Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011- 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.45 KB, 73 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
----------o0o----------

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2011- 2020
(Dự thảo)

Đơn vị tư vấn: Viện NC Quản lý Kinh tế Trung ương

Tháng 6 năm 2011


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2011- 2020
(Dự thảo)
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU BẢNG.......................................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................5
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................6
PHẦN THỨ NHẤT ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA
TỈNH HẢI DƯƠNG..................................................................................................................9
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI................................................................9
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................................9
2. Thu chi ngân sách và đầu tư phát triển........................................................................11
3. Thực trạng phát triển của các ngành và lĩnh vực.........................................................11
II. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG.............................................................................................12
1. Dân số và cơ cấu dân cư..............................................................................................12
2. Hiện trạng nguồn nhân lực..........................................................................................15
3. Đặc điểm tâm lý - xã hội, chăm sóc y tế và những kỹ năng mềm của nhân lực.........23
III. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH...............................24
1. Hiện trạng hệ thống giáo dục, đào tạo.........................................................................24


2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo...................................................................25
3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực..............................28
4. Kết quả đào tạo nhân lực.............................................................................................30
IV. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC......................................................................31
1. Trạng thái hoạt động của nhân lực..............................................................................31
2. Trạng thái việc làm của nhân lực.................................................................................31
V. DỰ BÁO CUNG – CẦU LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020..............................................34
1. Dự báo cung lao động thời kỳ 2011 – 2020................................................................34
2. Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020.....................................................................34
3. Dự báo cầu lao động theo ngành.................................................................................35
4. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo.........................................................................36
VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG MẶT MẠNH, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG................................................................37
1. Những điểm mạnh.......................................................................................................37
2. Những điểm yếu..........................................................................................................39
3. Nguyên nhân...............................................................................................................41
PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2011 – 2020
.................................................................................................................................................45
I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2011 2020.....................................................................................................................................45
1. Thời cơ và thách thức..................................................................................................45
2. Những nhân tố bên ngoài............................................................................................46
3. Những nhân tố trong nước và trong tỉnh tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực
tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020............................................................................48
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN
2011 – 2020.........................................................................................................................51
1. Quan điểm phát triển nhân lực....................................................................................51
2


2. Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực........................................................................52

3. Phương hướng và chỉ tiêu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020..............................52
4. Các chương trình, dự án ưu tiên..................................................................................56
PHẦN THỨ BA NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC....................................60
I. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC.............................60
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực....60
2. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu
lực của bộ máy quản lý....................................................................................................60
3. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa cấp, ngành về phát triển nguồn nhân lực....61
III. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN
KHÍCH, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC............................................................62
1. Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................62
2. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực................62
3. Chính sách việc làm, bảo hiểm và bảo trợ xã hội và nâng cao sức khỏe của người lao
động.................................................................................................................................63
4. Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực.......64
5. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài.......................................................................65
6. Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường
lao động...........................................................................................................................66
V. MỞ RỘNG, TĂNG CƯỜNG SỰ PHỐI HỢP VÀ HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC.....................................................................................................................................66
1. Tăng cường phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung Ương....................66
2. Tăng cường phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố...........................................66
3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế......................................................................67
VII. DỰ BÁO NHU CẦU VỐN VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC........................................................................................................................67
1. Dự báo nhu cầu vốn.....................................................................................................67
2. Khả năng huy động vốn..............................................................................................68
PHẦN THỨ TƯ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH....................................................69
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.........................................................................69
1. Văn phòng UBND.......................................................................................................69

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư................................................................................................69
4. Sở Giáo dục và Đào tạo...............................................................................................69
5. Sở Lao động Thương binh Xã hội...............................................................................70
6. Sở Nội vụ.....................................................................................................................70
7. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.....................................................................70
8. Sở Công thương...........................................................................................................70
9. Sở Y tế.........................................................................................................................71
10. Sở Tài nguyên và Môi trường...................................................................................71
11. Sở Văn hóa, du lịch và thể thao.................................................................................71
12. Các cơ quan, báo đài và các tổ chức chính trị xã hội................................................71
13. Các Sở ban ngành có liên quan và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố...............71
II. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN........................................................................................71
1. Kiến nghị với Trung ương...........................................................................................71
2. Kết luận.......................................................................................................................72
PHỤ LỤC................................................................................................................................73

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Biểu 1. Tăng trưởng kinh tế 2001-2005 và 2006-2010...........................................................10
Biểu 2. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh......................................................12
Biểu 3. Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh.............................................13
3


Biểu 4: Lao động phân theo nhóm tuổi...................................................................................15
Biểu 5: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải Dương.........................................16
Biểu 6: Lao động làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh
nghiệp......................................................................................................................................20
Biểu 7: Lao động nữ làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình
doanh nghiệp...........................................................................................................................21
Biểu 8: Lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp, nông thôn phân theo độ tuổi. .22

Biểu 9: Ngân sách nhà nước cho giáo đục đào tạo giai đoạn 2005-2010...............................26
Biểu 10: Chi tiêu cho cho giáo dục của dân cư tỉnh Hải Dương.............................................27
Biểu 11: Lực lượng lao động phân theo giới tính....................................................................31
Biểu 12: Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất....................................................................32
Biểu 13: Dự báo dân số và nguồn lao động tỉnh Hải Dương..................................................34
Biểu 14: Dự báo tổng cầu lao động giai đoạn 2011-2020.......................................................35
Biểu 15: Dự báo cầu lao động chia theo ngành.......................................................................35
Biểu 16: Dự báo số lượng lao động qua đào tạo.....................................................................36
Biểu 17: Dự báo số lượng lao động qua đào tạo phân theo trình độ.......................................37
Biểu 18: Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực..................................................................................68
Biểu 19: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực..............................................68

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

CNH

Công nghiệp hóa

CNC

Công nghệ cao

CTMTQG


Chương trình mục tiêu quốc gia

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH

Hiện đại hóa

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


UBND

Ủy ban nhân dân

5


MỞ ĐẦU
Nhân lực của mỗi quốc gia hay một địa phương là tổng hợp những tiềm
năng lao động có trong một thời điểm xác định, bao gồm các nhóm yếu tố biểu
thị về thể chất, trí tuệ, năng lực, tính năng động xã hội và khả năng phát triển
việc làm của bộ phận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và chưa
có việc làm nhưng có khả năng làm việc.
Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát
triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả
năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn
thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất
lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Phát triển nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát
triển, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ
chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hải
Dương nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục
tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát
huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận

dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh mới, quy hoạch
phát triển phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2011-2020.
Mục đích của quy hoạch phát triển nguồn nhân lực là đánh giá thực
trạng phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng, xác định rõ những thế mạnh
và yếu kém của nhân lực so với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phân
tích, làm rõ thực trạng những điều kiện phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh,
đúc kết những tác động tích cực, hạn chế; Đồng thời dự báo nhu cầu, xác định
phương hướng và luận chứng hệ thống các giải pháp phát triển nhân lực, xác
định nhu cầu các nguồn lực của tỉnh đến năm 2020 nhằm đảm bảo nhân lực có
trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, đạo đức nghề nghiệp và kỷ
luật lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập
kinh tế trong nước và quốc tế thời kỳ đến năm 2020.
6


Yêu cầu của quy hoạch phải đạt được là dựa trên những chủ trương,
đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ
và HĐND tỉnh để xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh phù
hợp với phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh, vùng, Chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội của cả nước thời kỳ 2011-2020, Chiến lược phát triển nhân
lực của cả nước đến năm 2020 và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội
của Trung ương và của tỉnh.
Phạm vi của quy hoạch
Thời gian xây dựng quy hoạch từ năm 2011 tới năm 2020, trong đó có phân
kỳ 5 năm 2011-2015 và 2016-2020.
Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch chủ yếu đề cập đến nhân lực trong độ
tuổi lao động (theo Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 - nam giới từ 15
đến hết 60 tuổi, nữ giới từ 15 đến hết 55 tuổi), đào tạo và sử dụng nguồn lực con

người, bao gồm toàn bộ nhân lực trên địa bàn tỉnh; phân tích, đánh giá, xác định
nhu cầu, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực nói chung và từng
lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng.
Những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch:
- Các Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hải
Dương;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và tỉnh Hải
Dương đến năm 2020;
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội và
- Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 1/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26
tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu` tư về việc ban hành
định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản
phẩm chủ yếu

7


- Văn bản số 178/TB -VPCP ngày 05/7/2010 của Văn phòng Chính phủ
về việc xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 -2015 và
định hướng đến năm 2020 của các địa phương;

- Công văn số 5458/BKH-CLPT ngày 06/8/2010 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa
phương;
- Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của UBND tỉnh Hải
Dương về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án “Quy
hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020”
- Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc
họp trực tuyến “Hội nghị toàn quốc triển khai việc lập Quy hoạch phát triển
nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương” ngày 10/8/2010;
- Công văn số 1006/BKHĐT-CLPT ngày 22/2/2011 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn Đề cương (chỉnh sửa) Quy hoạch phát triển nhân lực các
tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020
- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam
giai đoạn 2011-2030
- Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh từ khi tái lập
tỉnh đến nay bao gồm các báo cáo hàng năm, 5 năm 2001-2005, 5 năm 20062010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 định hướng đến
năm 2020;
- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các ngành và nguồn dữ liệu
thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh,
Sở Giáo dục - Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; các ngành và các
địa phương có liên quan.
Báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011
-2020, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 4 phần chính:
- Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển nhân lực;
- Phần thứ hai: Phương hướng phát triển nhân lực giai đoạn 2011- 2020;
- Phần thứ ba: Những giải pháp phát triển nhân lực;
- Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện quy hoạch.


8


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC
CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tiếp giáp với 6
tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình và
Hưng Yên, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là
tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về con người và các tiềm năng phát triển
khác. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc
gia chạy qua như: đường 5A, 18, 37, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Bắc Giang
- Phả Lại,…; nằm gần cảng biển Hải Phòng và Cái Lân; hệ thống giao thông
đường thuỷ tương đối thuận lợi.
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm ở vị trí có
nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quan trọng
làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ
Long; cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình
trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong
vùng và cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động
lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và
phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế. Trong triển vọng, Hải Dương sẽ phải
trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương
mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một
trong các đô thị lớn trong vùng.
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2001-2005 đạt mức 10% và
giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 9,8%/năm. Quy mô kinh tế của tỉnh được

nâng lên, tổng sản phẩm năm 2010 gấp 2,3 lần so với năm 2005. GDP bình
quân đầu người đạt 17,9 triệu đồng, tương đương 964 USD (mục tiêu 17 triệu
đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 27,1% 43,6% - 29,3% năm 2005 sang 23,0% - 45,4% - 31,6% năm 2010. Cơ cấu lao
động có sự chuyển dịch tương ứng từ 70,5% - 15,9% - 13,6% năm 2005 sang
54,5% - 27,3% - 18,2% năm 2010.

9


Biểu 1. Tăng trưởng kinh tế 2001-2005 và 2006-2010
Ngành
Tăng trưởng toàn nền kinh tế
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.1. Nông nghiệp và lâm nghiệp
1.2. Thủy sản
II. Công nghiệp và xây dựng
2.1. Công nghiệp khai thác mỏ
2.2 Công nghiệp chế biến
2.3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt
và nước
2.4. Xây dựng
III. Dịch vụ
3.1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có
động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá
nhân và gia đình
3.2. Khách sạn và nhà hàng
3.3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên
lạc
3.4. Tài chính, tín dung

3.5. Hoạt động khoa học và công nghệ
3.6. Các hoạt động liên quan đến kinh
doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
3.7. Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo
đảm xã hội bắt buộc
3.8. Giáo dục và đào tạo
3.9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
3.10. Hoạt động văn hóa và thể thao
3.11. Các hoạt động Đảng, đoàn thể và
hiệp hội
3.12. Hoạt động phục vụ cá nhân và
cộng đồng
3.13. Hoạt động làm thuê công việc gia
đình trong các hộ tư nhân

2001-2005
10,0
4,0
2,8
10,1

Đơn vị: %
2006-2010
9,8
2,2
1,4
6,6

15,6
0,9

14,2
14,3

11,6
13,5
10,7
3,6

7,8
10,5
5,3

5,4
11,9
10,6

9,0
11,3

8,9
14,9

11,3
4,6
2,8

17,6
5,9
7,4


6,1

5,2

10,0
5,5
8,4
3,7

11,3
8,9
22,2
5,2

0,0

6,2

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản trong
giai đoạn 2006-2010 đạt 2,2%, thấp hơn gần 2 điểm phần trăm so với giai đoạn
2001-2005. Ngành công nghiêp và xây dựng cũng có dấu hiệu tăng chậm lại,
tuy nhiên ngành công nghiệp khai thác mỏ có tốc độ tăng đột biến từ 0,9%
(2001-2005) lên 13,5% (2006-2010).

10


2. Thu chi ngân sách và đầu tư phát triển

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng khá, từ 2.407,6 tỷ đồng
năm 2005 lên 4.005 tỷ đồng năm 2010, bình quân tăng 10,7%/năm, trong đó
thu nội địa tăng 15,2%/năm (mục tiêu tăng 10%/năm). Chi ngân sách cơ bản
đáp ứng cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi các chương trình mục tiêu,
đảm bảo an sinh xã hội và các nhu cầu thiết yếu khác.
Môi trường đầu tư của tỉnh tiếp tục được cải thiện, hoạt động xúc tiến
đầu tư được đổi mới cả về nội dung và hình thức, cải cách thủ tục hành chính
đạt kết quả bước đầu. Trong 5 năm, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên
địa bàn đạt 73.500 tỷ đồng (mục tiêu trên 40.000 tỷ đồng), tăng bình quân
24,7%/năm; trong đó vốn nhà nước chiếm 21,6% (tăng bình quân 15,9%/năm),
vốn đầu tư từ khu vực dân doanh chiếm 57,2% (tăng bình quân 30,4%/năm),
vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,2% (tăng bình quân 22,5%/năm). Trong tổng
vốn đầu tư xã hội, tỷ trọng đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản chiếm 7,8%, tăng bình quân 15,9%/năm; khu vực công nghiệp, giao thông,
xây dựng 53,9%, tăng bình quân 26,1%/năm; khu vực dịch vụ 38,3%, tăng bình
quân 24,3%/năm.
3. Thực trạng phát triển của các ngành và lĩnh vực
Ngành nông, lâm, thủy sản phát triển tương đối ổn định, kinh tế nông
thôn có bước chuyển dịch tích cực. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do
thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong các năm qua, nhưng sản xuất nông
nghiệp phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 2,1%/năm
(mục tiêu tăng 4,5%); trong đó: trồng trọt và chăn nuôi tăng bình quân
1,3%/năm (mục tiêu 3,6%/năm), lâm nghiệp tăng bình quân 3,3%/năm (mục
tiêu 4,3%/năm), thuỷ sản tăng bình quân 11,9%/năm (mục tiêu 11-12%/năm).
Công nghiệp và xây dựng phát triển theo hướng hiện đại; quy mô, năng
lực sản xuất, sản phẩm một số ngành được nâng lên. Giá trị sản xuất công
nghiệp, xây dựng tăng bình quân 13,2%/năm (mục tiêu 20%/năm); trong đó
công nghiệp tăng bình quân 13,9%/năm, quy mô sản xuất công nghiệp năm
2010 gấp gần hai lần so với năm 2005. Cơ cấu ngành công nghiệp theo thành
phần kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp nhà nước,

tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước và công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước - ngoài nhà nước - khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 là 41,2% - 20,9% - 37,9%, năm 2010
là 25,1% - 26,3% - 48,6%). Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng duy trì tốc
độ tăng trưởng khá, đạt bình quân 13,9%/năm. Các ngành công nghiệp công
nghệ cao và có lợi thế cạnh tranh tăng trưởng cao (bình quân 15,2%/năm);
trong đó công nghiệp cơ khí, điện tử tăng 2 lần, sản lượng xi măng tăng hơn 2
lần, thức ăn chăn nuôi tăng 2,7 lần so với năm 2005. Toàn tỉnh có 18 khu công
11


nghiệp, 34 cụm công nghiệp, trong đó nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy
cao. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt
động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), làm
tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn.
Biểu 2. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh
(GDP theo giá thực tế)
2001
GDP
Ngành
Tổng số
I. Nông, lâm
nghiệp

thủy sản
II.
Công
nghiệp

xây dựng

III. Dịch vụ

2005
Lao động

GDP

2010
Lao động

GDP

Số
lượng
6.712

%

Số lượng

%

Số
lượng

%

Số lượng

%

100,0

Số
lượng
30.732

100,0

916.033

100,0

13.334

100,0

942.186

2.243

33,42

742.533

81,06

3.614

27,1


664.619

70,54

2.539

37,83

92.886

10,17

5.819

43,60

149.264

1.930

28,75

80.294

8,77

3.901

29,30


128.303

Lao động
%
100,0

Số
lượng
959.779

100,0

7.068

23,00

569.881

59,38

15,84

13.914

45,28

224.520

23,39


13,62

9.750

31,73

165.378

17,23

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Dịch vụ phát triển khá nhanh, đáp ứng tốt hơn cho sản xuất và đời sống
nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 14,8%/năm (mục
tiêu 13%/năm). Một số lĩnh vực tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng như:
xuất khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, bảo hiểm…
Nhìn chung, tại Hải Dương, chuyển dịch cơ cấu về lao động diễn ra chậm
hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế do đặc điểm về nhu cầu lao động và năng
suất lao động của các ngành khác nhau. Tổng số lao động trong ngành nông
nghiệp khá lớn mặc dù phần đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tổng
GDP là nhỏ. Điều đó cho thấy năng suất lao động của khu vực nông nghiệp là
thấp hơn tương đối so với các khu vực khác.
Trong thời gian 2001-2010, lực lượng lao động trong khu vực nông
nghiệp đã giảm, tuy nhiên đây vẫn là một ngành thu hút tới gần 60% lực lượng
lao động vào năm 2010. Tỷ lệ lao động làm trong các ngành công nghiệp và
xây dựng trong cùng thời kỳ đã tăng từ 10,5% năm 2001 lên 27,2% năm 2010.
Tỷ trọng lao động dịch vụ cũng tăng lên trong khoảng thời gian từ 2001-2010
từ 9,3% lên 18,2%.
II. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1. Dân số và cơ cấu dân cư

Tại thời điểm điều tra 1/4/2009, tổng số nhân khẩu toàn tỉnh Hải Dương
là 1.712.841 người, chiếm 2% dân số cả nước. Trong đó nam chiếm 48,9%, nữ
12

%


chiếm 51,1%, nhân khẩu thành thị chiếm 19,1%, nhân khẩu nông thôn chiếm
80,9%. Như vậy Hải Dương là tỉnh đông dân thứ 11/63 tỉnh thành trong cả
nước và đứng thứ 5/11 tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng
Qua 2 lần tổng điều tra dân số (1999 - 2009), dân số Hải Dương tăng
thêm 52.686 người, bình quân mỗi năm tăng 0,3%. Tỷ lệ này tăng thấp hơn so
với cả nước và vùng đồng bằng Sông Hồng và giảm mạnh so với thời kỳ 10
năm trước. Trong năm 2010, dân số trung bình tỉnh Hải Dương là 1.712.841
người, trong đó dân số thành thị là 327.149 người, dân số nông thôn là
1.385.692 người, và dân số nam là 839.326 người, dân số nữ là 873.515 người.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm đạt 0,27% giai đoạn 2001-2010.
Tính đến thời điểm cuối năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của
Hải Dương là 1.106.865 người. Số người trong độ tuổi lao động của Hải Dương
bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 tăng 2,4% và 2006 - 2010 tăng
0.95%.
Theo nhóm tuổi: Chia theo nhóm tuổi, lực lượng lao động ở nhóm tuổi
55-54 chiếm tỷ lệ cao nhất (24,88%); tiếp đến là nhóm tuổi 35-44 (24,61%);
thấp nhất là nhóm tuổi 55 trở lên (14,17%); các nhóm tuổi khác, tỷ lệ ở mức
trên dưới 15%.
Theo giới tính: Năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh, lực lượng lao động nữ
là 492.367/959.779 người (51%).
Theo khu vực: thì lao động ở thành thị chiếm 16% và lao động ở nông
thồn chiếm 84%. Như vậy có thể thấy lao động ở nông thôn vẫn chiếm một tỷ
trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao động ở nông

thôn. Như vậy thì vấn đề đào tạo lao động trở nên vô cùng quan trọng.
Nhìn chung, tỷ lệ lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15-24 và 25-34) có
xu hướng giảm và tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (45-54 và 55
tuổi trở lên) có xu hướng tăng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, lực lượng lao động của tỉnh Hải Dương thuộc loại trẻ, tỷ lệ
lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ loại cao trong tổng dân
số, chiếm từ 62-65% tổng dân số.

Biểu 3. Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh
(giai đoạn 2000-2010)
Đơn vị: người

13


TT
Chỉ tiêu
1
Dân số trung bình
- Nam

Tốc độ tăng trung bình
(%/năm)
2001-2005 2006-2010

2001

2005

2010


1.662.744

1.685.512

1.712.841

0,27

0,27

802.543

821.687

839.326

0,47

0,35

860.201

863.825

873.515

0,08

0,19


230.899
1.431.84
5

266.444

2,91

4,06

1.419.068

327.149
1.385.69
2

-0,18

-2,52

Dân số trong độ tuổi lao
động
Tỷ lệ so với dân số (%)

929.039

1.046.093

1.106.865


2,40

0,95

55,87

62,06

64,62

2,12

3,39

916.033

942.186

959.779

0,56

0,37

-

Lực lượng lao động (trong
độ tuổi)
Chia theo giới tính


+

Nam

430.536

460.164

467.412

1,34

0,31

+

Nữ

485.497

482.022

492.367

-0,14

0,43

-


Chia theo khu vực

+

Thành thị

140.935

151.692

152.605

1,48

0,12

+

Nông thôn

775.098

790.494

807.174

0,39

0,42


-

Tỷ lệ so với dân số (%)

55,09

55,90

56,03

0,29

0,05

- Nữ
- Thành thị
- Nông thôn
2

3

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Chỉ tiêu kế hoạch mức độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2011-2015 là dưới
0,9%/năm và thời kỳ 2016-2020 là dưới 0,8%/năm 1. Trên thực tế, tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên của Hải Dương trong giai đoạn 10 năm tới có thể thấp hơn so với
con số kế hoạch. Như vậy, nguồn nhân lực của Hải Dương chủ yếu biến động
do tăng tự nhiên về dân số. Hải Dương đang hướng tới cơ cấu dân số vàng, với
tỷ lệ người trong độ tuổi lao động từ 63%-65%.


1

Dự thảo “Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Hải Dương”

14


2. Hiện trạng nguồn nhân lực
2.1. Số lượng và cơ cấu tuổi và giới của nhân lực
Biểu 4: Lao động phân theo nhóm tuổi
2006
Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)

2007
Số lượng
Tỷ lệ
(người)
(%)

2008
Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)

2009
Số lượng Tỷ lệ
(người)

(%)

2010
Số lượng Tỷ lệ
(%)

100

1.072.724

100

1.075.944

1.081.563

100

1.712.841

16.9

161.445

15.05

163.113

165.047


15.2
6

262.921

244.887

23.19

206.714

19.27

226.271

227.236

21.01

236.122

22.36

282.126

26.3

266.834

15.1

6
21.0
3
24.8

267.146

197.367

18.69

273.330

25.48

269.847

25.08

270.174

199.162

18.86

149.109

13.9

149.879


13.9
3

151.960

24.7
24.9
8
14.0
5

Nhóm
tuổi
Tổng
1.056.001
số
15-24
178.464
25-34
35-44
45-54
55 trở
lên

100

359.525
421.530
426.154

242.710

100
15.35
20.99
24.61
24.88
14.17

Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Hải Dương và Báo cáo “Đánh giá tình hình phát
triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010; đề xuất mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2011 – 2015”

Nhìn chung, tỷ lệ lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15-24 và 25-34) có
xu hướng giảm và tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (45-54 và 55
tuổi trở lên) có xu hướng tăng. Tuy nhiên, lực lượng lao động của tỉnh Hải
Dương thuộc loại trẻ, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ
lệ loại cao.
2.2. Trình độ học vấn của nhân lực
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hải Dương tới năm 2010 đã đạt tới mức
40% lực lượng lao động, tuy nhiên lao động đào tạo ở trình độ từ trung cấp
nghề trở lên vẫn còn khá thấp (dưới 20% lực lượng lao động).
Hải Dương đạt thành tích tốt về đào tạo phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp năm học 2008 - 2009 hệ THPT đạt 91,6%, hệ bổ túc THPT đạt 86,6%;
duy trì thành tích là 1 trong 5 tỉnh đứng đầu cả nước về số học sinh giỏi 2.
Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã hoàn thành từ năm
2000 và đạt chuẩn phổ cập THCS từ năm 2001. Trong giai đoạn 2006 - 2010
chỉ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập và từng bước thực hiện phổ
cập bậc trung học. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 năm 2009 đạt 99,99%,
ước năm 2010 vẫn đạt 99,99%; hiệu quả đào tạo đạt 98,2%. Học sinh hoàn

thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt tỷ lệ 100%. Học sinh tốt nghiệp
THCS vào THPT và GDTX năm 2009 đạt 85,56%, ước năm 2010 đạt 86%. Tỷ
2

Báo cáo số: 93 /BC-UBND, ngày 27 /11/2009 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. (Báo cáo tại kỳ họp lần thứ 16, HĐND tỉnh khoá XIV)

15


lệ thanh thiếu niên từ 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS năm 2009 đạt 95,15% và
ước năm 2010 đạt 95,3%3.
Biểu 5: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải Dương
Đơn vị: người

I.TỔNG SỐ
Phân theo trình độ đào tạo
1. Chưa qua đào tạo
2. Sơ cấp nghề
3. Công nhân kỹ thuật không bằng
4. Trung cấp nghề
5. Cao đẳng nghề
6. Trung cấp chuyên nghiệp
7. Cao đẳng
8. Đại học
9. Trên đại học

2000

2005


2009

2010

888.666

942.186

961.315

971.600

688.716
15.107
133.299
17.773
2.665
15.995
8.442
9.330
177

668.952
23.554
164.882
25.439
3.768
26.381
13.190

18.843
565

596.015
42.983
179.614
46.237
8.058
30.300
19.730
37.233
1.144

582.960
48.580
184.604
48.580
8.355
30.702
20.403
38.864
1.457

77,50
1,70
15,00
2,00
0,30
1,80
0,95

1,05
0,02

71,00
2,50
17,50
2,70
0,40
2,80
1,40
2,00
0,06

62,00
4,47
18,68
4,81
0,84
3,15
2,05
3,87
0,12

60,00
5,00
19,00
5,00
0,86
3,16
2,10

4,00
0,15

II. CƠ CẤU (%)

1. Chưa qua đào tạo
2. Sơ cấp nghề
3. Công nhân kỹ thuật không bằng
4. Trung cấp nghề
5. Cao đẳng nghề
6. Trung cấp chuyên nghiệp
7. Cao đẳng
8. Đại học
9. Trên đại học

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương và ước tính của Quy hoạch

Cơ sở vật chất cho giáo dục được đầu tư nâng cấp, tỷ lệ phòng học kiên cố
cao tầng đạt 74,2%. Hoàn thành đưa vào sử dụng 167/780 phòng học mới từ
nguồn trái phiếu Chính phủ. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được
chú trọng, đã có 308 trường đạt chuẩn, gấp 2 lần năm 2005. Chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được nâng lên, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn
tăng nhanh. Cơ sở vật chất tiếp tục được bổ sung, nâng cấp và xây dựng mới. Tỷ
lệ phòng học kiên cố bình quân các cấp học đạt 81,3%. Công tác xã hội hoá giáo
dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được đông đảo các cơ
quan, đơn vị và nhân dân tích cực hưởng ứng. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc tiểu
học 81,1%, bậc THCS 55,5% , bậc THPT 45% 4.
3

Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010;

đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015"
4
Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, tháng 9/2010

16


Nhìn chung, trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động tỉnh Hải
Dương cao hơn mức trung bình của cả nước và tương đương với mức trung bình
cao của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2.3. Các nhóm lao động trọng điểm và trình độ chuyên môn - kỹ thuật
Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế
quốc dân tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các
ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực
nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu hút lao động nông
nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả
về số lượng và chất lượng, đặc biệt là khu vực nông thôn, khiến người lao động
không hoặc khó có cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới và phải chấp nhận
những công việc giản đơn, cha truyền con nối, dựa hẳn vào đồng ruộng. Mặt
khác, trong tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá, nhu cầu nâng cao năng suất
lao động dẫn đến việc đào thải lực lượng lao động không có kỹ năng và chất
lượng thấp, tạo ra thất nghiệp, trong khi khả năng đào tạo và bổ túc kỹ năng cho
hàng loạt lao động hiện tại đang gặp nhiều khó khăn.
Tính chung cả tỉnh Hải Dương, tỷ lệ qua đào tạo nói chung của lực lượng
lao động đã tăng từ 26,6% năm 2005 lên 40% năm 2010, trong đó: tỷ lệ đã qua
đào tạo nghề tăng từ 30,9% lên 37,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 0,9% lên 2,1%. Bình quân hàng năm tỷ lệ
lao động qua đào tạo tăng 3%/năm. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực
lượng lao động tỉnh Hải Dương cao hơn so với mức bình quân chung của cả

nước. Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên chiếm
3,37% năm 2008 và ngày càng có xu hướng tăng.
Cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân lực còn nhiều bất cập. Tỷ lệ lao
động có trình độ cao đẳng, đại học – lao động có trình độ trung cấp, chuyên
nghiệp – lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật của Hải Dương năm
2010 là 1: 1,1 : 3,5. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tối ưu nên ở
mức 1 - 4 - 10.
2.3.1. Nhóm cán bộ - công chức - viên chức
Tính đến năm 2010, toàn tỉnh Hải Dương có trên 31 nghìn cán bộ, công
chức, viên chức.
Trong đó, số cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước
là 1.994 người, bao gồm 7 tiến sỹ (năm 2005 có 6 tiến sỹ), 129 thạc sỹ (năm
2005 có 67 thạc sỹ), 768 đại học (năm 2005 có 642 đại học), 5 cao đẳng (năm
2005 có 5 người). Có 260 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên,
472 trung cấp chính trị.
17


Số lãnh đạo cấp tỉnh, Sở, huyện là 317 người, với cơ cấu trình độ là 6
tiến sỹ (năm 2005 có 5 tiến sỹ), 57 thạc sỹ (năm 2005 có 32 thạc sỹ) và 254 đại
học (năm 2005 có 235 đại học). Số cán bộ cấp tỉnh có trình độ chuyên môn trên
đại học chiếm 15,7%; đại học là 82,8%; cao đẳng, trung cấp là 1,4%; trình độ lý
luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 54,0%, trung cấp là 44,9%. Cán bộ cấp
huyện có trình độ chuyên môn trên đại học là 16,3%; đại học chiếm 73,1%; cao
đẳng, trung cấp chiếm 10,6%. Trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm
55,7%; trung cấp chiếm 36,8%.
Số cán bộ, công chức cấp xã là 4.766 người, bao gồm 550 người có trình
độ đại học, 339 người có trình độ cao đẳng, 2.501 trung cấp và trình độ khác là
1.376 người. Có 32 người trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên, 650 trung
cấp chính trị và 524 sơ cấp. Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn trên đại học

chiếm 0,1%; đại học chiếm 22,7%; cao đẳng, trung cấp chiếm 76,6%. Trình độ
lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 1,1%; trung cấp chiếm 92,5%.
Năm 2010, tổng số viên chức của tỉnh Hải Dương là khoảng 30.000
người, trong đó số viên chức ngành đào tạo tạo là 24.066 người, y tế là 4.856
người, và số còn lại là thuộc các ngành văn hóa - thể dục - thể thao. Về trình độ
chuyên môn, lực lượng viên chức có 16 tiến sỹ, 548 thạc sỹ, 9.917 đại học.
Hải Dương luôn coi trọng việc gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời có những giải pháp cụ thể đẩy
mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ và nâng cao chất lượng đào tạo, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các địa
phương, đơn vị đã đặc biệt quan tâm tăng cường cơ sở vật chất và chế độ, chính
sách phục vụ công tác đào tạo. Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã cử 4.518 cán
bộ đi đào tạo đại học; 629 người đi làm luận văn tiến sĩ, thạc sĩ chuyên khoa
cấp II, chuyên khoa cấp I; 590 cán bộ đi học các lớp cao cấp, cử nhân chính trị;
1.560 cán bộ đi học trung cấp chính trị; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
quản lý hành chính nhà nước cho 28.930 lượt người. Một đặc điểm đáng chú ý,
bao gồm cả tính tích cực và hạn chế, là đa phần cán bộ lãnh đạo tại Hải Dương
là những người có quê quán tại Hải Dương. Trong số 317 lãnh đạo cấp tỉnh, Sở,
huyện, có tới 308 người có quê Hải Dương. Trong số 593 lãnh đạo cấp Phòng
của Sở và huyện, có tới 560 người có quê Hải Dương.
Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã cơ bản được
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung, số công chức, viên
chức có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ ngày càng tăng, năm 2010 đạt tỷ lệ 2,73% so
với năm 2005 là 1,91%. Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ kế
cận là tương đối hợp lý và có tính kế thừa. Trong 5 năm thực hiện đề án “Nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong giai đoạn cách mạng mới”, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính
18



trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng; cán bộ, công chức, viên chức
và cán bộ khoa học nói chung của tỉnh được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn, đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Hải
Dương vẫn còn một số điểm cần khắc phục như sau:
- Năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa
tương xứng với trình độ đào tạo.
- Công tác tuyển dụng nói chung và công tác tuyển dụng viên chức sự
nghiệp nói riêng vẫn còn có những bất cập, việc thi tuyển viên chức sự nghiệp
còn phân tán, hình thức, gây lãng phí. Công tác đánh giá và quản lý cán bộ vẫn
là khâu hạn chế, việc đánh giá cán bộ còn chung chung, thiếu cụ thể, thiếu khoa
học. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ còn bộc lộ không ít những hạn chế,
khuyết điểm. Một số nơi việc đánh giá cán bộ trong quá trình quy hoạch chưa
chú trọng rà soát chuẩn bị nguồn, chưa thực sự phát huy dân chủ, chủ yếu vẫn
dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm nên có hiện tượng co kéo, vận động thiếu
lành mạnh.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy đã đã được rất nhiều thành tích đáng
ghi nhân, nhưng còn chưa thật sự gắn với quy hoạch cán bộ và chưa đáp ứng
được yêu cầu, đặc biệt là đào tạo cán bộ cơ sở. Có tình trạng quá coi trọng bằng
cấp (đặc biệt là đào tạo cao học) và đào tạo chưa đúng chuyên môn nghiệp vụ
theo yêu cầu của thực tiễn. Một số ngành rất cần thiết như tài chính, đầu tư,
luật... chưa có đủ cán bộ có trình độ trình độ trên đại học. Theo đánh giá chung,
cán bộ, công chức Hải Dương, đặc biệt ở cấp huyện, còn cần phải cải thiện
nhiều về trình độ ngoại ngữ. Trong bối cảnh hội nhập và tăng cường thu hút và
quản lý đầu tư nước ngoài, việc gia tăng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công
chức là một yêu cầu cấp bách.
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế bất cập
do hình thành từ nhiều nguồn, cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng
lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực
tiễn. Độ tuổi bình quân còn cao, phần lớn cán bộ lần đầu tham gia giữ chức vụ
chủ chốt có tuổi đời cao hơn so với quy định. Hiện tại số cán bộ có độ tuổi từ

46 trở lên khá cao (chiếm tới 61,6%). Nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn chức danh;
còn 9,4% số cán bộ chưa học hết THPT; 49,9% chưa qua đào tạo để có trình độ
chuyên môn từ trung cấp trở lên; 25% chưa học trung cấp lý luận chính trị;
39,5% chưa học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Số cán bộ biết
sử dụng công nghệ thông tin còn thấp.
2.3.2. Nhóm lao động làm việc tại doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành năm
2010 (số liệu tính đến 31/12/2009), Hải Dương hiện có 3063 doanh nghiệp
19


đang hoạt động, trong đó có 127 doanh nghiệp FDI (liên doanh và 100% vốn
nước ngoài), 2892 doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã) và 34 doanh nghiệp nhà nước (trung ương
và địa phương).
Biểu 6: Lao động làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động
phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: người
(số liệu đến thời điểm 31/12 hàng năm)

Tổng số
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài nhà
nước (bao gồm cả hợp tác
xã)
Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
Tổng số
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài Nhà

nước
Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài

2005
2006
Tổng số (người)
82.599
99.605
19.561
17.294

2007

2009

122.641
18.548

158.846
14.980

40.917

52.415

60.414

76.661


22.121
29.896
Cơ cấu (%)
100
100
23,7
17,4

43.679

67.205

100
15,1

9,4

49,5

52,6

49,3

48,2

26,8

30,0

35,6


42,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Vào thời điểm cuối năm 2009, khu vực doanh nghiệp Hải Dương thu hút
158.846 lao động, với tốc độ tăng trưởng sử dụng lao động trên 17%/năm.
Trong đó số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang
trong xu hướng giảm dần (từ sử dụng 23,7% lao động khu vực doanh nghiệp
năm 2005 xuống còn 9,4% năm 2009). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng phần lớn lực lượng lao
động tại các doanh nghiệp Hải Dương.
Về cơ cấu giới, 54% số lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp là
lao động nữ. Tuy nhiên, cơ cấu giới của lao động là rất khác nhau tại các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Tại khu vực doanh nghiệp nhà
nước, đa phần lao động (trên 75%) là lao động nam. Tình hình tương phản tại
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi có tới 54.202/67.205 là
lao động nữ, chiếm 80,65%. Điều này cho thấy khu vực đầu tư nước ngoài đang
chủ yếu sử dụng lao động giá rẻ, kỹ năng thấp tại tỉnh Hải Dương.

20


Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhóm lao động làm việc
tại khu vực doanh nghiệp đã có tiến bộ lớn trong thời gian gần đây. Tuyệt đại
đa số người lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp đều đã qua đào tạo,
hoặc đào tạo tại trường lớp hoặc đào tạo tại doanh nghiệp.
Biểu 7: Lao động nữ làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động
phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: người

(số liệu đến thời điểm 31/12 hàng năm)

Tổng số
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài Nhà
nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
Tổng số
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài Nhà
nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài

2005
2006
Số lượng (người)
39.006
48.968
5.907
5.222

2007

2009

60.887
5.370


86.668
4.569

20.935

22.215

27.897

15.710
22.811
Cơ cấu (%)
100.0
100.0
15,1
10,7

33.302

54.202

100.0
8,8

100.0
5,27

17.389

44,6


42,7

36,5

32,19

40,3

46,6

54,7

62,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên chất lượng lao động không đồng đều và ở mức thấp. Hải
Dương vẫn chưa có được một đội ngũ doanh nhân giỏi, tinh thông nghiệp vụ
kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu
đang ngày càng đòi hỏi cao hơn. Đội ngũ lao động làm việc tại doanh nghiệp,
cho dù có tỷ lệ khá cao đã qua lớp đào tạo nghề, thậm chí có chứng chỉ đào tạo
nghề, nhưng nhìn chung vẫn không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi tuyển dụng lao
động, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các lao động có
tay nghề phù hợp với công việc. Vì vậy, sau khi tiếp nhận doanh nghiệp, các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường phải
tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho người lao động trước khi bố trí công việc
chính thức.
2.3.3. Nhóm lao động làm việc tại khu vực nông nghiệp, nông thôn

Lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp tại Hải Dương
đang giảm sút mạnh về số lượng, từ 1.055.716 lao động năm 2005 xuống còn
740.231 lao động trong năm 2010. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực nông,
21


lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động. Ngoài canh tác lúa
nước, Hải Dương còn nổi tiếng với các nghề truyền thống như kim hoàn, chạm
khắc gỗ, chế biến bánh kẹo...
Biểu 8: Lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp, nông thôn
phân theo độ tuổi
Đơn vị: người
2000

Tổng số

2008

2009

Phi
Phi
N«ng
n«ng N«ng n«ng N«ng
nghiÖ
nghi
nghi
nghi
nghi
p

Öp
Öp
Öp
Öp
1.055.716 222.391 812.800 526.244 764.891

2010

Phi
n«ng
nghiÖ
p
547.704

Phi
N«ng n«ng
nghi
nghi
Öp
Öp
740.231 579.253

15 – 24

246.480

51.922 189.225 122.513 175.457

25 – 34


178.599

37.622 137.457

35 – 44

216.097

45.522 166.161 107.580 157.401

112.122 151.520 118.569

45 – 54
55 – 60
(vµ trªn
60)

202.412

42.639 155.617 100.754 147.373

104.978 141.924

212.128

44.686 164.340 106.401 154.519

110.068 148.737 116.391

88.996 130.141


127.832 172.823 135.239
92.704 125.227

97.994

111.060

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương

Trong bối cảnh phát triển mới, cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và
điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn hạn chế. Trình độ văn hóa
phổ biến mới tốt nghiệp THCS, nên hạn chế nhiều đến năng lực tiếp cận khoa
học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; sản xuất vẫn mang nặng tư tưởng tiểu nông,
manh mún, chưa bỏ được tập quán canh tác lạc hậu. Nhưng quan trọng hơn là
mối liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân còn rất
lỏng lẻo. Vì thế, nông dân Hải Dương vẫn nặng về sản xuất tự phát, lúng túng
trong việc lựa chọn sản phẩm phục vụ thâm canh, tổ chức sản xuất theo hướng
thị trường khiến sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, không được giá, đánh mất cơ hội
cải thiện thu nhập. Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn nhìn chung
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ
luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế.
Vừa tạo việc làm cho lao động nông thôn, vừa đẩy mạnh xuất khẩu lao
động là phương châm chính mà Hải Dương lựa chọn. Những năm trước, tỉnh
luôn duy trì việc xuất khẩu đạt trên 3.000 lao động/năm. Tuy nhiên, 3 năm trở
lại đây chỉ xuất khẩu được hơn 1.000 lao động/năm.

22



Mặc dù các cấp, ngành, các tổ chức xã hội liên tục tìm giải pháp mở lớp
đào tạo nghề cho nông dân, nhưng do trình độ văn hóa hạn chế, nhiều lao động
bỏ dở khóa đào tạo, không tiếp cận được với nghề. Các trường cao đẳng, trung
cấp và cơ sở đào tạo nghề nhìn chung gặp khó khăn trong việc tuyển học viên.
Điều này cho thấy, lao động phổ thông khu vực nông thôn chưa có chuyển biến
tích cực trong nhận thức nên chưa tìm đến các cơ sở đào tạo nghề, tự tạo cho
mình cơ hội tìm việc làm. Nếu so với 4 tiêu chí trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới: thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo,
cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất thì khó có xã nào ở Hải Dương
đáp ứng được quy chuẩn. Nếu không có giải pháp tích cực trong việc tạo việc
làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, đầu tư cho 12 xã được chọn thí điểm, mô
hình nông thôn mới ở tỉnh này khó thành hiện thực trong thời gian sắp tới.
3. Đặc điểm tâm lý - xã hội, chăm sóc y tế và những kỹ năng mềm của nhân
lực
Phần lớn lao động tại Hải Dương đang làm việc tại khu vực ngoài Nhà
nước, trong đó đa số xuất thân từ nông thôn, đã quen với lối sản xuất nông
nghiệp nên khi bước vào nền sản xuất công nghiệp, lao động chưa thể thích
nghi ngay với môi trường làm việc mới. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp
hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để
thích nghi. Lực lượng này chủ yếu làm việc theo sự phân công của cấp trên.
Khi có sự hướng dẫn thì họ luôn có tinh thần hợp tác, phối hợp để hoàn thành
công việc được giao (ví dụ: làm việc theo dây chuyền, theo nhóm, tổ…), đức
tính của người lao động là cần cù, chịu khó, thông minh.
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, công tác quản lý được
tăng cường, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung và
người lao động nói riêng được nâng lên. Thói quen làm việc tuân thủ những
quy định, có kỷ luật đã có bước tiến bộ, đặc biệt trong các doanh nghiệp công
nghiệp chế biến có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong
quá trình CNH - HĐH, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất, đầu
tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, làm việc theo dây truyền, ca kíp, … cộng

với công tác giáo dục, áp dụng các quy trình quản lý chất lương, quản lý lao
động khoa học, tiên tiến được quan tâm, coi trọng, góp phần nâng cao tinh thần
hợp tác, năng suất lao động, chất lượng công việc, sản phẩm được nâng lên.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân và nguồn nhân lực được
quan tâm phát triển. Hệ thống y tế nhà nước ngày càng được củng cố và hoàn
thiện từ tỉnh đến cơ sở. Mạng lưới y tế công lập có: 2 chi cục là Chi cục Dân số
- Kế hoạch hoá gia đình và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; 51 đơn vị sự
nghiệp, bao gồm: 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh, 6 bệnh viện chuyên khoa tuyến
tỉnh, 6 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh; 13 bệnh viện đa khoa huyện/TP; 12
23


trung tâm y tế huyện/TP; 12 trung tâm dân số - kế hoạch hoá gia đình
huyện/TP; Trường trung cấp y tế. Toàn tỉnh có 256 trạm y tế xã, phường, thị
trấn (gọi chung là trạm y tế).
Về y tế ngoài công lập, hiện toàn tỉnh có 1.333 cơ sở hành nghề y và
dược tư nhân, tăng 767 cơ sở so với năm 2005. Trong đó, có 01 bệnh viện đa
khoa, 24 phòng khám đa khoa, 234 phòng khám chuyên khoa, 209 cơ sở dịch
vụ y tế, 245 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 19 cơ sở kinh doanh thuốc, 01
Trung tâm kế thừa ứng dụng y học cổ truyền và 580 cơ sở sản xuất, kinh doanh
dược. Tổng số giường bệnh năm 2010 là 4.287 (không tính giường ngoài công
lập và Viện quân y 7). Trong đó, tuyến tỉnh 1.640, tuyến huyện 1.595 và tuyến
xã 1.052. Tổng số giường bệnh được cấp kinh phí do Sở Y tế quản lý là 3.235
(tuyến tỉnh 1.640, tuyến huyện 1.595); ước tính tỷ lệ giường bệnh được cấp
kinh phí/10.000 dân năm 2010 là 18,4.
Hàng năm, các chỉ tiêu khám chữa bệnh, xét nghiệm đều vượt 20% 30%. Công suất sử dụng giường bệnh luôn vượt 20%. 100% các bệnh viện
công lập có khoa, khu vực khám chữa bệnh theo yêu cầu. 100% số trẻ dưới 6
tuổi được khám bệnh miễn phí. Đến hết năm 2009, tỷ lệ dân số có thẻ BHYT là
41%; năm 2010 có 58,5% dân số tham gia BHYT. Số người nghèo được cấp và
khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT đạt tỷ lệ 100%. Số xã triển khai khám chữa

bệnh cho người có thẻ BHYT đạt tỷ lệ 90,3%.
III. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Hiện trạng hệ thống giáo dục, đào tạo
Đến nay, toàn tỉnh có 293 trường mầm non, 279 trường tiểu học (trong
đó có 01 cơ sở giáo dục ngoài công lập), 272 trường THCS, 53 trường THPT,
13 trung tâm giáo dục thường xuyên, 8 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 265
trung tâm học tập cộng đồng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 8 trường cao
đẳng và đại học5.
Số cơ sở đào tạo nghề tăng từ 28 cơ sở (năm 2006) lên 58 đơn vị, cơ sở
(năm 2010) (trường, trung tâm...) làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực với danh mục
ngành nghề đào tạo rộng khắp từ các nghề nông, lâm, ngư, công nghiệp, văn
hóa xã hội, tài chính kế toán đến tin học, ngoại ngữ. Riêng hệ thống dạy nghề
đã có 35 đơn vị, trong đó 20 đơn vị đang trực tiếp dạy nghề các cấp trình độ
(sơ, trung cấp, cao đẳng nghề), trong đó có 4 trường cao đẳng nghề (công lập),
4 trường trung cấp nghề (3 trường công lập, 1 trường ngoài công lập), 21 trung
tâm dạy nghề (7 trung tâm công lập của các huyện, thị xã, thành phố), 8 trường
đại học, cao đẳng, trung cấp có dạy nghề và 3 trung tâm giới thiệu việc làm có
dạy nghề. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo thường xuyên được đổi mới theo nhu cầu
5

Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, tháng 9/2010

24


của xã hội, phục vụ tích cực vào nhiệm vụ phát triển KTXH của tỉnh. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo tăng từ 26,6% năm 2005 lên 40% năm 2010, đạt mục tiêu đề
ra6.
Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của Hải Dương phát triển khá mạnh,
năng lực đào tạo lớn, có thể đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực cho địa

phương. Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm,
đồng thời đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.
Bình quân mỗi năm giải quyết, tạo việc làm mới cho trên 3 vạn lao động.
Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đào tạo này mới ở cấp độ dạy nghề sơ,
trung cấp, nghề thường xuyên. Ở cấp độ nghề cao như cao đẳng nghề mới có 4
trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp (10,9% tổng số học sinh học nghề). Phần
lớn các nghề đào tạo như may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng,
xây dựng, cơ khí... là những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất
giải quyết việc làm cấp bách, chưa phải là những ngành nghề có hàm lượng
chuyên môn, kỹ thuật cao.
Có sự mất cân đối về phát triển về đào tạo nghề giữa các vùng trong toàn
tỉnh. Các trường dạy nghề tập trung nhiều ở thành phố Hải Dương và những
vùng kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề của
Hải Dương hầu hết mới thành lập. Ngoài trường Công nhân cơ giới Xây dựng
(thuộc Tổng công ty XD&PTHT) thành lập năm 1974, trường đào tạo nghề
Thương mại (thuộc Bộ Thương Mại) thành lập năm 1993, các trường, trung tâm
khác đều mới thành lập từ năm 1997 trở lại đây. Do vậy, các cơ sở dạy nghề
nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực không cao. Chất lượng đào tạo tuy đã có
nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn. Một số học viên
học nghề sau khi được đào tạo qua các trường lớp vẫn không thể đáp ứng yêu
cầu làm việc công nghiệp tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo
2.1. Ngân sách nhà nước
Để nâng cao và phát triển nguồn nhân lực, hàng năm Ngân sách tỉnh và
Trung ương đều bố trí kinh phí để các Sở, ban, ngành tổ chức giáo dục đào tạo,
bồi dưỡng nhân lực trên địa bàn. Mặc dù chưa tự cân đối được Ngân sách hàng
năm, Hải Dương vẫn dành phần kinh phí xứng đáng chi cho sự nghiệp đào tạo
khoảng 5% tổng chi thường xuyên cộng với phần hỗ trợ của Trung ương thông
qua các chương trình mục tiêu quốc gia thì tỷ lệ này còn cao hơn.


6

Đề tài “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010; đề xuất mục tiêu,
phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2011 – 2015”, năm 2010

25


×