Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

NGUYENPHUONG Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.8 MB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
-Tính cấp thiết của đồ án
Đất đai rất quan trọng là nguồn tài nguyên quý giá. Việc quản lý, sử dụng hợp lý vốn
tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất và lợi
ích xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng
trong khi diện tích đất đai lại hạn hẹp, để góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước đồng thời để thực hiện được công tác xoá đói giảm nghèo thì việc xác định
nhu cầu đất đai cho các ngành là hết sức cần thiết.Một trong những công cụ để Nhà nước nắm
chắc, quản chặt quỹ đất đồng thời cung cấp các thông tin về sử dụng đất phục vụ nhu cầu của
cộng đồng là hệ thống hồ sơ địa chính. Vì vậy việc lập cơ sở dữ liệu địa chính dựa trên dữ liệu
bản đồ địa chính nhằm mục đích tra cứu thông tin là rất cần thiết.
Hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai và là cơ sở pháp lý cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thông tin vật lý,
pháp luật, kinh tế và môi trường nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động: đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất …
Ở nước ta, nhu cầu hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính ngày càng trở nên cấp thiết
do phần lớn dữ liệu lưu trữ tại các địa phương ở dạng giấy và phương pháp quản lý thủ công
dẫn đến những khó khăn trong tra cứu thông tin và cập nhật biến động về sử dụng đất đai.
Trong khi, hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu mang tính kế thừa cao.Điển hình là ở xã Tân
Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, những biến động trong quá trình sử dụng đất diễn ra
rất nhanh và phức tạp. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác theo dõi quản lý đất đai
của cơ quan Nhà nước và xử lý một số lượng lớn công việc trong quản lý đất đai tại địa
phương dẫn đến mất nhiều chi phí và nguồn nhân lực nếu vẫn sử dụng các phương pháp
truyền thống, thủ công.Xác định được tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc lập cơ sở dữ liệu
địa chính nhằm phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả cao và bền vững quỹ đất; thiết
lập các hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và làm công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất... cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Tăng cường sự hiểu biết về
tầm quan trọng của vấn đề lập cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương và trao dồi các kỹ năng
phục vụ cho công việc sau này, dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Văn Cương nhóm em
quyết định tiến hành làm đồ án‘‘Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cho tờ bản đồ số


12, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai“
-Mục đích
+Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cho công tác quản lý đất đai phù hợp với
các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai
và hoàn cảnh thực tiễn của địa phương.
+Dựa vào cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xây dựng được để phục vụ cho việc truy xuất
dữ liệu, tìm thông tin tiện lợi và chính xác, giúp cho công tác quản lý và sử dụng đất đai ở địa
phương ngày càng đạt hiệu quả cao.
-Phạm vi thực hiện
+Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cho tờ bản đồ số 11,12,13,14,15, xã
Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
-Ý nghĩa thực tiễn
+Nhằm nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (Gis) nói chung
và Arcgis nói riêng trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính.
Page 1


+Giúp địa phương có khả năng tra cứu thông tin một cách nhanh chống thuận tiện khi
cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực hiện. Đồng thời tìm hiểu mặt hạn chế
cũng như ưu điểm của các phần mềm ứng dụng.
+Việc thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh trên địa bàn xã Tân Bình nói
riêng và trên phạm vi cả nước chung, làm cơ sở nắm chắc, quản lý chặt quỹ đất, phục vụ nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội.
+Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn xã nhằm phục vụ
cho công tác quản lý đất đai của xã phù hợp với yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên
chính sách pháp luật nhà nước về đất đai và tình hình thực tế tại địa phương.

Page 2



PHẦN 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HSĐC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm chung
Cơ sở dữ liệu đất đai: là thành phần cơ bản của dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng
và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác như Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất, Cơ sở dữ liệu giá đất, Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Có thể nói cơ sở dữ
liệu địa chính là nền tảng dữ liệu quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sơ dữ liệu phục vụ
công tác quản lý và sử dụng đất đai và là tài liệu nền tảng ban đầu cho việc thực hiện các bài
toán khác có liên quan trong ngành quản lý đất đai.
Thông tin đất đai: Là tất cả các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai
thường được thể hiện bằng hệ thống thông tin địa lý và hệ thống thông tin đất. Hai vấn đề này
là cơ sở chính của hệ thống thông tin định hướng theo từng ô thửa và các hoạt động của nó.
Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp các thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính
(gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính, và các dữ liệu khác có liên
quan) được sắp xếp tổ chức để truy cập, khai thác quản lý và cập nhật thường xuyên bằng
phương tiện điện
Cơ sở dữ liệu địa chính: gồm dữ liệu không gian địa chính và dữ liệu thuộc tính địa
chính.
+ Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường
giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và
ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ
công trình.
+ Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao
dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác

gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Biến động đất đai: Là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi hình thể,
kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất so với hiện trạng ban đầu.
1.1.2. Các lý thuyết về xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
Lý thuyết về hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình
trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu
cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thong tin của các cá nhân tổ chức liên quan.
Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Việc lập,
cập nhật, chỉnh lý HSĐC phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp
luật đất đai. Nội dung thông tin trong HSĐC phải bảo đảm thống nhất với giấy chứng nhận
được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất (Điều 5Thông tư số
24/2014/TT-BTNMT).
Page 3


Lý thuyết về cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
- Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị
lưu trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người hay nhiều chương
trình ứng dụng với những mục đích khác nhau.
- Cơ sở dữ liệu địa chính: Là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính; được
sắp xếp, tổ chức để quản lý, truy cập, khai thác và cập nhật thường xuyên khi thực hiện thủ
tục đăng ký biến động bằng phương tiện điện tử.
Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện).
Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bản
để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai. Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất
đai của các xã thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì
cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai. Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh

được tập hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả các huyện thuộc tỉnh. Cơ sở dữ liệu đất đai cấp
Trung ương được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước.
Nội dung, cấu trúc dữ liệu địa chính

Sơ đồ 1.1.Cấu trúc một CSDL địa chính
Lý thuyết về GIS
- GIS là một kỹ thuật quản lý thông tin dựa vào máy tính được sử dụng bởi con người
vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc về địa lý hoặc không gian nhằm phục
vụ vào các mục đích khác. Gis gồm các bộ phận:
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: gồm phần cứng, thiết bị ngoại vi, phần mềm
+ Nguồn nhân lực: con người
+ Dữ liệu: gồm dữ liệu không gian thể hiện hình dạng, vị trí địa lý trên bề mặt trái đất
và dữ liệu thuộc tính dùng để mô tả đặc điểm tính chất của đối tượng địa lý.

Page 4


+ Tồ chức: là những tổ chức bảo quản dữ liệu.
- GIS có các chức năng như nhập dữ liệu, lưu trữ, phân tích, hiển thị dữ liệu.

Người sử
GIS
1.1.3.
Mô hình cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
dụng
Phần mềm + CSDL

Thế giới
thực


a). Nội dung, cấu trúc CSDLHSĐC tờ bản đồ 12 xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai
Nhóm dữ liệu về

biên giới, địa giới
Nhóm dữ liệu về

Nhóm dữ liệu về

Thửa đất

Quy hoạch

Nhóm dữ liệu
về quyền

CSDL Địa chính

Nhóm dữ liệu về
Giao thông

Nhóm dữ liệu về
Nhóm dữ liệu về Thuỷ
hệ

Người

Sơ đồ 1.3: Nội dung cấu trúc CSDLHSĐC tờ bản đồ số 12 xã Tân Bình, huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai


Bảng 1.1.Mô tả nội dung và cấu trúc CSDLHSĐC
STT

Nhóm dữ liệu

1

Nhóm dữ liệu
về thửa đất

2

3

Nhóm dữ liệu
về giao thông

Nhóm dữ liệu
về biên giới
địa giới

Ký hiệu nhóm đối
tượng

Mô tả

DC_thuaDat

Bao gồm dữ liệu không gian và
dữ liệu thuộc tính thửa đất


DC_giaoThong

Các tuyến đường đường quốc
lộ, đường tỉnh, đường huyện,
đường trong khu dân cư (đường
làng, ngõ, phố), đường giao thông
nội đồng

DC_bienGioiDiaGioi

Dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính về biên giới địa giới

Page 5


4

Nhóm dữ liệu
về thủy hệ

5

Nhóm dữ liệu
về người

6

Nhóm dữ liệu

về quyền

DC_thuyHe

DC_nguoi

DC_quyen

Dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính hồ, sông, suối, kênh,
mương
Có quyền sử dụng đất, sở hữu
tài sản gắn liền với đất hoặc có liên
quan đến các giao dịch đăng ký đất
đai của tờ bản đồ số. Dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính về mốc
và đường địa giới hành chính

Tình trạng pháp lý sử dụng
thửa đất của tờ bản đồ số Dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính về
mốc và đường địa giới hành chính

b) Các mức thiết kế CSDLHSĐC tờ bản đồ số: Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
tính về mốc và đường địa giới hành chính của tờ bản đồ số 12 xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai
- Thiết kế CSDLHSĐC mức ý niệm (Xem phụ lục I)
- Thiết kế CSDLHSĐC mức logic (Xem phụ lục II)
- Thiết kế CSDLHSĐC mức vật lý (Xem phụ lục III)
1.1.4. Các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính

- Phải tuân thủ các yêu cầu về mô hình cấu trúc và nội dung thông tin về từng thửa
đất, theo đúng qui định tại phụ lục số 01 ban hành theo thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày
4 tháng 10 năm 2010.
- Nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu phải đồng nhất với số liệu đo đạc, kết quả
đăng ký, cấp giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất.
- Đảm bảo thu nhận dầy đủ thông tin lịch sử (đối với các truờng hợp sau khi cấp giấy
chứng nhận lần đầu đã có biến động) và liên kết dữ liệu hiện có của các xã phuờng thị trấn để
đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng và cập nhật biến động ở các cấp.
- Bảo đảm có thể tiếp tục thực hiện việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính thông qua
việc đăng ký cấp mới cấp đổi Giấy chứng nhận.
- Cho phép triển khai các công việc cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Xuất phát từ những nhu cầu của đời sống thực tế: Quá trình vận động phát triển của
đời sống kinh tế, xã hội tất yếu dẫn đến những biến động đất đai ngày càng lớn dưới nhiều
hình thức. Vì vậy, cơ quan quản lý đất đai phải luôn theo dõi và nắm bắt kịp thời, nhanh
chóng, chính xác để chỉnh lý hồ sơ địa chính trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo phù hợp với
hiện trạng sử dụng đất. Đặc biệt, xã Tân Bình là xã có nhịp độ phát triển rất nhanh, biến động
về đất đai ngày cành nhiều, công tác quản lý đất đai trở nên khó khăn hơn với hồ sơ giấy. Do
đó, cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính của xã cho đồng nhất để tạo thuận lợi cho
Page 6


việc tìm kiếm nhanh hơn các thông tin trong hồ sơ địa chính của người sử dụng đất; thuận tiện
trong quá trình quản lý, lưu trữ; cập nhật nhanh chóng khi có chỉnh lý biến động; phục vụ cho
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Phần mềm Microstation đã được ứng dụng phổ biến trong việc xây dựng bản đồ địa
chính.
- Việc quản lý đất đai bằng Arcgis góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
đất đai.
- Thực hiện theo chủ trương của nhà nước sẽ hoàn thành công tác xây dựng hệ thống

hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Giúp việc tra cứu, tìm kiếm, cung cấp thông
tin thửa đất, người sử dụng đất phục vụ công tác cấp giấy, cập nhật, chinh lý biến động,…
1.3. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Đất đai năm 2013
- Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu
địa chính. Tại Điều 4 quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính.
- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/ 04/ 2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai. Điều 4 quy định nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Điều 5 quy định nội
dung, cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 05/07/2014 về HSĐC dựa trên quy định về trình
thự thủ tục việc lập HSĐC. Tại Điều 4 quy định thành phần hồ sơ địa chính và Điều 5 nguyên
tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Page 7


PHẦN 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỒ ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
2.1 Thực trang xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
2.1.1Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tân Bình:
a)Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Tp.Biên Hòa

Xã Tân Bình nằm ở phía Tây Nam của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai cách trung tâm
thành phố Biên Hòa khoảng 05km và trung tâm huyện (thị trấn Vĩnh An)20km. Có diện tích
tự nhiên là 11.2 ha, dân số năm 2010 là 10.753 người. Xã Tân Bình có địa giới hành chính
tiếp giáp:
+Phía Bắc giáp xã Bình Lợi

+Phía Nam giáp xã Bình Hòa
+Phía Đông giáp xã Thạnh Phú và thành phố Biên Hòa
+Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
b) Địa hình, địa mạo
+ Xã Tân Bình có 2 dạng địa hình chính là đồi ít dốc và đồng bằng
c) Khí hậu
- Xã Tân Bình thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều,
phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô => thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và bố trí
sử dụng đất.
d) Điều kiện kinh tế - xã hội

Page 8


- Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chủ yếu của xã Tân Bình trong thời gian giai đoạn
trước. Hiện nay cơ cấu kinh tế xã Tân Bình đang định hướng phát triển theo hướng công
nghiệp, dịch vụ, thương mại.
- Là một trong những xã nằm ở khu vực đầu mối, có khu công nghiệp nên kinh tế phát
triển khá mạnh so với những xã khác trong khu vực, nền kinh tế của xã luôn có sự chuyển
biến tích cực với tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần để nhường chỗ cho đà phát triển
không ngừng của ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, một số công trình được xây dựng
phục vụ khá tốt cho nhu cầu của người dân.
- Kinh tế đã có sự chuyển biến; tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước,
đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
2.1.2. Thực trạng công tác quản lý CSDLHSĐC tại địa phương
a) Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ
lệ:1:200,1:500,1:1000, 1:2000,1:5000và1:10000ban hành theo quyết định số 09/2008/QĐBTNMT ngày 16/8/2008. Bản đồ đo đạc năm 2006, đến năm 2014 Văn Phòng Đăng ký Đất
đai tỉnh Đồng Nai chỉnh lý và biên tập bản đồ theo chuẩn xây dựng bản đồ địa chính và bàn

giao về địa phương sử dụng.
b) Hồ sơ địa chính
- Số bộ địa chính đang dùng baogồm:sổ mục kê, sổ địa chính,sổ cấp giấy chứng
nhận,sổ đăng ký biến động đất đai, bản lưu giấy chứng nhận.
- Hồ sơ địa chính được thực hiện một cách chính xác đến từng thửa đất tuy nhiên số
lượng hồ sơ lưu trữ nhiều.
c) Thực trạng về quá trình quản lý, sử dụng, chỉnh lý hồ sơ địa chính
- Nhìn chung quá trình quản lý, sử dụng, chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện đầy đủ.
Thông tin về người sử dụng đất, thông tin thửa đất thay đổi được cập nhật thường xuyên.
d) Thực trạng việc sử dụng công nghệ phần mềm tại địa phương
- Phần mềm Microstation được sử dụng phổ biến trong việc xây dựng bản đồ địa chính
tại địa phương.
- Phần mềm MapInfo được sử dụng để tra cứu các thông tin về quy hoạch sử dụng đất
tại địa phương.
- Với việc ứng dụng Phân hệ quản lý đất đai ở Đồng Nai (Re.lis) cơ sở dữ liệu hồ sơ
địa chính ở xã Tân Bình đã hoàn thiện vào đầu năm 2015, xã đã sử dụng Sổ địa chính, Sổ mục
kê điện tử thay cho hồ sơ giấy trước đây, thông tin về đất đai được nhà quản lý tra cứu một
cách nhanh chóng.
- Lựa chọn các phần mềm của GIS và phân tích khả năng đáp ứng phần mềm GIS
trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC
e) Khái quát các tờ bản đồ:
Nhóm 3 nghiên cứu và xây dựng CSDLDC trên 5 tờ bản đồ địa chính là 11, 12, 13, 14,
15 của xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
-Tờ bản đồ số 11 có số hiệu mảnh: 218392 – 6 -b
Page 9


-Tờ bản đồ số 12 có số hiệu mảnh:218392 – 6-c + 218392 - 6 -d
-Tờ bản đồ số 13 có số hiệu mảnh: 218395 - 4
-Tờ bản đồ số 14 có số hiệu mảnh: 218395 -4 -c

-Tờ bản đồ số 15 có số hiệu mảnh: 218395 – 4 - d
Dưới đây là báo cáo nội dung thực hiện của tờ bản đồ địa chính số 12
2.1.3. Sử dụng phần mềm GIS trong xây dựng CSDLHSĐC
a) Giới thiệu các phần mềm của GIS
Hiện nay có rất nhiều phần mềm được sử dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
ở Việt Nam có cả phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Có thể kể tên một số phần
mềm như: MapInfo, ArcView, ArcGIS…
+ Phần mềm MapInfo: là một giải pháp phần mềm GIS thân thiện với người sử dụng.
Ngay từ đầu, hãng đã chủ trương xây dựng các phần mềm GIS có hiệu quả, với các chức năng
phân tích không gian hữu ích cho các hoạt động kinh doanh, quản lý nhưng không cồng kềnh
và không phức tạp hóa bởi những chức năng không cần thiết.
+ Phần mềm ArcView: Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây
dựng và phân tích dữ liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian cùng với việc biên tập và
phân tích thông tin từ các lớp bản đồ khác nhau đồng thời thể hiện các mối quan hệ và nhận
dạng các mô hình.
+ Phần mềm ArcGIS hay còn gọi là ArcGIS Desktop là hệ thống GIS hàng đầu hiện
nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập, nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân
phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay
CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ
ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết
các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS Desktop), máy
chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online)…
b) So sánh đặc điểm của các phần mềm của GIS
- Phần mềm Mapinfo
* Ưu điểm: giao diện đơn giản và dễ hiểu, giá cả phù hợp với đại đa số người sử dụng,
khả năng hiển thị và lập bản đồ tốt, có những chức năng GIS cơ bản và được nhiều người sử
dụng ưa chuộng trong các dự án GIS quy mô nhỏ, CSDL cỡ nhỏ.
* Nhược điểm: Quản lý topology không được chặt chẽ, cấu trúc dữ liệu không đầy đủ
nên khả năng phân tích cũng hạn chế - MapInfo thường không được sử dụng để xây dựng các
CSDL lớn. Hơn nữa, MapInfo cũng còn hạn chế khi cần đưa ra một giải pháp mạng chuyên

nghiệp, kết nối trao đổi số liệu với các hệ thống GIS khác.
- Phần mềm ArcGIS Desktop
* Ưu điểm: bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin
và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép: Tạo và chỉnh
sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính) - cho phép sử dụng
nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lấy từ Internet. Truy vấn dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau.Hiển thị,
truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính.Thành lập bản đồ
chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp.
Page
10


* Nhược điểm: Các ứng dụng GIS đòi hỏi rất cao về việc xây dựng dữ liệu ban đầu,
công việc này đòi hỏi nhiều kiến thức về kỹ thuật máy tính và yêu cầu lớn về nguồn tài chính
ban đầu. Đồ họa trong các ứng dụng GIS khá cao nên các ứng dụng GIS đòi hỏi các cấu hình
máy tính khá mạnh dẫn đến chi phí cho việc trang bị, lắp đặt các thiết bị và phần mềm về GIS
rất cao.Bản quyền phần mềm và chi phí vận hành rất cao.
Kết luận: ArcGIS có rất nhiều điểm nổi bật sử dụng để xây dựng CSDLĐC như:
+ Cho phép tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu
thuộc tính).
+ Cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu
lấy từ Internet;
+ Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều
cách khác nhau;
+ Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính.
c) Lựa chọn phần mềm GIS
ArcGIS Desktop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog,
ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Trong đó có 3 phần mềm thông dụng là:
ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox.

- ArcMap có chức năng:
+ Xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ.
+ Tạo các bản đồ từ các rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau.
+ Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các đối
tượng không gian.
+ Tạo các biểu đồ.
+ Hiển thị trang in ấn.
- ArcCatalog:
+ Dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý.
+ Tạo mới một cơ sở dữ liệu.
+ Tìm kiếm dữ liệu.
+ Xác định hệ thống toạ độ cho cơ sở dữ liệu.
- ArcToolbox: Cung cấp các công cụ để quản lý, phân tích và chuyển đổi dữ liệu từ các
định dạng khác như MapInfo, MicroStation, AutoCad…
- Khả năng đáp ứng phần mềm ArcGIS trong việc xây cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính:
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ArcGIS, là phần mềm chuyên
dùng nên độ chính xác cao. Các đối tượng được phân ra và xếp các lớp cũng như nhóm lớp rất
rõ ràng.
ArcGIS đảm bảo cho việc tra cứu thông tin dễ dàng, chính xác giúp giảm thời gian tra
cứu thông tin so với thời gian khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin (việc lưu trữ dữ liệu
bằng văn bản, vừa tốn diện tích, vừa mất thời gian khi ta muốn truy xuất lại một vấn đề nào
đó dễ thất lạc).

Page
11


Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển việc sử dụng GIS trong quản lý đất đai
là một giải pháp tổng thể mang đến hiệu quả thiết thực trong tương lai. Và cũng ra điểm khởi
đầu cho sự liên kết giữa ngành với nhau giúp nhà nước quản lý tốt hơn tránh tình trạng quản

lý chồng chéo.Đó là một trong những giải pháp phát triển bền vững trong tương lai.
Khả năng ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính vào công tác quản lí đất đai hiện nay mang
tính chất thiết thực và kịp thời với các ứng dụng tiêu biểu như:
- Quản lý, lưu trữ và cập nhật, chỉnh lý biến động.
- Đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận, giao đất cho thuê đất, đăng kí biến động đất
đai.
- Phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai và đánh giá đất đai.
- Hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
2.2. Nội dung thực hiện đồ án cơ sở dữ liệu HSDC
- Thu thập, phân loại, đánh giá tài liệu, dữ liệu thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa
chính thuộc phạm vi đồ án.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính gồm:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính;
+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính;
+ Liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính địa chính;
+ Đưa hồ sơ (file hồ sơ scan hoặc chụp ảnh) vào thửa đất;
+ Hiển thị dữ liệu không gian địa chính.
+ Tích hợp CSDLHSDC các tờ bản đồ số 11, 12, 13, 14, 15
- Đánh giá kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
- Định hướng sử dụng và phát triển cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: Khai thác thông tin,
truy xuất dữ liệu và cập nhật thông tin biến động dữ liệu hồ sơ địa chính (như tách thửa, hợp
thửa, cập nhật biến động dữ liệu thuộc tính…)
2.3. Phương pháp thực hiện đồ án xây dựng cơ sở dữ liệu HSDC
2.3.1. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu
Thu thập dữ liệu tại địa phương nơi mình công tác hoặc trên địa bàn khác như các loại
bản đồ và tài liệu về đất đai, và hồ sơ kèm theo như:
- Bản đồ địa chính.
- Các loại sổ: Sổ cấp giấy, sổ mục kê, sổ địa chính.
- Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản gắn liền với đất lần đầu, cấp đổi, hồ sơ scan GCN.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi thu thập tài liệu xong tiến hành phân
loại dữ liệu có bao nhiêu nhóm để có thể dễ dàng đưa dữ liệu vào CSDL trên ArcGis quản lý.
2.3.2. Phương pháp thiết kế, mô hình hóa dữ liệu
Khi phân tích bản đồ địa chính trên Microstaion ta biết được sẽ thể hiện bao nhiêu
nhóm dữ liệu và trong nhóm đó có bao nhiêu lớp để từ đó tiến hành thiết kế mô hình hóa các
bảng thuộc tính đúng theo quy định về xây dựng CSDL địa chính.
Page
12


Phương pháp ứng dụng GIS: Nền bản đồ Microstation SE, Auto Cad đã có ta chuyển
dữ liệu bản đồ địa chính vào phần mềm ArcGis, tách số liệu, xây dựng dữ liệu thuộc tính theo
yêu cầu phục vụ quản lý về quản lý thông tin thửa đất.
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được nghiên cứu tổng hợp lại các tài liệu, hồ sơ cần
thiết để phục vụ cho việc xây dựng thực hiện đồ án.
2.3.4. Phương pháp GIS
Phương pháp GIS cho ta chuyển dữ liệu bản đồ địa chính vào phần mềm ArcGis, tách
số liệu, xây dựng dữ liệu thuộc tính theo yêu cầu phục vụ quản lý về quản lý thông tin thửa
đất và chủ sử dụng trên phần mềm.
2.3.5. Phương pháp so sánh
Từ các phần mềm của GIS, so sánh để lựa chọn ra phần mềm để thực hiện xây dựng
đồ án.
2.3.6. Phương pháp hệ thống
Là phương pháp dung để tập hợp các nguồn dữ liệu đầu vào, liên kết và xây dựng mối
giữa các dữ liệu đó trong CSDL địa chính.

Page
13



PHẦN 3
KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
TẠI TỜ BẢN ĐỒ SỐ 12, XÃ TÂN BÌNH, HUYỆN VĨNH CỬU
TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Thu thập, phân loại và đánh giá tài liệu, dữ liệu thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu
HSĐC
3.1.1.Số lượng, chất lượng tài liệu đã thu thập được
a) Số lượng
Tất cả các tài liệu thu thập chủ yếu từ: UBND xã Tân Bình, phòng TNMT huyện
Vĩnh Cửu
Bản đồ địa chính: tờ bản đồ số 11, 12, 13, 14, 15
Hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận...
Phân loại hồ sơ thu thập được:
+ Dạng số: Bản đồ địa chính.
+ Dạng giấy: Hồ sơ cấp giấy chứng nhận ( file.pdf*)
b) Chất lượng
Nhìn chung dữ liệu không gian là bản đồ địa chính ở dạng số có định dạng *.dgn thành
lập theo hệ tọa độ và độ cao Nhà nước (VN-2000) phù hợp với cấu trúc của cơ sở dữ liệu phù
hợp với phần mền Arcgis.
Bảng thuộc tính chưa cập nhật đầy đủ thông tin về người sử dụng đất, thông tin thửa đất.
Các hồ sơ địa chính của tờ bản đồ 12: cấp mới, ngòai ra còn có chuyển quyền, tách
thửa.
3.1.2 Phân loại đánh giá tài liệu, dữ liệu thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu HSDC
Bảng 3.1. Bảng Phân loại tài liệu, dữ liệu thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu HSDC
Dữ liệu không gian
Dữ liệu
Bản đồ địa
chính


Định dạng
File Micro ( *.dgn)

Dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu
Sổ địa chính
Sổ mục kê

Page
14

Định dạng
File Excel
(*.xls)
File giấy


Hồ sơ lưu

File scan

Đánh giá nguồn tài liệu thu thập được ở dạng số và dạng giấy:
- Các lớp bản đồ chồng xếp với nhau theo quy định của bộ Tài Nguyên Và Môi
Trường.
- Nội dung thuộc tính theo đúng các lớp level.
- Các thửa biến động nhưng chưa được cập nhật.
- Đối với giấy chứng nhận không khớp với số thửa tờ bản đồ.
- Dữ liệu thể hiện tương đối đầy đủ các thông tin.
Tài liệu thu thập còn thiếu nhiều loại giấy tờ nhưng nhìn chung các loại giấy tờ trên đã
đáp ứng phần nào việc xác định được chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, địa chỉ thửa đất,

số thửa để đáp ứng cho việc quản lý và cập nhật khi có biến động. Xét về số lượng thông tin
theo chuẩn Thông Tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ tài nguyên
Môi Trường thì số lượng các trường thông tin còn thiếu khá nhiều. Tuy nhiên để việc quản lý
địa chính tại khu vực tốt hơn thì việc bổ sung, cập nhật các thông tin theo chuẩn Thông Tư
17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ tài nguyên Môi Trường là cần thiết.
Chất lượng của tài liệu thu thập được tương đối đạt yêu cầu: Bản đồ được thành lập
theo đúng quy định, thể hiện đầy đủ các đối tượng không gian; thông tin thuộc tính tương đối
đầy đủ, trùng khớp với thông tin thể hiện trên bản đồ.
3.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
a) Công tác chuẩn bị
Tạo đường dẫn lưu
-Tạo 1 folder tên : “Tên thành viên thực hiện” -> trong thư mục này tạo 2 thư mục
INPUT và OUTPUT , trong thư mục INPUT tiếp tục tạo 3 thư mục : BANDO ( bản đồ địa
chính); HOSOLUU ( hồ sơ liên quan đến thửa đất); SHAPFILE (các file chuyển từ
microstation sang shapfile) ; Trong OUTPUT chứa file sản phẩm hoàn thiện.
b) Xử lý các lớp trên bản đồ dạng file Microstaion
Bước 1:
-Mở file bản đồ địa chính dạng Microstaion ta chọn file -> save as nhập tên lớp bản đồ
là dc12-lop-thua.dgn sau đó nhấn ok -> nhấp vào biểu tượng chữ I (Analyze Element) xem
đường ranh thửa đất ở lớp nào.

Page
15


Hình 3.1. Kiểm tra level ranh thửa
Sau đó chọn Edit-> Select By Attributes-> xuất hiện hộp thoại và tắt lớp số 10 ->Execute>Delete

Hình 3.2. Bản đồ tách lớp dc12-lop-thua.dgn
Tương tự ta tiến hành tách lớp cho các đối tượng khác dc12biengioi.dgn, dc12-lopthuyhe.dgn, , dc12-lop-gt.dgn, dc12-lop-thua.dgn.

c) Xây dựng CSDL Không gian Địa chính
Bước 2: Tạo một CSDL trống bằng ArcCatalog
Khởi động ArcCatalog: Start> All Programs > ArcGIS> nhấp đúp vào ArcCatalog
Page
16


Hình 3.3. Khởi động Catalog
-

Bấm phải chuột vào Folder Connection trong catalog tree kết nối với thư mục
D:\CSDLDC\NGUYENPHUONG.Sau
đó bấm
phải
chuột vào
folder
D:CSDLDC\NGUYENPHUONG\OUTPUT-> new -> Personal Geodatabase đặt tên
CSDLDC.mdb

Hình 3.4. Tạo Personal Geodatabase
Bước 3: Tạo các Feature dataset
- Bấm phím phải chuột vào CSDLDC.mdb > New > Feature Dataset
-Thiết lập các Feature dataset gồm các trường DC_ThuaDat, DC_THUYHE,
DC_GIAOTHONG , DC_BIENGIOI (Theo quy định thông tư 17/2010/TT-BTNMT về quy
định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính)

Page
17



Hình 3.5. Tạo Feature dataset
- Mỗi trường thiết lập hệ tọa độ và độ cao theo quy định:
+ Hệ tọa độ chọn Projected Coordinate Systems chọn UTM > Asia > VN 2000 Zone
48N

Hình 3.6. Thiêt lập hệ tọa độ
+ Thiết lập hệ độ cao:
Chọn Vertical Coordinate Systems > Asia >Hon Dau 1992 > Next > Finish.

Page
18


Hình 3.7. Thiết lập hệ độ cao
Tương tự thực hiện bước trên để tạo các nhóm dữ liệu còn lại
Bước 4: Tạo các Feature class
Giả sử chúng ta cần tạo ra một Feature Class có tên thuaDat nằm trong Feature Dataset
DC_ThuaDat
Bấm phải chuột vào Feature Dataset DC_ThuaDat> New > Feature Class

Hình 3.8 Tạo Feature class mới


Xuất hiệp hộp thoại New Feature Class;



Trong hộp Name gõ thuaDat




Trong hộp Alias gõ thuaDat



Chọn kiểu đối tượng dạng vùng Polygon Feature

Page
19


Hình 3.9. Đặt tên thuaDat
Chọn Next. Tới đây chúng ta đã tạo ra một Feature Class có tên thuaDat
Trong ArcCatalog vào thư mục D:\CSDLDC\NGUYENPHUONG\INPUT\BANDO (Nơi chứa
file Microstaion vừa tách lớp) -> click vào file ranhthua.dgn-> click phải vào Polyline->Export> To shapefile (single)… -> sẽ hiển thị hộp thoại như sau:

Hình 3.10. Export To shapefile
-

Chọn ở mục Intput Location: D:\CSDLDC\NGUYEPHUONG\INPUT\BANDO
\DC12-lop-thua.dgn\Polyline

-

Chọn ở mục Output Location: D:\CSDLDC\NGUYENPHUONG\OUTPUT\SHAPE
FILE

Page
20



Hình 3.11. Chuyển đổi ranh thửa sang Shape File
-

Chọn ở mục Output Feature Class: đặt tên là “ranhthua” -> Click OK

-

Chờ đến khi xuất hiện dòng trạng thái tại góc phải dưới màn hình thì quá trình chuyển
đổi kết thúc

-

Sau đó ta các lớp còn lại ta thực hiện tương tự và được giao diện như sau:

Hình 3.12. Hình hiển thị các Shape File đã thiết lập
Bước 5: Chuyển dữ liệu từ thư mục SHAPE sang Geodatabase
-

Click phải vào file giaothong.shp trong thư mục SHAPE-> Export -> To Geodatabase
(single)

-

Xuất hiện hộp thoại - > ở mục Output Location chọn đường dẫn đến Feature dataset
“DC_GIAOTHONG” trong Geodatabase
D:\CSDLDC\NGUYENPHUONG\OUTPUT> ở mục Output feature Class đặt tên là :
“mepduong”->Click Ok

Page

21


Hình 3.13. Chuyển đổi sang Feature Class
-

Chờ đến khi xuất hiện dòng trạng thái tại góc phải dưới màn hình thì quá trình
chuyển đổi kết thúc

Hình 3.14. Biểu tượng chuyển đổi thành công
 Nhằm tạo cơ sở quản lý và đưa thông tin thuộc tính như đã khai báo các trường
thuộc tính ở lớp thông tin “ Thửa đất” ta cần tạo vùng tính diện tích từ “Ranh đất” đã chuyển
đổi ở trên, ta chọn công cụ “ Feature to polygone” theo đường dẫn sau: ToolBoxes ->
System Toolboxes -> Data management Tool -> Feature -> Feature to polygone, được mô
tả như hình sau:

Hình 3.15. Đường dẫn đến Feature to polygon
Page
22


Sau khi chọn “ Feature to polygon” xuất hiện họp thoại tiếp theo:

Hình 3.16. Chuyển đổi đối tượng dạng vùng
+ Tại ô Input Features: ta chọn đường dẫn đến thư mục chứa file ranhthua:
D:\CSDLDC\NGUYENPHUONG\OUTPUT\CSDLDC.mdb\DC_ThuaDat\ranhthua
+Tại ô Output Featureclass:
D:\NGUYENPHUONG\OUTPUT\CSDLDC.mdb\DC_ThuaDat\thuadat chọn đường dẫn tới
thư mục chứa: Sau khi chọn xong đường dẫn ta nhấn nút OK ta tạo ra một cơ sở dữ liệu có hai
Fearture class đó là “ Ranh đất” và “ Thửa đất” dạng vùng (ArcMap định dạng là Polygone).

Các lớp thông tin còn lại cũng chuyển đổi dữ liệu tương tự như hướng dẫn ở trên cho đến khi
các lớp thông tin thành một thể thống nhất được mô tả bởi ứng dụng ArcMap như sau:

Hình 3.17 Chuyển đổi dữ liệu sang dạng vùng
d) Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Đối với nhóm đối tượng DC_ThuaDat, DC_GIAOTHONG, DC_THUYHE,
DC_BIENGIOI ta sử dụng thông tin từ file *txt của bản đồ địa chính *dgn. Sau khi copy qua
excel, tiến hành hoàn thành các trường thuộc tính của các nhóm đối tượng trên để có được bảng
dữ liệu thuộc tính hoàn chỉnh.

Page
23


Hình 3.18. Bảng dữ liệu thuộc tính trong Excel
Riêng đối với hai nhóm dữ liệu DC_Nguoi và DC_Quyen, hai nhóm này không có dữ
liệu không gian nên ta phải mượn dữ liệu không gian thửa đất để hiển thị.
e) Liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính Địa chính
Sau khi cơ sở dữ liệu không gian đã được chuyển đổi hoàn chỉnh ta mới bắt đầu biên
tập cơ sở dữ liệu thuộc tính và sau đó tích hợp chúng lại với nhau để mô tả cơ sở dữ liệu địa
chính:
+ Bảng thuộc tính “ thửa đất” là bảng nằm trong ứng dụng ArcMap.

Hình 3.19. Bảng dữ liệu thuộc tính trong Arcmap

Để kết hợp hai bảng thuộc tính trên ta thực hiện lệnh bên ArcMap như sau:
Table option -> Joins and Relates -> Join, sẽ xuất hiện bảng hộp thoại.

Page
24



Hình 3.20: Liên kết giữa DL TT trong Excell và ArcMap
-

Dòng thứ 1: chọn trường khóa của bảng thuaDat trong Arcmap (maThuaDat – đây
là trường ta add thêm vào đểlàm khóa chung)

-

Dòng thứ 2: chọn bảng để liên kết với Table DC_ThuaDat: file Excel

-

Dòng thứ 3: chọn trường liên kết với Table Thuadat trong bảng DC_ThuaDat:
maThuaDat

-

Sau đó chọn Joins -> Click OK.

Sau khi jons ta được như sau:

Hình 3.21. Kết quả liên kết
-

Tương tự ta làm cho các nhóm dữ liệu khác

Theo đó, với 04 tờ bản đồ địa chính còn lại ta thực hiện các bước như trên để tạo ra
kết quả cuối cùng bao gồm: dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính liên kết được với nhau,

tạo được các nhóm dữ liệu mà trong tờ bản đồ có theo quy chuẩn Thông tư 17.
Page
25


×