Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH SPS VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VỤ DS245 GIỮA NHẬT BẢN VÀ HOA KỲ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 88 trang )

m
co

g.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

an

Chuyên ngành: Thương mại quốc tế

nH

NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH SPS
VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN
ĐẾN VỤ DS245 GIỮA NHẬT BẢN VÀ HOA KỲ

Th
i

N
ga

VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

ThiNganHang.com


i
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ...................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH

m

DỊCH TỄ VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT ..................................................4
1.1. Bối cảnh ra đời, mục tiêu và các nguyên tắc của Hiệp định SPS ...............4


co

1.1.1. Bối cảnh ra đời Hiệp định SPS ...................................................................4
1.1.2. Mục tiêu của Hiệp định SPS ......................................................................5

g.

1.1.3. Các nguyên tắc của Hiệp định SPS ............................................................8
1.2. Nội dung chủ yếu của Hiêp định SPS .........................................................13

an

1.2.1. Sự khác nhau giữa Hiệp định SPS và Hiệp định TBT ............................. 13
1.2.2. Cam kết của các nước thành viên về thực hiện Hiệp định SPS ...............16
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VIỆC VẬN DỤNG CÁC QUY

nH

ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ VÀ KIỂM
DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT: PHÂN TÍCH TỪ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ TRANH
CHẤP GIỮA NHẬT BẢN & HOA KỲ ................................................................ 22

N
ga

2.1. Giới thiệu về vụ tranh chấp giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ về xuất khẩu táo
............................................................................................................................... 22
2.1.1. Các bên tham gia và mốc thời gian ..........................................................22
2.1.2. Diễn biễn tranh chấp.................................................................................23


Th
i

2.1.3. Quan điểm của Ban Hội thẩm ..................................................................27
2.1.4. Quan điểm của Cơ quan Phúc thẩm .........................................................29
2.1.5. Thời gian hợp lý .......................................................................................31
2.1.6. Quá trình thực thi .....................................................................................31
2.1.7. Thi hành theo Điều 22 DSU (bồi thường) ................................................32
2.1.8. Giải pháp thống nhất ................................................................................33

2.2. Những vấn đề đặt ra từ việc vận dụng các quy định của Hiệp định SPS vào
giải quyết tranh chấp ...........................................................................................34
2.2.1. Nhật Bản đã không có đủ bằng chứng khoa học ......................................34

ThiNganHang.com


ii
2.2.2. Các biện pháp SPS của Nhật Bản không dựa trên sự đánh giá rủi ro ......35
2.2.3. Nhật Bản chưa nhất quán khi đánh giá rủi ro ...........................................39
2.2.4. Các biện pháp SPS mà Nhật Bản áp đặt lên táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ không
nhất quán với quy định của Hiệp định SPS ........................................................40
2.2.5. Nhật Bản không nhất quán với Điều khoản 7 và Phụ lục B của Hiệp định
SPS .....................................................................................................................41

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

2.3. Kết luận rút ra từ vụ tranh chấp .................................................................42
CHƯƠNG 3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ VỤ

co

TRANH CHẤP GIỮA HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG
...................................................................................................................................43

g.

3.1. Bài học kinh nghiệm .....................................................................................43
3.1.1. Bài học thành công ...................................................................................43

an


3.1.2. Bài học thất bại .........................................................................................47
3.1.3. Những bài học cho Việt Nam từ sự thất bại của Nhật Bản ......................50
3.2. Giải pháp để Việt Nam vận dụng bài học kinh nghiệm từ vụ tranh chấp

nH

............................................................................................................................... 54
3.2.1.

Các giải pháp đối với Nhà nước ...........................................................54

3.2.2.

Các giải pháp đối với doanh nghiệp .....................................................63

N
ga

KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 68

Th
i

PHỤ LỤC .................................................................................................................71

ThiNganHang.com



iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt

Tên tiếng Việt
Mức độ bảo vệ phù hợp

CODEX

Codex Alimentarius

Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm

Commission

Quốc tế

Dispute Settle Body

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Dispute Settlement

Thỏa thuận về giải quyết tranh

Understanding


chấp

General Agreement on Tariffs

Hiệp định chung về Thuế quan

and Trade

và Thương mại

Hiệp định

Agreement on Sanitary and

Hiệp định về các biện pháp vệ

SPS

Phytosanitary Measure

GATT

co

DSU

g.

DSB


m

Appropriate Level of Protection

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

ALOP

sinh dịch tễ và kiểm dịch động
thực vật

Agreement on Technical Bariers


Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật

TBT

to Trade

đối với Thương mại

MAFF

OIE

Th
i

SPS

TBT

USDA

Công ước Quốc tế bảo vệ thực

Convention

vật

Ministry of Agriculture Fishers

Bộ Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp


and Food

và Thủy Sản

Most Favoured Nation

Nguyên tắc tối huệ quốc

Office International of

Văn phòng quốc tế về bệnh dịch

Epizootics

động vật (Tổ chức Thú y Thế

N
ga

MFN

International Plant Protection

nH

IPPC

an


Hiệp định

giới)

Sanitary and Phytosanitary

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và

Measure

kiểm dịch động thực vật

Technical Bariers to Trade

Hàng rào kỹ thuật đối với
Thương mại

United States Department of

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ

Agriculture
WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

ThiNganHang.com



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
- BẢNG
Bảng 1.1: Các hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa của WTO .........................5
Bảng 1.2: Các tổ chức đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế về SPS .....................................8

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Bảng 1.3: So sánh sự khác nhau giữa Hiệp định SPS và Hiệp định TBT.................15

m


Bảng 1.4: Yêu cầu đối với một biện pháp SPS tạm thời ...........................................17
Bảng 2.1: Điều 2 và Điều 5, Hiệp định SPS ............................................................. 25

co

Bảng 2.2: Điều 7, Hiệp định SPS ..............................................................................27
Bảng 2.3: Điều XI, GATT 1994 và Điều 4.2 Hiệp định Nông Nghiệp ....................28

g.

Bảng 2.4: Điều 11 DSU ............................................................................................ 30
Bảng 2.5: Điều 21.5 DSU .........................................................................................31

an

Bảng 2.6: Điều 22.2 và Điều 22.6 DSU ....................................................................33

- HÌNH

Th
i

N
ga

nH

Hình 3.1: Quy trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản ..........................59


ThiNganHang.com


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Hiệp
định SPS) là một trong số các hiệp định đa biên của WTO quy định về những vấn đề

m

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


liên quan đến biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật. Mục tiêu của
Hiệp định là nhằm đảm bảo sự sống và sức khỏe của con người và động thực vật

co

trong điều kiện tự do hóa thương mại. Hiệp định SPS cho phép các Thành viên của
WTO được quyền đưa ra các biện pháp bảo hộ thông qua các quy định về kiểm dịch
động thực vật, về vệ sinh dịch tễ đối với các sản phẩm nhập khẩu nhằm bảo vệ sự

g.

sống và sức khỏe con người, động thực vật mà vẫn đảm bảo tự do hóa thương mại.
Tuy nhiên vì nó có thể sử dụng như một rào cản thương mại trá hình, WTO đã yêu

an

cầu các nước Thành viên, thông qua Hiệp định SPS, phải áp dụng các biện pháp này
sao cho không cản trở đến mục tiêu tự do hóa thương mại mà WTO đề ra. Hiệp định
SPS là một trong những hiệp định phức tạp và dễ bị vi phạm nhất trong các hiệp định

nH

của WTO. Nguyên nhân là vì những nguyên tắc trong Hiệp định này đòi hỏi các nước
thành viên phải có trình độ, kinh nghiệm để kiểm tra các biện pháp vệ sinh dịch tễ và
có một cơ sở khoa học thuyết phục của các biện pháp quản lý mà các Thành viên

N
ga


WTO đưa ra để kiểm dịch động thực vật nhằm bảo vệ cho sức khỏe con người và
động thực vật trong lãnh thổ của mình.

Về mặt văn bản, Hiệp định SPS có nhiều điều khoản phức tạp, dễ bị vi phạm

đối với một số nước chưa có khả năng xây dựng được những tiêu chuẩn kỹ thuật phù

Th
i

hợp trong việc phân tích rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động
thực vật. Vì vậy, trong 19 năm tồn tại của Hiệp định SPS (1995 – 2014), đã có 42
tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh liên quan đến việc thực thi Hiệp định này.
Đó là những tranh chấp về các thủ tục về kiểm tra, kiểm dịch động vật, dịch bệnh ở
động vật, sâu bệnh ở cây trồng; về việc sử dụng thuốc trong lĩnh vực thú y; về thực
vật biến đổi gen v.v… Gần như tất cả các tranh chấp xảy ra đều liên quan đến việc áp
dụng Điều 2 của Hiệp định (quyền và nghĩa vụ): có tới 41/42 tranh chấp và Điều 5
(nghĩa vụ phân tích rủi ro): có tới 40/42 tranh chấp của Hiệp định SPS (WTO, 2015).
Về nội dung, Điều 2 quy định về căn cứ khoa học của biện pháp SPS, còn Điều 5 quy
ThiNganHang.com


2
định việc phân tích rủi ro đối với việc áp dụng biện pháp SPS bằng phương pháp khoa
học. Hai điều khoản này là những cơ sở pháp lý mà cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO sẽ phải vận dụng khi giải quyết một tranh chấp liên quan đến Hiệp định SPS.
Do tính phức tạp của Hiệp định cả trong quy định lẫn trong quá trình vận dụng, do đó
việc tìm hiểu thực tiễn vận dụng quy định của Hiệp định SPS vào giải quyết tranh
chấp là điều hết sức cẩn thiết. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu việc giải quyết tranh


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

chấp đã phát sinh liên quan đến Hiệp định này, có thể rút ra những bài học hữu ích
cho Việt Nam, góp phần vào việc chuẩn bị cho việc giải quyết những tranh chấp phát

co

sinh liên quan đến Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế,
trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, người viết chỉ lựa chọn một vụ tranh

g.


chấp cụ thể để phân tích. Đó là vụ tranh chấp số DS245 giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn vấn đề “Nghiên cứu việc áp

an

dụng hiệp định SPS vào giải quyết tranh chấp liên quan đến vụ DS245 giữa Nhật Bản
& Hoa Kỳ và bài học rút ra cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học
của mình.

nH

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích việc giải quyết vụ tranh chấp giữa Nhật Bản & Hoa Kỳ về

N
ga

xuất khẩu táo, đề bài nêu ra những bài học kết luận cho Việt Nam từ việc áp dụng những
quy định của Hiệp định SPS để một mặt vừa bảo đảm nguyên tắc tự do hóa thương mại,
mặt khác vừa bảo vệ sự sống, sức khỏe của con người và động thực vật.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:

Th
i


- Giới thiệu tổng quan về Hiệp định SPS

- Làm rõ những khó khăn đối với Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp định SPS
- Nêu ra bài học kinh nghiệm rút ra từ việc phân tích việc giải quyết tranh chấp

giữa Nhật Bản & Hoa Kỳ liên quan đến áp dụng Hiệp định SPS

- Đề xuất giải phát để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm từ các nước khi áp
dụng Hiệp định SPS
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

ThiNganHang.com


3
3.1. Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến Hiệp định SPS và áp
dụng Hiệp định SPS trong thực tiễn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào Hiệp định SPS quy định trong WTO,
luật thương mại của Nhật Bản và luật thương mại của Hoa Kỳ có liên quan đến vụ
DS245.
4. Phương pháp nghiên cứu

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

Để hoàn thành khóa luận, các phương pháp sau đây đã được áp dụng: phương

pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh và

co

phương pháp thống kê.

5. Bố cục đề tài

dung của khóa luận bao gồm ba chương:

g.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

an


Chương 1: Tổng quan về Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm

dịch động thực vật

Chương 2: Một số vấn đề đặt ra từ việc vận dụng các quy định của Hiệp định

nH

về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật: phân tích từ việc giải
quyết vụ tranh chấp giữa Nhật Bản & Hoa Kỳ

Chương 3: Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ tranh chấp giữa

Th
i

N
ga

Hoa Kỳ và Nhật Bản và giải pháp vận dụng

ThiNganHang.com


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH
TỄ VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT

Hiệp định về Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Hiệp

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

định SPS) là một trong số các hiệp định đa biên của WTO được xây dựng để điều
chỉnh việc áp dụng các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với hàng

co

nhập khẩu giữa các nước Thành viên WTO, đặc biệt là kiểm dịch động thực vật nhằm
bảo vệ sức khỏe con người khỏi các nguy cơ phát sinh từ các chất độc hại, lan truyền

các loại sâu bệnh.

g.

Trong thực tiễn áp dụng các hiệp định đa biên của WTO (xem Bảng 1.1), Hiệp

định SPS là một trong những hiệp định phức tạp và khó áp dụng, đặc biệt là đối với

an

các nước Thành viên đang phát triển như Việt Nam. Tính phức tạp và khó áp dụng
này được lý giải là vì các biện pháp khoa học mà các nước thành viên áp dụng khi

nH

quản lý hàng hóa nhập khẩu vào nước mình là những biện pháp chưa thống nhất do
vì chúng phải dựa trên các thành tựu, chứng cứ khoa học.

Để thấy được tính phức tạp của Hiệp định, mục 1.1 và 1.2 dưới đây sẽ trình

N
ga

bày tổng quan về Hiệp định SPS.

1.1. Bối cảnh ra đời, mục tiêu và các nguyên tắc của Hiệp định SPS
1.1.1. Bối cảnh ra đời Hiệp định SPS

Hiệp định SPS ra đời là kết quả của vòng đàm phán Uruguay, theo đó, cùng


với sự ra đời của WTO, hàng loạt các hiệp định đa biên cũng được ban hành nhằm

Th
i

điều chỉnh các vấn đề của tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu. Tương tự như
các hiệp định đa biên khác của WTO, Hiệp định SPS có hiệu lực từ năm 1995 và bao
gồm các biện pháp liên quan đến kiểm dịch vệ sinh dịch tễ, kiểm tra sự an toàn thực
phẩm, bảo vệ thực vật và sức khỏe động vật. Trước năm 1995, các biện pháp vệ sinh
dịch tễ là nội dung của Hiệp định TBT1. Trước khi Hiệp định TBT ra đời, các biện
pháp SPS được nêu trong Điều XX của Hiệp định GATT, theo đó các Bên ký kết
Là Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO. Hiệp định này được các quốc gia thành viên
của WTO thông qua và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục.
1

ThiNganHang.com


5
được quyền bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của GATT khi xem xét vấn đề về vệ sinh
an toàn và kiểm dịch động thực vật. Tuy nhiên, cả Điều XX của Hiệp định GATT lẫn
các quy định về vấn đề này trong Hiệp định TBT không đủ mạnh để loại bỏ rào cản
và giảm bớt rủi ro khi các Bên ký kết lạm dụng các biện pháp này nhằm mục đích
bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước.
Bảng 1.1: Các hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa của WTO

UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Phụ lục 1A: Các Hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa

co

- Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)

m

Các hiệp định đa biên được quy định cụ thể trong phụ lục 1A của WTO

- Hiệp định Nông nghiệp (AOA)

g.

- Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)

- Hiệp định về thương mại hàng dệt may (ATC)

an

- Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)

- Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
- Hiệp định thực thi điều VI của GATT (Hiệp định chống bán phá giá – ADP)

nH

- Hiệp định thực thi điều VII của GATT (Hiệp định về xác định trị giá hải quan)
- Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng
- Hiệp định về quy tắc xuất xứ

N
ga

- Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu

- Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)

Th
i

- Hiệp định về các biện pháp tự vệ

Nguồn: (Nguyễn Thị Mơ, 2011, tr.149)

Do vậy, Hiệp định SPS đã ra đời để bổ sung các vấn đề nằm ngoài phạm vi


của Hiệp định TBT, nhằm tạo sự tự do hóa thương mại toàn cầu mà vẫn đảm bảo sức
khỏe của con người, động thực vật, ngăn chặn các bệnh tật lây truyền qua động vật
không cho nhập khẩu vào một quốc gia.
1.1.2. Mục tiêu của Hiệp định SPS
Mục tiêu của Hiệp định SPS được quy định tại Điều 2 và Điều 3, theo đó bao
gồm các mục tiêu cụ thể sau đây:

ThiNganHang.com


6
- Thi hành các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cuộc sống con người, động thực
vật, với yêu cầu là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức có thể tạo ra
sự phân biệt đối xử giữa các Thành viên có điều kiện giống nhau hoặc như một rào
cản thương mại trá hình (Điều 2.3, Hiệp định SPS).
Mục tiêu này dựa theo các nguyên tắc của Hiệp định GATT 1994. Theo đó,
các biện pháp bảo vệ sức khỏe được áp dụng tạo ra sự phân biệt đối xử đểu bị cấm,

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

trừ khi các biện pháp đó phù hợp với ngoại lệ được quy định tại khoản b, Điều XX
của Hiệp định GATT 1994 là các biện pháp “cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức

co

khoẻ của con người, động vật hay thực vật”. Điều I khoản 1 và Điều III khoản 4 cùng
với Điều XVII của Hiệp định GATT 1994 cũng ngăn cản việc áp dụng các biện pháp

g.

thuộc trường hợp ngoại lệ Điều XX theo những cách mà sẽ "tạo ra sự phân biệt đối
xử tuỳ tiện giữa các quốc gia nơi mà các quy định tương tự xảy ra, hoặc một hạn chế

an

trá hình về thương mại quốc tế.

Không phân biệt đối xử là một nguyên tắc quan trọng đối với các thành viên

khi cam kết ra nhập WTO. Đối với các biện pháp SPS, nguyên tắc này vẫn áp dụng


nH

nhưng có giới hạn. Cụ thể, Hiệp định SPS không cấm các biện pháp SPS phân biệt
đối xử mà chỉ cấm các biện pháp SPS phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không
có căn cứ. Nếu một nước có lý do chính đáng để áp dụng các biện pháp SPS khắt khe

N
ga

hơn đối với hàng hoá nhập khẩu đến từ một khu vực nhất định so với hàng hoá đến
từ các khu vực khác hoặc hàng hoá trong nước (ví dụ, khu vực đó đang có dịch bệnh
nguy hiểm) thì vẫn được chấp nhận theo Hiệp định SPS.

Ví dụ trong vụ tranh chấp Australia – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu

cá hồi” (DS18), Canada tuyên bố rằng Australia đã áp đặt các yêu cầu nhập khẩu đối

Th
i

với cá hồi từ Canada, nhưng không có biện pháp kiểm soát nội địa liên quan đến việc
cá chết ở Australia. Theo khiếu nại của Canada, điều này là sự phân biệt đối xử vô lý
theo Điều 2.3 của Hiệp định SPS. Có thể thấy trong trường hợp này, sự phân biệt đối
xử không chỉ giữa hàng hóa giống nhau nhập khẩu từ các nguồn khác nhau mà còn
giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa nếu các hàng hóa đó có thể gây ra các rủi ro
tương tự (giữa cá hồi từ Canada và cá chết khác ở Australia).
- Xây dựng các nguyên tắc, luật lệ làm chuẩn mực chung để hướng dẫn các
thành viên xây dựng, chọn lựa và áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch


ThiNganHang.com


7
động thực vật để hạn chế đến mức tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với
thương mại.
Hiệp định SPS đòi hỏi các quốc gia khi áp dụng các biện pháp SPS phải đảm
bảo rằng các biện pháp này hạn chế thương mại ở mức thấp nhất có thể (nếu không
sẽ là vi phạm WTO và có thể phải huỷ bỏ). Thông thường, một biện pháp SPS sẽ
không bị coi là hạn chế thương mại trên mức cần thiết nếu nó nhằm thực hiện mục

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


m

tiêu (bảo vệ lợi ích công cộng) của mình, có tính đến tất cả các điều kiện và tính khả
thi về kỹ thuật và kinh tế. Tuy nhiên, đây là một tiêu chí rất khó định lượng, đặc biệt

co

là đối với các doanh nghiệp khi đánh giá.

Ví dụ trong vụ Australia – Cá hồi, Ban Hội thẩm đã đưa ra các tiêu chí xác

g.

định biện pháp SPS của Australia áp đặt đối với cá hồi nhập khẩu từ Canada là hạn
chế thương mại trên mức cần thiết. Đó là nếu tồn tại một biện pháp SPS khác đồng

an

thời thỏa mãn các điều kiện sau:

Có tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và có thể áp dụng được

ii.

Cho phép đạt được mục tiêu bảo vệ về vệ sinh dịch tễ ở mức độ phù
hợp

iii.

nH


i.

Ít hạn chế thương mại hơn biện pháp SPS đang được xem xét.

- Thúc đẩy việc hài hòa hóa các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động

N
ga

thực vật giữa các thành viên trên cơ sở các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị
khoa học do các tổ chức quốc tế liên quan đưa ra để các quy định của các nước không
trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế.

Theo quy định tại Hiệp định SPS, các nước Thành viên WTO phải bảo đảm

rằng các biện pháp SPS dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn, khuyến nghị, hướng dẫn quốc

Th
i

tế liên quan của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế nhất định (xem Bảng 1.2). Các biện
pháp SPS của từng nước Thành viên WTO chỉ phải tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc
chứ không áp dụng cho tiêu chuẩn tự nguyện mà tổ chức này ban hành. Các nước
Thành viên WTO có quyền áp dụng các biện pháp SPS khắt khe hơn các tiêu chuẩn
quốc tế với điều kiện phải được chứng minh bởi các căn cứ khoa học và đảm bảo tất
cả các nguyên tắc khác của Hiệp định SPS.

ThiNganHang.com



8
Bảng 1.2: Các tổ chức đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế về SPS
- Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm;
- Văn phòng quốc tế về bệnh dịch động vật trong lĩnh vực sức khoẻ động vật;
- Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật trong lĩnh vực sức khoẻ thực vật;

m

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

- Các tổ chức quốc tế khác có liên quan mà tất cả các thành viên WTO đều có thể
tham gia (các tổ chức này sẽ do Uỷ ban SPS xác định) trong các lĩnh vực khác.

Nguồn: (Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2013, tr.14)

co

- Trên cơ sở thực thi Hiệp định, các Thành viên sẽ có thêm lòng tin để tích cực

tham gia vào các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế hiện đang hoạt động trong lĩnh vực

g.

an toàn thực phẩm, bảo vệ động thực vật.

Các Thành viên cần tham gia vào các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế hoạt

an

động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo vệ động thực vật nhằm tận dụng đầy đủ
quyền nhận xét dự thảo các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo rằng các tiêu
chuẩn, quy định và biện pháp kiểm dịch động thực vật do các nước Thành viên đưa

nH

ra không trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế. Đồng thời, các Thành viên
cũng nên tham gia rộng rãi vào các Công ước và Điều ước quốc tế về an toàn thực
phẩm và bảo vệ động thực vật, tiến tới luật hóa quy định của các Công ước này vào

N
ga

chính sách quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.1.3. Các nguyên tắc của Hiệp định SPS

Các nguyên tắc chủ yếu của Hiệp định SPS là tính hài hòa, tính tương đương,

mức độ bảo vệ phù hợp (ALOP), mức đánh giá rủi ro, điều kiện của vùng và tính

Th
i

minh bạch được đề cập đến trong các điều khoản cụ thể của Hiệp định SPS.
1.1.3.1. Tính hài hòa (Điều 3, Hiệp định SPS)

Trong nguyên tắc về tính hài hòa, các nước Thành viên WTO được khuyến

khích xây dựng các biện pháp SPS riêng của mình dựa trên những hướng dẫn, khuyến
nghị và tiêu chuẩn quốc tế hiện có làm cơ cở để áp dụng các biện pháp này (Khoản 1
Điều 3 của Hiệp định SPS). Các thành viên có thể áp dụng các biện pháp kiểm dịch
động thực vật ở mức độ bảo vệ cao hơn trên cơ sở các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến
nghị có liên quan, nếu có sự khẳng định về khoa học hoặc là kết quả của mức độ bảo
vệ động thực vật mà một thành viên xác định là phù hợp với Hiệp định SPS (Khoản
ThiNganHang.com


9
3 Điều 3 của Hiệp định SPS). Ủy ban SPS tạo điều kiện và giám sát việc hài hòa hoá
với các tiêu chuẩn quốc tế.
Có ba tổ chức chính xây dựng tiêu chuẩn quốc tế được đề cập đến một cách cụ
thể trong Hiệp định SPS. Đó là:
- Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế qui định về sức khoẻ thực vật: được FAO
thiết lập năm 1952 (tính đến hiện nay năm 2015 có tất cả 181 nước tham gia) nhằm


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

điều phối các hoạt động để ngăn ngừa sự lan truyền và xâm nhập của các loại sâu
bệnh trên cây trồng và các sản phẩm cây trồng và nhằm khuyến khích thực hiện các

co

biện pháp thích hợp để kiểm soát các loại sâu bệnh này (IPPC, 2015).

- Tổ Chức Thú y Thế giới qui định về sức khoẻ động vật: ra đời thông qua


g.

Hiệp định quốc tế ký kết vào ngày 25 tháng 1 năm 1924 với tên gọi ban đầu là Văn
phòng quốc tế về bệnh dịch động vật. Tháng 5 năm 2003 được đổi thành Tổ chức Thú

an

y Thế giới. OIE là tổ chức liên chính phủ chịu trách nhiệm đảm bảo và cải thiện sức
khỏe của động vật trên toàn thế giới. Năm 2014, tổ chức này có tổng số 180 Thành
viên là các quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam. OIE duy trì mối quan hệ

nH

lâu dài với 45 tổ chức quốc tế và khu vực khác và có văn phòng trên khắp các châu
lục (OIE, 2015). OIE hoạt động với các mục tiêu sau:
i.

Đảm bảo sự minh bạch trên phạm vi toàn cầu về bệnh dịch và hiện trạng

N
ga

bệnh dịch trên động vật;

ii.

Tập hợp, phân tích và phổ biến các thông tin khoa học về thú y;

iii.


Cung cấp các chuyên gia và khuyến khích sự đoàn kết quốc tế trong
việc kiểm soát dịch bệnh ở động vật;

iv.

Dưới sự ủy nhiệm của Hiệp định SPS, bảo vệ nền thương mại thế giới

Th
i

bằng việc xuất bản các tiêu chuẩn thú y quốc tế cho các hoạt động
thương mại liên quan tới động vật và sản phẩm động vật;

v.

Tăng cường khung pháp lý và các nguồn lực cho các dịch vụ thú y của
các quốc gia;

vi.

Cải thiện an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật.

- Ủy ban dinh dưỡng Codex qui định về an toàn thực phẩm: được thành lập
năm 1963 bởi Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO/UN) và Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) nhằm xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn về thực phẩm và các văn

ThiNganHang.com



10
bản liên quan. Codex đã có hơn 200 tiêu chuẩn đối với thực phẩm chế biến, sơ chế
hoặc không qua chế biến; hơn 40 quy tắc chế biến thực phẩm hợp vệ sinh và kỹ thuật;
đánh giá hơn 1000 chất phụ gia thực phẩm và 54 loại thuốc thú y; thiết lập hơn 3000
mức độ dư lượng thuốc trừ sâu tối đa cho phép; và hơn 30 khuyến nghị về chất gây ô
nhiễm (Codex Alimentarius, 2015).
Các nước Thành viên WTO được khuyến khích tham gia tích cực vào ba tổ

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

chức này vì chúng mở ra các diễn đàn khác cho chuyển giao hỗ trợ kỹ thuật. Các nước

thành viên WTO được khuyến khích cung cấp, trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên

co

là nước đang phát triển. Một ví dụ là Chính Phủ Australia, thông qua Cơ quan Phát
triển Quốc tế Australia và Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp đang thực hiện “Chương

g.

trình Nâng cao Năng lực về SPS” mà trọng tâm là các nước ASEAN.
1.1.3.2. Tính tương đương (Điều 4, Hiệp định SPS)

an

Hiệp định SPS yêu cầu các nước nhập khẩu là Thành viên WTO chấp nhận

các biện pháp SPS của các nước xuất khẩu là Thành viên WTO là tương đương, ngay
cả khi các biện pháp này khác với các biện pháp của mình hoặc của các Thành viên

nH

buôn bán cùng sản phẩm áp dụng, nếu nước xuất khẩu chứng minh được một cách
khách quan cho nước nhập khẩu thấy rằng những biện pháp đó đạt được mức độ bảo
vệ phù hợp của nước nhập khẩu (Điều 4.1, Hiệp định SPS). Cụ thể là, công nhận

N
ga

tương đương thông qua việc tham vấn song phương và trao đổi các thông tin kỹ thuật.
Cụ thể, Hiệp định SPS quy định: “Các Thành viên, khi được yêu cầu, sẽ tiến hành

tham vấn với mục tiêu đạt được thoả thuận song phương và đa phương về công nhận
tính tương đương của các biện pháp vệ sinh động-thực vật” (Điều 4.2, Hiệp định SPS)
1.1.3.3. Mức độ bảo vệ phù hợp (Điều 5, Hiệp định SPS)

Th
i

Theo Hiệp định SPS, ALOP là mức độ bảo vệ mà quốc gia Thành viên WTO

cho là phù hợp để bảo vệ đời sống hay sức khỏe con người cũng như động thực vật
trong pham vi lãnh thổ của mình.

Trước hết, các Thành viên cần phải phân biệt rõ ràng giữa mức độ bảo vệ phù

hợp được một Thành viên WTO thiết lập với các biện pháp SPS. Mức độ bảo vệ phù
hợp chỉ ra những mục tiêu bao quát, trong khi các biện pháp SPS sẽ được thiết lập cụ
thể để đạt được mục tiêu này, do đó phải xác định mức độ bảo vệ phù hợp trước rồi
mới xây dựng các biện pháp SPS.

ThiNganHang.com


11
Mỗi thành viên WTO đều có quyền quyết định mức độ bảo vệ phù hợp cho
riêng mình. Tuy nhiên khi đưa ra quyết định đó các Thành viên WTO phải tính đến
mục tiêu giảm thiểu mức độ tiêu cực đến thương mại. Ngoài ra, các Thành viên WTO
buộc phải áp dụng nhất quán khái niệm về mức độ bảo vệ phù hợp, đảm bảo “không
áp dụng tùy tiện và thiếu căn cứ” dẫn đến “hậu quả là sự phân biệt đối xử hay vô hình

UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

1.1.3.4. Đánh giá rủi ro (Điều 5, Hiệp định SPS)

m

trung hạn chế thương mại quốc tế”.
Hiệp định SPS yêu cầu các Thành viên WTO khi xây dựng các biện pháp SPS

co

của mình trên cơ sở đánh giá rủi ro, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Trong việc
thực hiện các đánh giá rủi ro, các Thành viên WTO được yêu cầu xem xét đến các


trên.

g.

biện pháp kỹ thuật được các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng như đã trình bày ở

an

Các Thành viên WTO tiến hành việc đánh giá rủi ro là để xem xét và quyết

định các biện pháp SPS cần áp dụng cho một mặt hàng nhập khẩu với mục đích nhằm
đạt được mức độ bảo vệ phù hợp. Tuy nhiên, những biện pháp SPS mà một nước

nH

Thành viên WTO áp dụng không được hạn chế thương mại nhiều hơn so với yêu cầu
nhằm đạt được mức độ bảo hộ phù hợp riêng và phải xem xét tính khả thi cả về mặt
kỹ thuật lẫn về mặt kinh tế (khoản 3 Điều 5 của Hiệp định SPS).

N
ga

Thực chất, việc đánh giá rủi ro là quá trình thu thập các chứng cứ khoa học

hiện có và các yếu tố kinh tế liên quan về những rủi ro xảy ra với việc cho phép nhập
khẩu một mặt hàng nào đó được quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của
Hiệp định SPS. Nước Thành viên nhập khẩu có thể tìm kiếm thông tin về các vấn đề
như sâu hại hay dịch bệnh hại có liên quan đến hàng hóa được phép nhập khẩu, nếu

Th

i

như chúng xuất hiện tại nước xuất khẩu.

Các nước Thành viên WTO có thể áp dụng tạm thời các biện pháp SPS trong

điều kiện chưa có đầy đủ chứng cứ khoa học để hoàn tất việc đánh giá rủi ro trên cơ
sở chuyên môn thông tin sẵn có bao gồm thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan
cũng như các biện pháp SPS mà Thành viên khác áp dụng (khoản 7 Điều 5 Hiệp định
SPS). Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy thì các Thành viên WTO buộc
phải tìm cách thu thập, bổ sung những thông tin cần thiết cho mục tiêu đánh giá rủi
ro trong khoảng thời gian thích hợp.

ThiNganHang.com


12
Ví dụ: vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và EC liên quan đến việc nhập khẩu thịt bò
(DS026) (WTO, 2010)
Khiếu nại phát sinh từ ngày 26 tháng 1 năm 1996 khi Hoa Kỳ yêu cầu tham
vấn với Cộng đồng châu Âu (EC) về các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu thịt
và các sản phẩm từ thịt có xuất xứ từ Hoa Kỳ của EC theo Chị thị về Cấm sử dụng
một số chất có tác dụng hoóc môn trong chăn nuôi. Hoa Kỳ cho rằng các biện pháp

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

này không phù hợp với Điều III và XI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu
dịch GATT; Điều 2, 3 và 5 của Hiệp định SPS; Điều 2 của Hiệp định TBT và Điều 4

co

của Hiệp định Nông nghiệp. Cơ quan Phúc thẩm kết luận rằng EC đã không tiến hành
đánh giá rủi ro theo Điều 5.1 và 5.2 của Hiệp định SPS. Ngoài ra, EC đã ủy quyền

g.

cho một hội đồng khoa học độc lập đại diện tiến hành công tác đánh giá và kết quả
chỉ ra rằng các hoóc môn này có gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Kết quả này

an


trái ngược với một số nghiên cứu trước đó đã kết luận việc sử dụng thịt động vật được
nuôi bằng hoóc môn kích thích tăng trưởng không gây ra rủi ro sức khỏe cho người
tiêu dùng. Do đó, biện pháp mà EC áp dụng đối với thực phẩm từ thịt xuất xứ Hoa

nH

Kỳ là thiếu một cơ sở khoa học, cũng như không tuân thủ đúng nguyên tắc đánh giá
rủi ro theo các điều khoản của Hiệp định SPS.

1.1.3.5. Điều kiện khu vực (Điều 6, Hiệp định SPS)

N
ga

Các đặc điểm SPS của một vùng địa lý – là toàn bộ lãnh thổ một nước, một

vùng đất của một nước hay nhiều phần của nhiều nước - được gọi là điều kiện khu
vực trong Hiệp định SPS. Điều kiện khu vực có thể ẩn chứa các rủi ro cho đời sống
hay sức khỏe con người và động thực vật.

Do vậy, Hiệp định SPS yêu cầu các biện pháp SPS của các nước Thành viên

Th
i

WTO phải được áp dụng thích ứng với các đặc tính vệ sinh động thực vật của khu
vực, nơi xuất xứ của các sản phẩm (Nước xuất khẩu) và với điều kiện khu vực nơi
các sản phẩm được chuyển đến (Nước nhập khẩu). Đặc biệt, các Thành viên WTO
phải thừa nhận khái niệm về vùng phi dịch hại hoặc bệnh hại cũng như vùng ít dịch
hại hoặc bệnh hại. Khi tiến hành xác định những khu vực không có sâu bệnh hoặc ít

sâu bệnh, các Thành viên phải dựa trên các yếu tố địa lý, hệ sinh thái, giám sát kiểm
dịch và tính đến hiệu quả của việc kiểm tra vệ sinh động thực vật.

ThiNganHang.com


13
Các nước Thành viên WTO xuất khẩu công bố các vùng không có dịch hại
hay ít dịch hại cần phải chứng minh cho các nước Thành viên WTO nhập khẩu biết
là những vùng đó duy trì được tình trạng của vùng không có dịch hại hay ít nhiễm
dịch hại và các Thành viên nước nhập khẩu sẽ được tiếp cận hợp lý để thanh tra, thử
nghiệm và tiến hành các thủ túc khác có liên quan.
1 1.3.6. Tính minh bạch (Điều 7, Hiệp định SPS)

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo

m

Nguyên tắc về tính minh bạch trong Hiệp định SPS là yêu cầu các nước Thành

viên WTO phải cung cấp thông tin cho các Thành viên khác về các biện pháp SPS

co

mà nước mình đã áp dụng và thông báo những thay đổi liên quan đến các biện pháp
SPS của mình thông qua văn phòng Thông báo và Hỏi đáp Quốc gia theo quy trình,

g.

thủ tục và thời gian quy định của phụ lục B của Hiệp định (Điều 7 của Hiệp định
SPS). Mỗi nước thành viên WTO cũng cần chỉ định một đầu mối quốc gia cung cấp

an

các thông tin liên quan nhằm giải đáp những thắc mắc về SPS của các nước thành
viên WTO khác. Một cơ quan có thể thực hiện cả hai chức năng là thông báo và hỏi
đáp.

nH

1.2. Nội dung chủ yếu của Hiêp định SPS

Nội dung chủ yếu của Hiệp định SPS là đưa các quy định theo đó yêu cầu các


Thành viên phải áp dụng các biện pháp SPS theo hướng bảo vệ sức khỏe con người,

N
ga

kiểm dịch động thực vật nhưng không cản trở tự do hóa thương mại quốc tế. Các biện
pháp SPS phải dựa trên bằng chứng khoa học. Trong thực tế, Hiệp định SPS có sự
liên quan đến các biện pháp mang tính rào cản kỹ thuật vốn là nội dung của Hiệp định
TBT. Vì vậy, nhiều người cho rằng giữa hai Hiệp định này có những sự giao thoa về

Th
i

nội dung. Để hiểu rõ hơn về nội dung của Hiệp định SPS, phần dưới đây sẽ phân tích
sự khác nhau giữa hai Hiệp định này.

1.2.1. Sự khác nhau giữa Hiệp định SPS và Hiệp định TBT

Trong 12 Hiệp định đa biên của GATT 1994, có 2 hiệp định liên quan đến tiêu

chuẩn kỹ thuật, đó là Hiệp định TBT và Hiệp định SPS, song do tính chất của từng
Hiệp định, chúng được tồn tại độc lập và riêng rẽ.
Hiệp định TBT quy định các quy tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng các
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp. Hiệp định quy định
nghĩa vụ của các thành viên nhằm đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn,

ThiNganHang.com



14
thủ tục đánh giá sự phù hợp mà không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với
thương mại. Bên cạnh đó, các quy định kỹ thuật phải dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
Khi tiêu chuẩn quốc tế được xem là không thích hơp hay không tồn tại, các quy định
kỹ thuật được áp dụng sao cho chúng không hạn chế hơn mức độ cần thiết để thực
hiện các mục tiêu chính đáng và tính tới những rủi ro mà việc không thực hiện được
có thể đem lại (Điều 2, Hiệp định TBT).

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

m

Hiệp định SPS đưa ra các quy tắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và


sức khỏe động, thực vật. Hiệp định cho phép các quốc gia tự thiết lập tiêu chuẩn riêng

co

của mình (Điều 3, Hiệp định SPS). Nhưng Hiệp định cũng yêu cầu rằng các quy định
phải có căn cứ khoa học. Các quy định này nên chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết

g.

để bảo vệ sức khoẻ hoặc tính mạng của con người, động vật hoặc thực vật. Các quy
định này cũng không được phân biệt đối xử một các tuỳ tiện hoặc vô lý giữa quốc gia

an

có điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau (Điều 2, Hiệp định SPS).
* Sự khác nhau giữa Hiệp định SPS và Hiệp định TBT

Các quy định kỹ thuật là những tiêu chuẩn áp dụng lâu dài vì nhiều mục đích

nH

khác nhau. Mục đích của Hiệp định TBT nhằm: Thúc đẩy thương mại, khuyến khích
các nước thành viên tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của
các nước Thành viên hài hòa càng nhiều càng tốt với tiêu chuẩn quốc tế; thúc đẩy

N
ga

nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang

phát triển thông qua hoạt động tiêu chuẩn hóa. Đảm bảo các biện pháp quản lý kỹ
thuật các nước đề ra nhưng không cản trở thương mại quá mức cần thiết. Không ngăn
cản các nước Thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu của mình để bảo vệ sức khỏe, an toàn cuộc sống của con người,

Th
i

động thực vật, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại, bảo đảm an ninh quốc
gia.

Tuy nhiên, mục đích của Hiệp định SPS có phạm vi hẹp hơn đó là nhằm đảm

bảo an toàn thực phẩm và ngăn ngừa sự lan truyền dịch bệnh. Các biện pháp ngăn
ngừa sự lan truyền dịch bệnh chỉ áp dụng tạm thời trong thời gian ngắn.
Do sự khác nhau về mục đích, nội dung điều chỉnh của hai hiệp định khác nhau
về 3 mặt cơ bản khác như phân tích ở Bảng 1.3 dưới đây:

ThiNganHang.com


15
Bảng 1.3: So sánh sự khác nhau giữa Hiệp định SPS và Hiệp định TBT
Hiệp định SPS
Nội dung

Hiệp định TBT

Hiệp định SPS quy định rằng các Hiệp định TBT công nhận rằng việc sử
biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dụng các bằng chứng khoa học tuỳ thuộc

dịch động thực vật phải đáp ứng đủ vào các mục đích mà vì đó các quy định

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

các yêu cầu về bằng chứng khoa được áp dụng. Các quy định được áp

m

học, không được phép tồn tại dụng vì mục đích bảo vệ sức khoẻ và sự
'‘không có đầy đủ các bằng chứng an toàn phải có căn cứ khoa học; căn cứ
khoa học có thể không liên quan nếu

co


khoa học”.

mục tiêu của quy định nhằm chống lại

g.

các hành vi man trá hay do nguyên nhân
quốc gia.

dụng

áp Đối với Hiệp định SPS, các biện Hiệp định TBT quy định các quy định kỹ

an

Việc

pháp có mục đích ngăn ngừa việc thuật áp dụng cho sản phẩm phải được

nguyên tắc xâm nhập của các loại dịch và sâu áp dụng trên cơ sở MFN đối với hàng
bệnh gây ra bởi động thực vật vào hóa nhập khẩu từ tất cả các nguồn.

nH

MFN

các nước Thành viên sẽ được phép
không áp dụng nguyên tắc MFN.


N
ga

Các biện pháp SPS nhằm đảm bảo

an toàn thực phẩm phải được áp
dụng trên cơ sở MFN.

Biện pháp Hiệp định SPS cho phép các nước Hiệp định TBT không có một điều
áp dụng các biện pháp SPS trên cơ khoản nào cho phép các nước thành viên

Th
i

tạm thời

sở tạm thời như một biện pháp đề áp dụng các biện pháp TBT trên cơ sở
phòng khi có lan truyền dịch bệnh tạm thời.
nhưng không có đủ bằng chứng

khoa học (Điều 5.7, Hiệp định
SPS).

ThiNganHang.com


16
* Ví dụ minh họa sự khác nhau giữa Hiệp định SPS và Hiệp định TBT
- Nước uống đóng chai.
Thuộc Hiệp định SPS nếu biện pháp đó liên quan đến thành phần của nước

trong chai và mục đích để đảm bảo cho sức khỏe con người.
Thuộc Hiệp định TBT nếu biện pháp đó có liên quan đến Tiêu chuẩn về kích

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
- Các quy định về nhãn hàng:

m

thước, hình dáng chai để đóng nước.
Thuộc Hiệp định SPS nếu biện pháp liên quan đến hoá chất đối với thực phẩm.

co


Thuộc Hiệp định TBT nếu biện pháp liên quan đến an toàn thực phẩm.

1.2.2. Cam kết của các nước thành viên về thực hiện Hiệp định SPS
cứ khoa học (Điều 2, hiệp định SPS)

g.

1.2.2.1. Các nước đều có quyền áp dụng các biện pháp SPS nhưng phải dựa trên căn

an

Hiệp định SPS quy định các nước đều có quyền áp dụng các biện pháp SPS

nhưng phải dựa trên căn cứ khoa học trừ một số ngoại lệ, ví dụ như dịch bệnh khẩn
cấp. Căn cứ khoa học là các bằng chứng khoa học được thu thập thông qua các

nH

phương pháp khoa học và thực nghiệm thực tế. Để xem xét một biện pháp SPS có
dựa trên căn cứ khoa học hay không người ta sẽ tiến hành phân tích rủi ro2 và kiểm
soát rủi ro3 (Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam, 2013,

N
ga

tr.10). Nếu một biện pháp SPS có một lý thuyết khoa học đáng tin cậy thì xem như
có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, nếu biện pháp đó được áp dụng để bảo vệ sức khoẻ,
cuộc sống của con người, động thực vật khỏi các nguy cơ, mối nguy hiểm càng cao
thì càng có nhiều khả năng được thừa nhận là có đủ bằng chứng khoa học cho dù giả


Th
i

thiết khoa học thực tế không chắc chắn đúng.

Trên thực tế có những trường hợp khẩn cấp về vệ sinh dịch tễ mà một nước

không thể chờ cho đến khi có những căn cứ khoa học đầy đủ hay các kết quả phân
tích rủi ro rõ ràng để có thể tiến hành các biện pháp ngăn chặn cần thiết, bởi nếu chậm
có thể sẽ là quá muộn. Ví dụ để ngăn chặn bệnh dịch SARS hay cúm H5N1, người ta
Nghĩa là người ta sẽ dùng phương pháp khoa học để xác định sự tồn tại rủi ro cho người, động thực vật của
hàng hoá và khả năng xảy ra rủi ro.
2

Nghĩa là người ta sẽ lựa chọn chính sách bảo vệ con người, động thực vật khỏi rủi ro và biện pháp SPS tương
ứng trên cơ sở kết quả phân tích rủi ro và hoàn cảnh xã hội cụ thể, ví dụ thói quen hay khả năng tự bảo vệ của
người tiêu dùng.
3

ThiNganHang.com


17
có thể tiến hành các biện pháp ngăn chặn tại biên giới ngay từ lúc chưa xác định được
đầy đủ và chính xác các thể của các virus liên quan, cách thức lây nhiễm cũng như hệ
quả trực tiếp đến sức khoẻ v.v… (Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, 2013, tr.11). Hiệp định SPS thừa nhận các trường hợp này và cho phép các
nước Thành viên được phòng tránh sớm bằng những biện pháp SPS tạm thời (xem

UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

(Điều 5.7, Hiệp định SPS).

m

Bảng 1.4), không phải đáp ứng các điều kiện về căn cứ khoa học như bình thường
Bảng 1.4: Yêu cầu đối với một biện pháp SPS tạm thời

co

Một biện pháp SPS tạm thời phải đáp ứng những yêu cầu:

g.


1. Được áp dụng trong các trường hợp mà “các thông tin khoa học liên
quan chưa đầy đủ”;
2. Phải được xây dựng “trên cơ sở các thông tin đáng tin cậy sẵn có”;

an

3. Nước áp dụng phải nỗ lực “tìm kiếm các thông tin bổ sung cần thiết
để có đánh giá rủi ro khách quan hơn”; và
4. Phải được xem xét lại “sau một khoảng thời gian hợp lý”

nH

(Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2013, tr.11)

Các biện pháp SPS không được phân biệt đối xử khác nhau hoặc không công

bằng giữa các Thành viên có cùng điều kiện. Các biện pháp SPS không được áp dụng

N
ga

theo cách thức có thể tạo ra sự cạnh tranh hạn chế trá hình đối với thương mại quốc
tế (Điều 2.3 của Hiệp định SPS).

1.2.2.2. Hài hoà hoá tiêu chuẩn quốc tế và công nhận tính tương đương của các biện
pháp SPS của các nước khác (Điều 3 & 4, hiệp định SPS)

Th
i


Hiệp định SPS khuyến khích các Thành viên đưa ra các biện pháp SPS căn cứ

vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế đã có. Nếu một nước Thành
viên muốn đề ra tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế, nước đó phải đưa ra được các
luận chứng khoa học thuyết phục hoặc có thể đề ra các tiêu chuẩn cao dựa trên đánh
giá phù hợp các rủi ro trong trường hợp có phương thức tiếp cận nhất quán, không
tùy tiện. Tiêu chuẩn thấp hơn hoặc không có tiêu chuẩn trên thị trường nội địa được
coi là không mâu thuẫn với quy định của WTO.
Hiệp định SPS còn khuyến khích các Thành viên tích cực tham gia vào các tổ
chức quốc tế có liên quan như Ủy ban Codex, Văn phòng kiểm dịch động vật quốc tế
ThiNganHang.com


18
(OIE) và các tổ chức quốc tế hoạt động trong khuôn khổ Công ước quốc tế bảo vệ
thực vật (IPPC) nhằm thúc đẩy việc xây dựng và rà soát định kỳ các tiêu chuẩn, hướng
dẫn và khuyên nghị về mọi khía cạnh của các biện pháp SPS.
Ở Việt Nam, đối với các vấn đề không thuộc phạm vi của các tổ chức nêu trên
thì Ủy ban SPS sẽ chịu trách nhiệm xác định các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam
gia nhập để công bố các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị phù hợp.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Hiệp định SPS)

m

1.2.2.3. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ động thực vật phù hợp (Điều 5,

co

Hiệp định quy định các biện pháp SPS phải dựa trên việc đánh giá các rủi ro

đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật, hoặc thực vật, có tính đến các

g.

kỹ thuật đánh giá rủi ro do các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng nên.

Trong trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, Hiệp định quy định

an


Thành viên có thể tạm thời áp dụng các biện pháp SPS trên cơ sở thông tin chuyên
môn sẵn có, kể cả thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như từ các biện
pháp SPS do các Thành viên khác áp dụng. Trong trường hợp đó, các Thành viên

nH

sẽ phải thu thập thông tin bổ sung cần thiết để có sự đánh giá rủi ro khách quan
hơn và rà soát các biện pháp SPS một cách tương ứng trong khoảng thời gian hợp
lý (Phạm Thị Hồng Yến, 2011, tr.34).

N
ga

Theo quy định tại Điều 5.2 và Điều 5.3 của Hiệp định SPS, khi đánh giá những

rủi ro cần xem xét những yếu tố kỹ thuật sau:
- Các bằng chứng khoa học sẵn có

- Các phương pháp sản xuất, chế biến, bảo quản và quản lý liên quan sử dụng

tại nước xuất khẩu, từ đó xác định nguồn gốc các mối nguy cơ gây dịch bệnh cho

Th
i

động vật và thực vật (tham khảo Phụ lục 1 ở phần cuối khóa luận)
- Các phương pháp thanh tra, lấy mẫu và thử nghiệm liên quan tại nước xuất

khẩu


- Mức độ phổ biến của một số bệnh hay loài sâu nhất định và sự tồn tại các

khu vực không có sâu hay không có bệnh
- Các điều kiện sinh thái và môi trường liên quan (của cả nước xuất khẩu và
nước nhập khẩu áp dụng biện pháp SPS)

ThiNganHang.com


19
- Các biện pháp kiểm dịch hoặc xử lý khác tại nước nhập khẩu áp dụng biện
pháp SPS
Trong trường hợp các biện pháp SPS nhằm để bảo vệ tính mạng và sức khoẻ
của động, thực vật, ngoài các yếu tố trên, việc đánh giá rủi ro còn phải dựa trên các
yếu tố kinh tế sau đây:

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

hay tiêu thụ khi có sự xâm nhập, lan truyền của sâu bệnh

m

- Khả năng thiệt hại tiềm tàng do giảm sản lượng hoặc doanh số trong sản xuất

- Các chi phí phát sinh trong việc kiểm soát và tiêu diệt sâu bọ hay bệnh tật

co

trên lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu

- Tính hiệu quả về chi phí của các phương pháp hạn chế rủi ro.

g.

Khi áp dụng các biện pháp SPS, các nước cần lưu ý phải đảm bảo các biện

pháp này không gây cản trở đối với thương mại hơn mức cần thiết để đạt được một

an

sự bảo vệ hợp lý (xét cả các yếu tố kinh tế và các yếu tố kỹ thuật).
1.2.2.4. Thích ứng với các điều kiện khu vực, kể cả các khu vực không có sâu bệnh

hoặc ít sâu bệnh (Điều 6, Hiệp định SPS)

nH

Hiệp định quy định các Thành viên cần đảm bảo các biện pháp SPS thích ứng

được với các đặc tính kiểm dịch động thực vật của khu vực sản xuất ra sản phẩm và
khu vực sản phẩm được đưa đến. Đặc biệt, các đặc tính SPS đó có tính đến mức độ

N
ga

phổ biển của loại sâu bệnh, các chương trình diệt trừ, kiểm soát sâu bệnh và các tiêu
chí do các tổ chức quốc tế xây dựng nên.

Khi các Thành viên xuất khẩu tuyên bố các khu vực trong lãnh thổ của mình là

khu vực không có sâu-bệnh hoặc khu vực ít sâu-bệnh cần phải cung cấp bằng chứng cần
thiết để chứng minh với Thành viên nhập khẩu rằng các khu vực này là, hoặc sẽ duy trì,

Th
i

khu vực không có sâu bệnh hoặc khu vực ít sâu bệnh. Thành viên nhập khẩu sẽ được tiếp
cận để thanh tra, thử nghiệm và tiến hành các thủ tục liên quan (Điều 6.3 của Hiệp định
SPS). Vì vậy, khi tiến hành xem xét các sản phẩm nhập khẩu cần phải tính đến khả năng
nước xuất khẩu hoặc các khu vực của nước xuất khẩu không có sâu bệnh hoặc ít sâu
bệnh.
1.2.2.5. Đảm bảo việc thông tin đầy đủ, kịp thời về những thay đổi trong chính sách
SPS (Điều 7, Hiệp định SPS)


ThiNganHang.com


20
Hiệp định yêu cầu các Thành viên phải đảm bảo tất cả các thông tin và các quy
định thay đổi trong biện pháp SPS đã ban hành đều được công bố ngay để các Thành
viên quan tâm có thể biết về các quy định đó (Điều 7, Hiệp định SPS). Ngoài ra, trừ
những trường hợp khẩn cấp, các Thành viên ban hành biện pháp SPS sẽ cho phép
một khoảng thời gian hợp lý giữa việc công bố một quy định SPS và thời điểm quy
định đó có hiệu lực để các nước Thành viên khác nhận xét, đánh giá và làm quen với

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


m

quy định SPS mới hoặc đã được sửa đổi. Từ đó, các Thành viên là nước đang phát
với yêu cầu của nước Thành viên nhập khẩu khác.

co

triển có thể điều chỉnh sản phẩm và phương pháp sản xuất của nước mình phù hợp
Hiệp định quy định mỗi Thành viên có một điểm hỏi-đáp chịu trách nhiệm trả

g.

lời mọi câu hỏi hợp lý cũng như cung cấp tài liệu liên quan đến các quy định SPS
được ban hành trong lãnh thổ Thành viên đó; các thủ tục kiểm tra và thanh tra với các

an

thủ tục đánh giá rủi ro đang có hiệu lực trong lãnh thổ Thành viên đó.
Dựa vào việc quy định sự minh bạch chính sách theo Điều 7 Hiệp định SPS,

các Thành viên có thể theo dõi sự tuân thủ Hiệp định SPS của các Thành viên khác

nH

từ đó nêu lên sự lo ngại ngay tại những bước đầu để thay đổi các biện pháp SPS cho
phù hợp. Sự minh bạch chính sách cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu, tạo ra môi trường thương mại có thể dự đoán được.

N

ga

1.2.2.6. Quy định về kiểm tra, thanh tra và thủ tục chấp thuận (Điều 8, Hiệp định SPS)
Các Thành viên WTO có trách nhiệm phải thực hiện các quy định về kiểm tra,

thanh tra và thủ tục chấp thuận được quy định tại các điều khoản của Phụ lục C của
Hiệp định SPS (tham khảo Phụ lục 2 ở phần cuối khóa luận). Hiệp định quy định các
thủ tục kiểm tra theo các biện pháp SPS phải đảm bảo nhanh chóng, không phân biệt

Th
i

giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa về mặt thời gian kiểm tra, thủ tục thực hiện,
phương thức thực hiện.

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết tuân thủ quy định theo các điều

khoản của Hiệp định SPS (tham khảo Phụ lục 3 ở phần cuối khóa luận) trong đó có
cả quy định về kiểm tra, thanh tra và thủ tục chấp nhận. Đó là: “Khi sử dụng bất cứ
thủ tục nào để kiểm tra và thực thi kiểm dịch động thực vật phải đảm bảo các thủ tục
đó được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi không kém hơn đối với sản phẩm trong
nước, mọi hồ sơ và yêu cầu phải được xử lý chính xác và kịp thời, trong trường hợp

ThiNganHang.com


×