Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỀN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011- 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.28 KB, 66 trang )

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỀN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 2011- 2020
Hà Giang, tháng 8 năm 2011
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch
Nhân lực của mỗi quốc gia hay một địa phương là tổng hợp những tiềm năng
lao động có trong một thời điểm xác định, bao gồm các nhóm yếu tố biểu thị về
thể chất, trí tuệ, năng lực, tính năng động xã hội và khả năng phát triển việc làm
của bộ phận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và chưa có việc làm
nhưng có khả năng làm việc.
Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng
và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ
nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật
chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo
đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ
chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân
lực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển nhân lực là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đối với mọi quốc gia
và được các nước đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm.
Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nhân lực là một trong những trọng
điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng
đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và
của tỉnh Hà Giang nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con
người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý


từ 22
o
23' đến 23
o
23’ vĩ độ Bắc và từ 104
o
20’ đến 105
o
34’ độ kinh Đông. Phía Bắc
và Tây - Bắc giáp Châu Văn Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 277,5 km
đường biên giới; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp tỉnh Cao
Bằng; phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Với vị trí trên, Hà Giang có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an
ninh, về môi trường sinh thái đối với các tỉnh hạ lưu sông Lô, sông Gâm, các tỉnh
Đồng Bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, về hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hoá
giữa Việt Nam với Trung Quốc. Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực
sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh
mới, việc Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển nhân lực
là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020.
2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi quy hoạch
2
Mục đích của quy hoạch
Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu
của các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp và toàn xã hội, từng bước nâng cao
năng lực cạnh tranh của nhân lực trong tỉnh, tiến tới tiếp cận với trình độ trong
khu vực và thế giới, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh
trong hội nhập kinh tế quốc tế và ổn định xã hội.
Kiểm kê, đánh giá hiện trạng phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng,
trong đó xác định rõ những điểm mạnh và yếu kém của nhân lực so với nhu cầu

phát triển. Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng, xác định phương hướng phát
triển nhân lực của giai đoạn 2011 - 2020, đưa ra những giải pháp khắc phục tồn
tại, yếu kém nhằm có được nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn và kế hoạch phát triển
nhân lực của các ngành trong tỉnh. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu và giải pháp
thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách
để phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh.
Yêu cu của quy hoạch
Quán triệt những nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011- 2020. Cụ thể hóa các mục tiêu, phương hướng và giải pháp
của Chiến lược vào quy hoạch trên cơ sở tính toán, cân nhắc những điều kiện và
đặc điểm phát triển của tỉnh.
Nắm rõ nhu cầu của nguồn nhân lực trong 10 năm tới, nhận thức được tầm
quan trọng của phát triển nhân lực trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực, làm rõ
hiện trạng, dự báo cung - cầu để lập quy hoạch phát triển nhân lực cho từng nhóm
ngành và từng ngành kinh tế.
Đề xuất định hướng giải pháp, nhất là giải pháp về các nguồn lực và bước đi
tổ chức thực hiện quy hoạch.
Phạm vi quy hoạch
Phạm vi Quy hoạch chủ yếu đề cập đến nhân lực trong độ tuổi lao động (theo
Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, nam giới từ 15 đến 60 tuổi, nữ giới
từ 15 đến 55 tuổi), đào tạo và sử dụng nguồn lực con người, bao gồm toàn bộ
nhân lực trên địa bàn tỉnh với những nội dung về phát triển trí lực (bao gồm trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn - kỹ thuật, kỹ năng làm việc, quản lý ), tình
hình sử dung nhân lực, trong đó đặt trọng tâm vào các nhóm đối tượng đặc biệt có
vai trò quyết định, đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội
3

của tỉnh (nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý, nhân lực khoa học - công nghệ, công
nhân kỹ thuật và doanh nhân).
3. Những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch
`Các Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh
Hà Giang lần thứ XV;
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và tỉnh Hà Giang
đến năm 2020;
Văn bản số 178/TB-VPCP ngày 5/7/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc
xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định
hướng đến năm 2020 của các địa phương;
Công văn số 5458/BKH-CLPT ngày 06/8/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa phương;
Công văn số 1006/BKH-CLPT ngày 22/2/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa phương giai
đoạn 2011-2020;
Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Công văn số 5080/BKH-CLPT ngày 2/8/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc hướng dẫn hoàn thiện, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực
các Bộ, ngành và địa phương giai đoạn 2011-2020;
Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày, 17/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang
về việc phê duyệt đề cương, dự toán Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2011 - 2020;
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các ngành và nguồn dữ liệu thống
kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Sở Giáo
dục - Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các ngành và các địa
phương có liên quan.
4. Kết cấu của quy hoạch

Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang đến năm 2020 gồm 4 phần chính:
Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển nhân lực;
Phần thứ hai: Phương hướng phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020;
Phần thứ ba: Những giải pháp phát triển nhân lực;
Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện quy hoạch.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC
4
TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
I. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001- 2005 và 2006 - 2010
Nền kinh tế của tỉnh Hà Giang đoạn 2001 - 2010 tăng trưởng khá nhanh, tốc
độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 bình quân tăng 10,55%/ năm, trong
đó ngành nông lâm thuỷ sản tăng 5,9%, công nghiệp - xây dựng tăng 12,7%, dịch
vụ - thương mại tăng 16,9%; giai đoạn 2006 - 2010 bình quân tăng 12,45%/năm,
trong đó ngành nông lâm thuỷ sản tăng 5,8%, công nghiệp - xây dựng tăng
17,7%, dịch vụ tăng 16,6%.
Bảng 1. Tăng trưởng kinh tế 2001- 2005 và 2006 - 2010
Đơn vị tính: %/năm
Ngành KTQD 2001 - 2005 2006 - 2010
Tăng trưởng toàn nền kinh tế
10,55 12,45
I. Nông- lâm - thuỷ sản
5,90 5,80
1. Nông nghiệp
6,55 5,95
2. Lâm nghiệp
2,60 4,95
3. Thuỷ sản
4,70 6,45

II. Công nghiệp - xây dựng
12,70 17,70
1. Công nghiệp khai thác mỏ
27,70 13,05
2. Công nghiệp chế biến
17,70 13,50
3. Sản xuất và phân phối điện
21,10 20,10
4. Cung cấp nước, xử lý rác thải
16,70 28,95
5.Xây dựng
8,90 19,30
III. Dịch vụ
16,90 16,60
1. Bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ…
15,70 10,35
2. Vận tải, kho bãi
28,35 15,15
3. Dịch vụ lưu trú và ăn uống
30,65 8,10
4. Thông tin và truyền thông
12,75 7,95
5. Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
10,05 43,20
6. Hoạt động kinh doanh bất động sản
2,15 28,10
7. Hoạt động khoa học và công nghệ
27,10 1,10
8. Hoạt động Đảng, quản lý nhà nước
15,55 12,25

9. Giáo dục và đào tạo
22,65 16,60
10. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
9,60 23,75
11. Nghệ thuật vui chơi giải trí
7,60 20,75
12. Hoạt động dịch vụ khác
34,55
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2000; năm 2001-2005 và
năm 2010
Một số lĩnh vực trong giai đoạn 2006 - 2010 có mức tăng trưởng nhanh như:
công nghiệp khai thác mỏ tăng 13,05%; xử lý nước thải tăng 28,95%; xây dựng
5
tăng 19,3%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 43,2%; hoạt động kinh doanh
bất động sản tăng 28,1%; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội tăng 23,75%; hoạt động
vui chơi giải trí tăng 20,75%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010, ngành dịch vụ chiếm 39,64%,
tăng 4,76%; công nghiệp - xây dựng chiếm 27,23%; nông - lâm nghiệp chiếm
33,13%, giảm 8,9% so với năm 2005. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân năm
2010 đạt 7,5 triệu đồng/người/năm, tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2005.
- Về nông - lâm nghiệp - thuỷ sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng tăng do đẩy mạnh thâm canh, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Diện mạo khu vực nông thôn thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân được cải
thiện và nâng lên rõ rệt, an ninh lương thực từng bước được đảm bảo, bình quân
lương thực đạt 460 kg/ người/ năm.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch phù hợp theo từng vùng, gắn
phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung với chế biến, xây dựng thương hiệu và
thị trường tiêu thụ. Chủ trương đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính từng bước
thực hiện có hiệu quả, trên cơ sở đẩy mạnh trồng cỏ làm thức ăn gia súc, cải tạo

giống và cơ cấu đàn, làm cho tổng đàn phát triển nhanh. Tốc độ tăng đàn bình
quân hàng năm đạt trên 6%, giá trị của ngành chăn nuôi chiếm trên 26% giá trị
sản xuất nông nghiệp.
Tập trung phát huy thế mạnh về rừng, tăng thu nhập từ rừng và tạo bước đột
phá trong phong trào trồng rừng kinh tế. Xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu
quả dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 04 huyện phía Bắc (trồng rừng mới 8.585
ha, bảo vệ 155.708 ha, khoanh nuôi phục hồi 71.429 ha). Tỷ lệ che phủ rừng đạt
53%, tăng 5% so với năm 2005.
Nuôi trồng thuỷ sản được đầu tư và phát triển mạnh ở những nơi có điều kiện
theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong những năm qua đã có những
bước phát triển nhất định, bước đầu đã khai thác được thế mạnh của tỉnh như thuỷ
điện, khai thác và chế biến khoáng sản, nông lâm sản, có sự đột phá về tăng
trưởng giá trị kinh tế.
Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển về thủy điện,
khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản; nhiều dự án đầu tư đã đi
vào hoạt động và đang được triển khai thực hiện; đã có 07 nhà máy thuỷ điện đi
vào hoạt động với tổng công suất 130MW.
Đã hoàn thành quy hoạch và tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp Bình Vàng; cụm công nghiệp Nam Quang để thu hút đầu tư, hiện đã
có một số nhà máy, cơ sở đang được xây dựng. Thành lập và hoàn chỉnh quy
6
hoạch chi tiết các cụm công nghiệp: Thuận Hoà, Tùng Bá, Minh Sơn 1, Minh Sơn
2 và đang hoàn chỉnh các cụm công nghiệp khác như: Ngô Khê, Ngọc Đường, Vị
Xuyên, Yên Định, Mậu Duệ, Yên Thành, Sơn Vĩ và Thuận Hoà 1.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả sản
xuất kinh doanh, toàn tỉnh có 3.916 cơ sở công nghiệp. Giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2010 (theo giá thực tế) đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn, nhất là hạ tầng thiết yếu, trên cơ sở năng
động, sáng tạo trong huy động, lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư;

đặc biệt là thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị đem lại hiệu quả thiết thực.
Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn (2005 - 2010) tăng đáng kể, đạt trên
9.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm trên 65%, còn lại do nhân dân,
doanh nghiệp tự đầu tư và vốn khác.
- Về thương mại dịch vụ đã có sự phát triển mạnh cả ở nông thôn và thành
thị, trên cơ sở hình thành nhiều loại hình dịch vụ, nhiều sản phẩm hàng hoá, tạo
lập được sức mua và trao đổi hàng hoá ở nông thôn. Tổng mức lưu chuyển hàng
hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2010 đạt 2.428,6 tỷ đồng, tăng trên 2,5 lần so với năm 2005; xuất khẩu của
các doanh nghiệp địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét, mặc dù giá trị xuất
khẩu không cao song đã có mức tăng trưởng khá, năm 2010 đạt 9,526 triệu USD
tăng 2,8 lần so với năm 2005.
- Về tài chính - tín dụng tăng trưởng khá, thu ngân sách trên địa bàn tăng
mạnh, đạt trên 700 tỷ đồng. Mạng lưới các tổ chức tín dụng được mở rộng, hoạt
động dịch vụ của các ngân hàng thương mại phát triển đa dạng và ổn định, tăng
trưởng tín dụng bình quân 30%/năm; nợ xấu giảm từ 41% xuống còn dưới 1,5%.
2. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động
Năm 2010 tỉnh Hà Giang có 354.772 lao động trong độ tuổi từ 15 - 60 đang
làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2006
- 2010 là 2,6%/năm, tương đương quy mô tăng trung bình khoảng 9 nghìn
người/năm. So với với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước cùng thời kỳ, tốc
độ tăng lực lượng lao động của tỉnh cao hơn khoảng 0,42%.
Cơ cấu lao động nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản có 266.940 người
chiếm 75,2%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: 34.087 người chiếm 9,6%
và nhóm ngành dịch vụ 53.745 người chiếm 15,2%.
Ngoài cơ cấu của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm phần lớn
trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh ( 75,2%), thì một số phân ngành chiếm tỷ lệ
cơ cấu cao trong tổng cơ cấu lao động của nhóm ngành như: Công nghiệp chế
7

biến: 29,08%; buôn bán sửa chữa và bán lẻ: 23,06%; hoạt động đảng, quản lý nhà
nước: 16,93%; giáo dục đào tạo: 34,73%.
Bảng 2. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh
Ngành KTQD
2001 2005 2010
GDP Lao động GDP Lao động GDP Lao động
Số
lượn
g (tỷ
đồn
g)
%
Số
lượng
(người
)
%
Số
lượn
g (tỷ
đồn
g)
%
Số
lượng
(người
)
%
Số
lượng

(tỷ
đồng)
%
Số
lượng
(người
)
%
Tổng số 1.203 100
294.51
1 100 2.122 100
308.99
1 100 5.522 100 354.772 100
I. Nông lâm
nghiệp, Ts 578,0 48,1
248.17
1 84,3 892,0 42,0
250.61
2
81,
1 1.829 33,1
266.94
0 75,2
1. Nông nghiệp 477,8 82,7 - - 764,5 85,7 - - 1.635,0 89,4 - -
2. Lâm nghiệp 91,8 15,9 - - 117,0 13,1 - - 161,8 8,8 - -
3. Thủy sản 8,4 1,5 - - 10,5 1,2 - - 32,6 1,8 - -
II. Công nghiệp
Xây dựng 255,9 21,3 20.527 7,0 490,1 23,1 20.422 6,6 1.504 27,2 34.087 9,6
1. Công nghiệp
Khai thác mỏ 7,8 3,0 755 3,7 16,7 3,4 679 3,3 83,5 5,6 1.926 5,7

2. Công nghiệp
Chế biến 52,8 20,6 7.999 39,0 107,7 22,0 7.187
35,
2 218,5
14,
5 9.911 29,1
3. CN sản xuất và
PP điện 35,0 13,7 680 3,3 73,4
15,
0 757 3,7 159,7 10,6 2.078 6,1
4. Cung cấp
nước 1,1 0,4 - - 2,3 0,5 671 3,3 11,5 0,8 560 1,6
5. Xây dựng 159,2 62,2 11.093 54,0 289,8
59,
1 11.128
54,
5 1.031 68,5 19.612 57,5
III. Dịch vụ 368,8 30,7 25.813 8,7 740,3 34,9 37.957 12,3 2.189 39,6 53.745 15,2
1. Bán buôn, sửa
chữa và bán lẻ 77,5 21,0 3.950 15,3 128,7 17,4 7.751 20,4 288,9 13,2 12.391 23,1
2. Vân tải, kho
bãi 15,9 4,3 1.551 6,0 29,4 4,0 1.157 3,0 75,7 3,5 2.040 3,8
3. Dịch vụ lưu trú 10,7 2,9 966 3,7 35,1 4,7 2.083 5,5 64,3 2,9 3.210 6,0
4. Thông tin và
truyền thông 29,1 7,9 - - 44,2 6,0 689 1,8 82,1 3,8 818 1,5
5. Tài chính,
ngân hàng và BH 18,5 5,0 490 1,9 30,6 4,1 697 1,8 248,7 11,4 789 1,5
6. Hoạt động KD
bất động sản 15,7 4,3 191 0,7 14,3 1,9 - - 68,7 3,1 - -
7. HĐ chuyên

môn Khoa học 2,5 0,7 116 0,4 6,0 0,8 616 1,6 8,9 0,4 958 1,8
8. Hoạt động
đảng, Quản lý
NN 92,3 25,0 4.174 16,2 197,7 26,7 8.303 21,9 439,4 20,1 9.100 16,9
9. Giáo dục đào
tạo 83,3 22,6 11.496 44,5 206,3 27,9 13.620
35,
9 705,0 32,2 18.668 34,7
10. Y tế và cứu
trợ XH 13,4 3,6 2.014 7,8 32,3 4,4 2.237 5,9 114,0 5,2 3.929 7,3
11. Nghệ thuật,
vui chơi giải trí 9,8 2,7 341 1,3 13,2 1,8 507 1,3 73,7 3,4 637 1,2
12. Dịch vụ khác 0,1 0,0 524 2,0 2,5 0,3 297 0,8 19,6 0,9 1.205 2,2
8
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2000; năm 2001-2005; và năm 2010
3. Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh luôn xác định ưu tiên
phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực cụ thể được coi là thành phần kinh tế
chủ đạo có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của toàn tỉnh như: Lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân
phối điện; xây dựng; bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ;
dịch vụ ăn uống và lưu trú; các hoạt động quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và
hoạt động cứu trợ xã hội. Trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của các thành
phần kinh tế mũi nhọn thì nhóm ngành nông - lâm nghiệp vẫn là ngành sản
xuất ra nhiều hàng hoá có giá trị là 1.797 tỷ đồng, chiếm 32,5% giá trị GDP,
cơ cấu lao động chiếm 62,7% tổng số lực lượng lao động toàn tỉnh; nhóm
ngành công nghiệp - xây dựng giá trị sản xuất hàng hoá 1.273,8 tỷ đồng
chiếm 23,1% giá trị GDP, cơ cấu lao động chiếm 6,7%.; nhóm ngành dịch vụ,
giá trị sản xuất hàng hoá 1.611,6 tỷ đồng chiếm 29,2% giá trị GDP, cơ cấu lao
động chiếm 13,3%. Riêng ngành xây dựng có giá trị sản xuất hàng hoá cao

1.030,6 tỷ đồng chiếm 18,7% giá trị GDP của toàn tỉnh, cơ cấu lao động
chiếm 5,5% tổng số lực lượng lao động toàn tỉnh.
Bảng 3. Lĩnh vực kinh tế nổi trội của tỉnh
Ngành
KTQD
2001 2005 2010
GDP Lao động GDP Lao động GDP Lao động
Số
lượn
g (tỷ
đồng
)
%
Số
lượng
(người
)
%
Số
lượn
g (tỷ
đồng
)
%
Số
lượng
(người
)
%
Số

lượng
(tỷ
đồng)
%
Số
lượng
(người
)
%
Chung
toàn tỉnh
1.20
3
10
0
294.5
11
10
0
2.12
2
10
0
308.99
1
10
0 5.522
10
0
354.77

2 100
I. Nông-lâm
nghiệp
56
9,6
4
7,4
243.
207
8
2,
6
88
1,5
4
1,5
245.
599
7
9,
5
1.7
97
3
2,
5
222.
410
62
,7

II. Công
nghiệp - XD
202
,0
16
,8
12.5
28
4,
3
379,
9
17,
9
12.5
64
4,
1
1.27
3,8
23
,1
23.6
16
6,7
1. Công nghiệp
khai thác mỏ
7,8 3,9
7
55 6,0 16,7 4,4

67
9 5,4 83,5 6,6
1.92
6 8,2
2. Sản xuất và
phân phối điện
35,0 17,3
68
0 5,4 73,4 19,3
75
7 6,0 159,7
12,
5
2.07
8 8,8
3. Xây dựng
159,2 78,8
11.09
3 88,5 289,8 76,3
11.12
8 88,6 1030,6 80,9
19.61
2 83,0
III. Dịch vụ
277
,2
23
,0
22.6
00

7,
7
600,
1
28,
3
33.9
94
11
,0
1.61
1,6
29
,2
47.2
98
13,
3
1. Bán buôn
sửa chữa và bán
lẻ; sửa chữa xe
có động cơ…
77,5 28,0
3.95
0
17,
5 128,7 21,4
7.75
1 22,8 288,9 17,9
12.39

1 26,2
2. Dịch vụ lưu
trú và ăn uống
10,7 3,9
96
6 4,3 35,1 5,8
2.08
3 6,1 64,3 4,0
3.21
0 6,8
9
3. Hoạt động
Đảng, quản lý
nhà nước
92,3 33,3
4.17
4 18,5 197,7 32,9
8.30
3 24,4 439,4 27,3
9.10
0 19,2
4. Giáo dục và
đào tạo
83,3 30,1
11.49
6
50,
9 206,3 34,4
13.62
0 40,1 705,0 43,7

18.66
8 39,5
5. Y tế và hoạt
động cứu trợ xã
hội
13,4 4,8
2.01
4 8,9 32,3 5,4
2.23
7 6,6 114,0 7,1
3.92
9 8,3
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2000; năm 2001-2005;và năm 2010
4. Các đặc điểm kinh tế đáng lưu ý của tỉnh
Nền kinh tế của tỉnh Hà Giang trong 10 năm qua phát triển khá toàn diện
trong tất cả 3 nhóm ngành, nông - lâm nghiệp; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ,
thì một số hoạt động kinh tế được cho là đáng lưu ý của tỉnh như sau:
Phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế như: Khu công nghiệp Bình Vàng,
hoạt động chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp và chế biến nông lâm sản; khu kinh tế
cửa khẩu Thanh Thuỷ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, trao đổi hàng hoá qua
lại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh,
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, dịch vụ khách sạn, nhà
hàng và xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư như: cửa hàng miễn thuế tại cửa
khẩu Thanh Thuỷ.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 9,526 triệu USD, giá trị kim
ngạch nhập khẩu đạt 9,893 triệu USD
Đầu tư phát triển đào tạo, dạy nghề tại các trường cao đẳng, trường trung cấp
chuyên nghiệp và các trường dạy nghề.
Tổng cân đối ngân sách chi các hoạt động năm 2001: 882,66 tỷ đồng, năm
2005: 1.187,4 tỷ đồng, năm 2010: 3.611 tỷ đồng, bao gồm các khoản chi đầu tư

phát triển, chi thường xuyên, chi bổ sung thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia và mục tiêu nhiệm vụ khác.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lưu ý của tỉnh
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2005 2010
Cân đối ngân sách Triệu đồng
882.66
6,0
1.187.41
0,0
3.611.05
7,0
Số lượng các khu công nghiệp Khu - -

1,0
Số lượng các khu kinh tế Khu - -

1,0
Số dự án đầu tư nước ngoài DA - -
1
1,0
Giá trị kim ngạnh xuất khẩu 1000 USD
2.74
0,0
3.32
1,5
9.52
6,6
Giá trị kim ngạnh nhập khẩu 1000 USD
1.34
7,4

5.49
8,3
9.89
3,2
Số trường đại học, cao đẳng Trường

1,0

1,0

1,0
Số trường dạy nghề Trường

2,0

3,0
1
5,0
10
Số trường THCN Trường

2,0

2,0

2,0
Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công Thương và các ngành liên quan trong tỉnh
II. Đặc điểm phát triển nhân lực
1. Xu hướng biến động dân cư trên địa bàn tỉnh
Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình giai đoạn 2001 - 2005 là 1,8%/ năm,

năm 2005 dân số là 673.409 người; giai đoạn 2006 -2010 tốc độ tăng trưởng dân
số trung bình 1,49%/ năm, năm 2010 dân số tỉnh Hà Giang là 737.768 người,
trong đó lực lao động trong độ tuổi là 354.772 người chiếm 48,09% tổng dân số
trong toàn tỉnh.
Trong tổng số lực lượng lao động đến năm 2010 là 354.772 người, tỷ lệ lực
lượng lao động nam có chiều hướng tăng từ 49,4% năm 2001 lên 51,1% năm
2010, tăng trung bình 0,83%/ năm giai đoạn 2001-2005 và 2,67%/năm giai đoạn
2006 - 2010; tỷ lệ nữ giảm từ 50,6% năm 2001 xuống còn 48,9% năm 2010; giảm
trung bình 1,55%/ năm giai đoạn 2001-2005 và 1,28%/năm giai đoạn 2006-2010.
Lực lượng lao động có chiều hướng tăng ở thành thị và giảm lao động ở nông
thôn. Năm 2001 tỷ lệ lao động ở thành thị là 10,72%, tăng lên 11,01% năm 2005 và
14,26% năm 2010, tăng trung bình 1,86%/ năm giai đoạn 2001 - 2005 và 5,67%/năm
giai đoạn 2006 - 2010. Trong khi đó lao động ở khu vực nông thôn giảm từ 89,28%
năm 2001 xuống còn 88,89% năm 2005 và 85,74% năm 2010, giảm trung bình
1,12%/ năm giai đoạn 2001 - 2005 và 1,44%/năm giai đoạn 2006 - 2010.
Bảng 5. Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh
(giai đoạn 2001-2010)
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu 2001 2005 2010
Tăng trưởng
trung bình
(%/năm)
2001-
2005
2006-
2010
1. Dân số trung bình
626.68
0
673.40

9
737.76
8 1,80 1,49
Chia theo giới tính
Nam 310.265 330.070 369.144 1,55 1,68
Nữ 316.415 343.339 368.624 2,04 1,30
Chia theo khu vực
Thành thị 67.180 74.129 105.186 2,46 6,76
Nông thôn 559.500 599.280 632.582 1,72 0,74
2.
Dân số trong độ tuổi lao
động
329.57
1
377.17
6
451.88
3 3,37 2,57
Tỷ lệ so với dân số (%) 52,59 56,01 61,25 - -
3. Lực lượng lao động
294.51
0
308.99
1
354.77
2 1,20 1,97
Chia theo giới tính
11
Nam 145.488 150.413 181.299 0,83 2,67
Nữ 149.022 158.578 173.473 1,55 1,28

Chia theo khu vực
Thành thị 31.571 34.014 50.581 1,86 5,67
Nông thôn 262.939 274.977 304.191 1,12 1,44
Tỷ lệ so với dân số (%) 47,00 45,88 48,09 - -
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2000; năm 2001 -
2005;năm 2009; năm 2010 và Điều tra mẫu Biến động dân số và KHHGĐ 1/4
hàng năm suy rộng giai đoạn 2000 -2010
2. Cơ cấu dân cư
Cơ cấu dân cư trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi và từ 60 tuổi trở lên
vẫn có khả năng lao động trên địa bàn tỉnh là 514.399 người.
- Theo nhóm tuổi: Dân số ở nhóm 15 - 19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là
15,39%; nhóm 20 - 24 tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 13,96%; tiếp đến là các nhóm
25 - 29 tuổi chiếm 12,79%; nhóm 30 - 34 tuổi chiếm 11,12%; và thấp nhất là
nhóm 55 - 59 tuổi chiếm 3,59%.
Nhìn chung, dân số ở nhóm tuổi trẻ (15 - 24 và 25 - 34) chiếm tỷ trọng cao
và tỷ trọng này có xu hướng giảm khi độ tuổi tăng. Điều đó cho thấy lực lượng
lao động của Hà Giang thuộc mô hình lao động trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động chiếm tỷ lệ loại cao.
Theo khu vực: Qua điều tra mẫu biến động dân số và KHHGĐ1/4/2010 suy
rộng thì cơ cấu dân cư theo nhóm từ 15 - 60 tuổi trở lên phân bố ở thành thị
78.997 người chiếm 15,36%; nông thôn 435.402 người chiếm 84,64%. Đối với
khu vực thành thị tỷ lệ dân cư không có sự chênh lệch lớn. Nhóm từ 15 - 19 tuổi
duy trì ở mức từ 10,28% đối với thành thị và 16,32% đối với khu vực nông thôn.
Tương ứng như trên, đối với nhóm từ 20 - 24 tuổi, tỷ lệ này là 10,42% - 14,6%;
nhóm 25 - 29 tuổi là 12,32% - 12,87%; nhóm 30 - 34 tuổi là 11,86% - 11,01%;
nhóm 34 - 39 tuổi là 11,57% - 10,29%; nhóm 40 - 44 tuổi là 10,15% - 9,11%;
nhóm có tỷ lệ thấp nhất là từ 55 - 59 tuổi 3,35%.
Như vậy hiện nay dân số ở nhóm từ 15 - 29 tuổi ở nông thôn là khá cao.
Theo thống kê hàng năm của tỉnh thì lực lượng lao động thiếu việc làm ở khu vực
nông thôn những năm gần đây chưa được cải thiện, nhu cầu tìm việc làm ngày

càng có xu hướng gia tăng.
Bảng 6. Cơ cấu dân cư theo nhóm tuổi năm 2010
Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nông thôn
12
Số người % Số người % Số người %
Tổng số 514.399 100,00 78.997 100,00 435.402 100,00
15-19 79.180 15,39 8.123 10,28 71.057 16,32
20-24 71.795 13,96 8.229 10,42 63.566 14,60
25-29 65.789 12,79 9.736 12,32 56.053 12,87
30-34 57.189 11,12 9.371 11,86 47.818 10,98
34-39 53.747 10,45 9.138 11,57 44.609 10,25
40-44 47.537 9,24 8.022 10,15 39.515 9,08
45-49 36.904 7,17 7.431 9,41 29.473 6,77
50-54 30.710 5,97 6.908 8,74 23.802 5,47
55-59 18.475 3,59 3.905 4,94 14.570 3,35
60+ 53.073 10,32 8.134 10,30 44.939 10,32
Nguồn: Điều tra mẫu biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2010 suy rộng
3. Đặc điểm nhân lực của tỉnh
Lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu là hoạt động trong các ngành nông -
lâm - nghiệp; Cơ cấu lao động ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2010
chiếm 75,2% trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh, trong khi đó nhóm ngành công
nghiệp - xây dựng chiếm 9,6%; dịch vụ chiếm 15,2%.
3.1 Cơ cấu lao động chia theo dân tộc và xã hội
Hà giang có 22 dân tộc, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 87%. Trong tổng
số lao động đến năm 2010, dân tộc Mông chiếm 31,9%; dân tộc Tày chiếm
23,2%; dân tộc Dao chiếm 15,1%; dân tộc Kinh chiếm 13,2%; dân tộc Nùng
chiếm 9,8%; dân tộc Giáy chiếm 2%; dân tộc La Chí chiếm 1,66 %; dân tộc Hoa
chiếm 0,97%; dân tộc Pà Thẻn chiếm 0,79%; dân tộc Cờ Lao chiếm 0,33%; dân
tộc Lô Lô chiếm 0,2%; các dân tộc còn lại chiếm 0,85%.
Bảng 7. Lực lượng lao động chia theo dân tộc qua các năm

ST
T Dân tộc 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số
(người)

294.511

308.991

315.495

320.438

331.914

340.685

354.772
1 Mông

90.121

94.860

96.857

98.054

101.566


108.679

113.172
2 Tày

76.573

77.557

79.189

80.430

82.979

79.039

82.307
3 Dao

44.177

46.349

47.324

48.066

49.787


51.103

53.571
4 Kinh

32.396

36.770

37.544

38.453

40.162

44.970

46.830
5 Nùng

28.862

30.899

31.550

32.044

33.191


33.387

34.768
6 Giáy
13
6.420 6.798 6.941 7.050 7.302 6.814 7.095
7 La Chí

4.889

5.129

5.237

5.319

5.510

5.655

5.889
8 Hoa (Hán)

3.534

3.522

3.597


3.717

3.883

3.305

3.441
9 Pà Thẻn

2.356

2.472

2.524

2.564

2.655

2.725

2.803
10 Cờ Lao

972

1.020

1.041


1.057

1.095

1.124

1.171
11 Lô lô

589

618

631

641

664

681

710
12
dân tộc
khác
3.6
22
2.9
97
3.0

60
3.0
44
3.1
20
3.2
02
3.0
16

Cơ cấu
( %)

100

100

100

100

100

100

100
1 Mông

30,60


30,70

30,70

30,60

30,60

31,90

31,90
2 Tày

26,00

25,10

25,10

25,10

25,00

23,20

23,20
3 Dao

15,00


15,00

15,00

15,00

15,00

15,00

15,10
4 Kinh

11,00

11,90

11,90

12,00

12,10

13,20

13,20
5 Nùng

9,80


10,00

10,00

10,00

10,00

9,80

9,80
6 Giáy

2,18

2,20

2,20

2,20

2,20

2,00

2,00
7 La Chí

1,66


1,66

1,66

1,66

1,66

1,66

1,66
8 Hoa (Hán)

1,20

1,14

1,14

1,16

1,17

0,97

0,97
9 Pà Thẻn

0,80


0,80

0,80

0,80

0,80

0,80

0,79
10 Cờ Lao

0,33

0,33

0,33

0,33

0,33

0,33

0,33
11 Lô lô

0,20


0,20

0,20

0,20

0,20

0,20

0,20
12
dân tộc
khác
1,
23
0,
97
0,
97
0,
95
0,
94
0,
94
0,
85
Nguồn: Ban dân tộc tỉnh và các ngành ước tính.
3.2. Lực lượng lao động theo trình độ học vấn

Nhóm lao động không biết chữ giảm từ 18,6% năm 2001 xuống 13,6%
năm 2005 và còn 6,4% năm 2010; nhóm lao động chưa tốt nghiệp tiểu học
giảm từ giảm từ 28,1% năm 2001 xuống 22,2% năm 2005 và còn 15,1% năm
2010; nhóm lao động có trình độ tốt nghiệp tiểu học tăng từ 20,% năm 2001
lên 24% năm 2005 và tăng lên 28,8% năm 2010; nhóm lao động có trình độ tốt
nghiệp trung học cơ sở tăng từ 20,7% năm 2001 lên 23,4 năm 2005 và tăng lên
27,4% năm 2010; nhóm lao động tốt nghiệp trung học phổ thông tăng từ 12,6%
năm 2001 lên16,8% năm 2005 và tăng lên 22,3% năm 2010 trong tổng số lao
động toàn tỉnh.
Tóm lại trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Hà Giang qua các năm
đã có chuyển biến tích cực, nhưng so với mức trung bình của cả nước và vùng
14
trung du miền núi phía bắc còn thấp. Lực lượng lao động chủ yếu có trình độ từ
không biết chữ đến tốt nghiệp trung học cơ sở khá cao (khoảng 78%), lực lượng lao
động có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ chiếm 22% nhưng phần lớn là
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Do đó trình học vấn của lực lượng lao
động cần phải được tiếp tục nâng cao trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 8. Lực lượng lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2001-2010
Chỉ tiêu
2001 2005 2010
Số người % Số người % Số người %
Tổng số

294.511

100

308.991

100


354.772

100
Chưa biết chữ

54.779

18,6

42.023

13,6

22.705

6,4
Chưa tốt nghiệp Tiểu học

82.758

28,1

68.596

22,2

53.571

15,1

Tốt nghiệp Tiểu học

58.902

20,0

74.158

24,0

102.174

28,8
Tốt nghiệp Trung học cơ sở

60.964

20,7

72.304

23,4

97.208

27,4
Tốt nghiệp Trung học phổ
thông

37.108


13

51.910

17

79.114

22
A. Nông lâm nghiệp và
thuỷ sản

248.171

100

250.612

100

266.940

100
Chưa biết chữ

48.393

19,5


38.125

15,2

21.355

8,0
Chưa tốt nghiệp Tiểu học

77.430

31,2

65.821

26,3

51.252

19,2
Tốt nghiệp Tiểu học

55.590

22,4

68.928

27,5


95.298

35,7
Tốt nghiệp Trung học cơ sở

46.656

18,8

52.100

20,8

63.799

23,9
Tốt nghiệp Trung học phổ
thông

20.102

8,1

25.638

10,2

35.236

13,2

B. Công nghiệp và xây
dựng

20.527

100

20.422

100

34.087

100
Chưa biết chữ

4.821

23,5

2.902

14,2

1.261

3,7
Chưa tốt nghiệp Tiểu học

2.894


14,1

2.112

10,3

2.148

6,3
Tốt nghiệp Tiểu học

2.109

10,3

4.126

20,2

6.511

19,1
Tốt nghiệp Trung học cơ sở

3.603

17,6

3.948


19,3

9.203

27,0
Tốt nghiệp Trung học phổ
thông

7.100

34,6

7.334

35,9

14.964

43,9
C. Dịch vụ

25.813

100

37.957

100


53.745

100
Chưa biết chữ

1.565

6,1

996

2,6

89

0,2
Chưa tốt nghiệp Tiểu học

2.433

9,4

663

1,7

170

0,3
Tốt nghiệp Tiểu học


1.203

4,7

1.104

2,9

366

0,7
15
Tốt nghiệp Trung học cơ sở

10.705

41,5

16.256

42,8

24.205

45,0
Tốt nghiệp Trung học phổ
thông

9.907


38,4

18.938

49,9

28.914

53,8
Nguồn: Sở Giáo dục và các ngành liên quan trong tỉnh
3.3. Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo
Tính chung cả tỉnh, tỷ lệ qua đào tạo của lực lượng lao động đã tăng từ
8,8% năm 2001 lên 14% năm 2005 tăng lên 31,9% năm 2010; hệ dạy nghề 24,5%
(đào tạo nghề dưới 3 tháng 11,11%; công nhân kỹ thuật 8,86%; sơ cấp nghề
4,16%; trung cấp nghề 0,29%); hệ giáo dục chuyên nghiệp 7,4% (trung cấp
chuyên nghiệp 2,65%; cao đẳng 2,27%; đại học 2,48%; thạc sĩ 0,036%; tiến sĩ
0,0008%).
Về lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, năm 2010 tỷ lệ lao động chưa
qua đào tạo 77,9%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 22,1% (năm 2001: 5,14%;
năm 2005: 6,1%); công nghiệp - xây dựng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo
50,5%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 49,5% (năm 2001: 26,9%; năm 2005:
36,7%); dịch vụ tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo 31,6%, tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo 68,4% (năm 2001: 24,7%; năm 2005: 41,7%).
Đánh giá chung. Lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh hiện nay còn thấp,
đặc biệt là lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản. Ngành dịch vụ lực lượng lao
động qua đào tạo tuy có cao hơn (68,4%) nhưng chủ yếu là số cán bộ công chức,
viên chức, cán bộ quản lý nhà nước chiếm phần lớn, nhóm lực lượng lao động
trực tiếp sản xuất, kinh doanh có trình độ cao được đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
khoảng 5%.

Bảng 9. Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2001-2010
Chỉ tiêu
2001 2005 2010
Số
lượng
(người)
%
Số
lượng
(người)
%
Số
lượng
(người)
%
Tổng số
294.51
1
100
308.9
91
100
354.7
72
100
I. Chưa qua đào tạo
268.59
4 91,2
265.7
33 86,0

241.6
00 68,1
II. Đã qua đào tạo 25.917 8,8
43.25
8 14,0
113.1
72 31,9
Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) 18260 6,2 28118 9,1 86780 24,5
1. Đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) 10308 3,5 17303 5,6 39570 11,15
2. Công nhân kỹ thuật 7952 2,7 10815 3,5 31432 8,86
3. Sơ cấp nghề 0 0 0 0 14762 4,16
4. Trung cấp nghề 0 0 0 0 1016 0,29
16
5. Cao đẳng nghề 0 0 0 0 0 0
Hệ giáo dục (Bộ GD và ĐT) 7658 2,6 15141 4,9 26393 7,4
6. Trung cấp chuyên nghiệp 4387 1,63
9.511
3,08 9402 2,65
7. Cao đẳng 984 0,37
2.324
0,75 8056 2,27
8. Đại học 1579 0,59
3.244
1,05 8804 2,48
9. Thạc sĩ 34 0,01
57
0,02 128

0,0361
10. Tiến sĩ 3 0,001 5

0,001
6 3
0,00
08
A. Nông-lâm - thuỷ sản
248.17
1
100
250.6
12
100
266.9
40
100
I. Chưa qua đào tạo
235.41
7
94,8
6
235.2
71 94
208.0
53 77,9
II. Đã qua đào tạo 12.754 5,14
15.34
1 6,1
58.88
7
22,0
6

Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) 12387 5,0 14806 5,91 58880 22,1
1. Đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) 8686 3,5 10034 4,00 31412 11,77
2. Công nhân kỹ thuật 3701 1,5 4772 1,90 15669 5,87
3. Sơ cấp nghề 0 0 0 0 11372 4,26
4. Trung cấp nghề 0 0 0 0 427 0,16
5. Cao đẳng nghề 0 0 0 0 0
Hệ giáo dục (Bộ GD và ĐT) 367 0,15 535 0,21 647 0,24
6. Trung cấp chuyên nghiệp 187 0,075 295 0,12 347 0,13
7. Cao đẳng 86 0,035 124 0,05 160 0,06
8. Đại học 92 0,037 112 0,04 133 0,05
9. Thạc sĩ 2 0,0008 4 0,0016 6 0,0022
10. Tiến sĩ
B. Công nghiệp-xây dựng
20.527 100
20.42
2
100
34.08
7
100
I. Chưa qua đào tạo 15.000 73,1
12.93
7 63,3
17.21
4 50,5
II. Đã qua đào tạo 5.527 26,9 7.485 36,7
16.87
3 49,5
Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) 3672 17,9 4859 23,8 13024 38,21
1. Đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) 718 3,5 1144 5,6 3097 9,09

2. Công nhân kỹ thuật 2954 14,4 3715 18,2 7635 22,40
3. Sơ cấp nghề 0 0 0 0 1848 5,42
4. Trung cấp nghề 0 0 0 0 444 1,30
5. Cao đẳng nghề 0 0 0 0 0 0
Hệ giáo dục (Bộ GD và ĐT) 1855 9,04 2626 12,86 3861 11,3
17
6. Trung cấp chuyên nghiệp 1315 6,41 1890 9,25 1488 4,37
7. Cao đẳng 187 0,91 503 2,46 1367 4,01
8. Đại học 353 1,72 231 1,13 1002 2,94
9. Thạc sĩ 2 0,0098 4 0,0117
10. Tiến sĩ
C. Dịch vụ
25.813 100
37.95
7
100
53.74
5
100
I. Chưa qua đào tạo 18.848 75,3
22.12
3 58,3
16.98
4 31,6
II. Đã qua đào tạo 6.965 24,7
15.83
4 41,7
36.76
1 68,4
Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) 2200 6,2 3854 10,2 14876 27,68

1. Đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) 903 3,5 1526 4,0 5061 9,42
2. Công nhân kỹ thuật 1297 5,0 2328 6,1 8127 15,12
3. Sơ cấp nghề 0 0 0 0 1542 2,87
4. Trung cấp nghề 0 0 0 0 145 0,27
5. Cao đẳng nghề 0 0 0 0 0 0
Hệ giáo dục (Bộ GD và ĐT) 4765 18,5 11980 31,56 21885 40,72
6. Trung cấp chuyên nghiệp 2885 11,2 7326 19,30 7567 14,08
7. Cao đẳng 711 2,8 1697 2,46 6529 12,15
8. Đại học 1134 4,4 2901 1,13 7668 14,27
9. Thạc sĩ 32 0,12 51 0,13436 118 0,22
10. Tiến sĩ 3 0,0116 5 0,0132 3 0,0056
Nguồn: Sở Lao động - TBXH, Sở Nội vụ, Sở Công thương
III. Hiện trạng đào tạo nhân lực
Do đặc thù của tỉnh vùng cao, chưa có các trường đại học, nên số lao động
có trình độ đại học, trên đại học đang làm việc tại tỉnh hầu hết là được đào tạo ở
ngoài tỉnh, theo ước tính hiện nay số sinh viên của tỉnh đang theo học các hệ: Đại
học là 59 người/1 vạn dân; cao đẳng là 74 người/1 vạn dân; trung cấp là 63
người/1 vạn dân.
Số học sinh, sinh viên của tỉnh đã được đào tạo năm 2001 là 62 người/1 vạn
dân, năm 2005 là 177 người/1 vạn dân, năm 2010 là 436 người/1 vạn dân.
Bảng 10. Số sinh viên là con em ở tỉnh được đào tạo
18
Đơn vị: người
2001 2005 2010
Hệ giáo dục (Bộ GD-ĐT)

I. Đai học
Số SV ĐH/ 1 vạn dân 9 25 59
II. Cao đẳng
Số SV CĐ/ 1 vạn dân 15 31 74

III. Trung cấp chuyên nghiệp
Số SV TC/ 1 vạn dân 19 41 63
Hệ dạy nghề (Tổng cục dạy nghề)
I. Cao đẳng nghề
Số SV CĐN/ 1 vạn dân 6
II. Trung cấp nghề
Số HS TCN/1 vạn dân 4 8 16
III. Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng
Số HS SCN/1vạn dân 122
HS học nghề dưới 3 tháng /1 vạn dân 15 72 96
Tổng số SV (ĐH, CĐ, TCCN và học nghề) 3.881 11.912 32.138
Tổng số HS, SV các loại /1 vạn dân 62 177 436
Nguồn: ước tính của Tỉnh
1. Hệ thống đào tạo nhân lực
Toàn tỉnh có 18 cơ sở đào tạo nhân lực, mỗi huyện có 01 Trung tâm dạy
nghề; thành phố Hà Giang có các trường: Trường Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp
Y tế, Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, Trung cấp nghề, 2 trung tâm dạy nghề và 02
cơ sở khác có đào tạo nghề. Trung bình hàng năm các cơ sở đào tạo khoảng
17.000 lao động.
Mặc dù đã được sự quan tâm, đầu tư song Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo,
nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn hạn hẹp, xưởng thực hành, chỗ
ở nội trú cho học viên còn thiếu, thiết bị giảng dạy chưa hiện đại và đồng bộ. Đặc
biệt các cơ sở đào tạo nghề mới được thành lập, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
được tuyển dụng còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm giảng dạy thực tế và khả năng
hướng dẫn thực hành nghề còn hạn chế, do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và
học.
Bảng 11. Hiện trạng năng lực đào tạo tại tỉnh năm học 2009 – 2010
Đơn vị: người
19
Trường

Diện
tích đất
(ha)
Giáo viên
Sinh
viên
Tổng
số
Trong đó
Trình
độ
khác
Đại
học
Thạc
sỹ
Tiến
sỹ
GS,
PGS
Hệ giáo dục (Bộ GD&ĐT) 386 138 190 58 0 0 17282
I. Cao đẳng 1,38 98 0 58 40 0 0 1248
1. Cao đẳng sư phạm 1,38 98 0 58 40 1248
II. Trung cấp CN 3,23 83 5 60 18 0 0 2034
1. Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật 2,7 44 0 36 8 1104
2. Trung cấp Y tế 0,53 39 5 24 10 930
Hệ dạy nghề (TC dạy nghề) 15,39 205 133 72 0 0 0 14000
Trường Trung cấp nghề 4,3 58 31 27 1200
TT DN Thành phố HG 0,06 7 5 2 500
TT DN huyện Bắc Mê 0,9 14 12 2 1000

TT DN huyện Đồng Văn 0,8 7 6 1 950
TT DN huyện Yên Minh 1 7 5 2 1200
TT DN huyện Quang Bình 0,85 13 6 7 1100
TT DN huyện Quản Bạ 0,8 8 7 1 1000
TT DN huyện Vị Xuyên 0,3 19 15 4 1200
TT DN huyện Bắc Quang 2,8 20 15 5 1400
TT DN huyện Xín Mần 2,1 11 10 1 900
TT DN huyện Hoàng Su Phì 0,66 9 7 2 1000
TT DN huyện Mèo Vạc 0,7 7 6 1 950
TT giới thiệu việc làm 0,05 4 2 2 500
TT Kỹ thuật TH hướng nghiệp 0,07 21 6 15 500
TT DN Phụ nữ 600
Nguồn: Sở Giáo dục và các ngành liên quan của tỉnh
2. Tổ chức đào tạo nhân lực
2.1. Tổ chức đào tạo nhân lực theo cấp trình độ
Các cơ sở đào tạo nhân lực chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp nghề, trung cấp
nghề, trung cấp chuyên nghiệp (trung cấp y, trung cấp kinh tế kỹ thuật), đào tạo ở
trình độ cao như trên đại học, đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề chủ yếu liên kết
đào tạo với các cơ sở khác và ở các trường ngoài tỉnh.
2.2. Tổ chức đào tạo nhân lực theo các nhóm ngành nghề chính
Các nhóm ngành nghề công nhân kỹ thuật: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh;
quản lý tưới tiêu, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý trang
20
trại, hợp tác xã; dịch vụ nông nghiệp; sản xuất và chế biến; y tế; dịch vụ xã hội;
nhà hàng khách sạn, du lịch và dịch vụ cá nhân; tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh
vực khác.
Các ngành nghề chuyên môn nghiệp vụ: Nữ hộ sinh, y sỹ, điều dưỡng, kế
toán, địa chính, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý: Cán bộ quản lý xã hội, cán bộ quản lý giáo dục.
2.3. Hình thức tổ chức đào tạo

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của tỉnh trong những năm qua đã
được cải thiện đáng kể với hình thức đa dạng như liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa
học, dạy nghề tại chỗ Nội dung chủ yếu là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Các chuyên ngành đào tạo sát với thực tế, phù
hợp với thực trạng và nhu cầu của tỉnh trong việc phát triển đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức cơ sở nhằm khắc phục tình trạng thiếu cán bộ chuyên môn, góp
phần không nhỏ vào công cuộc cải cách nền hành chính trên địa bàn tỉnh.
Đối với đào tạo nghề được chú trọng, mở rộng dạy nghề lưu động tại các
làng, xã, thôn, bản; dạy nghề tại nơi sản xuất, vườn, ao, chuồng, trang trại, các
vùng trồng cây nguyên liệu, chuyên canh. Ngoài ra kết hợp loại hình đào tạo
chính quy, tập trung với đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tại chỗ. Áp dụng các
phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với đối tượng học viên là người lớn tuổi
như: Phương pháp xử lý tình huống, phương pháp tổ chức làm việc theo nhóm,
phương pháp kịch bản, tăng cường các trang, thiết bị giảng dạy và áp dụng công
nghệ thông tin trong đào tạo, bồi dưỡng.
3. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo
Để nâng cao và phát triển nguồn nhân lực, hàng năm Ngân sách tỉnh và
Trung ương đều bố trí kinh phí để các Sở, ban, ngành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực trên địa bàn. Mặc dù chưa tự cân đối được ngân sách hàng năm, nhưng
tỉnh vẫn dành một phần kinh phí chi cho sự nghiệp đào tạo khoảng 3,5 % tổng chi
ngân sách thường xuyên , trong đó ngân sách địa phương chiếm trên 2,5%, năm
2010 chi cho đào tạo nhân lực của tỉnh 33.885 triệu đồng; trung ương hỗ trợ
25.870 triệu đồng.
Bảng 12. Kinh phí dành cho đào tạo nhân lực trong các cơ sở đào tạo
Đơn vị tính: triệu đồng
2006 2007 2008 2009 2010
21
Tổng số 12.445 18.426 21.241 25.470 33.885
Hệ dạy nghề 6.196 10.111 12.595 14.319 22.055
1. Sơ cấp 3.130 5848 6803 8610 18027

2. Trung cấp 3066 4263 5792 4800 3078
3. Cao đẳng 909 950
Hệ giáo dục và đào tạo 6.249 8.315 8.646 11.151 11.830
1. Trung cấp chuyên nghiệp 3.968 5334 5961 7023 6945
2. Cao đẳng 2.281 2980,7 2684,8 4128 4885
3. Đại học
4. Trên đại học
Nguồn: Sở Giáo dục, Sở Lao động TB& XH
3.1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo
Đối với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học không ngừng được cải thiện, tăng cường, nhưng hiện còn
thiếu, chưa ngang tầm với nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu
đào tạo thực tiễn tại địa phương.
Đối với đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, mới phát triển trong
thời gian gần đây nên cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy
nghề chưa đồng bộ. Máy móc, trang thiết bị dạy nghề hiện nay phần lớn là phổ
thông như máy may công nghiệp, máy tính và thiếu những trang thiết bị, máy
móc hiện đại như: máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao. Trang bị
máy móc dạy nghề thường không theo kịp sự phát triển nhanh của thực tiễn sản
xuất đang diễn ra, nên kết quả đào tạo thường có sự chênh lệch giữa trình độ, kỹ
năng đào tạo với yêu cầu thực tế.
3.2. Hiện trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý:
Đến nay toàn tỉnh có 386 giảng viên, giáo viên dạy nghề, trong đó giáo viên
dạy nghề có 205 người, giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp 83 người (trình
độ đại học 60, thạc sĩ 18), giáo viên trường cao đẳng có 98 người (trình độ đại học
58, thạc sĩ 40). Đa số giáo viên đáp ứng được yêu cầu về chuẩn trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, có năng lực, nhiệt tình, tích cực trong công tác giảng dạy, đào
tạo, tự học nâng cao trình độ, tự làm đồ dùng giảng dạy Do các cơ sở mới thành
lập, nên dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, một số ít giáo viên năng lực trình độ
còn hạn chế.

3.3. Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo
Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo được chú trọng quan tâm đổi
mới, tuy nhiên tốc độ còn chậm, chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết
22
giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Chưa có sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các cấp chính quyền, doanh nghiệp.
4. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan
quản lý Nhà nước tỉnh Hà Giang đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực
theo đúng Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung
ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động cũng
như với các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động.
Hà Giang luôn khuyến khích bằng các ưu đãi cụ thể (tạo mặt bằng xây dựng,
đất đai, vay vốn ưu đãi, chính sách thu nộp và sử dụng phí, lệ phí đơn giản hoá
các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở ngoài công lập theo quy định,
thực hiện cơ chế hậu kiểm ) cho các tổ chức trong và ngoài nước thành lập các
trường, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin
cậy, chất lượng, đồng thời các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn
về đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra tỉnh đã thực hiện tốt về chính
sách thu hút với cán bộ công chức theo Nghị quyết 20/2008/NQHĐND khóa XV.
Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày
18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế,
văn hoá, thể thao; Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhằm huy động các tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động đào tạo nhân lực; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020.
Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo, doanh nghiệp đã tự chủ động trong công
tác đào tạo nhân lực, nâng cao trang thiết bịi để đáp ứng yêu cầu cho sản xuất

kinh doanh. Đồng thời đào tạo đội ngũ giáo viên đủ năng lực, trình độ, cải tiến nội
dung - phương pháp để đáp ứng yêu cầu giảng dạy hiện nay.
IV. Hiện trạng sử dụng nhân lực
1. Trạng thái hoạt động của nhân lực
Trong tổng số lao động tham gia làm việc trong nền kinh tế quốc dân năm
2010, số lao động ngành nông lâm nghiệp có 266.940 người, chiếm 75,2% (năm
2005 là 81,1%); lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 34.087 người,
chiếm 9,6% (năm 2005 là 6,6%); lao động trong ngành dịch vụ có 53.745 người,
chiếm 15,2% (năm 2005 là 12,3%).
Theo thành phần kinh tế: Nhân lực làm việc trong khu vực nhà nước: 35.100
người, chiếm 10% nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế; nhân lực làm việc
23
trong khu vực tư nhân, tập thể, cá thể: 319.672 người, chiếm 90% nguồn nhân lực
tham gia hoạt động kinh tế.
Theo vị thế quan hệ lao động: Do đặc thù là một tỉnh thuần nông, công
nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ phát triển còn chậm, đến nay trên địa bàn
tỉnh các khu công nghiệp, khu kinh tế và các cụm công nghiệp chưa thu hút được
nhiều doanh nghiệp vào đầu tư để giải quyết việc làm cho lao động, do vậy số lao
động có trình độ cao (người quản lý) còn ít, số lao động làm thuê chiếm tỷ lệ thấp,
khoảng 37,9%, còn lại là lao động tự làm chiếm 62,1% nguồn nhân lực tham gia
hoạt động kinh tế.
2. Trạng thái hoạt động nhân lực của một số ngành đáng lưu ý
2.1. Nguồn nhân lực đang làm việc của nhóm cán bộ - công chức
Đến hết năm 2010, toàn tỉnh Hà Giang có 29.486 cán bộ, công chức, viên
chức, bao gồm:
Khu vực nhà nước: 2.182 người, chiếm 7,4% tổng số cán bộ công chức, viên
chức của tỉnh, trong đó: chưa đào tạo 19 người; đào tạo ngắn hạn 38 người; công
nhân kỹ thuật 10 người; trung cấp nghề 71 người; trung cấp chuyên nghiệp 472
người; cao đẳng 94 người; đại học 1.452 người; trên đại học 26 người.
Đơn vị sự nghiệp: 22.356 người chiếm 75,82% tổng số cán bộ công chức,

viên chức của tỉnh, trong đó: Chưa đào tạo 691 người; trung cấp chuyên nghiệp
12.334 người; cao đẳng 4.423 người; đại học 4.820 người; trên đại học 88 người.
Cán bộ, công chức cấp xã: 3.690 người chiếm 12,51% tổng số cán bộ công
chức, viên chức của tỉnh, trong đó: Chưa đào tạo 1.449 người; đào tạo ngắn hạn
285 người; trung cấp chuyên nghiệp 1.346; cao đẳng 48 người; đại học 562 người.
Cơ quan đảng, đoàn thể: 1.258 người chiếm 4,27% tổng số cán bộ công
chức, viên chức của tỉnh, trong đó: đào tạo ngắn hạn 63 người; trung cấp chuyên
nghiệp 300 người; cao đẳng 80 người; đại học 798 người; trên đại học 17 người.
Về cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đạt ra để phát triển kinh tế
- xã hội; số cán bộ công chức của khu vực nhà nước và cơ quan đảng, đoàn thể có
trình độ đại học chiếm hơn 64%; trên đại học chỉ trên 1,2% trong tổng số công chức
đang làm việc của khu vực nhà nước và cơ quan đảng, đoàn thể; khối đơn vị sự
nghiệp, tỷ lệ số viên chức trong tổng số viên chức trong khối sự nghiệp có trình độ
trung cấp chuyên nghiệp là 55,17%; cao đẳng 19,78%, đại học chỉ đạt 21%; Khối
cán bộ công chức cấp xã tỷ lệ tương ứng là 36,48%; 1,3%; 15,23%.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay của tỉnh, phần lớn cán bộ trẻ
có kiến thức, có trình độ học vấn, năng động, sáng tạo nhưng còn hạn chế về kinh
nghiệm quản lý, điều hành và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế thị trường; tỷ lệ
cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng không đồng đều, tỷ lệ cán
24
bộ chưa qua đào tạo ở cấp xã còn cao (39%, so với tổng số cán bộ của xã); phần
lớn số cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở thiếu kiến thức về quản lý nhà
nước, lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học.
2.2. Nguồn nhân lực đang làm việc trong khu công nghiệp của tỉnh
Lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm
qua còn rất hạn chế, vì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu
sản xuất, nên chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư, cụ thể:
Đối với khu công nghiệp Bình Vàng, đến hết năm 2010 đã cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho 06 dự án, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực

như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, luyện kim và đào tạo lái xe Các dự
án này hiện nay đang trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng nhà máy, dự kiến
khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ giải quyết được việc làm cho khoảng 2.000
công nhân lao động.
Đối với các cụm công nghiệp, theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh gồm 13
cụm. Hiện chỉ có cụm Nam Quang là có 02 nhà máy giấy đi vào hoạt động, giải
quyết việc làm cho khoảng 100 lao động, chủ yếu là lao động tại địa phương, các
cụm còn lại đang triển khai quy hoạch chỉ tiết và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Trước mắt các khu công nghiệp vẫn sử dụng nguồn lao động phổ thông của
địa phương, sang giai đoạn 2011-2015 sẽ cần đến nguồn lao động có trình độ tay
nghề để đáp ứng yêu cầu sản xuất ở trình độ cao.
Năm 2010 tỉnh xuất khẩu lao động sang các nước là 224 người và các tỉnh,
khu công nghiệp ngoài tỉnh 1.490 người.
2.3. Nguồn nhân lực đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
Hiện nay số lao động đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch của tỉnh
có 995 người, trong đó: Cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng: 44 người, chiếm
4,4%; Trung cấp: 47 người, chiếm 4,7%; Sơ cấp và đào tạo khác: 615 người,
chiếm 61,9%; Trình độ khác: 289 người, chiếm 29%.
Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề kinh doanh.
+ Cơ sở lưu trú du lịch: 357 người, chiếm 35,9%.
+ Lữ hành, hướng dẫn du lịch: 45 người, chiếm 4,5%.
+ Nhà hàng: 250 người, chiếm 25,1%.
+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác: 343 người, chiếm 34,5%.
Những năm gần đây, nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ du lịch của tỉnh
đã được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ với nhiều hình
thức. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch của tỉnh đã thường xuyên mở các lớp
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ du lịch phục vụ nhu cầu lao động có
trình độ, tay nghề của các doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp đã chủ động
phối hợp với cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện tại chỗ về
25

×