Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến đa dạng sinh học cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 55 trang )

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn
đến đa dạng sinh học cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu
Kết quả điều tra thể hiện ở Kết quả khảo sát và phân tích số liệu đa dạng sinh học cá và
nghề cá là kết quả của đợt điều tra được tiến hành trong tháng 5 và 6/2008 được tóm tắt
dưới đây:
Dựa trên việc tập hợp từ các công trình đã công bố cùng với kết quả của đợt điều tra này,
thấy rằng đa dạng sinh học cá lưu vực hệ thống sông Mã nói chung, vùng chịu ảnh hưởng
của dự án thủy điện Trung Sơn nói riêng rất cao. Có sự khác biệt thành phần loài rõ rệt giữa
vùng thượng lưu và hạ lưu sông. Có sự đan sen thành phần loài của thượng lưu và hạ lưu
sông ở vùng trung lưu. Toàn vùng chịu ảnh hưởng có 198 loài cá, có 9 loài đã được ghi vào
Sách đỏ Việt Nam, phần Động vật năm 2007, trong đó 1 loài bậc CR (rất nguy cấp), 1 loài
bậc EN (Nguy cấp) và 7 loài bậc VU (sắp nguy cấp). Vùng trên đập có 4 loài, đều ở bậc VU,
cả 9 loài đều có mặt ở vùng hạ du của đập. Không có loài nào trong số này có mặt trong
Danh lục đỏ của IUCN 2006. Tất cả các loài này đều có vùng phân bố khá rộng ở các sông
suối phía bắc và Bắc Trung bộ, một số có mặt cả ở các sông suối Trung Trung bộ. Tuy giàu
về thành phần loài nhưng nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung không cao
và đang có tốc độ suy giảm mạnh, khoảng 80% so với cách đây 10 năm. Có 9 loài trước đây
cho sản lượng cao nhưng nay còn rất ít. Có 01 loài trước đây có nay không còn thấy nữa.
Trong toàn vùng bị ảnh hưởng của dự án có 45 loài cá kinh tế, trong đó chỉ có 4 loài chung
cho toàn vùng, 11 loài cho thượng lưu, 17 loài cho trung lưu và 29 loài cho hạ lưu.
Số loài phân bố ở tầng đáy chiếm ưu thế cả ở thượng, trung và hạ lưu. Ở hạ lưu chiếm ưu
thế là đáy bùn; ở trung và thượng lưu lại là đáy sỏi đá. Số loài phân bố gần bờ chiếm ưu thế
so với các loài phân bố giữa dòng. Đại đa số con non và con trưởng thành xuất hiện đầu
mùa mưa.
Có 54 loài cá nước lợ và nước mặn xâm nhập vào sông nhưng không có loài nào vào quá
giới hạn của đập về phía thượng lưu.


Số loài cá hẹp thực chiếm tỷ lệ cao ở hạ lưu, giảm dần ở trung và thượng lưu. Số loài cá có
phổ thức ăn rộng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Nhóm cá phân bố ở thác ghềnh, có
phổ thức ăn hẹp sẽ bị tổn thương nghiêm trọng khi thay đổi nơi cư trú.
Dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn 927 người dân có tham gia khai thác cá trên sông Mã
cho thấy:
Tổng sản lượng đánh bắt cá, sản lượng đánh bắt bình quân, có sự khác biệt giữa các vùng;
cao nhất ở hạ lưu, tiếp đến là ở thượng lưu và thấp nhất ở trung lưu.
Thu nhập bình quân ngày, tỷ đạm tiêu thụ và tỷ lệ thu nhập từ cá so với tổng lượng đạn tiêu
thụ và tổng thu nhập thì tăng dần từ thượng lưu tới trung lưu và cao nhất là hạ lưu.
Nguồn đạm từ cá đóng vai trò quan trọng đối với cư dân địa phương, nó chiếm từ 50 đến 59
% tổng lượng đạm tiêu thụ. Tuy nhiên, lượng đạm đến từ cá khai thác tự nhiên trên sông chỉ
chiếm trung bình 2 %, tỷ lệ này giảm từ thượng lưu tới hạ lưu.

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

1

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

Nguồn cá giống khai thác tự nhiên trên sông giảm dần từ thượng lưu tới trung lưu và thấp
nhất là hạ lưu. Sản lượng khai thác cá giống của các hộ trên đập cao hơn các hộ ở dưới
đập.
Số ngày đánh bắt cá bình quân cho toàn vùng là 171 ngày/hộ/năm, ở thượng lưu là thấp
nhất (110 ngày/hộ/năm), ở trung và hạ lưu sắp xỉ bằng nhau (203 và 202 ngày/hộ/năm).

Nhân lực, sản lượng khai thác thủy sản liên tục tăng tính từ 2001 đến 2006; năng suất khai
thác thì thay đổi không theo qui luật.
Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh tăng, giảm thất thường.
Số lồng nuôi cá trên sông không nhiều, cao nhất ở trung lưu và thấp nhất ở thượng lưu; Sản
lượng và năng suất nuôi cá lồng cũng không ổn định.
Trình độ dân trí, đời sống kinh tế của ngư dân nhìn chung thấp so với mặt bằng chung ở địa
phương.
Vai trò của nguồn lợi thủy sản nói chung cho kim ngạch xuất khẩu của địa phương là khá
lớn và tăng trong thời kì 2001 – 2006; Tuy nhiên hoàn toàn từ sản phẩm biển.
Sản lượng đánh bắt tự nhiên trên sông của người có tham gia đánh bắt cá của các địa
phương dọc sông Mã trong vùng dự án thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hoá chiếm tỷ lệ rất thấp,
dao động từ 3,9% đến 4,7% so với tổng sản lượng cá của các đối tượng này.
Khảo sát qua các chợ cho thấy đã gặp bán ở chợ 52 loài cá, nhìn chung kích cỡ đánh bắt
hiện tại là nhỏ hơn so với kích cỡ khai thác. Tỷ lệ giữa cá nuôi và cá đánh bắt tự nhiên được
bán ở các chợ trung bình khoảng 5,6 lần. Tỷ lệ này thấp ở thượng lưu và tăng dần ở trung
và hạ lưu.
Kết quả điều tra cho thấy: cá vùng bị ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Trung Sơn có
thành phần loài rất đa dạng, tuy nhiên mặc dù chưa có một công trình thuỷ lợi nào được xây
dựng làm sông Mã bị chặn dòng nhưng nguồn lợi thuỷ sản đương có chiều hướng giảm sút
nhanh. Có thể tóm tắt xu hướng trên như sau:
Đa dạng sinh học nói chung và đa dạng sinh học cá nói riêng tại các vùng sông, cửa
sông và ven biển sông Mã đang ngày một suy giảm do sự khai thác quá mức, sự mất
cân bằng và thay đổi môi trường sống và ô nhiễm.
Sự di cư của các loài sinh vật dọc sông và giữa sông với cửa sông và vùng ven biển
đều chưa chịu sự thay đổi lớn do chưa có một công trình thuỷ lợi nào được xây dựng
trên đó.
Môi trường sống nguyên sinh hầu như còn rất ít, chỉ còn tồn tại ở vùng thượng lưu
sông; ở vùng hạ lưu, cửa sông và ven biển đang tiếp tục bị biến đổi.
Dưỡng chất vùng hạ lưu được gia tăng do có sự ô nhiễm kéo theo sự tăng trưởng
các dưỡng chất.

Đa dạng sinh học bao gồm sự phong phú và đa dạng các loài cá cũng như hệ sinh thái
phụ thuộc lẫn nhau và các qua trình hỗ trợ (Houston 1994, Kottelat và Whitten 1996). Việt
Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng được chứng minh bằng sự đa dạng thủy sinh
học, có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế (Moste 1995). Đã phát hiện ở Việt Nam có 1027
loài và phân loài cá nội địa thuộc 127 giống, 98 họ, 22 bộ ( Nguyễn Văn Hảo, 2005), 36 trong
số đó đã được thống kê trong Sách đỏ động vật Việt Nam năm 2007 (Bộ khoa học và công
nghệ, 2007)
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

2

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

Mặc dù kiến thức về đa dạng sinh học phát triển thành các hệ sinh thái cũng như các loài cá
nằm trong hệ sinh thái đó, cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái thủy sinh vẫn còn
chưa biết đến một cách đầy đủ (Moste 1995), các điều tra về đa dạng sinh học cá chỉ ra rằng
đa dạng sinh học của cá Việt Nam nói chung và của sông Mã nói riêng là rất cao. Tuy nhiên
những điều tra về lĩnh vực này chưa hoàn thành, đặc biệt là lĩnh vực sinh học và sinh thái
học hầu như còn bỏ trống.
Không kể điều tra này, liên quan đến đa dạng sinh học cá lưu vực hệ thống sông Mã đã có 3
công trình. Tính cho đến hiện tại đã xác định lưu vực sông Mã có 269 loài cá, riêng vùng
chịu ảnh hưởng của dự án có 198 loài, một lưu vực có độ đa dạng sinh học cá vào loại
phong phú.
Ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với địa phương, nó cung cấp một phần nguồn đạm

trong khẩu phần của cư dân. Nó cũng đóng góp từ 30% đến 36% kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh Thanh Hoá trong thời kì 2001 – 2006. Tuy nhiên phần lớn hoặc toàn bộ nguồn này đến
từ sản phẩm biển.
Việc xây dựng và vận hành các đập nước thủy điện trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến
quá trình sinh thái học của 5 vùng trong hệ thống sông; phạm vi ngược dòng tính từ hồ
chứa, khu vực ngập nước, khu vực giữa đập ngăn nước và nhà máy điện, khu vực giữa nhà
máy thủy điện và ngã ba sông có nhánh xuôi dòng chính đầu tiên và khu vực xuôi dòng
nước từ ngã ba sông có nhánh xuôi dòng chính đầu tiên. Trong khu vực này mức độ và tính
chất của các tác động phụ thuộc các giai đoạn triển khai của dự án, các giai đoạn xây dựng,
giai đoạn làm đầy hồ chứa, năm năm vận hành đầu tiên và năm năm vận hành sau này. Các
mục dưới đây đề cập chi tiết đến các vấn đề cơ bản và các ảnh hưởng của chúng lên quá
trình biến đổi về môi trường sống. Mỗi vấn đề này sẽ được thảo luận trong phạm vi bốn giai
đoạn cơ bản của dự án.

Các vị trí bị tác động:
1. Khu vực thượng du từ hồ chứa
1.1 Đôi với đa dạng sinh học cá
Hồ chứa có ảnh hưởng không đáng kể lên môi trường sống khu vực ngược dòng tính từ khu
vực ngăn nước, tuy nhiên, nếu phương pháp xây dựng đường và hồ chứa trở thành khu vực
mở nó sẽ tạo ra sự tác động lớn hơn đến môi trường sống của khu vực ngược dòng
(Trombulak & Frissell 2000). Mặc dù có những bất lợi này song cấu trúc tự nhiên và sự phân
bố trong môi trường sống vẫn được giữ nguyên vẹn. Tương tự như vậy hồ chứa không ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nước trong các môi trường sống này vì vậy khu hệ cá ở đây
thực tế không bị tác động.
Lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã có rất nhiều đặc điểm tương tự: Sông Đà trong địa
phận Việt Nam nằm phía Bắc sông Mã, 2 sông này gần như chạy song song nhau, cùng
chảy theo hướng Tây Băc – Đông Nam và có đặc điểm địa hình giống nhau, cùng nằm trong
khu địa lí phân bố cá nước ngọt Tây Bắc Việt Nam (Mai Đình Yên, 1973) (Xem Bản đồ 1).
Thượng lưu sông Mã có 87 loài cá (Dương Quang Ngọc, 2007) thì 74 trong số này hiện vẫn
có mặt ở thượng lưu hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, một công trình thuỷ điện đã đưa vào hoạt

động 20 năm được xây dựng trên sông Đà; nói cách khác, đập thuỷ điện Hoà Bình không
ảnh hưởng tới sự tồn tại của 74 loài cá hiện đương có mặt cả ở thượng lưu sông Mã và
sông Đà, chỉ có 13 loài hiện có ở thượng lưu sông Mã nhưng không có ở sông Đà thì 12
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

3

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

trong số đó là các loài riêng cho sông Mã; chỉ có loài cá cày (Paraspinibarbus macracanthus)
trước khi xây dựng đập sông Đà thì có nó, nay không gặp lại (Nguyễn Thị Hoa, 2008).
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Biện pháp chính nhằm giảm thiểu tác động của vấn đề này là
phải đảm bảo không thay đổi ít nhất một nhánh sông của hệ thống sông Mã. Biện pháp này
được gọi là phương pháp dòng sông nguyên vẹn (ICEM 2007, Sheaves và NNK, đang in) và
gần đây đã được áp dụng như là một chính sách hữu hiệu cho lưu vực sông Vu Gia – Thu
Bồn (WWW 2008). Theo phương pháp này thì cần phải đảm bảo sẽ không có một rào cản
nào từ đầu nguồn cho tới cửa sông và cần phải đảm bảo mức bảo vệ cao khỏi các tác động
khác như ô nhiếm liên quan đến việc khai thác mỏ hoặc việc đánh bắt cá bừa bãi. Có được
một hệ thống hoàn chỉnh như vậy thì tính liên kết của một nhánh sông được duy trì và mang
lại cho các loài động vật di cư một hệ thống hoàn chỉnh để chúng có thể thực hiện chức
năng sống cần thiết. Cần phải đảm bảo tất cả các loài cư trú được bảo vệ tốt (Sheaves M.
và NNK, 2007).

2. Trong phạm vi khu vực hồ chứa

2.1 Giai đoạn thi công công trình: trong giai đoạn thi công công trình có thể sẽ có các tác
động ở những công việc sau:
2.1.1 Thi công tại lòng sông
Việc thi công tại lòng sông làm gia tăng lượng trầm tích tại lòng sông. Điều này có ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các loài sinh vật thuỷ sinh ở vùng hạ lưu sông. Những loài
cá sinh sống tại môi trường sống trong sạch sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất cặn lơ
lửng, phá hỏng mang hoặc có thể tích luỹ lại trong buồng mang của chúng dẫn tới tử vong.
Những ảnh hưởng gián tiếp gồm có: Sự thay đổi môi trường sống do sự lắng đọng phù sa
(ví dụ loài cá nào sống ở tầng đáy đá sẽ không thể tồn tại được nếu bị phủ lên một lớp bùn
hoặc cặn); Sự phá hủy bãi đẻ trứng của cá (một số loài cá di chuyển đến những vùng thật
sạch và có thể không sinh sản nếu những vùng này bị phù sa che phủ); Phía dưới vị trị dự
kiến xây đập (tại toạ độ 20036’45’’ – 10051’04’’) có bãi đẻ của cá chép có thể bị vùi lấp bởi
đất cát. Tuy nhiên đối với cá chép trên dọc sông Mã có rất nhiều bãi đẻ của loài này. Sự lắng
đọng phù sa khiến cá không tiếp tục sinh sản hoặc ngăn cản sự sinh trưởng của những ấu
trùng mới nở; và làm suy giảm việc sản sinh các loài cá cơ bản do việc ngăn cản sự xâm
nhập ánh sáng (ảnh hưởng tới những loài cá ăn thực vật cũng như những loài cá sống bằng
những động vật không xương sống ẩn náu dưới những lớp tảo thực vật) (Kottelat M, 1996).
Đề xuất biện pháp giảm thiểu : Để giảm thiểu các ảnh hưởng và hoàn thành công việc sớm
thì nên lập kế hoạch cẩn thận, nhờ đó có thể khảo sát đáy sông trước khi bắt đầu xây dựng
đập và nên được thiết kế sao cho có thể giảm được tối thiểu sự tái tạo của bùn và sự phân
tán của lưu lượng nước tự nhiên. Không nên chùi rửa hoặc vứt các vật liệu xây dựng xuống
sông. Nên chùi rửa dụng cụ ở một khu vực hợp lí được dành riêng chứa bùn vứt đi.Trong
bất cứ tình huống nào cũng không được vứt bỏ các thiết bị, vật liệu vào hệ thống thủy điện,
dù là trực tiếp hay gián tiếp (Kottelat, 1996).
2.1.2 Xây dựng cầu đường: Quá trình xây dựng đường chủ yếu ảnh hưởng đến hệ sinh thái
nước ngọt khi việc xây dựng diễn ra dẫn tới làm tăng các chất lắng cặn (xem phần 1 ở trên).
Bên cạnh việc thi công tại lòng sông, sự lắng cặn này còn diễn ra khi: 1) Rửa các vật liệu
xây dựng trong nguồn nước sông; 2) Các tạp chất không cố định bị rửa trôi vào mùa mưa; 3)
Các con suối nhỏ bị ngăn dòng chảy thay vì khơi thông (điều này thường xuyên dẫn tới sự
tạo ra các hồ nước với vùng thượng lưu chết và hạ lưu khô cạn); 4) Không đủ các cầu được

xây dựng (một phần các đường dẫn nước, sự thay đổi sâu sắc hệ thống lòng sông và bờ
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

4

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

sông). Điều 2) và 3) dường như hay xảy ra nhất khi các con đường tạm thời được xây dựng
(M. Kottelat, 1996).
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Tất cả đường bộ, kể cả các đường tạm cần được xây dựng
ổn định; Làm cầu ở tất cả các điểm giao với đường sông (không được sử dụng đập đất làm
cầu) ở những nơi cầu tạm trên mặt đất sẽ bị ngập nước sau này; tôn trọng loại hình bờ và
đáy hiện có. Không được rửa, thải vật liệu xây dựng xuống dòng chảy, cần vận chuyển đến
địa điểm quy định (M. Kottelat, 1996).
2.1.3 Ô nhiễm nguồn nước. Sự tràn dầu và các hóa chất có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến các hệ động vật thủy sinh cũng như con người và động vật sinh sống nhờ nguồn
động thực vật ấy. Sự ô nhiễm này thường diễn ra chủ yếu tại kho lưu giữ hoặc những nơi sử
dụng các chất này (Kottelat M., 1996).
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Cần xây dựng khoang ngăn xung quanh các khu vực chứa
nhiên liệu chất lỏng và các hoá chất. Đóng gói các nguyên nhiên liệu ở nơi thích hợp, nên
sử dụng vật liệu tái chế được bất kỳ khi nào có thể. Các phương tiện (cả do luật quy định và
thông thường) bảo đảm an toàn (cho con người và môi trường) đều phải được kiểm soát và
buộc thực hiện (Kottelat, 1996).
2.1.4. Sử dụng chất nổ. Việc sử dụng chất nổ trong nước làm thiệt hại nghiêm trọng các

loài cá (và cũng có thể đến các sinh vật khác). Nếu chúng không bị giết chết ngay tức khắc,
thì những cơ quan bên trong sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và chết trong vòng vài phút hoặc
vài ngày nếu chúng ở xa khu vực gây nổ. Theo lý thuyết, không được phép sử dụng bất kỳ
hoặc một ít chất nổ nào dưới nước trong quá trình thi công dự án. Tuy nhiên, chất nổ vẫn
được mang ra sử dụng, và kinh nghiệm cho thấy rằng tại hầu hết các công trình đang thi
công, một lượng lớn chất nổ bị đánh cắp và chuyển đổi mục đích sử dụng ban đầu, và dùng
để đánh bắt cá. Bên cạnh việc vi phạm pháp luật, thì việc đánh bắt cá bằng chất nổ là một
phương pháp không hiệu quả và tất cả những loài cá đã chết sẽ không thể phục hồi lại
được. Thêm vào đó, các chất nổ này còn gây tác hại tới môi trường sống của các loài cá và
thậm chí có thể gây chết người (Kottelat M, 1996).
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Đội ngũ nhân viên cần được đào tạo trước khi sử dụng chất
nổ, và không được dùng chất nổ dưới nước. Ngoài ra, các bản tổng kết thường cho thấy
rằng công nhân thường tận dụng chất nổ kiếm được trong các công trình thủy điện để đánh
cá. Đó không chỉ nguy hiểm cho họ mà còn thực sự gây nguy hại cho môi trường. Do vậy
nên bảo quản chất nổ ở những khu vực an tòan và việc sử dụng cần phải được giám sát.
Hơn nữa, phải tuyệt đối cấm công nhân sử dụng chất nổ đánh bắt cá (M. Kottelat, 1996).
2.1.5 Hủy hoại thảm thực vật: Một vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt trong giai đoạn thi
công là làm thế nào để tránh cho thảm thực vật ở trong khu vực này khỏi bị ngập nước.
Thảm thực vật bị ngập nước và bị thối rữa sẽ gây ra tình trạng thiếu oxi và có tác động tiêu
cực đến chất lượng nguồn nước trong khu vực hồ chứa (Rosa et al. 1996). Do đó hồ chứa
có thể sẽ không đáp ứng được sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống của các loài (Kottelat,
1996). Ngoài ra, việc phân hủy của thảm thực vật cũng sẽ thúc đẩy quá trình thải các loại khí
gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển (Christensen et al. 2004a, Rosa et al. 2004, Abril
et al. 2005). Mặt khác, việc di rời thảm thực vật cũng tiềm ẩn nguy cơ làm tăng lượng trầm
tích ở phía xuôi dòng của khu vực thi công (Kottelat 1996).

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

5


Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

Bản đồ 1: Thượng lưu sông Đà và sông Mã cùng trong một khu phân bố cá nước ngọt Tây Bắc Việt Nam

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

6

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
2008
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 -

Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Cần phải tiến hành bỏ các thảm thực vật sẽ vị ngập nước.
Nếu không sẽ dẫn tới chất lượng nước hồ chứa kém và mất tiềm năng nghề cá. Trong quá
trình xóa bỏ thảm thực vật, tất cả các phương pháp khả thi nhằm làm giảm sự thay đổi của
lượng bùn (các công trình đường xá đúng quy cách, các hố chứa bùn) nên được thực hiện
và duy trì một cách nghiêm chỉnh. Cũng có thể nên hoãn việc xóa bỏ các thảm thực vật lại
theo thời kì tích nước nhằm hạn chế sự di chuyển của lượng bùn và sạt lở. Nên tận dụng
hoặc bỏ hẳn đi những thứ không cần thiết nếu có thể (Kottelat, 1996).

2.1.6 Xây dựng các làng dành cho công nhân
Những ảnh hưởng đối với môi trường từ việc xây dựng và sinh sống của ngôi làng cũng
rất cần phải đề cập; Tuy nhiên, những tác động này có khả năng tập trung hơn. Ngoài ra,
ngôi làng là nơi tiềm ẩn nguy cơ lớn về phạm vi rộng và tập trung sự ô nhiễm, về cả các biến
đổi trong hiện tượng thay đổi chính của môi trường như các trận lũ và là nguồn gây ô nhiễm
về lâu dài (Sheaves M., 2008).
Biện pháp giảm thiểu: Việc xây dựng và thay thế các khu vực dành cho công nhân cần phải
được xem xét kĩ lưỡng nhằm hạn chế những tác động phát sinh của luồng nước. Có thể áp
dụng các biện pháp giảm thiểu như trong phần xây dựng đường xá; hơn nữa nên áp dụng
các phương pháp xử lí chất thải thích hợp thân thiện với môi trường, đặc biệt là nước thải và
rác.
2.2 Giai đoạn hồ chứa được hình thành
2.2.1 Giai đoạn tích nước:
Việc tích nước cũng mang lại cơ hội nâng cao giá trị nghề cá thông qua hình thức nuôi
(Zhong & Power, 1996) các loài thích hợp và ứng dụng công nghệ, hay bằng cách tăng thêm
diện tích cho khu vực nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hình thức di cư của các loài này chỉ có
thể thành công nếu các điều kiện môi trường trong khu vực trữ nước phù hợp.
Giai đoạn dự trữ nước làm thay đổi môi trường sống ven sông hàng kilomet và có khả năng
môi trường sống này sẽ không ở được. Nếu thảm thực vật không được làm sạch trước khi
ngập nước thì quá trình phân hủy sẽ chắc chắn làm giảm chất lượng nguồn nước (Rosa et
al., 2004, Abril et al., 2005) tới mức không thể đảm bảo được cho cuộc sống trong môi
trường này. Nếu thảm thực vật được dọn sạch sẽ đem lại một viễn cảnh tốt nhất cho môi
trường sống trong nước, dưới mặt nước sẽ tương đối sạch sẽ (Kottelat M., 1996).
Sự lắng đọng của các chất trầm tích sẽ chôn vùi hầu hết môi trường sống lý tưởng và gây ra
những biến đổi nhỏ trong môi trường sống làm cho môi trường sống lớp mặt trở nên cằn cỗi,
hệ sinh thái sông sẽ chuyển thành hệ sinh thái hồ chứa, đó là sự thay đổi lớn về bản chất và
kết quả là mất đáng kể đa dạng sinh học vùng này (Dag Berge, Hải HT & Sơn NK, 2006) tất
cả các loài sinh vật thuỷ sinh sẽ không gặp thuận lợi về điều kiện sống (Marcus, 2007). Một
sông lớn với nhiều thác ghềnh, vực, chỗ nông chỗ sâu, nước lưu thông sẽ chuyển thành hồ
lớn, nước tĩnh, các loài sinh vật ưa nước chảy nhanh sẽ gặp bất lợi, hoặc không thể tồn tại.

Biện pháp giảm thiểu: Môi trường sống trong hồ chứa bị thay đổi đảo ngược hoàn toàn. Khó
có biện pháp bảo tồn trong điều kiện môi trường sống bị thay đổi vĩnh viễn. Việc duy nhất có
thể làm nếu muốn bảo tồn các loài cá địa phương là bảo vệ các loài vốn có trong vùng,
không đưa các loài lạ vào vùng hồ (Sheaves M, 2007). Ở đây chủ yếu chuyển từ các biện
pháp giảm thiểu sang tập trung chủ yếu vào các biện pháp bồi thường như là nhân giống cá.
Môi trường sống trên sông (nước nông, dòng chảy mạnh, tỉ lệ bờ đối với mặt nước cao)
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

7

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

được chuyển thành môi trường sống ao hồ ( nước sâu, dòng chảy chậm, tỉ lệ bờ đối với mặt
nước thấp). Do vậy môi trường sống mới sẽ rất bất lợi cho những loài sống ở sông, nhưng
lại rất thuận lợi cho những loài sống ao hồ (Zhong & Power 1996). Đây là chi phí cơ hội giữa
việc duy trì đa dạng sinh học độc nhất và khả năng tăng sản lượng ngư nghiệp trong sự bần
cùng hóa (Fleischer 2004, So et al. 2006).
2.2.2 Giai đoạn năm năm đầu:
Một số hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới ít nhất cũng có hơn một thấu kính làm ôxy hóa bề
mặt nước (Mtada 1988, Townsend 1999, Aughenbaugh et al. 2005). Chính điều này cũng sẽ
gây ra một vấn đề khác đối với các đập nước làm cho mực nước xuống thấp hoặc gây ra
những biến đổi bất thường theo mùa, lớp ôxy hóa này cũng làm hạn chế khả năng sinh sản
của cả sinh vật đáy và sinh vật tầng mặt. Hiện tượng ôxy hóa lắng xuống tạo ra “khu vực
chết” đối với các sinh vật tầng đáy, khu vực chết này kéo dài từ mực nước cao nhất cho đến

tận mực thấp nhất (Grimas 1962, Kaster & Jacobi 1978, Blinn et al. 1995, Okland & Okland
1996). Hiện tượng lắng cặn tăng nhanh khiến cho hầu hết các sinh vật đáy bị chết (Blinn et
al. 1995); chỉ có các loài di cư mới có khả năng đối phó được với nguồn nước này. Ngược
lại, việc mất đi khả năng sinh sản của các sinh vật đáy đã có tác động lên chức năng dinh
dưỡng của hồ chứa. Sinh vật đáy đóng vai trò quan trọng đối với việc di cư và xử lý chất
dinh dưỡng và là nguồn thức ăn sẵn có cho các sinh vật bậc cao hơn. Không có cơ chế
chuyển giao chất dinh dưỡng sẽ gây ra mối nguy hiểm đối với nguồn dinh dưỡng của cả hệ
thống (Jones et al. 2001). Loài cá cũng bị ảnh hưởng bởi tầng nước bị ôxy hóa gây ra hiện
tượng cá xung quanh khu vực nước nông có sinh khối cao hơn. Do đó, trong suốt quá trình
lắng cặn này tiềm ẩn nguy cơ tích tụ và mất đi sinh khối ở các ngư trường trừ khi các khu
vực ngập nước này làm loại bỏ khả năng hình thành các hồ.
Tác động của chất lượng nước tới các hồ chứa vùng nhiệt đới là rất khó dự đoán bởi chúng
còn phụ thuộc vào sự kết hợp và tương tác của một loạt yếu tố bao gồm: bản chất và loại
trầm tích và các chất dinh dưỡng có trong hệ thống hồ chứa và hình thức phát tán của các
loại trầm tích (Faithful & Griffiths 2000, Jones et al. 2001), lượng mưa và hình thức cung cấp
nước (Mtada 1988), mực nước và sự kết hợp của các nguồn này (Sahoo & Luketina 2006),
cơ chế xả nước và lưu lượng xả (Boland 1995) và rất nhiều yếu tố khác. Nếu thảm thực vật
không được dọn sạch khỏi các khu vực và để chúng bị ngập trong suốt quá trình thi công thì
chất lượng nguồn nước sẽ bị suy giảm do thảm thực vật sẽ bị vi khuẩn phân hủy. Quá trình
này sẽ sinh ra khí carbon dioxide và khí metal (Rosa et al. 2004, Soumis et al. 2004, Abril et
al. 2005), cả hai loại khí này cuối cùng lại được thải vào bầu khí quyển (Rosa et al. 2004,
Abril et al. 2005). Ngược lại, tác động này làm giảm nồng độ PH và làm tăng tình trạng thiếu
ôxy. Tuy nhiên, người ta hy vọng các mức độ thiếu ôxy chỉ xảy ra ở khu vực sâu hơn thậm
chí ngay cả khi thảm thực vật đã được dọn sạch trước khi tích nước. Nguồn chất dinh
dưỡng có tác động ngược lại khả năng sản xuất ban đầu của lượng nước thông qua các
quá trình sinh hóa (Fonseca & Bicudo 2008). Ngược lại, bản chất của mối quan hệ này
(lượng chất dinh dưỡng dồi dào, thiếu chất dinh dưỡng …) có ảnh hưởng lớn đến khả năng
duy trì sự đa dạng sinh học của môi trường nước và tiềm năng của các ngư trường.
Điển hình là, vấn đề phân hủy các chất hữu cơ ở trong khu vực hồ chứa ở vào thời kỳ đầu
đã làm tăng lượng chất dinh dưỡng, nhưng ở giai đoạn giữa cho đến giai đoạn sau này (ví

dụ 2-5 năm) trở thành cái bẫy làm cho giảm đáng kể lượng chất dinh dưỡng xuất ra. Tỷ lệ
chất dinh dưỡng mà hồ chứa tích lũy được phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng người ta hy
vọng là tần xuất lắng cặn của hồ có khả năng thúc đẩy làm giảm tham biến chất lượng
nguồn nước, tham biến chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tích tụ chất dinh dưỡng. Sự lắng
cặn nhanh của các hồ chứa ở Autralia đã góp phần làm tăng đáng kể chất diệp lục a và tập
trung của lượng chất phát quang khi mà chúng đang ở mức thấp nhất. Mặc dù lượng này đã
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

8

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

bị giảm đi đáng kể sau khi hồ dừng vận hành thì chúng vẫn duy trì ở mức cao hơn mức
trước khi lắng cặn (Boland 1995). Điều này chứng tỏ rằng việc tái dự trữ nước và lắng cặn
có khả năng làm tăng các vấn đề về nguồn nước. Do mất đi các sinh vật ở tầng đáy có khả
năng kết hợp chất dinh dưỡng vào chuỗi thức ăn trong môi trường nước nên quá trình tích
lắng cặn nhanh và sự gia tăng của các khu vực chết chỉ có thể làm tăng lượng chất dinh
dưỡng tích tụ; Sự lắng cặn này cũng thúc đẩy quá trình thải các loại khí gây hiệu ứng nhà
kính vào bầu khí quyển (Fearnside 2005).
Trong những năm đầu mới ngập nước, khu hệ thuỷ sinh hồ thuỷ điện Trung Sơn về cơ bản
là khu hệ thuỷ sinh hồ chứa, các loài ưa nước chảy giảm mạnh về số lượng loài, cũng như
sản lượng. Sau khi tích nước số loài cá trong hồ sẽ giảm đi so với thời kì còn là sông, chẳng
hạn hồ Hoà Bình sau 10 năm tích nước từ 94 loài cá khi chưa có hồ nay chỉ còn 25 loài (Cty
tư vấn xây dựng điện 4 (CTTVXĐ 4), 2004). Ngược lại các loài ăn mùn bã và sinh vật nổi

phát triển mạnh, cho sản lượng cao do có nguồn thức ăn dồi dào. Sản lượng khai thác tự
nhiên trong những năm đầu đạt rất cao, thời kì này kéo dài khoảng 5 – 6 năm, tiếp theo là
thời kì suy giảm dinh dưỡng thì sản lượng cũng giảm dần tiến tới ổn định trong thời kì ổn
định và tăng dần trong thời kì phì hoá. Khi lượng trầm tích bồi lắng đạt mức nước chết, hồ
chuyển sang thời kì đầm lầy hoá thì sản lượng lại giảm dần. Một ngư dân ở Bãi San, thuộc
khu vực lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, chị Bùi Thị Liên cho biết cách đây vài năm gia đình chị
có thể đánh bắt được trung bình 200 kg cá/ngày, bây giờ cũng bằng ấy ngư cụ chỉ thu được
trung bình 10 kg/ngày.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Môi trường sống trong hồ chứa bị thay đổi đảo ngược hoàn
toàn. Khó có biện pháp bảo tồn trong điều kiện môi trường sống bị thay đổi vĩnh viễn. Việc
duy nhất có thể làm nếu muốn bảo tồn các loài cá địa phương là bảo vệ các loài vốn có
trong vùng, không đưa các loài lạ vào vùng hồ ít nhất trong 10 năm đầu hoặc càng lâu càng
tốt. Đưa các loài lạ vào sẽ có thể gây ra một loạt các vấn đề về môi trường, tác động không
tốt tới sản lượng tự nhiên (Sheaves M, 2007). Ngoài ra còn có thể chuyển từ các biện pháp
giảm thiểu sang tập trung chủ yếu vào các biện pháp bồi thường như là nhân giồng cá chép
và cá bỗng (các loài vốn đã có ở vùng lòng hồ) thả bổ xung vào hồ. Đồng thời tiến hành
huấn luyện phương pháp đánh bắt cá thích hợp cho cư dân vùng lòng hồ.
2.2.3 Năm năm tiếp theo: Rất khó có thể dự đoán được các vấn đề về lâu dài có thể phát
sinh ở các hồ chứa nước vùng nhiệt đới. Hầu hết các vấn đề có thể dự đoán được thì chỉ
đơn giản là các vấn đề kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và đã được đưa ra thảo luận.
Người ta cho rằng chắc chắn các hồ chứa còn tiếp tục thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính
trong nhiều năm sau giai đoạn năm năm đầu nếu như thảm thực vật bị ngập nước thay vì là
được phát quang (Soumis et al. 2004, Abril et al. 2005).
Vấn đề nảy sinh: Sản lượng thuỷ sản sẽ thay đổi:
Năm năm đầu sau khi tích đầy nước sản lượng cá trong hồ chứa sẽ tăng cao so với trước
đây, sau đó ở những năm tiếp theo sản lượng cá trong hồ sẽ giảm dần nếu như không có
sự bổ xung giống nhân tạo. Nghề đánh bắt cá cũng có những biến đổi sâu sắc; Dân vùng
lòng hồ đều là các nông dân, đánh bắt cá chỉ là làm thêm để có nguồn đạm từ cá phục vụ
cho bữa ăn hàng ngày nhưng rất quan trọng đối với họ. Họ vốn quen việc đánh bắt cá ở
những sông suối cạn với những dụng cụ đánh bắt thích hợp với điều kiện trên, khi hồ chứa

được hình thành, đặc điểm thuỷ văn của thuỷ vực có những thay đổi lớn kéo theo phương
pháp và ngư cụ dùng cho đánh bắt buộc phải thay đổi và cần có kinh phí cho việc này.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Ở một số hồ chứa xảy ra hiện tượng thay đổi tự nhiên đối với
các loài sống trong nước chảy nếu như chúng hiện diện trong hệ thống (Zhong & Power
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

9

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

1996); Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp thì sản lượng cá không thể ổn định lâu dài
mà không nhờ đến quá trình gây giống nhân tạo với quy mô lớn (Zhong & Power 1996). Hơn
nữa, do thay đổi môi trường sống (từ dòng chảy mạnh sang vùng nước lặng) và chất lượng
nước (tức nhiệt độ) nên có thể cần phải chuyển một số loài từ một nơi nào đó đến nhằm
đảm bảo sản lượng cá. Đó là trường hợp của hồ chứa Ea Kao thuộc miền nam Việt Nam,
nơi có tới 80% lượng cá trong hồ là do đưa từ nơi khác đến, được duy trì bằng hình thức
gây giống nhân tạo trên diện rộng (Phan & De Silva 2000).
Phương pháp đền bù kiểu như đưa cá từ nơi khác đến cần phải được xem xét kĩ lưỡng
từng trường hợp một. Hầu hết các trường hợp đưa cá nhập ngoại vào đã gây ra tình trạng
mất đa dạng sinh học, kể cả khi chúng đã được lựa chọn kĩ càng nhằm phù hợp với cấu trúc
chưa được khai thác bên ngoài (Dudgeon & Smith 2006); Chỉ riêng nguy cơ mất đa dạng
sinh học cũng khiến chúng ta phải xem xét cẩn thận việc phát triển nghề cá dựa trên các loài
cá hiện có tại địa phương. Cho dù là dựa trên các giống cá địa phương hay nhập ngoại thì
dường như nghề cá chỉ có thể được duy trì lâu dài với những hỗ trợ trên quy mô lớn từ con

người (Phan & De Silva 2000) và chỉ khi đưa ra được các loài cá phù hợp. Việc nhập các
giống cá có thành công hay không còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh trong hồ chứa và
khả năng tồn tại của chúng trước các giống cá bản địa. Do vậy sẽ là hợp lí nếu hoãn việc
nhập các giống cá vào hồ chứa mới ít nhất là mười năm sau khi xây dựng xong nhằm tạo
điều kiện thiết lập những điều kiện ngoại cảnh ổn định và cung cấp những giống cá bản địa
để tạo ra một quần thể cá sống độc lập (Kottelat M. 1996); Việc nhập giống cá sẽ không
được thực hiện nếu không có những ưu tiên về đánh giá toàn diện và phân tích rủi ro
(Fenichel et al 2006); Việc nuôi cá trong hồ chứa và các khúc sông sẽ được quản lí nhằm
đảm bảo đa dạng sinh học và tính hiệu quả. Theo đó các chiến lược quản lí nên nhằm vào
vấn đề quản lí và giám sát việc đánh bắt cá nuôi trồng hay cá tự nhiên. Dự án nuôi trồng
thủy sản nên dựa vào những nghiên cứu đồng đều về các loài cá nhập về trước khi đưa vào
hồ. Không cho phép các hoạt động đánh bắt cá bừa bãi như đánh bắt bằng điện, bằng chất
nổ hoặc bằng lưới mắt nhỏ.
Vấn đề nảy sinh: Sự chuyển đổi môi trường sống tại thượng lưu đập nước
Sự chuyển đổi môi trường sống tại thượng lưu đập nước sẽ làm mất hàng chục km nơi ở của
cá trên sông (dòng chính và các nhánh của chúng), làm cho dòng nước vốn chảy nhanh ở
vùng núi thượng lưu nay bị chậm lại ở các vùng hồ, ảnh hưởng có thể nhận thấy rõ nhất là
môi trường sống tự nhiên bị mất (Dudgeon 2005, Silva và các cộng sự 2006); hệ sinh thái
sông sẽ chuyển thành hệ sinh thái hồ chứa, đó là sự thay đổi lớn về bản chất và kết quả là
mất đáng kể đa dạng sinh học vùng này (Dag Berge, Hải HT & Sơn NK, 2006) tất cả các loài
sinh vật thuỷ sinh sẽ không gặp thuận lợi về điều kiện sống (Sheaves M. 2007). Một sông
lớn với nhiều thác ghềnh, vực, chỗ nông, chỗ sâu, nước chảy xiết sẽ chuyển thành hồ lớn,
nước chảy chậm, các loài sinh vật ưa nước chảy nhanh sẽ gặp bất lợi hoặc không thể tồn
tại.
Do lắng cặn tất cả đá, vỉa đá, và các yếu tố khác của vùng đất dưới lòng sông sẽ nhanh
chóng biến mất. Đây là môi trường sống chính của các loài cá như Senilabeo lemassoni, S.
dorsoarcus, S. xanthogenys, Garra pingi, G. orientalis ... cũng biến mất theo. Tảo cũng như
các động vật không xương sống bám trên đá cũng sẽ không còn dẫn tới các loài cá sống
nhờ vào nguồn thức ăn này đều khó chuyển đổi nguồn thức ăn và cũng bị tiêu diệt. Các bãi
đẻ trứng đều bị bao trùm 1 lớp bùn (Kottelat M, 1996) điều này cũng ảnh hưởng lớn tới các

loài cá sinh sống trong vùng và làm chúng biến mất như các loài: cá sỉnh - Varicorhinus (O.)
gerlachi), cá sỉnh gai - V. (O.) laticeps, cá mọm - Scaphiodonichthys microcorpus, cá rầm
xanh - Senilabeo lemassoni, cá rầm xanh lưng gù - S. dorsoarcus, cá rầm vàng - S.
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

10

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

xanthogenys, cá đo - Garra pingi, cá sứt mũi - G. orientalis, tất cả các loài thuộc họ
Balitoridae có mặt ở đây như các loài chạch suối: Schistura incerta, S. fasciolata, S. hingi và
Balitora brucei; Các loài cá huốt - Hemibagrus vietnamicus và cá chiên suối - Glyptothorax
hainanensis. Chỉ một số ít loài thuộc hệ sinh thái sông thích ứng được với hệ sinh thái hồ
chẳng hạn cá chép (Cyprinus carpio), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus), cá mương
(Hemiculter leucisculus), cá ngão ( Culter recurvirostris), cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) là
có thể tồn tại.
Nhìn chung vùng đất dưới lòng hồ rất đơn điệu do kết quả của việc lắng cặn và xóa bỏ các
thảm thực vật. Các loài cá sẽ gặp khó khăn khi tìm nơi ẩn náu (Kottelat, 1996). Các loài tảo
nói chung có thể còn tồn tại nhưng các loài tảo bám, thức ăn của một số loài cá như
Varicorhinus (O.) gerlachi, V. (O.) laticeps, Scaphiodonichthys microcorpus sẽ không còn và
các loài cá này cũng biến mất theo.
Trong hồ chứa có 4 loài sách đỏ đều thuộc bậc VU cần bảo vệ (Dực NH, & Dương Quang
Ngọc, Tạ Thị Thuỷ & Nguyễn Văn Hảo 2003): 1) Cá cá rầm xanh (Senilabeo lemassoni). Cá
sống đáy và gần đáy, ăn chủ yếu là tảo bám vì vậy khi hồ tích nước thì điều kiện sống sẽ

không còn phù hợp nên loài này sẽ không sống được trong khu vực hồ. Tuy nhiên vì chiều
dài của hồ không thật lớn nên chúng có thể di chuyển lên sống ở phía trên hồ chứa. Phía
dưới đập ở vùng thượng lưu cũng có mặt chúng vì vậy cũng có thể chúng tìm được nơi sinh
sản ở đó hoặc di chuyển lên nhánh sông Luồng, nhánh sông dự kiến giữ nguyên vẹn. 2)
Loài cá măng (Elopichthys bambusa): loài cá sống tầng giữa và tầng mặt, ăn thịt, đẻ trứng
nổi ở vùng trung lưu sông; phân bố cả ở trung và thượng lưu, đẻ từ tháng 4 đến 7. Loài này
thích hợp với môi trường sống hồ chứa; ngư dân ở hồ Hoà Bình cho biết loài này phát triển
tốt ở hồ Hoà Bình. Có thể bảo tồn loài này ở phía dưới đập vì nơi ấy chúng cũng có mặt và
là nơi sinh sản. 3) Loài cá chiên (Bagarius rutilus) loài cá dữ, sống đáy, đẻ ở cả trung và
thượng lưu nên có thể bảo tồn nó cả ở thượng lưu (phía trên hồ chứa) và cả ở phía dưới
đập. 4) Cá lăng (Hemibagrus guttatus) loài cá dữ, sống đáy, ăn thịt, chỉ đẻ ở thượng lưu nên
có thể bảo tồn chúng ở phía trên hồ chứa. Điều không chắc chắn là cá con của chúng có thể
qua đập tràn để xuống hạ du được không.
Ngoài ra còn 10 loài cá khác tuy không có giá trị bảo tồn nhưng có giá trị kinh tế nhất định
cho vùng, trong đó các loài cá bỗng (Spinibarbus denticulatus), cá chày đất (S. hollandi), cá
trôi (Cirrhina molitorella), cá chép (Cyprinus carpio), cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) và cá
mương (Hemiculter leucisculus) có thể tồn tại và phát triển được ở trong hồ và cho sản
lượng tốt. Các loài cá sỉnh (Varicorhinus (O.) gerlachi), cá sứt môi (Garra orientalis) sẽ
không tồn tại, cá trê (Clarias fuscus) và cá chạch sông (Mastacembelus armatus) chưa có
cơ sở để khẳng định. Loài cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) có số lượng cá giống cư dân
khai thác nhiều nhất trong số các loài cá có khai thác cá giống tự nhiên và ở trên đập cũng là
nơi có sản lượng khai thác nhiều nhất.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Ở đây chủ yếu chuyển từ các biện pháp giảm thiểu sang tập
trung chủ yếu vào các biện pháp bồi thường như là nhân giống cá. Môi trường sống trên
sông (nước nông, dòng chảy mạnh, tỉ lệ bờ đối với mặt nước cao) được chuyển thành môi
trường sống ao hồ ( nước sâu, dòng chảy chậm, tỉ lệ bờ đối với mặt nước thấp). Do vậy môi
trường sông mới sẽ rất bất lợi cho những loài sống ở sông, nhưng lại rất thuận lợi cho
những loài sống ao hồ (Zhong & Power 1996). Đây là chi phí cơ hội giữa việc duy trì đa
dạng sinh học đọc nhất và khả năng tăng sản lượng ngư nghiệp trong sự bần cùng hóa
(Fleischer 2004, So et al. 2006). Những năm đầu có thể nhân giống tại chỗ cá bỗng

(Spinibarbus denticulatus) và cá chép (Cyprinus carpio), những loài vốn có ở khu vực lòng
hồ.
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

11

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

Vấn đề nảy sinh: Đập được hình thành sẽ phá vỡ kết nối chiều dọc sông, làm suy yếu
dòng chảy dẫn tới việc làm cản trở sự di cư của cá
Khi đập ngăn nước được xây dựng sẽ tạo nên những rào cản của sự di cư của các loài cá
dọc theo dòng sông là một xu thế tất yếu trên toàn thế giới (Borges Barthem 1991, Fearnside
2001, Katano 2006, Sheer & Steel 2006). Sự nối kết theo chiều dọc các con sông là thực sự
cần thiết vì cá và các loài động vật không xương thường di chuyển dọc theo chiều dài sông
để đẻ trứng và nuôi dưỡng cá con, vùng nước sâu là nơi ẩn náu khi mực nước sông hạ
thấp, thêm nữa di cư là một phần trong lịch sử vòng đời của nhiều loài (Jensen 2001,
Poulsen 2002). Những tác động tới sự di cư theo chiều dọc được mong đợi nhiều nhất vì hệ
thống sông ở các nước Châu Á thường bao gồm số lượng lớn các loài cá di cư (Kottelat &
Whitten 1996), đặc biệt là đối với những loài cá có yêu cầu về không gian di cư rộng, trải
dọc chiều dài sông hoặc giữa vùng biển và vùng thượng lưu, chẳng hạn như loài cá mòi cờ
hoa (Clupanodon thrissa) một loài cá quý di cư từ biển về vùng thượng nguồn sông để sinh
sản (Berge và các cộng sự 2006) đã được lưu trong Sách đỏ của Việt Nam. Loài này bãi đẻ
của chúng được xác định trên địa bàn Bá Thước (Dực NH, Ngọc DQ,Thuỷ TT & Hảo NV
2003). Lưu lượng dòng nước liên quan quan trọng đến di cư của cá. Đối với nhiều loài lưu

lượng dòng chảy tăng lên vào đầu mủa mưa thì chúng bắt đầu di cư. Lưu lượng khởi đầu
này thường bị chậm trễ hoặc không xảy ra do việc tích nước hồ chứa đầu mùa mưa (Dag
Berge, Hai HT & Sơn NK, 2006). Sự xuất hiện cá to và nhỏ của loài cá mương (Hemiculter
leucisculus) ở rất nhiều vùng trên dọc sông Mã chứng tỏ loài này không cần di cư xa, chúng
có nhiều bãi đẻ. Mặt khác, những dòng chảy bị biến đổi có thể không xuất hiện tại thời điểm
thích hợp cho sự di cư của các loài cá (Sheaves M. 2007). Có 54 loài cá sống ở nước lợ và
nước mặn di cư ngược dòng sông Mã (Ngọc D.Q., 2007) tuy nhiên không có loài nào trong
số này bị đập ngăn cản đường di cư vì loài di cư lên cao nhất là cá bống (Eleotris fusca)
cũng còn cách đập về phía hạ du đến trên dưới 70 km.
Đã biết được có 4 loài cá sống ở sông di cư ra biển đẻ là: chình hoa (Anguilla marmorata),
vược (Lates calcarifer, đối mục (Mugil cephalus) và cá ong (Therapon jarbua). Cả 4 loài này
đều phân bố phía hạ du của đập vì vậy đập không là rào cản đường di cư đi sinh sản của
chúng.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu:
i) Một biện pháp giảm nhẹ tác động của những rào cản này và những tác động khác là
bảo đảm rằng ít nhất một nhánh của hệ thống sông Mã vẫn giữ được tình trạng nguyên vẹn.
Một chuỗi các sinh cảnh từ cửa sông tới vùng thượng lưu sông cần phải giữ nguyên vẹn,
không có rào cản, có các biện pháp bảo vệ cao tránh các tác động như ô nhiễm từ quá trình
khai thác và những ảnh hưởng đến lượng cá ở sông. Việc giữ được một hệ thống sông thế
này sẽ đảm bảo được sự nối kết trong cùng một nhánh sông và cung cấp một số loài cá chỉ
phù hợp với môi trường sống này với những chức năng đời sống cần thiết. Điều quan trọng
là phải đảm bảo rằng các kiểu môi trường sống đều phải có hệ thống bảo vệ chặt chẽ
(Sheaves M, 2007). Có lẽ nhánh sông Bưởi ở phía Đông và nhánh sông Luồng ở phía Tây
của hệ thống sông (Xem Bản đồ 2) là những nhánh sông thích hợp cho việc này. Để đảm
bảo biện pháp này thành công thì hệ sinh thái tự nhiên cần được bảo vệ, đảm bảo không
chặn đường di cư, bảo vệ tất cả các loại môi trường sống (Sheaves M. 2007).
ii) Một biện pháp khác là vào đầu mùa mưa chưa nên tích nước hồ chứa ngay, cần có
một lượng nước xả xuống hạ du để “làm mồi” cho một mùa di cư của các loài cá. Cần

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân


12

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

nghiên cứu thêm để xác định phạm vi, các yếu tố tác động và thời điểm di cư (Sheaves M.,
2008).
iii) Có rất ít các loài cá tại các vùng của Châu Á có khả năng vượt qua những rào cản dù
là thấp (Kottelat & Whitten 1996). Sau khi đập hình thành, dòng sông bị chặn các loài di cư
có thể: 1) Biến mất không phải vì lí do mất đường di cư (mà do mất môi trường sống hoặc vì
ô nhiễm ...) 2) Mất do không sinh sản được vì không hoàn tất chặng đường di cư 3) Có thể
vẫn sinh sản được mà không cần di cư hoặc tìm thấy đường di cư và nơi sinh sản mới
(Kottelat M, 1996). Việc tạo kênh dẫn cá,“bậc thang” hoặc “thang máy” cho cá vượt đập là
không thực tế. Việc này đã được thực hiện ở các nước phương Bắc và các nước ôn đới ở
châu Âu và Băc Mĩ và đôi khi chỉ hoạt động có hiệu quả đối với những khu hệ cá rất nghèo
về số lượng loài, đôi khi chỉ gồm một vài loài và “thang” được thiết kế phù hợp cho chúng.
Các loài này hầu như chỉ thuộc nhóm cá hồi, một loại cá được biết là nhảy rất tốt. Các
“thang” hoặc kênh cho cá rất ít khi được xây dựng ở các nước nhiệt đới. Không có một báo
cáo nào nói về hiệu quả của việc này nhưng lại có nhiều báo cáo nói về tính không hiệu quả
của chúng (chẳng hạn Roberts, 1994). Những thất bại này đều là do việc xây dựng các bậc
thang kém (thang ở vùng cạn của sông tới hồ chứa lại bị khô hạn vào thời điểm cá di trú),
không có sự bảo dưỡng (các tầng nước bị lắng cặn chỉ trong vài ngày) và thiết kế kém
(không có sự cân nhắc về các yếu tố sinh học). Những yếu tố sinh học quan trọng là: 1) Các
chủng quần cá vùng nhiệt đới thường bao gồm rất nhiều loài khác nhau (đôi khi hơn 100

loài), và mỗi loài lại có những đòi hỏi riêng theo mùa, động lực khí ô xi, vị trí các cột nước và
cách bơi của chúng; 2) Cá phải tìm được lối vào; 3) Sau khi lên được tầng nước, cá lại phải
vượt qua được các rào cản khác (Kottelat M, 1996). Vì vậy có lẽ biện pháp mở kênh, xây
dưng bậc thang hoặc “thang máy” cho cá vượt đập là không hiệu quả và gây tốn kém về
nguồn vốn dùng cho việc xây dựng chúng.
Vấn đề nảy sinh: Sự ứ đọng chất dinh dưỡng
Nước chảy vào các hồ chứa có xu hướng chậm dần làm cho các chất dinh dưỡng lắng
xuống (Rausch & Schreiber 1981). Nước tháo ra từ các đập ngăn nước đã bị hút hết chất
dinh dưỡng do phù sa bị lắng đọng xuống lòng hồ dẫn đến sự giảm sút các chất dinh dưỡng
tự nhiên tại vùng hạ du đập (Domenech 2006, Roelke 2006, CTTVĐ 4, 2004) dẫn đến giảm
năng suất vùng cửa sông.
Thông tin về nguồn cung cấp dinh dưỡng ở các vùng nước ngọt và cửa sông ở Việt Nam có
quá ít để đánh giá khả năng hoặc phạm vi tác động của nguồn dinh dưỡng giảm sút từ vùng
thượng lưu. Những nghiên cứu từ nước ngoài cho thấy quá trình tạo ra chất dinh dưỡng ở
vùng cửa sông nhiệt đới rất phức tạp (Davies & Eyre 2005).
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng dường như đặc biệt căng thẳng tại vùng thượng lưu, dưới
đập nước. Hoặc hơn thế là tại các vùng hạ lưu sông và cửa sông nhưng thực tế lại quá ít
thông tin cần thiết về nguồn dinh dưỡng tại những vùng này (Sheaves M, 2007).
Tiêu biểu nhất là sự phân huỷ các chất hữu cơ trong hồ nhân tạo bắt đầu dẫn tới các nguồn
chất dinh dưỡng tăng dần, nhưng trong một khoảng thời gian dài (2 – 5 năm), sự ứ đọng
tăng dẫn đến việc di chuyển các chất dinh dưỡng diễn ra chậm. Những tác động này luôn
được ước tính cố định trong suốt thời gian tồn tại của hồ nhân tạo (Sheaves M, 2007). Ở
những hồ có hiện tượng phân tầng như Bản Uôn (Trung Sơn) thì thành phần hoá học và
nồng độ các thành phần đó thay đổi theo độ sâu. Trong thời gian tồn tại sự phân tầng, lớp
nước đáy của hồ tách biệt khỏi lớp nước mặt bởi lớp chuyển tiếp nên các chất dinh dưỡng
chuyển lên phía trên ít và các chất hoà tan cũng bị hạn chế chuyển vận xuống phía dưới. Sự

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

13


Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

phân huỷ vi sinh vật các chất hữu cơ lắng đọng cùng các thực vật bị ngập làm cho lớp nước
đáy thường bị thiếu ô xy (CTTVĐ 4, 2004)
Đề xuất biện pháp giảm thiểu : Nước chảy ra từ những phần sâu nhất của hồ chứa (Martin &
Arnerson 1978) có thể giảm bớt tình trạng này, nhưng lại có thể làm gia tăng các chất khí
nhà kính. Việc cố gắng đưa thêm chất dinh dưỡng xuống hạ du gần như không mang tính
thực tế vì những hiểu biết về quá trình này còn nhiều hạn chế hoặc cách thay đổi các tầng
nước hoặc thay đổi như thế nào đều khó có thể xác định được mức độ gia tăng thích hợp
(Sheaves M, 2007). Tình trạng thiếu ô xy ở lớp nước đáy sẽ kéo dài từ 3 đến 4 năm nếu
sinh khối bị ngập trong hồ không được thu dọn, tình trạng trên sẽ được rút ngắn, chỉ còn 1
đến 2 năm nếu lòng hồ được thu dọn (CTTVĐ 4, 2004) vì vậy cần phải thu dọn sinh khối
lòng hồ trước khi cho ngập nước để giảm thiểu tình trạng này.

3. Hồ chứa đến nhà máy điện
Vấn đề: Mất môi trường sống đoạn sông từ dưới đập tới nhà máy điện: vì đoạn sông từ sau
đập tới nhà máy điện rất ngắn, chỉ có 456m vì vậy tác động xấu, gây ra đoạn sông khô là
không đáng kể (TTTVĐ4, 2004). Đây là một thiết kế tốt, không gây ra đoạn sông chết.
3.1 Giai đoạn thi công: Các ảnh hưởng tiềm ẩn cũng giống như là các tác động trong khu
vực thi công có sự phát tán của các chất gây ô nhiễm và các chất gây lắng cặn vào dòng
nước. Do đó các vấn đề liên quan đến việc xây dựng ở khu vực lòng sông, việc xây dựng
các lối vào, sử dụng các chất nổ và việc phát quang thảm thực vật trở thành các vấn đề có
liên quan trực tiếp. Mối quan tâm lớn nhất là việc tăng lượng trầm tích và tăng lượng bùn.

Cả hai vấn đề này đã được thảo luận ở phía trên như là một phần của giai đoạn thi công hồ
chứa. Xác định các vấn đề theo phạm vi/ thời gian sẽ giúp đưa ra giả định là có nên chăng là
vẫn duy trì dòng chảy tự nhiên trong suốt quá trình xây dựng.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Xem phần giai đoạn xây dựng hồ chứa ở trên.
3.2 Giai đoạn tích trữ nước: Giai đoạn này gây ảnh hưởng chủ yếu lên phạm vi dòng chảy
tính từ thành đập. Trong suốt quá trình trữ nước ở đập lượng nước ngọt sẽ bị giảm đi do có
một lượng nước nhất định được giữ lại để làm đầy hồ chứa. Lý tưởng nhất trong giai đoạn
này là đặt một cơ chế điều chỉnh dòng chảy theo hướng duy trì được điều kiện phù hợp của
hệ sinh thái. Tuy nhiên cân bằng giữa điều chỉnh các dòng sông và duy trì các nguồn hiện có
vẫn còn là thách thức lớn chưa thể đạt được đối với cả các nước công nghiệp (Hirji &
Panella 2003) trong khi vẫn thừa nhận rằng việc năng suất thuỷ sản trong khu vực nội địa bị
giảm vì sự xuy thoái môi trường sống của loài cá do những thay đổi về đất đai và nguồn
nước sử dụng (Swales, 1993, Halls & Welcomme 2004). Ngoài ra cũng phải thừa nhận rằng
các đập có ảnh hưởng lớn lên toàn bộ chiều dài của các dòng sông, thậm chí còn ảnh
hưởng đến cả vùng cửa sông (Zhong & Power 1996) và vùng ven biển liền kề (Paskoff,
1992) như là một hệ quả trực tiếp của sự biến đổi về thời gian và lưu lượng các dòng chảy.
Môi trường sống ở rất nhiều suối nước ngọt đang trong tình trạng nguy hiểm do dòng chảy
bị thay đổi. Các hố sâu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái sông ngòi ở Việt
Nam bởi chúng là môi trường sống quan trọng cho rất nhiều loài cá trong suốt mùa khô và
vùng đồng bằng cửa sông là môi trường sinh sản của chúng trong suốt mùa mưa (Poulsen
et al. 2002). Thay đổi về lưu lượng và thời gian của các dòng chảy sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm
suy giảm cả các loại môi trường sống cũng như là khả năng di cư của các loài cá giữa các
môi trường này (Eikaas & McIntosh 2006). Môi trường sống cũng còn bị ảnh hưởng bởi dộ
sâu của nước hoặc sự chuyển tiếp của các dòng nước. Cấu trúc đập cũng làm giảm dòng
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

14

Báo cáo cuối cùng



Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

chảy và có thể gây tích bùn ở môi trường sống trong các hồ (Poulsen et al. 2002) gây ra ảnh
hưởng nghiêm trọng đến khu hệ cá trong các hồ này. Mặc dù còn phụ thuộc nhiều vào các
vấn đề có liên quan đến các dòng suối và các nhánh của nó, song cũng cần đặc biệt lưu ý
đến các khả năng tác động sâu hơn đến khu vực xuôi dòng. Dòng chảy thay đổi có thể ảnh
hưởng đến vị trí của khu vực có nhiều bùn nhất (TMZ) (Pontee et al. 2004), khu vực đặc biệt
quan trọng đối với các ấu trùng cá (North et al. 2002), sự biến đổi trong hình thức di chuyển
của trứng và các ấu trùng tới khu vực có nhiều bùn nhất (TMZ) (North et al. 2005), ảnh
hưởng đến việc giữ trứng trong khu vực TMZ (Chicharo et al. 2001), và làm thay đổi sự sinh
sản ở trong khu vực TMZ là khu vực có mật độ ấu trùng đông (North et al. 2005). Việc suy
giảm dòng nước ngọt có thể làm giảm sự phát tán trầm tích cùng với làm giảm sự đa dạng
hình thái sông và quần xã sinh vật. Ngoài các vấn đề đã nêu, dòng nước ngọt cũng rất cần
thiết để ngăn mặn (Bate & Adams 2000) là nền tảng quan trọng hỗ trợ chức năng và đa
dạng sinh học của khu vực cửa sông.
Nguồn cung nước (quá thừa hay không đủ) và chất lượng nguồn nước không tốt đều có khả
năng gây ảnh hưởng rộng đến sự thay đổi cơ chế dòng chảy và là vấn đề cấp bách nhất
trong

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

15

Báo cáo cuối cùng



Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

Bản đồ 2: Các nhánh sông giữ nguyên vẹn dự kiên
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

16

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

các vấn đề về môi trường mà các hộ nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang phải đối mặt
(Jeney & NNK, 2002). Vấn đề chất lượng nguồn nước không tốt còn gói gọn trong vấn đề
các chất gây ô nhiễm do con người thải ra mà còn liên quan đến độ mặn, nhiệt độ của nước
và lưu lượng dòng chảy; tất cả các vấn đề này đều bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng lượng
nước (Sheaves M. 2008).
Những thay đổi trong dòng chảy và tính biến đổi của nó làm giảm sự tẩy rửa bởi nguồn
nước tự nhiên, làm tăng nguy cơ ô nhiễm. Điều này làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng và môi trường xung quanh. Thời gian lưu trú của các chất thải được xác
định bởi hệ thống dòng chảy (Davide & NNK, 2003), tuy nhiên số lần tẩy rửa chất thải phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên (địa lý, độ dài), khối lượng, thời gian và lộ trình của dòng chảy
(Aselin & Spaulding 1993). Nhìn chung, các cơn lũ tự nhiên có xu hướng làm sạch các chất
bẩn một cách hiệu quả trái lại nó điều tiết dung lượng nước ở mức bình thường và làm tăng

thời gian tẩy rửa chất thải (Davide & al. 2003). Việc cung cấp nguồn nước ở vùng hạ lưu sẽ
bị biến đổi do việc xây dựng đập và biến đổi dòng chảy của nước (Sheaves M. 2008).
Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phía hạ lưu cũng có khả năng thay đổi do hậu quả của
việc xây đập và các kiểu biến đổi dòng chảy. Nước trong các nhánh sông nước ngọt phía
thượng lưu của sông ngòi Việt Nam ít dinh dưỡng (dinh dưỡng thấp) (Berge et al. 2006),
một tình trạng điển hình đối với những hệ thống tương tự trên toàn thế giới (eg. Leira &
Sabater 2005, Alexander & Smith 2006, Domenech et al. 2006, Roelke et al. 2006) nói tới
các hệ thống mà ở đó khả năng sinh sản, và quy mô dân số bị hạn chế bởi nguồn cung cấp
dinh dưỡng. Qua một thời gian dài, các chất dinh dưỡng ứ đọng lại trong nước tù của các hồ
chứa, dẫn tới việc các chất dinh dưỡng bị mắc kẹt lại (Rausch & Schreiber 1981). Điều này
dẫn đến sự giảm sút các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các khu vực phía hạ lưu các hồ
chứa (Childers et al. 2006). Điều này có thể gây nên hạn chế nghiêm trọng về dinh dưỡng
ngay dưới đập vì các dòng chảy trên núi cũng giống những dòng chảy ở lưu vực Trung Sơn
thường là những hệ thống dinh dưỡng thấp (Leira & Sabater 2005, Alexander & Smith 2006,
Domenech et al. 2006, Roelke et al. 2006). Những dòng chảy biến đổi có thể chảy xuống
phía hạ lưu gây tác động tới toàn hệ thống sông. Có thể điểm mâú chốt nhất sẽ xảy ra tại
các khu vực cửa sông, vì việc định thời lượng dòng chảy theo mùa và các dòng chảy lớn có
tính quyết định đối với việc sản sinh và lựa chọn ấu trùng, vị trí và bản chất của vùng
Estuarine Turbidity Maximum (ETM) (vùng nhiều bùn lầy nhất ở cửa sông), một khu vực có
tính sống còn cho các tiến hoá môi trường.
Nghiên cứu tài liệu đã cho thấy những thay đổi về chất lượng nước ảnh hưởng đến nơi lưu
trú của các loài cá ở vùng nhiệt đới (Sheaves M., 2007b). Một điều rõ ràng là mức độ lưu trú
của các loài cá ở những vùng sinh thái bị tác động lớn khác hơn so với những vùng ít bị ảnh
hưởng, tuy nhiên vấn đề ở đây là do thiếu thông tin về mức độ thay đổi môi trường sống,
như một số vùng cư trú của các loài đã bị vượt mức. Mật độ các chủng quần cá nước ngọt ở
Việt Nam (M. Kottelat, 2001) và đặc biệt môi trường sống của các loài cá ở một số con suối
(Herder & Freyhof, 2006) có hiện tượng chồng chéo, những thay đổi về chất lượng nước do
sự biến đổi dòng chảy sẽ có tác động tiêu cực tới nơi lưu trú của các loài cá (Sheaves M.,
2008).
3.3 Năm năm đầu tiên và thời gian tiếp theo

Khi hồ chứa đã được tích đầy, nước trong hồ chứa trạm điện sẽ tiếp tục làm giảm dung
lượng dòng chảy trong quá trình tháo nước tới trạm thuỷ điện. Sự thay đổi môi trường sẽ bắt
đầu trong suốt quá trình tích đầy hồ chứa và có thể tiếp tục kéo dài trong một vài năm.
Những thay đổi trên quy mô rộng sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá môi trường sống của
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

17

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

các loài cá ở các con suối ở Việt nam. Nói tóm lại, môi trường sống của các loài quý hiếm ở
cả vùng thượng lưu và hạ lưu đang trong nguy cơ tuyệt chủng do sự thiếu hụt các kiến thức
cụ thể của con người trong việc đánh bắt, môi trường sống của các loài và mối quan hệ sinh
thái giữa các môi trường sống đó; Trong đó lưu vực sông và khí hậu của từng vùng kết
thành một môi trường sống hợp nhất của các loài, với mỗi con sông có mỗi môi trường
sống có cấu thành riêng biệt. Sự phân bố môi trường sống theo chiều dọc trong một dòng
sông cung cấp giá trị sinh thái cao nhờ tính thống nhất tự nhiên giữa chúng và hầu hết các
giá trị sinh thái đó (Thorp et al. 2006) đều bị biến mất do sự biến đổi dòng chảy.
Các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự đa dạng về môi trường sống đã làm ảnh hưởng
đến việc phân bố môi trường sống cho các loài cá con nước ngọt Viet Nam. Sự phân bố về
không gian của các loài cá con ở các vùng thượng lưu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến
đổi dòng chảy trong các con sông (Binh, 2004). Với những nghiên cứu về nơi lưu trú của loài
cá, tỉ lệ các loài lưu trú trong các môi trường sống có một số chồng chéo, dẫn đến việc phân
loại loài trở nên khó khăn (Sheaves M. 2008).

Một vấn đề đặc biệt là chất lượng nước giảm do bị ảnh hưởng bởi các lối thoát nước ra từ
các con đập và các hồ chứa thuỷ điện. Lượng nước trong hồ chứa thường có nhiệt độ và
lượng ôxy khác hơn so với nước ở các dòng sông, trong khi dung lượng và tần suất dòng
chảy làm tăng nhiệt độ và lượng ôxy ở trong các đập và vấn đề này sẽ được thảo luận bên
dưới trong mối quan hệ với trạm điện (Sheaves M., 2008).
Vấn đề nảy sinh: Thay đổi dòng chảy do các đường dẫn nước tại nhà máy thuỷ điện
sẽ làm suy giảm kết nối theo chiều dọc là rào cản sự di cư của các sinh vật.
Hệ thống kênh chằng chịt đưa nước vào nhà máy điện làm chuyển đổi dòng nước mà bình
thường trực tiếp đổ xuống hạ lưu của đập ngăn nước. Điều này làm tăng nguy cơ giảm dòng
chảy xuống vùng hạ lưu đập nước trong mùa khô khi các dòng chảy tự nhiên đang ở mức
độ thấp, điều này làm tăng các chướng ngại cho sự di cư của cá và tăng những tác động
như đã đề cập ở phần hồ chứa (Sheaves M., 2007). Tuy nhiên do khoảng cách giữa đập và
nhà máy phát điện ngắn (chỉ khoảng 460 m) nên vùng bị ảnh hưởng là không đáng kể.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu : Sự giảm nhẹ dòng chảy có thể kéo theo sự hình thành
những dòng chảy bổ sung trên thành của đập nước. Sự thành công có thể phụ thuộc vào
phạm vi mà các dòng chảy bổ sung này đáp ứng đủ thời gian và lưu lượng của những dòng
chảy tự nhiên. Các phương pháp đảm bảo chất lượng nước hạ du từ đập cần được triển
khai. Ít nhất cần triển khai việc ôxy hoá nếu không tầng nước trên mặt sẽ bị thải đi (Sheaves
M, 2007).

4. Từ trạm phát điện đến cửa sông Luồng
4.1 Thời kì xây dựng: Các vấn đề của đoạn sông này trong thời kì xây dựng sẽ tương tự
như thời kì xây dựng đập.
Biện pháp giảm thiểu tác động cũng tương tự như đối với thời kì xây dựng hồ chứa.
4.2 Thời kì tích nước: thời kì này tương tự như thời kì tích nước đoạn từ hồ chứa tới trạm
điện.
Biện pháp giảm thiểu tác động cũng tương tự như đối với thời kì tích nước từ hồ chứa tới
trạm phát điện.
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân


18

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

4.3 Năm năm đầu và những năm tiếp theo: Khi các hồ chứa đã được làm đầy và dung
lượng dòng chảy hàng năm của trạm điện quay lại hoạt động bình thường nhưng với sự
biến đổi của các dòng chảy trừ khi dòng nước bị ngắt từ hệ thống. Mặc dầu dung lượng
dòng chảy hàng năm có thể hoạt động bình thường nhưng nó không gây sức ép đối với tầm
quan trọng của tần suất, và dung lượng của dòng chảy sẽ được duy trì cho việc khai thác cá
ở các dòng sông (King & NNK, 2003).
Đối với rất nhiều loài nước ngọt, đặc tính của dòng nước đã bị biến đổi là rất quan trọng.
Đỉnh xả lũ của nhà máy thuỷ điện dẫn đến một sinh khối kém chất lượng về cá và sinh vật
đáy từ hạ lưu đến cửa sông (Parasiewicz và các tác giả 1998), tình trạng này có thể kéo dài
hàng kilomet ở khu vực hạ du. Bên cạnh tốc độ dòng chảy, tốc độ tăng hay giảm dòng chảy
cũng rất quan trọng. Ví dụ, tốc độ tăng hay giảm nhanh kể từ đỉnh lũ có thể dẫn đến việc cá
bị mắc cạn ở những khu vực ven bờ nước nông (Halleraker và NNK, 2007)
4.4 Tác động tới hệ sinh thái hạ du
Khi hồ chứa được hình thành sẽ làm biến đổi dòng chảy và gây sói lở vùng hạ du công trình
(Ban QLDATĐTS, 2008). Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khá nhiều loài cá vì nơi đây số các loài
phân bố ven bờ và tầng đáy nhiều hơn so với các tầng khác (Dực NH. và CCS, 2008). Khi
có thuỷ điện Trung Sơn, không có thuỷ điện Hồi Xuân (bậc thang phía dưới của thuỷ điện
Trung Sơn) mực nước trong ngày mùa kiệt tại Hồi Xuân sẽ chênh lệch nhau tới 3,2m ; vào
giờ thấp điểm mực nước hạ lưu thấp hơn mực nước tự nhiên 1,1 m. Riêng khu vực tuyến
đập Trung Sơn đến chỗ nhập lưu sông Luồng sẽ biến đổi dòng chảy và chênh lệch mực

nước lớn hơn rất nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Hồ có chế độ điều
tiết dài hạn, chỉ phát điện phủ định vào những giờ cao điểm nên mực nước chênh lệch trong
ngày rất lớn, hơn nữa lượng bùn cát đã được giữ lại trong hồ đến 80% làm tăng sức mang
bùn cát của nước dưới đập dẫn đến khả năng sói lở và làm thay đổi lớn hình thái đường bờ
và đáy sông Mã khu vực hạ du do chênh lệch mực nước và thiếu hụt phù sa lớn
(BQLDATĐTS, 2008).
Do chất dinh dưỡng bị lắng đọng xuống lòng hồ như đã đề cập ở mục 2.3 vì vậy chất lượng
nước xả xuống hạ du sẽ kém màu mỡ, nơi sinh sản bị thu hẹp dẫn đến giảm năng suất vùng
hạ du và như vậy sản lượng thuỷ sản vùng hạ lưu sẽ bị giảm sút, tỷ lệ cá sông trên thị
trường trong vùng sẽ bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống ngư dân và tỷ lệ cá sông
trên thị trường sẽ suy giảm.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu : Để giảm tác động đến hệ sinh thái hạ du cần xây dựng hệ
thống thuỷ điện bậc thang, có chế độ điều tiết chạy máy hợp lí đảm bảo hài hoà giữa lợi ích
sản xuất và cung ứng điện với lợi ích bảo vệ hệ sinh thái dưới đập. Hậu quả của biện pháp
sử dụng dòng biến đổi là rất lớn, tác động đến tất cả các khu vực sau đập. Nếu có thể, việc
quản lí dòng chảy nên theo dòng tự nhiên về thời điểm, phạm vi và lưu lượng dòng chảy.
Không được sử dụng dòng chảy tốc độ cao (Sheaves M. 2008).
Vấn đề phát sinh : Tác động đến các loài cá có giá trị bảo tồn :
Có 9 loài cá cần bảo tồn trong vùng bị tác động của dự án thì có 5 loài có trong vùng từ
Trạm phát điện đến cửa sông Luồng. Đó là :
- Loài cá chình hoa (Anguilla marmorata) : Trong vùng dự án ngư dân cho biết có loài này
nhưng rất hiếm. Khoảng 5 đến 10 năm ở mỗi địa phương rải rác từ Cẩm Thủy, Bá Thước,
Quan Hóa ngư dân trong vùng mới bắt được 1 vài con. Đây là kết quả điều tra qua ảnh, nên
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

19

Báo cáo cuối cùng



Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

không thật chắc chắn; Nếu đúng là có sự hiện diện của nó thì sông Mã là sông cực bắc của
vùng phân bố loài này ở Việt Nam nên số lượng chủng quần cực kì ít, không đáng kể. Là
loài di cư từ sông ra đẻ ở biển, chúng lại phân bố ở dưới đập nên đập không cản trở việc đi
đẻ của nó.
- Loài cá măng (Elopichthys bambusa) phân bố thượng lưu (trên đập và dưới đập) và trung
lưu. Chúng sinh sản ở vùng trung lưu (Sách đỏ Việt Nam 2007) vì vậy đập không là cản trở
di cư sinh sản của nó.
- Loài cá rầm xanh (Senilabeo lemassoni) : Ở sông Mã chúng phân bố cả ở thượng lưu cả
phía trên và dưới đập (Dực NH & Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV 2003) vì vậy có thể chúng
cũng có thể tìm được nơi sinh sản ở phía dưới đập hoặc ở nhánh sông giữ nguyên vẹn,
sông Luồng.
- Loài cá lăng chấm (Hemibarbus guttatus) : Phân bố khá rộng, cả thượng, trung và hạ lưu
sông Mã (Dực NH & Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV 2003), nơi đẻ là trung và thượng lưu
sông (Sách động vật Việt Nam 2007) nên chúng có chỗ để sinh sản ở dưới đập.
- Loài cá chiên sông (Bagarius rutilus) : Phân bố khá rộng, cả thượng và trung lưu sông Mã
(Dực NH & Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV 2003), nơi đẻ là trung và thượng lưu sông (Sách
động vật Việt Nam 2007) nên chúng có chỗ để sinh sản ở dưới đập.
Đề xuất biện pháp bảo tồn : Giữ nhánh sông nguyên vẹn như đã đề xuất ở trên để những
loài di cư tìm nơi đẻ ở thượng lưu thì có thể theo các nhánh sông này đi lên thượng lưu tìm
nơi đẻ mới.
Vấn đề phát sinh: Tác động đến các loài cá có giá trị kinh tế cho vùng: phần hạ du tính
từ đập tới cửa sông Luồng có 12 loài cá kinh tế. Các loài cá chiên, lăng đã được đề cập ở
trên.
Các loài cá kinh tế nước nước ngọt còn lại thì loài mương (Hemiculter leucisculus) đẻ rải rác
ở những nơi có nước chảy, cá chép (Cyprinus carpio) có nhiều bãi đẻ dọc sông ở cả thượng

và trung lưu; cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) đẻ trong hang rải rác dọc sông; cá chạch sông
(Mastacembelus armatus) đẻ trong hang ven bờ, không di cư; cá nheo Silurus asotus) và cá
trê (Clarias fuscus) đẻ đáy bùn gần bờ dọc sông; cá trôi (Cirrhina molitorella) đẻ ở trung và
thượng lưu nơi có nước quẩn (Nguyễn Tấn Trịnh và NNK, 1996) vì vậy đối với các loài này
chúng có nơi sinh sản ở dưới đập.
Loài cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) đẻ ở các phụ lưu nhỏ, chày đất (Spnibarbus
hollandi) và cá dốc (S. sinensis) đẻ ở vị trí nước chảy mạnh có đáy cát sỏi (Nguyễn Tấn
Trịnh và NNK, 1996) vì vậy khi bị chặn dòng sẽ làm giảm số vị trí đẻ của các loài này, tuy
nhiên phần thượng lưu và trung lưu dưới đập cũng còn những sinh cảnh phù hợp để chúng
sinh sản. Có chăng chúng chỉ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường sống.
Đề xuất biện pháp bảo tồn: xem phần từ hồ chứa tới trạm phát điện ở trên.

5. Từ cửa sông Luồng tới cửa sông Mã
5.1 Giai đoạn xây dựng: Các vấn đề nảy sinh ở vị trí này trong thời kì xây dựng xảy ra
tương tự như thời kì xây dựng hồ chứa.
5.2 Giai đoạn tích nước: Giai đoạn này có khả năng làm giảm các luồng nước chảy đến
được vùng hạ lưu trong suốt quá trình làm đầy hồ chứa, các dòng nước được ngăn lại và
được dẫn vào hồ. Các ảnh hưởng nếu có sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ nguồn nước được giữ lại để
làm đầy hồ chứa, độ dài thời gian các dòng chảy bị giảm xuống và liên quan đến các nhánh
sông ở từ vùng hạ lưu đến dung lượng hệ thống dòng nước trong đập. Điều này có thể hạn
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

20

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu


Tháng 12 - 2008

chế được các tác động đến các loài khi dòng chảy kết nối với các phụ lưu ở vùng hạ lưu.
Các ảnh hưởng trong việc giảm lưu lượng dòng chảy đã được trình bày chi tiết trong giai
đoạn làm đầy hồ chứa đến trạm điện. Các dòng nước ở vùng hạ lưu giảm xuống đáng kể kể
cả chỉ trong một thời gian ngắn có khả năng chắc chắn việc sinh sản của cá sẽ mở rộng ra
cả ở ven biển nếu luồng nước chảy hướng ra khởi lưu vực sông (Sheaves M., 2008).
Sản xuất nông nghiệp tại khu vực ngập nước duyên hải châu Á thường bị hiện tượng xâm
nhập mặn do thuỷ triều (White và NNK 1996, Tuong và NNK, 2003); thêm vào đó, sự biến
động về dòng chảy và thời gian càng tăng tác động của thuỷ triều. Nước triều sẽ càng ngày
càng xâm nhập sâu hơn lên phía thượng nguồn và xâm nhập vào các vùng ngập nước
(White và NNK 1996). Cả các loài nước ngọt và nước lợ đều bị ảnh hưởng. Độ mặn trong
nước tăng lên kéo theo việc phát triển chậm hơn của các loài nước ngọt như cá chép (Kiem,
2002), trong khi với các loài nước lợ có giá trị xuất khẩu cao như cá bống bớp, giới hạn chịu
đựng về độ mặn và nhiệt độ rất hạn chế trong các giai đoạn phát triển các chức năng quan
trọng như phát triển tế bào phôi (Dan, 2003); Tương tự như vậy độ mặn bị thay đổi và dòng
chảy bị biến động cũng ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của dòng nước; Một lượng nước lớn
trong các hồ chứa thường có đặc tính về nhiệt và ôxy khác với nước trong suối trong khi lưu
lượng và thời lượng dòng chảy góp phần làm tăng hay giảm nhiệt độ và lượng ôxy dưới đập
(Viana, 2002). Việc thay đổi này là đặc biệt quan trọng vì phần lớn những loài được khai
thác cho nuôi trồng như các loài cá da trơn cần nhiệt độ nước cho việc sinh sản (Cacot &
Lazard 1999).
Ảnh hưởng của dòng chảy bị thu hẹp không chỉ có các ảnh hưởng trên suối. Sự giảm lưu
lượng nước ngọt do sự biến đổi và tách dòng trên thượng lưu, dẫn đến việc tăng xâm nhập
mặn và việc tăng lượng axít sinh ra từ đất có muối gốc axít vùng hạ du sông (White và NNK
1996); Hệ quả của việc xâm nhập mặn là các khu đất sản xuất rộng bị biến đổi không phù
hợp cho cây lúa trong mùa khô, đòi hỏi phải xây đập ngăn mặn. Các đập ngăn mặn này lại
cản trở việc di cư của cá và làm giảm chất lượng nước thượng nguồn, kéo theo việc giảm
sản lượng nuôi trồng và đánh bắt (White và NNK 1996). Việc nghiên cứu vấn đề thay đổi
chất lượng nước do biến đổi dòng chảy và các giải pháp rất phức tạp. Trong khi rửa mặn

ảnh hưởng tích cực đến sản xuất nông nghiệp thì chính việc này lại ảnh hưởng rất lớn đến
việc nuôi trồng tại khu vực nước lợ (Hoanh và NNK 2003, Tuong và NNK, 2003); Hơn nữa,
các tác dụng phụ đối với nhóm dân cư chịu thiệt thòi có thể trở nên rất cao. Nông dân nghèo
và cư dân không có đất có thể phải chịu tác động khốc liệt của việc biến đổi độ muối do
nguồn lợi thuỷ sản mà họ phụ thuộc vào ngày càng giảm sút (Tuong và NNK, 2003). Kinh
nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nhiệp ở các vùng bị xâm nhập mặn (xâm nhập mặn
được đập ngăn mặn hạn chế) chỉ ra rằng các vấn đề phát sinh có thể nhiều hơn những lợi
ích đạt được (White và NNK 1996, Tuong và NNK 2003). Sản lượng nông nghiệp trên các
vùng đất được rửa mặn thấp và trong suốt mùa khô, các đập ngăn mặn giữ axít được giải
phóng từ đất do ôxy hoá khi mực nước ngầm hạ (Sammut và NNK 1996, Indraratna và NNK
2005). Các hồ chứa nước nhiễm axít càng cản trở sự di chuyển của cá và có thể ảnh hưởng
đến việc việc tiêu hoá và sinh sản của chúng (Carter & Dove 2001). Axít có thể vào cửa
sông tạo thành lớp chuyển tiếp có độ pH thấp trong suốt mùa nước lớn hoặc một lượng nhỏ
đều trong suốt mùa nước thấp (Sammut và NNK 1996). Việc xả axít như vậy có thể gây chết
cá (Russell & Helmke 2002), gây bệnh cho cá (ví dụ như bệnh nốt đỏ) (Callinan và NNK
1993, 1996), tác động đến sản lượng nuôi trồng (Simpson & Pedini 1985; Tuong và NNK.
2003) và ảnh hưởng đến các loài sinh vật đáy (Carter & Dove 2001) dẫn tới suy giảm đa
dạng sinh học (White và NNK 1996). Với tình trạng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cá ở Việt
Nam (Tuong và các NNK. 2003), giá trị của các vùng đất ngập nước (nước lợ và nước ngọt)
đối với nguồn lợi về cá (Griffiths và NNK 2006) và hiệu quả thấp từ việc rửa mặn đất ngập
nước (White và NNK 1996; Tuong và NNK 2003), sẽ không có nhiều nhu cầu cải tạo các
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

21

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu


Tháng 12 - 2008

vùng đất đó vì mục đích nông nghiệp. Trong thực tế, việc hồi phục của các vùng đất ngập
nước được coi như một bước quan trọng tiến tới thay đổi chiều hướng giảm dần sản lượng
ngư nghiệp do việc suy giảm các dòng môi trường (Gilligan 2005).
Mối quan hệ khăng khít và phức tạp giữa các môi trường sống, tầm quan trọng của mối liên
hệ giữa các môi trường sống và các ảnh hưởng ngày càng phức tạp đối với chất lượng
nước nảy sinh yêu cầu về một đường hướng tiếp cận việc bảo tồn các nguồn lợi này hơn là
xử lý từng môi trường sống một cách riêng lẻ (Poulsen và NNK 2002).
5.3 Năm năm đầu và thời gian tiếp theo
Một khi lưu lượng thông thường được phục hồi thì trước hết nên hạn chế tác động của con
đập từ ngã ba sông chính thuộc một hệ thống sông khác đối với chế độ dòng chảy thay đổi.
Tất cả các cửa sông đó đều đã được xem xét đối với vấn đề mở nước từ hồ chứa sang khúc
sông của nhà máy thủy điện và việc tăng lượng nước cho chính khúc sông đó. Tất nhiên nếu
lượng nước từ sông về bị chuyển hướng thì ắt hẳn sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể do
lưu lượng nước giảm, như đã nói đến ở trên. Có khả năng chính cửa sông chảy về tất cả
các khúc sông dưới con đập sẽ làm giảm lưu lượng đỉnh điểm. Nếu có thể kiếm soát dòng
chảy (đặc biệt là theo mùa) để hạn chế nguy cơ ngập lụt thì có thể rất nhiều cư dân của
vùng đầm lầy sẽ không có nước khi cần.
Rất có thể là sẽ có những tác dụng phụ do nhiệt độ và cấu hình dO2 thay đổi phụ thuộc vào
khoảng cách giừa nhà máy thủy điện và nhánh sông chính đầu tiên.Tuy nhiên, đến các ngã
ba sông thì các cửa sông đó nên bị chia ra ở một khoảng cách tương đối ngắn (Viana 2002);
Quy mô của những ảnh hưởng đó còn phụ thuộc vào tính chất của lưu lượng nước, tính
hiệu qủa của việc đo đạc và lưu lượng dòng chảy hội tụ và điều chỉnh.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Xem phần từ hồ chứa tới trạm phát điện ở trên.
Vấn đề phát sinh: Tác động đến các loài có giá trị bảo tồn: có 8 trong số 9 loài cần bảo
tồn trong vùng dự án có mặt ở khu vực này. Bốn loài trong số này đã được đề cập đến ở
mục 4.4 là: Anguilla marmorata, Elopichthys bambusa, Hemibagrus guttatus & Bagarius
rutilus. Bốn loài còn lại là:

- Loài cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) là loài cá biển di cư vào sông đẻ ; Bãi đẻ của
nó ở sông Mã thuộc địa bàn Bá Thước, cách đập về phía hạ du 50 km nên đập không là rào
cản đường di cư của loài này.
- Loài cá mòi chấm (Konosirus punctatus) cũng là cá biển di cư vào đẻ trong sông, vị trí
bãi đẻ của loài này trên sông Mã chưa xác định được. Tuy nhiên nó chỉ phân bố ở hạ lưu
(Dương Quang Ngọc, 2007) nên đập cũng không phải là rào cản đối với nó.
- Loài cá ngựa bắc (Tor (Folifer) brevifilis) tìm thấy ở Trung lưu sông Mã (Dực NH &
Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV, 2003), chưa xác định được nơi đẻ nên khó có thể khẳng định
được có bảo tồn nó được không. Chỉ biết chúng đẻ ở nơi nước chảy xiết, đáy có nhiều đá
sỏi (Sách đỏ động vật Việt Nam, 2007).
- Loài cá bống bớp (Bostrichthys sinensis) : Chỉ phân bố ở vùng cửa sông và ven biển
(Sách động vật Việt Nam, 2007) nên đập không là rào cản đối với loài này. Có chăng chất
lượng nước vùng cửa sông như dưỡng chất giảm, nồng độ muối thay đổi có thể sẽ ảnh
hưởng tới chúng.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động : Giữ các nhánh sông nguyên vẹn như đã đề cập ở
trên.

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

22

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

Vấn đề phát sinh : Tác động tới các loài cá kinh tế: phần hạ du tính từ cửa sông Luồng

tới biển có tổng cộng 37 loài cá kinh tế trong đó có 20 loài cá nước mặn và nước lợ.
Trong số 20 loài cá kinh tế là cá nước lợ và nước mặn di cư vào sông thì chỉ có cá mòi cờ
hoa (Clupanodon thrissa) đi xa nhất cũng chỉ cách cửa sông 50 km và loài thứ 2 là cá lành
canh (Coilia grayii) cách cửa sông 40 km (Ngoc D.Q, 2007). Như vậy đập không phải là rào
cản đường di cư của bất cứ loài cá biển nào vào sông, nói cách khác nếu có loài cá biển
nào vào sông đẻ thì cũng không bị đập ngăn không cho đến bãi đẻ, có chăng chúng chỉ chịu
ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường sống.
Các loài cá kinh tế nước nước ngọt còn lại thì 4 loài là: cá măng, cá chiên, cá lăng chấm và
cá ngựa bắc đã được đề cập ở trên. Loài cá mương (Hemiculter leucisculus) đẻ rải rác ở
những nơi có nước chảy, cá chép (Cyprinus carpio) có nhiều bãi đẻ dọc sông ở cả thượng
và trung lưu; cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) đẻ trong hang rải rác dọc sông; cá chạch sông
(Mastacembelus armatus) đẻ trong hang ven bờ, không di cư; cá nheo (Silurus asotus) và cá
trê (Clarias fuscus) đẻ đáy bùn gần bờ dọc sông; cá trôi (Cirrhina molitorella) đẻ ở trung và
thượng lưu nơi có nước quẩn (Nguyễn Tấn Trịnh và NNK, 1996) vì vậy đối với các loài này
chúng có nơi sinh sản ở dưới đập. Loài cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) đẻ ở các phụ
lưu nhỏ, chày đất (Spnibarbus hollandi) và cá dốc (S. sinensis) đẻ ở vị trí nước chảy mạnh
có đáy cát sỏi (Nguyễn Tấn Trịnh và NNK, 1996) vì vậy khi bị chặn dòng sẽ làm giảm số vị trí
đẻ của các loài này, tuy nhiên phần thượng lưu và trung lưu dưới đập cũng còn những sinh
cảnh phù hợp để chúng sinh sản. Có chăng chúng chỉ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi môi
trường sống.
Các loài cá bậu (Gara orientalis), cá đục ngộ (Hemibarbus medius), cá đục trắng (Squalidus
chankaensis) chưa nắm được đặc điểm sinh sản nên không chắc chắn chúng có thể có nơi
sinh sản ở hạ du không.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Giữ dòng sông Luồng và Bưởi nguyên vẹn.

Vấn đề phát sinh: Dòng chảy môi trường hạ du khi qui trình vận hành hồ chứa
đi vào hoạt động
1. Các Phương pháp đánh giá dòng chảy môi trường
1.1. Định nghĩa dòng chảy môi trường
Dòng chảy môi trường là dòng chảy cần thiết trong hệ thống sông tự nhiên hoặc hồ

chứa để duy trì hệ sinh thái khỏe mạnh và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội mà con người yêu cầu. Việc xác định dòng chảy môi trường cần phải tiến hành
trước khi một hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước được triển khai. Đánh
giá dòng chảy môi trường có thể coi là phần đi trước trong tiến trình thực hiện quản
lý tổng hợp tài nguyên nước.
1.2. Các phương pháp đánh giá dòng chảy môi trường hiện nay
Hiện nay có khoảng 200 phương pháp được sử dụng trên 50 nước trên thế giới. Các
phương pháp phổ biến nhất tại Úc và Nam Phi là phương pháp tiếp cận tổng thể,
trong đó phương pháp này nêu rằng cần phải cung cấp nước cho hệ thủy sinh từ đầu
nguồn cho tới biển và cấp cho tất cả các thành phần sinh thái phụ thuộc vào nước.
Các phương pháp đánh giá DCMT chính:
i. Phương pháp thủy văn
ii. Phương pháp mô phỏng môi trường sống
iii. Phương pháp tiếp cận tổng thể
Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

23

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

iv. Phương pháp chuyên gia
Do điều kiện về thông tin và số liệu, mức độ phức tạp và phương pháp tiếp cận
mới, phương pháp “Mô phỏng môi trường sống” được chọn để phân tích và xác
định dòng chảy môi trường thích hợp cho hệ thủy sinh kết hợp “phương pháp thủy

văn” để xác định nhu cầu dòng chảy môi trường cho hệ thủy sinh. Phương pháp
này dựa trên phân tích các thông tin về các loài thủy sinh mà điển hình là 4 loài cá
đặc thù của đoạn sông. Vị trí Hồi Xuân được xác định là tuyến hợp lý ngay hạ lưu
(khoảng 50 km) của công trình thủy điện Trung Sơn, với vị trí này có thể đánh giá
sự tác động trực tiếp của thủy điện Trung Sơn đến hệ thủy sinh; tuyến Cẩm Thủy
được xem là tuyến điển hình cho các loài thủy sinh có thời kỳ sinh trưởng liên
quan đến việc di cư ra vùng bờ biển hoặc cửa sông.
1.3.

Nguyên tắc đánh giá dòng chảy môi trường

i. Một hay nhiều yếu tố liên quan đến chế độ thủy văn của dòng chảy tự nhiên
của sông như lưu lượng, tần suất phân phối dòng chảy theo mùa….
ii. Một số đặc trưng thủy lực của sông như lưu tốc, độ sâu dòng chảy, chu vi
ướt..
1.4.
Định vị dòng chảy môi trường: tiếp năng nguồn nước của một con sông được
biểu diễn (như hình sau) gồm 3 ngưỡng cần quan tâm:
1.4.1.
Mức cao nhất là mức biểu thị tiềm năng nguồn nước của lưu vực
sông, là tổng lượng nước mà sông có thể sản sinh trong một đơn vị thời
gian, thường lấy là một năm. Tiềm năng nguồn nước có thể được tính
toán bằng các số liệu quan trắc dòng chảy thực đo của các trạm thủy văn
trên lưu vực sông.
1.4.2.
Ngưỡng thấp nhất là lượng nước nền của lưu vực sông, có thể coi
đây là một ngưỡng sinh thái cần luôn được duy trì vì nếu lượng nước
sông xuống thấp hơn lượng nước nền thì hệ sinh thái sẽ bị biến đổi và
không hồi phục được.
1.4.3.

Ngưỡng ở giữa là yêu cầu nước môi trường. Lượng nước từ nền tới
ngưỡng này là yêu cầu nước môi trường được sử dụng cho duy trì hệ
sinh thái nước và các điều kiện môi trường của sông đã nêu trên.

Hình 1: Các ngưỡng nguồn nước của lưu vực sông
Theo IWMI (International Water management Institute), nhu cầu DCMT là một
phần của tổng lượng tài nguyên nước (TNN):

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

24

Báo cáo cuối cùng


Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá
và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Tháng 12 - 2008

Tổng lượng tài nguyên
Lượng nước có thể sử dụng
cho các mục đích (nông
nghiệp, công nghiệp…)
Nhu cầu dòng chảy môi
trường(EFR)
Nhu cầu nước cho hệ sinh thái:
1. Nước duy trì cuộc sống và đa dạng sinh học
2. Nước duy trì lưu lượng và tốc độ nước chảy trong sông giúp cho cá
di chuyển từ vùng này sang vùng khác

3. Nước cho quá trình vận chuyển phù sa từ nguồn đến cửa sông, hạn
chế bồi lắng và xói lở
4. Nước pha loãng các chất ô nhiễm và khả năng tự làm sạch của
nước trong sông
5. Nước cho đẩy mặn
6. Nước cho tưới và các nhu cầu khác
Như vậy vấn đề ở đây là cần phải xác định các yếu tố sau:
a. Nước nền
b. Nước nền có tham gia vào DCMT
c.
Phương pháp tổng hợp các nhu cầu nước riêng thành một tổng nhu cầu
nước sinh thái chung
Sử dụng phương pháp Tenant (Phương pháp thủy văn) để xác định DCMT. Bảng 2:
% dòng chảy bình quân năm (AAF – Percentage of Average Annual Flow) được yêu
cầu để đạt các mục tiêu khác nhau.
Mục tiêu bảo vệ môi trường và hệ sinh % AAF đề nghị (ứng dụng cho cá Hồi)
thái của sông
Mùa cạn
Mùa lũ
Dòng chảy lớn nhất hay xói mạnh
200
200
Phạm vi tốt nhất của AAF
60 - 100
60 – 100
% dòng chảy yêu cầu để duy trì một điều kiện sông theo yêu cầu
Hoàn hảo
40
60
Rất tốt

30
50
Tốt
20
40
Trung bình hay đang bị suy giảm
10
30
Kém hay tối thiểu
10
10
Suy thoái rất nặng
10 - 0
10 - 0
Nguồn: Đề tài NCKH “Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá dòng chảy môi
trường” do TS Trần Hồng Thái – chủ nhiệm đề tài – Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Môi trường.
Phương pháp thủy lực: khó xác định
Phương pháp mô phỏng môi trường sống: (mô hình PHABSIM- Physical habitat
Simulation)
Phương pháp tổng thể: nhằm giải quyết nhu cầu nước của toàn bộ hệ sinh thái sông
chứ không chỉ của một số loài. Phương pháp này tuân thủ khái niệm về “sơ đồ dòng
chảy tự nhiên” và các nguyên tắc cơ bản trả lại nước sông. Chúng có mục tiêu chung
là duy trì hay hoàn trả lại chế độ dòng chảy liên quan đến các thành phần sinh học và

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân

25

Báo cáo cuối cùng



×