Các loài giáp xác nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam
1. TÔM SÚ
1.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius, 1798.
- Tên tiếng Anh: Tiger Shrimp, Giant Tiger Prawn
- Tên tiếng Việt: Tôm Sú, Tôm Cỏ
1.2. Nơi phân bố
Phân bố rộng từ Bắc đến Nam và từ ven bờ đến vùng có độ sâu 40m, vùng
phân bố chính là vùng biển các tỉnh Trung Bộ
1.3. Thức ăn chủ yếu
Tôm sú là loại ăn tạp song thức ăn ưa thích là thịt các loài nhuyễn thể, giun
nhiều tơ ( Polycheacta), giáp xác.
1.4. Khả năng tăng trọng
- Tôm cái: Dài 22-25cm. Trọng lượng 100 - 300g
- Tôm đực: Dài 16-21cm. Trọng lượng 80-200g
1.5. Hình ảnh
22222222
2. TÔM NƯƠNG
2.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Panaeus chinensis (Osback, 1765)
- Tên tiếng Anh: Flesky Prawn
- Tên tiếng Việt: Tôm Nương, tôm đuôi xanh, tôm râu dài, tôm lớt
2.2. Nơi phân bố chủ yếu
- Môi trường sống thích hợp: Vùng triều và cửa sông có độ mặn 5 - 30%
0
và
đáy bùn nhiều phù sa.
- Phân bố chủ yếu ở vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ ( Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa)
2.2. Thức ăn chủ yếu
Thức ăn ưa thích là thịt các loài động vật nhuyễn thể, giun nhiều tơ
(polycheactea), giáp xác, mùn bã hữu cơ và mầm non một số loài rong biển.
2.4. Khả năng tăng trọng
Tôm nương sinh trưởng nhanh chỉ sau một năm tuổi đạt kích cỡ tối đa
Tôm cái dài 18 -25Cm, khối lượng 20 - 500g
Tôm đực dài 15 - 18Cm, khối lượng 40 - 150
2.5. Hình ảnh cád
3. TÔM HE
3.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Penaeus merguiensis de Man, 1888
- Tên tiếng Anh: Banana Prawn
- Tên tiếng Việt: Tôm He, Tôm Bạc Thẻ, Tôm Bạc
3.2. Phân bố
- Vùng nuôi thích hợp là mọi vùng có độ mặn cao và ổn định, đáy là cát pha
bùn đều có thể nuôi được tôm he
- Thế giới: Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Châu Phi đến Nam Trung Quốc
- Việt Nam: Phân bố từ Bắc tới Nam, từ ven bờ đến ngoài khơi có độ sâu
30m
3.3. Thức ăn chủ yếu
Thức ăn ưa thích nhất là thịt các động vật và có khả năng ăn mùn bã hữu cơ,
mầm non của các loài rong biển.
3.4. Khả năng tăng trọng tối đa
Tôm cái dài 18 - 22Cm, khối lượng 50 - 150g
Tôm đực dài 15 - 17Cm,khối lượng 40 - 150g
3.5. Hình ảnh
4. TÔM HE NHẬT BẢN
4.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Penaeus canaliculatus japonicus Bate, 1888.
- Tên tiếng anh: Kuruma prawn
- Tên tiếng Việt: Tôm Hải Quân, tôm He Nhật Bản
4.2. Nơi phân bố chủ yếu
- Tôm he Nhật Bản phân bố từ đầm vịnh có độ sâu vài mét tới vùng biển sâu
100m, nhưng khá nhiều ở vùng biển sâu 5-15m, đáy cát bùn. Đây là loài tôm
thích ứng với độ mặn tương đối cao 28-35‰ , vì vậy chỉ xuất hiện trong
vùng đầm phá vào mùa khô.
- Trên thế giới: các vùng biển phía đông châu phi, Hồng Hải, Ấn Độ, Triều
Tiên, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Trung Quốc.
-Việt Nam: Khắp ven biển, có nhiều ở vịnh bắc bộ, vùng biển miền Trung.
4.3. Thức ăn chủ yếu
Thức ăn thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển, thời kỳ ấu trùng ăn các loại
vi tảo, khi lớn chủ yếu ăn sinh vật đáy,có ăn kèm một số thực vật nổi và
động vật nổi.
4.4. Khả năng tăng trọng
kích thước chiều dài thân tối đa 160mm, khối lượng khoảng 70 gam.
4.5. Hình ảnh
5. TÔM HE ẤN ĐỘ
5.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Penaeus indicus Edwards, 1837
- Tên tiếng anh: Indian White prawn
- Tên tiếng Việt: Tôm He Ấn Độ
5.2.Nơi phân bố chủ yếu
-Tôm he Ấn Độ phân bố chủ yếu ở vùng biển Nam Bộ Việt Nam, có chất
đáy cát bùn hoặc cát bùn, độ sâu ao đầm đến 30m, thích nghi với độ mặn rất
rộng từ 15-35‰
-Trên thế giới: Các vùng biển Ấn Độ - Tây Tháu Bình Dương, châu phi đến
Biển Đông
-Việt Nam: Từ các vùng biển Nam Trung Bộ đến Nam Bộ, sô lượng nhiều ở
các vùng biển Nam Bộ.
5.3. Thức ăn chủ yếu
Biến đổi theo giai đoạn phát triển, ấu trùng Zoeae ăn vi tảo, ấu trùng Mysis
ăn động thực vật nổi là chính, tôm lớn là loại ăn tạp thức ăn chủ yếu sinh vật
đáy.
5.4. Kích thước tố đa
Chiều dài thân thường là 120 - 160mm, khối lượng 30 - 100g
5.5. Hình ảnh
6. TÔM CHÂN TRẮNG
6.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Lipopenaeus vannamei Bone,1931
- Tên tiếng Anh: White Leg shrimp
- Tên tiếng Việt: Tôm chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc
Tây Châu Mỹ
6.2. Nơi phân bố chủ yếu
- Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng
biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao 35‰
- Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế
giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam... Tôm chân trắng (P.vannamei)
có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây
Mỹ La tinh).
6.3. Thức ăn chủ yếu
Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein như tôm sú, 35% protein
được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất được
tôm ưa chuộng.
6.4. Tăng trọng tối đa
Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng
trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi
đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường
lớn nhanh hơn tôm đực.
6.5. Hình ảnh
7. TÔM RẢO
7.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Metapenaeus ensis de Haan, 1850
- Tên tiếng anh: Greasybock Shrimp
- Tên tiếng Việt: Tôm Rảo, tôm Rảo Đất
-
7.2. Nơi phân bố chủ yếu