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, dân số, thay đổi công
nghệ, tiêu dùng, sản xuất và sử dụng đất, năng lượng. Do vậy, nhiều kịch bản

đã được đưa ra dựa trên sự thay đổi các biến số khác nhau.
Các kịch bản phát thải khí nhà kính – cơ sở của việc dự báo về tình
trạng biến đổi khí hậu trong tương lai – của IPCC được tóm tắt ở Bảng 1.1
dưới đây.
Bảng 1.1: Các kịch bản phát thải khí nhà kính của IPCC (2007)


Kịch bản gốc A1
Kinh tế thế giới tăng trưởng 

Kịch bản gốc A2
Kinh tế thế giới phát triển

nhanh
thấp hơn so với các kịch bản khác

Dân số thế giới tăng, đạt đỉnh và phát triển theo định hướng khu
vào năm 2050 và sau đó giảm dần
vực

Các công nghệ mới phát triển 
Dân số thế giới tiếp tục tăng

Thay đổi về công nghệ
nhanh và hiệu quả

Thế giới có sự tương đồng về chậm hơn so với các họ kịch bản
thu nhập và cách sống
khác


Có sự tương đồng giữa các khu 
Thế giới không đồng nhất,
vực: tăng cường giao lưu về văn hóa các quốc gia hoạt động độc lập, tự
xã hội và thu hẹp khác biệt về thu cung tự cấp (mức độ toàn cầu hóa
nhập giữa các vùng
thấp)
Họ kịch bản A1 được chia thành 3
nhóm dựa theo mức phát triển công
nghệ:
A1F1: Tiếp tục sử dụng thái quá nhiên
liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao)
A1B: Có sự cân bằng giữa các nguồn

10


năng lượng (kịch bản phát thải trung
bình)
A1T: Chú trọng sử dụng các nguồn
năng lượng phi hóa thạch (kịch bản
phát thải thấp)
Kịch bản gốc B1

Kinh tế phát triển nhanh như 

Kịch bản gốc B2
Kinh tế phát triển ở mức

kịch bản A1 nhưng có sự thay đổi trung bình
Dân số thế giới vẫn tiếp tục

nhanh chóng trong cấu trúc kinh tế 
tăng trưởng nhưng thấp hơn kịch
theo hướng dịch vụ và thông tin

Dân số thế giới đạt đỉnh vào bản A2

Chuyển đổi công nghệ
giữa thế kỷ 21 và sau đó giảm dần


Phát triển các công nghệ sạch và chậm và không đồng bộ như trong

sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm kịch bản B1 và A1

Chú trọng các giải pháp khu
cường độ tiêu hao nguyên vật liệu


Chú trọng các giải pháp toàn vực về bền vững kinh tế, xá hội và

cầu về bền vững kinh tế, xã hội và môi môi trường
trường
Nguồn: Bộ TN&MT, 2012
Trong một vài thập kỷ tới, nhiệt độ trung bình toàn cầu dự kiến sẽ tăng
0,2 - 0,30C mỗi thập kỷ (Ngân hàng thế giới, 2010). Trên đà gia tăng ấy thì
câu hỏi được đặt ra là giới hạn của sự gia tăng là ở nhiệt độ nào, nếu không sẽ
gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Ngưỡng giới hạn trên hợp lý cho sự gia
tăng nhiệt độ toàn cầu đến cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền công nghiệp đã
được các nhà khoa học khí hậu đưa ra là mức 2 0C. Bởi nếu vượt khỏi giới hạn
này thì nguy cơ biến đổi khí hậu trở thành thảm họa trong tương lai sẽ gia

tăng rất nhanh (UNDP, 2008).
Tuy nhiên, IPCC (2007), trên cơ sở các kịch bản xác định những lộ
trình phát thải có thể xảy ra, đã đưa ra các dự đoán mức thay đổi nhiệt độ có
thể xảy ra trong thế kỷ 21 (Bảng 1.2). Theo các kịch bản này, nhiệt độ trung

11


bình thế giới đến năm 2080 sẽ tăng từ 2,3 0C đến 4,50C so với nhiệt độ thời kỳ
tiền công nghiệp hóa. IPCC dự kiến mức tăng 3 0C là hệ quả có khả năng xảy
ra nhất, nhưng cũng không loại trừ những giá trị vượt xa con số 4,5 0C, thậm
chí nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm 50C. Như vậy không có kịch bản nào
của IPCC cho thấy sự gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2 0C – là ngưỡng biến đổi
khí hậu trở nên nguy hiểm. Theo báo cáo phát triển thế giới năm 2010, nếu
không có các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu hiệu quả thì đến cuối thế kỷ
21, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 2,50C đến 70C so với thời kỳ tiền công
nghiệp hóa (Ngân hàng thế giới, 2010).
Bảng 1.2: Các khoảng nhiệt độ tăng dự kiến cho năm 2080
Các kịch bản của
IPCC

So với nhiệt độ trung

So với nhiệt độ thời

bình thời kỳ 1980-1999

kỳ tiền công nghiệp

(0C)

1,8 (1,1-2,9)
2,4 (1,4-3,8)
2,4 (1,4-3,8)
2,8 (1,7-4,4)
3,4 (2,0-5,4)
4,0 (2,4-6,4)

hóa (0C)
Kịch bản B1
2,3
Kịch bản A1T
2,9
Kịch bản B2
2,9
Kịch bản A1B
3,3
Kịch bản A2
3,9
Kịch bản A1F1
4,5
Nguồn: UNDP, 2008
Cùng với sự gia tăng nhiệt độ, mực nước biển dâng cũng là một mối đe
dọa khác. Vẫn còn nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học về các mức tăng
khác nhau về mực nước biển dâng cuối thế kỷ 21. Các kịch bản của IPCC
(2007) chỉ ra rằng, đến cuối thế kỷ 21, mưc nước biển có thể tăng thêm từ 26
cm đến 59 cm đối với kịch bản phát thải cao A1F1 và từ 18 cm đến 38 cm đối
với kịch bản phát thải thấp B1 (Bảng1.3).
Bảng 1.3: Các khoảng mực nước biển dâng dự kiến cho năm 2080
So với mực nước biển thời kỳ
1980 – 1999 (cm)

20 (18-38)
25 (20-45)

Các kịch bản của IPCC
Kịch bản B1
Kịch bản A1T

12


Kịch bản B2
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Kịch bản A1F1

25 (20-45)
27 (21-48)
28 (23-51)
33 (26-59)
Nguồn: UNDP, 2008
Tuy nhiên, các dự đoán về sự gia tăng mực nước biển của IPCC được
coi là thấp, bởi vì các dự đoán này chủ yếu dựa trên các ước tính của năm
2005 và chỉ dựa vào kết quả tính toán của sự nóng lên toàn cầu mà chưa tính
đến khả năng băng tan. Nghiên cứu của Dasgupta và cộng sự (2007) cho rằng
sự phát thải khí nhà kính đang tiếp tục tăng và hiện tượng nóng lên toàn cầu
sẽ làm cho mực nước biển dâng 1m đến 3m vào cuối thế kỷ 21. Ngoài ra các
tảng băng ở Greenland và Bắc Cực đang tan nhanh ngoài dự kiến có thể làm
cho mực nước biển dâng lên 5m.
1.3.2. Xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nằm ở khu vực nhiệt đối gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam là một trong

những quốc gia trên thế giới phải chịu nhiều ảnh hưởng của các kiểu thời tiết
khắc nghiệt và phải thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão biển, bão nhiệt đới
và áp thấp nhiệt đới. Những thiên tai này thường xuyên gây ngập lụt tại các
vùng trũng (ví dụ như trận lụt ở Hà Nội tháng 11 năm 2008), gây lũ lụt tại các
vùng đồng bằng (ví dụ như ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 và 2001)
và bão lũ (khu vực miền Trung). Tại các khu vực địa hình cao, mưa lớn
thường gây ra lũ quét, sạt lở đất, làm tăng lượng phù sa bồi lắng trong các con
sông, từ đó gây nên tình trạng ngập lụt nặng nề hơn ở các vùng hạ lưu. Ngoài
việc phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề của thời tiết, Việt Nam còn
phải chống đỡ với các mối nguy hại kéo dài như hạn hán, xâm nhập mặn vào
cửa sông gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế nông nghiệp và thủy sản. Theo
những ước tính gần đây, tổng thiệt hại do thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt và lở
đất chiếm 1% GDP của Việt Nam (MONRE, DFID và UNDP, 2010).
Biến đổi khí hậu ngày càng được biểu hiện rõ nét ở Việt Nam. Trong
khoảng 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng
13


khoảng 0,5 - 0,70C. Nhiệt độ mùa đông có xu hứng tăng nhanh hơn nhiệt độ
mùa hè và nhiệt độ ở các khu vực phía Bắc tăng nhanh hơn các khu vực phía
Nam (Bảng 1.4).
Bảng 1.4: Kịch bản mức tăng nhiệt độ TB năm so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Đvt: 0C
TT
Tên vùng
2020
2030
2040
1 Trung du và miền núi phía Bắc

0.5
0.7
1.0
2 Đồng bằng sông Hồng
0.5
0.7
1.0
3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
0.5
0.8
1.1
4 Tây Nguyên
0.5
0.7
1.0
5 Đông Nam Bộ
0.5
0.7
1.0
6 Đồng bằng sông Cửu Long
0.4
0.6
0.9
Nguồn: Kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012
Theo Bộ TN&MT đến năm 2020, xa hơn 2030 mực nước biển ở Việt
Nam dâng cao khoảng trên 10 cm, sẽ có 1% dân số ven biển phải di dời chỗ
ở; diện tích mặt nước mặn, nước lợ tăng thêm trên 1,2% so với hiện nay. Tại
trạm Hòn Dáu trung bình dâng khoảng 3 mm/năm, tức là khoảng 20 cm trong
vòng 50 năm qua (Bảng 1.5).
Bảng 1.5: Kịch bản mực nước biển dâng ở Việt Nam với thời kỳ 19801999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Đvt: Cm

TT
1
2
3
4
5
6
7

Khu vực
2020
2030
2040
Móng Cái-Hòn Dáu
7-8
11-12
15-17
Hòn Dáu-Đèo Ngang
7-8
11-13
15-18
Đèo Ngang-Đèo Hải Vân
8-9
12-13
17-19
Đèo Hải Vân-Mũi Đại Lãnh
8-9
12-13

18-19
Mũi Đại Lãnh-Mũi Kê Gà
8-9
12-13
17-20
Mũi Kê Gà-Mũi Cà Mau
8-9
12-14
17-20
Mũi Cà Mau-Kiên Giang
9-10
13-15
19-22
Nguồn: Kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012
Bên cạnh sự gia tăng nhiệt độ và mực nước biển, lượng mưa tính trên cả

nước trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2% mặc dù lượng mưa có xu hướng
tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở vùng khí hậu phía Bắc (Bảng 1.6).
Bảng 1.6: Kịch bản mức tăng lượng mưa TB năm so với thời kỳ 198014


1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Đvt: %

TT
1
2
3
4
5

6

Tên vùng
Trung du và miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2020
1.1
1.2
1.1
0.4
0.8
1.1

2030
1.6
1.8
1.6
0.7
1.2
1.6

2040
2.3
2.5
2.3

0.9
1.6
2.3

Nguồn: Kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012
Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có cường độ
mạnh xuất hiện nhiều hơn, các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại có xu
hướng kéo dài (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
1.4. Tác động của biến đổi khí hậu với Việt Nam
Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và
cường độ thiên tai ngày càng gia tăng ở Việt Nam, gây ra nhiều tổn thất to lớn
về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, và tác động xấu
đến môi trường. Trong giai đoạn 2001-2010, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ
quét, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã
làm thiệt hại về tài sản ước tính chiếm 1,5% GDP/năm (Chiến lược Quốc gia
về Biến đổi khí hậu, 2011).
Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng.
Những ngành/lĩnh vực được đánh giá là dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe và
nơi cư trú. Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm: dải ven biển (bao gồm cả
vùng đồng bằng ven biển), vùng núi. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Cửu Long, đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ là những khu
vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Các cộng đồng dễ bị tổn
thương bao gồm nông dân, ngư dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người
già, phụ nữ, trẻ em và nhóm người nghèo ở các khu đô thị (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2008).

15



Các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những
nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Báo cáo phát triển con người
2007 đưa ra một số dự đoán về thiệt hại mà Việt Nam phải chịu trước tác
động của biến đổi khí hậu. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 20C và mực nước
biển tăng thêm 1m vào cuối thế kỷ 21 thì khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ
bị mất nhà, 12,3% diện tích đất trồng trọt sẽ bị mất, 40.000km 2 diện tích đất
đồng bằng và 17km2 bờ biển ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu
tác động của lũ ở mức độ không thể dự đoán và Việt Nam sẽ phải đối mặt với
mức thiệt hại khoảng 17 tỷ USD/năm .
Bằng việc sử dụng công nghệ GIS để xác định các khu vực sẽ bị ngập ở
Việt Nam, Carew-Reid (2008) dự đoán rằng nếu mực nước biển dâng 1m vào
cuối thế kỷ 21 thì sẽ có 39/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, khoảng 4,4% diện
tích đất, 7,3% dân số (khoảng 6 triệu người), 4,3% diện tích đường, 36 khu
bảo tồn thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, 12 tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất: 85% diện tích bị ngập lụt, 90%
người nghèo bị ảnh hưởng và 90% diện tích đường bị ảnh hưởng đều thuộc
khu vực này.
Có thể thấy rằng, biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng nặng nề đến đại
bộ phận dân nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là những người phải sống trong
những môi trường khắc nghiệt và mạng lưới an sinh xã hội không hiệu quả
khiến họ rất dễ bị tổn thương trước những rủi ro của khí hậu và thiên tai
thường xuyên xảy ra. Trong khi biến đổi khí hậu có những rủi ro tiềm ẩn đối
với người nghèo và những người dễ bị tổn thương trên cả nước thì những
người nghèo ở khu vực ven biển là một trong những nhóm đối tượng nhạy
cảm nhất với sự biến đổi bất thường của khí hậu vì sản xuất nông nghiệp và
thủy sản là những nghành đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động của
biến đổi khí hậu.
1.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở

16



×