Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Ứng dụng công nghệ CADCAM trong thiết kế và gia công cánh tay robot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11 MB, 112 trang )

1

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy, cô của bộ môn Kĩ Thuật
Máy đã tận tình giảng dạy chúng em trong thời gian chúng em còn ngồi trên ghế nhà
trường, những kiến thức mà thầy, cô đã truyền đạt cho chúng em sẽ là hành trang quý
báu giúp chúng em bước ra đời, bắt đầu một cuộc sống mới nhiều thử thách.
Trong quá trình làm đề tài luận văn này, em đã gặp rất nhiều khó khăn, vì đây là
lần đầu em được tiếp xúc với các kiến thức mới. Nhưng được sự hướng dẫn tận tình và
hết lòng của giảng viên hướng dẫn là cô TS. Đinh Thị Thanh Huyền và GĐ. Trần
Trọng An tại Công Ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ HAMIKIA, cũng như sự
chỉ dạy của các thầy cô trong khoa, em cũng đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp
này.
Do sự hạn chế về thời gian, kiến thức và thiếu kinh nghiệm nên trong bản luận
văn không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ và
đóng góp của các thầy cô.
Chân thành cảm ơn.!

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Thành phần hợp kim và thông số kỹ thuật của Nhôm 6061
Bảng 4.1. Thông số vùng làm việc
Bảng 4.2. Thông số trục chính
Bảng 4.3. Độ chính xác
Bảng 4.4. Thông số ổ dao

1


2




DANH SÁCH HÌNH VẼ

3


2

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng trên mọi lĩnh
vực của đời sống, đây là một yêu cầu tất yếu nhưng cũng đồng hành với đầy những thử
thách và khó khăn. Quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn,
mạnh hơn dưới sự tác dụng của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát
triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ đang là động lực hàng đầu. Nhận
thức được thực trạng đó chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, sớm đưa đất nước cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng trong tiến trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ấy. Ngành có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ trang, thiết bị phục
vụ nền kinh tế quốc dân, an ninh - quốc phòng và đời sống nhân dân. Công nghiệp cơ
khí được coi là ngành trung tâm, chủ đạo, then chốt trong ngành công nghiệp, là “máy
cái” của nền sản xuất xã hội. Theo thời gian, ngành cơ khí càng được phát triển mạnh
mẽ nhờ được áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ.
Trong đợt xét tốt nghiệp năm nay, vinh dự được nhà trường giao đề tài “Ứng
dụng công nghệ CAD/CAM trong việc thiết kế và gia công cánh tay robot”. Trong
quá trình làm đồ án, đã được cô giáo hướng dẫn tận tình, mặc dù thế nhưng do năng
lực và tài liệu có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý
của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin chân thành

cảm ơn giảng viên TS. Đinh Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn, tài liệu học tập
nghiên cứu giúp hoàn thành luận văn. Cảm ơn GĐ. Trần Trọng An tại Công Ty TNHH
đầu tư và phát triển công nghệ HAMIKIA đã tạo điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ trong
quá trình gia công cơ cấu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Văn Hoá

4


3

TÓM TẮT NỘI DUNG

Ngày nay khi thế giới ngày càng phát triển, mọi lĩnh vực trong đời sống đều
thay đổi và không ngừng tiến bộ. Nước ta cũng đang trong quá trình phát triển và hội
nhập sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Song hành với việc đó là sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật đặc biệt công nghiệp cơ khí. Việc sản
xuất thủ công truyền thống không đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cũng như hiệu
quả công việc thì nay đã dần được chuyển sang các mô hình lớn hơn áp dụng khoa
học kĩ thuật cải thiện rất lớn những vấn đề mà quy mô thủ công chưa làm được. Một
trong những điều phát triển nhất của công nghệ chế tạo cơ khí cần kể tới đó chính là
gia công cơ khí. Với sự kết giữa các máy móc hiện đại có sự chính xác cao như CNC
và các phần mềm thiết kế chuyên biệt tích hợp cả công nghệ CAD/CAM/CAE đã tiết
kiệm được rất nhiều thời gian và nâng cao được năng suất lao động cũng như chất
lượng sản phẩm.
Theo nội dung của đề tài chia thành các chương sau:
Chương I: Tổng quan về công nghệ CAD/CAM và ứng dụng
Nêu tổng quan về công nghệ CAD/CAM. Giới thiệu về tính năng của cánh tay

robot 4 bậc tự do cũng như vật liệu được sử dụng để làm cánh tay robot 4 bậc tự do.
Chương II: Ứng dụng Module CAD của NX để thiết kế cánh tay robot 4 bậc tự
do
Giới thiệu về các modul CAD hay sử dụng để thiết kế nên một chi tiết cơ khí
cũng như là lắp ráp thành 1 cụm chi tiết hoàn chỉnh. Qua đó ứng dụng để thiết kế nên
cánh tay robot 4 bậc tự do.
Chương III: Ứng dụng module CAM của NX để lập trình gia công từng chi tiết
của cánh tay robot 4 bậc tự do
Nêu tổng quan về các module CAM của phần mềm NX, giới thiệu về máy phay
CNC 3 trục DMG 1035V. Thiết lập được một quy trình công nghệ tốt nhất nhằm tối
5


ưu hiệu quả cũng như thời gian gia công, đảm bảo an toàn và đạt độ chính xác cao.
Dựa vào quy trình gia công để tiến hành gia công các chi tiết của cánh tay robot 4 bậc
tự do trên máy phay CNC.
Chương IV: Gia công các chi tiết của cánh tay robot 4 bậc tự do trên máy phay
DMG 1035V
Giới thiệu về máy phay CNC 3 trục đã sử dụng để gia công các chi tiết của cánh
tay robot 4 bậc tự do. Thiết lập quy trình công nghệ chuẩn và gia công trên máy phay.

6


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM
VÀ ỨNG DỤNG

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM

CAD (Computer Aided Design) còn được hiểu là Computer Aided Design and
Drafting (CAAD): Là việc sử dụng máy tính để hỗ trợ việc xây dựng, sáng tạo, chỉnh
sửa, phân tích tối ưu hoá thiết kế. Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính là quá trình tạo
ra các bản vẽ kỹ thuật bằng cách sử dụng các phần mềm máy tính. Kết quả của CAD là
một bản vẽ xác định, một sự biểu diễn nhiều hình chiếu khác nhau của một chi tiết cơ
khí với các đặc trưng hình học và chức năng. Các phần mềm CAD là các dụng cụ tin
học đặc thù cho việc nghiên cứu và được chia thành 2 loại: các phần mềm thiết kế và
các phần mềm vẽ.
CAM (Computer Aided Manufacturing): Gia công, chế tạo, sản xuất có sự trợ
giúp của máy tính. Theo nghĩa hẹp và thông dụng nhất, CAM là sử dụng máy tính để
điều khiển máy công cụ và các máy móc có liên quan nhằm gia công các chi tiết. Theo
nghĩa rộng, CAM là sử dụng hệ thống máy tính để lập kế hoạch sản xuất, quản lý, và
điều khiển hoạt động của một nhà máy sản xuất bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động lên các trang thiết bị máy móc trong nhà máy.
Khác biệt cơ bản với quy trình thiết kế theo công nghệ truyền thống, CAD cho
phép quản lý đối tượng thiết kế dưới dạng mô hình hình học số trong cơ sở dữ liệu
trung tâm, do vậy CAD có khả năng hỗ trợ các chức năng kỹ thuật ngay từ giai đoạn
phát triển sản phẩm cho đến giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, tức là hỗ trợ điều
khiển các thiết bị sản xuất bằng điều khiển số. Hệ thống CAD được đánh giá có đủ khả
năng để thực hiện chức năng yêu cầu hay không phụ thuộc chủ yếu vào chức năng xử
lý của các phần mềm thiết kế.
Ngày nay những bộ phần mềm CAD/CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế và
gia công khuôn mẫu có khả năng thực hiện được các chức năng cơ bản sau:
-

Thiết kế mô phỏng hình học 3 chiều (3D) những hình dạng phức tạp.
7


-


Giao tiếp với các thiết bị đo, quét toạ độ 3D thực hiện nhanh chóng các chức

-

năng mô phỏng hình học từ dữ liệu số.
Phân tích và liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản lý kết cấu

-

lắp ghép …
Tạo bản vẽ và ghi kích thước tự động: có khả năng liên kết các bản vẽ 2D với

-

mô hình 3D và ngược lại.
Liên kết với các chương trình tính toán thực hiện các chức năng phân tích kỹ
thuật: tính biến dạng khuôn, mô phỏng dòng chảy vật liệu, trường áp suất,

-

trường nhiệt độ, độ co rút vật liệu.
Nội suy hình học, biên dịch các kiểu đường chạy dao chính xác cho công nghệ

-

gia công điều khiển số.
Giao tiếp dữ theo các định dạng đồ hoạ chuẩn.
Xuất dữ liệu đồ hoạ 3D dưới dạng tệp tin STL để giao tiếp với các thiết bị tạo


-

mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể.
Tạo mẫu nhanh thông qua giao tiếp dữ liệu với thiết bị tạo mẫu nhanh theo công

-

nghệ tạo hình lập thể (đo quét toạ độ).
Giảm đáng kể thời gian mô phỏng hình học bằng cách tạo mô hình hình học

-

theo cấu trúc mặt cong từ dữ liệu số.
Chức năng mô phỏng hình học nhanh, có khả năng mô tả những hình dáng phức

-

tạp nhất.
Khả năng mô hình hoá cao cho các phương pháp phân tích, cho phép lựa chọn

-

giải pháp kỹ thuật tối ưu.
Gia công các chi tiết trên các máy CNC.
Nhìn, xem kết quả dự đoán các mô phỏng tính toán. Một số lợi ích của CAD

-

trong hệ tích hợp CAD/CAM.
Nâng cao năng suất kỹ thuật, giảm thời gian chỉ dẫn.

Giảm số lượng nhân viên kỹ thuật, dễ cải tiến cho phù hợp với khách hàng.
Phản ứng nhanh với nhu cầu thị trường, tránh phải ký các hợp đồng con để kịp

-

tiến độ.
Hạn chế lỗi sao chép đến mức tối thiểu, độ chính xác thiết kế cao, bản thiết kế

-

có tính tiêu chuẩn cao.
Nâng cao năng suất thiết kế dụng cụ cắt, ít sai sót trong lập trình CNC.

8


1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÁNH TAY ROBOT 4 BẬC TỰ DO
1.2.1. Giới thiệu về cánh tay robot mô hình

Hình 1.1. Cánh tay robot 4 bậc tự do
Đây là mô hình cánh tay robot đã được chọn để tiến hành thiết kế và gia công
lại. Cánh tay robot được chọn gồm có 4 khâu. Khâu 1 có chức năng giúp cho cánh tay
robot có thể chuyển động xung quanh bệ đỡ trong phạm vi góc từ 0 - 180 để đưa cánh
tay robot đến vị trí làm việc xác định. Khâu 2 là khâu chịu tải trọng lớn nhất vì có
nhiệm vụ nâng đỡ khâu 3 và khâu 4 khi cánh tay robot gắp vật. Khâu 3 và khâu 4 có
nhiệm vụ tăng phạm vi hoạt động của cánh tay robot cũng như giúp cho bàn tay kẹp có
thể nâng vật. Đây là một mô hình cánh tay robot rất thông dụng và phổ biến được sử
dụng nhiều cho các dây chuyền sản xuất lắp ráp oto, xe máy, hay cách dây chuyền sản
xuất linh kiện điện tử...
1.2.2. Bản vẽ các chi tiết của cánh tay robot 4 bậc tự do

Sau quá trình tìm hiểu và tham khảo các mô hình cánh tay robot trên mạng
internet. Đã chọn và tiến hành thiết kế lại các chi tiết của cánh tay robot 4 bậc tự do
9


sao cho phù hợp kích thước và khả năng gia công, từ đó xuất ra được những bản vẽ
các chi tiết như sau:
a. Bản vẽ chi tiết bệ đỡ

Hình 1.2. Bản vẽ chi tiết bệ đỡ
b. Bản vẽ chi tiết khâu 1
Do quá trình gia công thực tế trên máy CNC tại công ty có nhiều vị trí trên khâu
1 rất khó để gia công nên tách thành 3 chi tiết nhỏ để dễ gia công hơn. Nên có 3 bản vẽ
sau:

10


Hình 1.3. Bản vẽ chi tiết 1 của khâu 1

Hình 1.4. Bản vẽ chi tiết 2 của khâu 1

11


Hình 1.5. Bản vẽ chi tiết 3 của khâu 1
c. Bản vẽ chi tiết khâu 2
Trong quá trình lên quy trình công nghệ gia công thực tế chi tiết khâu 2 nhận
thấy có 1 số vị trí máy CNC tại công ty không thể gia công được. Nên đã tách khâu 2
của cánh tay robot 4 bậc tự do thành 2 chi tiết nhỏ và ghép lại. Nên có 2 bản vẽ chi tiết

như sau:

Hình 1.6. Bản vẽ chi tiết 1của khâu 2
12


Hình 1.7. Bản vẽ chi tiết 2của khâu 2
d. Bản vẽ chi tiết khâu 3

Hình 1.8. Bản vẽ chi tiết khâu 3

13


e. Bản vẽ chi tiết khâu 4

Hình 1.9. Bản vẽ chi tiết khâu 4
1.2.3. Vật liệu
Vật liệu được sử dụng để làm cánh tay robot 4 bậc tự do là hợp kim nhôm
6061. Nhôm 6061 là một hợp kim nhôm kết tủa, chứa magie và silic là nguyên tố hợp
kim chính của vật liệu. Ban đầu được gọi là “hợp kim 61S”, được phát triển vào năm
1935. Có tính chất cơ học tốt, có khả năng hàn tốt và thường được đúc (phổ biến thứ
hai sau 6063). Là một trong những hợp kim nhôm phổ biến nhất.
Bảng 1.1. Thành phần hợp kim và thông số kỹ thuật của Nhôm 6061 [1]

Nguyên tố

Tỉ lệ phần trăm (%)
14



Silicon

0.4-0.8

Sắt

< 0.7

Đồng

0.15-0.4

Mangan

< 0.15

Magenesium

0.8-1.2

Chromium

0.04-0.35

Kẽm

< 0.25

Titan


< 0.15

Phụ gia

< 0.15

Khối lượng riêng (ρ)

2.70 (g/ cm3)

Module Young (E)

68.9 Gpa (9.990 ksi)

Độ bền kéo (σt)

124-290 Mpa (18-42.1 ksi)

Độ dãn dài (ε) khi nghỉ

12-25%

Tỉ lệ Poisson (v)

0.33

Nhiệt độ nóng chảy (Tm)

585° C (1085 °F)


Dẫn nhiệt (k)

151-202 (W/m.K)

Hệ số giãn nở nhiệt tuyến tính (α)

2.32 x 10-5 K-1
15


Công suất nhiệt cụ thể (c)

897 (J/kg.K)

Điện trở suất (ρ)

32.5-39.2 (

5
6

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MODULE CAD CỦA NX ĐỂ
THIẾT KẾ CÁNH TAY ROBOT 4 BẬC TỰ DO

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CAD CỦA PHẦN MỀM NX.
CAD của phần mềm NX gồm có 3 modul chính là Modelling (dựng mô hình
3D), Assembly (lắp ráp), Drafing (xuất bản vẽ kỹ thuật).
Modeling: Dựng mô hình 3D, nhưng trước khi dựng hình vật thể 3D, phải vẽ
các chi tiết trong môi trường sketching hay còn gọi là vẽ phác thảo. Sau đó sử dụng

các lệnh đùn để tạo chi tiết 3D (bao gồm cả 3D solid và 3D surface)

16


Hình 2.1 Một phần của chi tiết trong môi trường 3D
Assembly: Lắp ráp các chi tiết đơn lẻ thành cụm chi tiết hoặc lắp ráp các cụm
nhỏ thành cụm chi tiết lớn hơn.
Lắp ráp cụm chi tiết bằng phần mềm NX12:

Hình 2.2. Chi tiết trong môi trường lắp ráp
Drafting: Xuất bản vẽ kỹ thuật hay còn gọi là bản vẽ chế tạo với các thông tin
về mặt cắt và một số thông tin yêu cầu kỹ thuật như độ cứng, độ nhám bề mặt…
Xuất bản vẽ 2D bằng phần mềm NX:

17


Hình 2.3. Bản vẽ 2D sau khi xuất từ 3D


-

Ưu điểm của module CAD của NX so với những phần mềm CAD khác:
Tạo và sửa lỗi chi tiết dễ dàng hơn, cho phép người sử dụng phần mềm nhìn chi

-

tiết trực quan hơn vì có thể nhìn được nhiều hướng khác nhau.
Cho phép người sử dụng phần mềm nhìn chi tiết trực quan hơn vì có thể nhìn


-

được nhiều hướng khác nhau.
Lưu trữ và tái sử dụng các bản vẽ tiện lợi hơn đĩa cứng hay đĩa CD.
Tăng độ chính xác. Do phần mềm được làm trên máy tính nên khi xuất bản vẽ
hay ràng buộc kích thước sẽ chính xác hơn rất nhiều so với việc vẽ bằng tay thủ

-

công.
Lưu trữ thành các cơ sở dữ liệu dễ dàng quản lý hơn. Ngoài ra còn rất thuận
tiện cho việc trao đổi bản vẽ giữa các kĩ sư hay giữa nơi vẽ chi tiết và nơi tiến

-

hành gia công, chỉ cần vài giây là có thể gửi đi bằng gmail.
Việc thực hiện phân tích, mô phỏng , kiểm tra mô hình 3D diễn ra thuận tiện và


-

dễ dàng hơn.
Nhược điểm của module CAD của NX so với những phần mềm CAD khác
Thời gian và chi phí để triển khai một hệ CAD là lớn, chi phí duy trì và nâng
cấp cho phần mềm CAD là tương đối lớn.

18



-

Thời gian và chi phí cho việc đào tạo người sử dụng được CAD là lớn. Nhưng
ngày này khi internet ngày càng phát triển thì việc học qua các phương tiện

-

truyền thông và tài liệu cũng dễ dàng hơn nhiều.
Thời gian và chi phí cho việc chuyển các bản vẽ cũ vẽ bằng tay sang CAD
cũng không nhỏ.

2.2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NX ĐỂ THIẾT KẾ CHI TIẾT
Sau quá trình tìm hiểu và chọn được cánh tay robot 4 bậc tự do, tiến hành thiết
kế lại với kích thước mong muốn và xem xét khả năng gia công thực tế. Từ đó tiến
hành vẽ lại các khâu của cánh tay robot 4 bậc tự do trên phần mềm NX, cuối cùng tiến
hành lắp ráp thành cánh tay robot hoàn chỉnh.

a. Thiết kế bệ đỡ
Bước 1: Tạo 1 file mới trong phần mềm NX
Đầu tiên khởi động phần mềm NX, sau khi phần mềm NX hiện lên tiếp tục các
bước sau:




Click File->New->Modeling.
Chọn đơn vị cần sử dụng tại mục Unit có 2 đơn vị chính là mm và inch.
Đặt tên Flie và vị trí lưu file tại mục New file name. Lưu ý tên file không được




chứa các kí tự đặc biệt viết liền không dấu.
Nhấn OK file mới đã được tạo thành công.

19


Hình 2.4. Giao diện phần mềm NX khi thiết lập file mới
Bước 2: Tạo mặt phẳng vẽ
Sau có 1 flie vẽ mới, tiến hành thiết lập mặt phẳng vẽ bằng các bước như sau:





Nhấn chọn Sketch cửa sổ Create sketch hiện lên.
Trong mục Sketch type chọn On plane.
Sau đó chọn mặt phẳng muốn vẽ ở trục toạ độ Oxyz.
Nhấn OK mặt phẳng vẽ 2D được hoàn tất.

Hình 2.5. Giao diện tạo mặt phẳng vẽ
Bước 3: Vẽ phác thảo 2D
20


Trong môi trường vẽ phác thảo 2D có các công cụ vẽ cơ bản như sau: Line (vẽ
đường thẳng), Arc (vẽ cung tròn), Ractangle (vẽ hình vuông), Circle (vẽ đường tròn).
Từ hình dáng chi tiết bệ đỡ của cánh tay robot 4 bậc tự do thực vẽ lại với các bước sau:



Vẽ biên dạng hình chữ nhật của đế bệ đỡ bằng lệnh Ractangle bằng cách:
Click biểu tượng

trên thanh công cụ sau đó nhấn chọn 1 điểm trên màn

hình và kéo sẽ được 1 hình chữ nhật như sau:

Hình 2.6. Tạo hình chữ nhật



Vẽ biên dạng của trụ tròn của chi tiết bệ đỡ bằng lệnh Circle cách làm như sau:
Click biểu tượng

sau đó chọn 1 điểm trên màn hình làm tâm đường tròn

sau đó tiến hành kéo thả sẽ được như hình sau:

21


Hình 2.7. Tạo đường tròn


Vẽ đường bao của chi tiết hốc bên trong và các lỗ bắt bulong của chi tiết bệ đỡ cũng
làm tương tự như cách vẽ các đường tròn và hình chữ nhật bên trên.

Hình 2.8. Tạo đường bao hốc và lỗ

Bước 4: Ràng buộc kích thước

Bước này cực kì quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình dáng và kích
thước của chi tiết. Bước này có thể làm sau khi vẽ được từng biên dạng nhưng cũng có
thể ràng buộc sau khi vẽ xong, thực hiện bằng cách:
22




Click vào biều tượng

Rapid Dimension trên thanh công cụ, cửa sổ giao diện

hiện lên

Hình 2.9. Giao diện tính năng ràng buộc kích


Khi giao diện ràng buộc kích thước hiện lên nhấn chọn 2 đối tượng muốn ràng buộc
theo kích thước bản vẽ chi tiết đã thiết kế. Có thể thay đổi kích thước đã nhập bằng



cách cilck đúp vào kích thước, nhập lại thông số và nhấn enter.
Sau khi đã ràng buộc đầy đủ các kích thước như bạn vẽ chi tiết phải tiến hành kiểm tra
lại xem đã đủ các ràng buộc chưa, kiểm tra bằng cách Click vào Rapid Demension và
nếu tất cả các nét chuyển sang màu xanh mạ non tức là đã đủ, còn màu tím tức là còn
thiếu.

23



Hình 2.10. Ràng buộc kích thước

Hình 2.11. Ràng buộc kích thước đầy đủ

Bước 5: Dùng lệnh Extrude tạo khối 3D
Khi có hoàn chỉnh bản vẽ 2D và các ràng buộc kích thước đã đầy đủ tiến hành
dùng lệnh Extrrude để tạo khối như sau:
24






Nhấn

Nhấn Finish để kết thúc sketch 2D.

để chọn chế độ đùn chi tiết, vì từng vùng giới hạn lại có chiều cao khác

nhau nên phải chọn từng vùng để đùn theo kích thước mong muốn.

Hình 2.12. Giao diện tính năng Extrude


Khi giao diện Extrude hiện lên, trên thanh công cụ kích chọn Region Boundary Curves

để tiến hành đùn theo từng vùng.


Trong giao diện Extrude cần chú ý Select curve chọn đường bao là đường giới hạn
vùng muốn đùn, Specify vertor chiều đùn của chi tiết mặc định để theo trục Z, Limits
chiều cao muốn đạt được sau đó nhấn OK.

25


×