Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

CƠ sở lý LUẬN NGHIÊN cứu nạn tảo hôn và GIÁO dục PHÒNG CHỐNG nạn tảo hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.75 KB, 47 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
NẠN TẢO HÔN VÀ GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG NẠN TẢO HÔN


- Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Tuổi vị thành niên cả nam và nữ trong quãng đời từ 10 - 19
tuổi, tuổi vị thành niên là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời, hồn
nhiên, tươi sáng và cũng là quãng thời gian biến đổi về thể chất,
trí tuệ và tâm sinh lý. Theo Luật hôn nhân và Gia đình, nam, nữ
muốn được kết hôn với nhau phải tuân thủ các điều kiện kết hôn
và đăng ký kết hôn. Đó là điều kiện quy định tại điều 8. Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014; trong đó quy định nam đủ 20
tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Quy định
này dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện kinh tế - xã hội ở
nước ta, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất,
tâm sinh lý của nam, nữ thanh niên. Tảo hôn là việc lấy vợ lấy
chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Tập
tục tảo hôn trước đây đã tồn tại nhiều nơi trên thế giới nhất là ở
các nước Châu Á, Trung Đông, các nước kém phát triển và các
nước có đạo và tôn giáo. Nó thường đi kèm với mọi hủ tục hứa
hôn, ép hôn,...
Đề tài về hôn nhân và gia đình đã và đang được nhiều
người quan tâm, khai thác và nghiên cứu. Trong số rất nhiều


công trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình có một số công
trình tiêu biểu như:
Tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa đã giới thiệu
khái quát về pháp luật hôn nhân và lịch sử trong lịch sử Việt
Nam, trong đó có đề cập đến quan điểm về hôn nhân, điều kiện


được kết hôn, quy định việc kết hôn không được vi phạm những
trường hợp pháp luật cấm.
Cuốn " Luật hôn nhân và Gia đình'' của nhà xuất bản Tư
pháp đưa ra những điều luật quy định chế độ hôn nhân và gia
đình, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên
trong một gia đình. Cuốn sách có đề cập đến các điều luật về
việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cũng như vấn đề
ly hôn.
Cuốn "Hôn nhân gia đình các đồng bào dân tộc ít người
hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng" của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc
Tấn, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thị Thanh đã đi sâu phân tích,
phản ảnh rõ nét những đặc điểm cũng như thực trạng hôn nhân
và gia đình của hai dân tộc Hmông và Dao. Đồng thời đã đưa ra
những kiến nghị cụ thể giúp cho việc hoạch định chính sách về
dân số và gia đình. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tập


trung đánh giá những vấn đề hôn nhân và gia đình như người
quyết định hôn nhân, tuổi kết hôn lần đầu... nhóm tác giả cũng
đã đề cập đến hiện tượng tảo hôn, việc đăng kí kết hôn, các nghi
lễ trong hôn nhân và một số đặc điểm về gia đình của hai dân
tộc ít người H Mông và Dao ở Lai Châu và Cao Bằng.
Trên chuyên trang Văn hóa dân tộc có
đăng tải bài viết " Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ít người và
những hệ lụy khó lường" phản ánh rằng " Việc kết hôn sớm ảnh
hưởng đến thể chất của các em, nhất là các em gái. Khi chưa đủ
tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hết, việc quan hệ tình
dục sớm, mang bầu, rồi nuôi con khiến sự phát triển đầy đủ của
người phụ chậm lại thoái hóa, nhiều trường hợp để lại di chứng
năng nề, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong".

Tác giả Đỗ Thúy Bình với cuốn" Hôn nhân và gia đình các
dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam'' đã phân tích sự ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là phong tục tập
quán đối với vấn đề hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các
dân tộc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề cập ít nhiều đến hiện
tượng tảo hôn.


Vần đề tảo hôn đã được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí,
các trang mạng, điện tử... - Nạn tảo hôn - kết hôn sớm đang
cướp đi tương lai cuộc sống hàng triệu cô gái trên toàn thế giới,
buộc họ sống trong nghèo đói, thiếu hiểu biết, sức khỏe kém,
bệnh tật, tệ nạn. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất đối
với sự phát triển". Tình trạng tảo hôn ngày càng gia tăng và diễn
biến phức tạp" tronng cộng đồng dân tộc ít người, hiện tượng
tảo hôn đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng và không thể kiểm soát
được.
Cho đến nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đề ra về Luật
hôn nhân, những chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình
bằng nhiều kênh truyền thông khác nhau đã tác động đến nhận
thức của mọi người dân, song hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn
tại và có chiều hướng gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố. Tình
trạng tảo hôn xảy ra tất cả các khu vực trên lãnh thổ nước ta, từ
nông thôn thành thị, miền núi, với các đối tượng khác nhau,
song nhiều hơn cả vẫn là khu vực nông thôn, miền núi, nơi sinh
sống của đồng bào dân tộc ít người, nơi có trình độ dân trí thấp,
còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu, cuộc sống gặp nhiều khó
khăn. Hiện nay, tình trạng này có nhiều diễn biễn phức tạp ở



một số nơi, vì thế việc phòng chống và tiến tới xóa bỏ tảo hôn
được Nhà nước và xã hội quan tâm.
Theo kết quả điều tra của Ủy ban dân tộc, các tỉnh có tỷ lệ
tảo hôn cao nhất trong cả nước là: Lai Châu, Lào Cai, Điện
Biên, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Kon Tum, Gia
Lai, trong đó tỉnh Lai Châu có tỷ lệ tảo hôn cao nhất có tới
18,6% số nam giới 15 - 19 tuổi, 33,8% số nữ 15 - 19 tuổi và
21,2% số nữ 15 -17 tuổi đang hoặc đã từng có vợ/ chồng, tức có
khoảng gần 1/5 dân số nam và 1/3 dân số nữ 15-19 tuổi trong
tỉnh đã từng kết hôn.
Tại Tây Bắc, trong độ tuổi 13 - 19, cứ 10 em trai thì có 1
em có vợ, 5 em gái có 1 em có chồng. Ở Sa Pa nhiều xã tỷ lệ tảo
hôn lên tới trên 50% như tại xã Tả Giàng Phình 51%, Trung
Chải là 48%, xã Thanh Kim có 52% cặp vợ chồng hôn ở lứa
tuổi 12 - 17, xã có tỉ lệ tảo hôn thấp nhất là Thanh Phú ở mức
26,8%. Còn ở tỉnh Yên Bái, mặc dù đã triển khai mô hình can
thiệt làm giảm tình trạng tảo hôn tại 15 xã vùng cao khó khăn
của 4 huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Trạm Tấu, Mù Căng Chải kết
hợp với việc vận động tuyên truyền tới các đối tượng trong độ
tuổi vị thành niên song theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế


hoạch hóa gia đình tỉnh Yên Bái thì trong số 337 cặp kết hôn
vẫn có 19,5% số cặp vợ chồng tảo hôn tăng 5% so với cùng kỳ
năm 2014.
Tại khu vực Tây Nguyên, tảo hôn cũng là một hiện tượng
phổ biến. Theo số liệu thống kê của Sở Tư Pháp Gia Lai, trong
vòng 10 năm trở lại đây, riêng trên địa bàn tỉnh xảy ra trên
1.000 vụ tảo hôn. Tình trạng bỏ học lấy chồng lấy vợ sớm ở các
tỉnh Tây Nguyên đang rất báo động. Thống kê của Ủy ban Dân

số - Gia đình và Trẻ em tỉnh Kon Tum, tại xã Rờ Kơi, trong
tổng số 313 trường hợp được khảo sát, có tới 269 trường hợp
tảo hôn, chiếm 80,78%, trường hợp tảo hôn nữ chiếm 76,95%,
nam chiếm 23,5%, có đến 93,39% lấy nhau do tự nguyện, 193
người chưa đăng ký kết hôn.
Tình trạng tảo hôn diễn ra ngày càng phức tạp, không chỉ
riêng gì ở khu vực miền núi mà ngay cả ở những khu vực đồng
bằng và thành thị, nơi có trình độ dân trí cao cũng xảy ra hiện
tượng kết hôn sớm đặc biệt là ở vùng nông thôn. Đối tượng có
thể kể đến đó là các em học sinh ăn chơi đua đòi, không chú ý
đến chuyện học hành, rồi nghỉ học giữa chừng. Cùng với ảnh
hưởng của lối sống đô thị mà nhiều gia đình mải mê công việc


làm ăn không dành thời gian quan tâm giáo dục con cái của
mình dẫn đến việc con cái không đến trường học nữa mà ở nhà
lấy vợ lấy chồng.
Dù đã lấy nhau được 3 năm nhưng đôi vợ chồng San Mẩy vẫn chưa đăng ký kết hôn vì cô dâu chưa đủ tuổi. Lúc
cưới nhau, thì mới 14 tuổi, không nghề nghiệp gì, mới học hết
lớp 5. Những trường hợp như vậy không hiếm ở trên địa bàn
xã, huyện và trong tỉnh, San và Mẩy sống trong ngôi nhà tạm
bợ. Họ cưới khi Mẩy 14, San 17 tuổi, chú rể là người ở xã,
cũng không có nghề nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn ở mỗi vùng, mỗi
địa phương có sự khác nhau. Song có thể kể đến một vài nguyên
nhân cơ bản như: thứ nhất, do phong tục tập quán. Tảo hôn là
một tập tục lạc hậu đã phát triển từ thời phong kiến ở nước ta,
nó tồn tại quá lâu và đi sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ
người Việt Nam. Cho đến nay vẫn chưa xóa bỏ được triệt để
tập tục lâu đời đó. Thứ hai tảo hôn còn xuất phát từ chính cuộc

sống khó khăn của người dân, đặc biệt là ở vùng núi, nhiều
người có tâm lý muốn sớm có con để thêm lao động trong gia
đình. Thứ ba, trình độ dân trí thấp, hiếu biết về pháp luật của


người dân còn nhiều hạn chế. Việc nhận thức kém, bỏ học giữa
chừng cũng là một nguyên nhân kiến cho các bạn trẻ tuổi muộn
lập gia đình sớm. Thứ tư, công tác tuyên truyền Luật Hôn nhân
và gia đình còn nhiều bất cập, chưa được đi sâu vào đến đời
sống người dân. Ở một số địa phương, đội ngũ tuyên truyền
viên chưa thật sự tâm huyết và nhiệt tình. Thứ năm, Chính
quyền và các cấp ban ngành chưa có sự phối hợp chặt chẽ với
nhau, Chính quyền địa phương còn thiếu kiên quyết trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo. Giải quyết các trường hợp tảo hôn còn thiên
nặng về tình cảm, chưa rõ ràng dứt khoát...
Tảo hôn không chỉ là vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình
mà còn tác động tiêu cực đến tương lai sau này của các em.
Hiện nay tảo hôn tập trung phần lớn vào độ tuổi 15 - 17 đối với
nam, 14 - 16 tuổi đối với nữ. Ở độ tuổi này, hầu như các em
chưa có khả năng tự lập, không có việc làm mà vẫn phải trông
cậy và cha mẹ, chưa chủ động được về kinh tế, Việc lập gia đình
sớm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi phải làm chồng,
làm vợ trong lúc cơ thể còn non nớt, chưa phát triển toàn diện.
Nhất là đối với em nữ, thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản như:
Quan hệ tình dục an toàn, sinh nở, chăm sóc con cái sau sinh ...


nên người mẹ sẽ gặp nhiều rủi ro, nhiễm khuẩn, băng huyết,
nguy cơ tai biến và tử vong cao. Con sinh ra thường không đạt
tiêu chuẩn về cân nặng, số đo cơ thể, về não bộ ... dễ bị mắc

các bệnh như viêm phổi phế quản, suy dinh dưỡng, uốn ván sơ
sinh, thiếu máu, còi xương ... Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ
sơ sinh bị dị tật, dị dạng bẩm sinh .... Điều đó không chỉ làm
suy giảm chất lượng giống nòi mà còn để lại gánh nặng cho gia
đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái khôn lớn thành
người.
Thêm vào đó, việc kết hôn sớm còn ảnh hưởng đến sự
nghiệp học hành của các cặp đôi vợ chồng "trẻ con". Các em
không thể dành toàn tâm toàn sức cho việc học vì vướng bận
chuyện gia đình. Nhiều em sau khi lấy vợ lấy chồng thường bỏ
học, không còn trở lại trường học nữa. Có lẽ các em gái là
người chịu thiệt thòi hơn cả, bởi lấy chồng sớm vừa phải gánh
vác việc gia đình, vừa áp lực chuyện sinh con nên chuyện dành
thời gian cho học tập là điều không tưởng. Chính vì vậy, cuộc
sống gặp nhiều khó khăn, rơi vào vòng luẩn quẩn lạc hậu - thất
học - đông con - ốm đau - không có việc làm - đói nghèo.


Đây là vấn đề thực tế ở xã Thanh Kim hiện nay. Vấn đề
này xuất phát từ quan điểm "Trời sinh voi, Trời sinh cỏ". Cho
nên hàng năm cứ đến ngày tết cổ truyền dân tộc, người ta đến
thăm hỏi và chúc nhau "Con đàn cháu đống" và họ quan nhiệm
"Đông con là nhà có phúc". Tư tưởng lạc hậu và ấu trĩ đó đã ăn
sâu vào trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi người dân
Việt Nam trong xã hội phong kiến. Mặt khác, người Dao đỏ tại
xã có phong tục hỏi vợ cho con cái từ rất sớm để giữ của cho họ
hàng, người Mông thì có tục bắt vợ và lấy vợ chồng sớm, thậm
chí có cả quần hôn như con anh lấy con em …vv
Việc nghiên cứu hiện tượng tảo hôn là vấn đề không mới,
từ trước đến nay, ngoài các công trình nghiên cứu của các tác

giả còn có sự giúp góp mặt của các trang báo cũng đã đề cập và
quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
chưa đi sâu vào việc giáo dục để thay đổi nhận thức của cộng
đồng và hướng cho cộng đồng đó thấy được hậu quả nghiêm
trọng của nạn tảo hôn có ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược
phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, chiến lược Dân số - KHHGĐ.
Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai
đã khảo sát tình trạng tảo hôn của các đồng bào dân tộc ít người


chiếm tỷ lệ 52,8% trên toàn huyện. Trong đó hai dân tộc H
Mông và Dao có tỷ lệ tảo hôn chiếm 39,8%. Riêng xã Thanh
Kim của huyện Sa Pa, các cặp tảo hôn của người dân tộc Mông
và dân tộc Dao qua 3 năm (2015 - 2017) kết hôn là: 193 cặp vợ
chồng; tảo hôn là:135 cặp vợ chồng chiếm 69%, tuổi đời kết
hôn và nữ trung bình từ 15 – 17 tuổi. Tuổi đời tảo hôn nam
trung bình từ 15 - 18 tuổi chiếm 20,07%; tỷ lệ tảo hôn của nữ là
26%; Số con sinh được: 154 cháu, có 23 cháu bị suy dinh dưỡng
thuộc hai dân tộc Dao và Hmông chiếm 14,93 và không có
trường hợp bệnh tật bẩm sinh.
Tảo hôn ở xã Thanh Kim hiện nay đang gây ra nhiều hệ
lụy đối với bản thân của người kết hôn sớm, của gia đình, là
gánh nặng cho xã hội; là nguyên nhân cơ bản làm suy giảm số
lượng và chất lượng dân số. Tầm vóc và tuổi thọ trung bình của
các dân tộc ít người cũng đang thấp dân, tuổi thọ trung bình chỉ
xấp xỉ 45-50 tuổi. Có thể thấy vấn đề tảo hôn ở xã Thanh Kim
mới chỉ được nhìn nhận ở bước đầu, chưa có đề tài nào nghiên
cứu cụ thể về nạn tảo hôn của người dân tộc ít người của xã
Thanh Kim - huyện Sa Pa. Với các công trình nghiên cứu nêu
trên mới chỉ đề cập những vấn đề chung của hôn nhân và gia



đình, chưa tập trung đánh giá một cách toàn diện thực trạng và
các nguyên nhân chủ yếu của tảo hôn. Để từ đó đưa ra những
biện pháp thiết thực nhất phù hợp với tình trạng tảo hôn trên địa
bàn xã Thanh Kim. Nghiên cứu về: "Giáo dục phòng chống nạn
tảo hôn vùng đồng bào dân tộc ít người xã Thanh Kim huyện
Sa Pa - tỉnh Lào Cai" là việc làm cần thiết, xem xét trường hợp
một cách cụ thể, từ đó đưa ra những giải pháp giáo dục để ngăn
chặn kịp thời, nâng cao nhận thức và phát triển kinh tế xã hội
cho người đồng bào dân tộc ít người.
- Các khái niệm cơ bản của đề tài
- Dân tộc ít người
Dân tộc ít người là dân tộc có số dân ít (có thể từ hàng
trăm, hàng nghìn cho đến hàng triệu) cư trú trong một số quốc
gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc có số
dân đông nhất.
- Giáo dục
Trong tiếng Anh, từ " Giáo dục" được biết đến với từ "
education", đây là một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là "ex''
và " Ducere"- " Ex - Ducere''. Có nghĩa là dẫn (''Ducere'') con


người vượt ra khỏi (''Ex'') hiện tại của họ để vươn tới những gì
hoàn thiện, tốt lành và hạnh phúc hơn.
Giáo dục có thể xem xét là hiện tượng xã hội để so sánh với
các hiện tượng khác nhau nghệ thuật khoa học, tôn giáo ... Nhưng
ở đây, phải xem xét giáo dục với tư cách là một quá trình có mục
đích tác động vào cá nhân và xã hội.
Như vậy, có thể kết luận rằng: "giáo dục" là sự hoàn thiện

của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục;
người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải
dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả
những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn,
hoàn thiện hơn. Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội
loài người mới hình thành do nhu cầu của xã hội và trở thành
một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội.
Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào
mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực
tiếp ngày trong lao động và trong cuộc sống, ở mọi lúc, mọi nơi.
Khi xã hội ngày càng phát triển lên, kinh nghiệm xã hội được
đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con người ngày


càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày càng mở rộng
hơn thì giáo dục theo phương hướng trực tiếp không còn phù
hợp mà đòi hỏi phải có một phương thức giáo dục khác có hiệu
quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương thức nhà trường, được
thực hiện một cách chuyên biệt ra đời và ngày càng phát triển
đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội.
Do đó, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng trở
nên phúc tạp hơn và mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát triển
đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do nhữung sức mạnh to
lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội.
Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển về mọi mặt của
xã hội thì không ai có thể phủ nhận về nó.
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc
đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội
của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến

các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã
hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "Giáo dục":
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân
cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài,
được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà


trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của các hoạt
động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh hưởng
của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách
vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm lòng nhân từ của người
khác;...
Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có
mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế
hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan giáo dục
chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách.
Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua những hoạt
động như báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm trại, thăm
quan, được tổ chức ngoài giờ lên lớp, sẽ tạo ra những ảnh
hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
người được giáo dục, dưới tác động của giáo viên, của nhà giáo
dục.
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách người giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư
phạm của nhà trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục như:
Trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động.


Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành
và phát triển nhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến

giáo dục đạo đức. Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền
với sự ra đời và phát triển của xã hội. Một mặt, giáo dục phục
vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát triển
thêm một bước nào nếu không có những điều kiện cần thiết cho
giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo dục luôn chịu
sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao
và những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển xã hội
mang lại. Chính vì vậy, trình độ phát triển của giáo dục phản
ánh những đặc điểm phát triển của xã hội.
- Phòng chống tảo hôn
Tảo hôn là tập tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nhóm cộng
đồng và các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. Trong xã hội phong
kiến trước đây, luật pháp không quy định độ tuổi, chuẩn mực để
đánh giá tảo hôn là dự luận của xã hội.
Tảo hôn trở thành hiện tượng hôn nhân. hiện nay, hiện
tượng tảo hôn ở nước ta đang có diễn biến phức tạp ở một số
nơi, đa phần diễn ra ở nông thôn và khu vực miền núi, nơi sinh
sống của các dân tộc ít người, thậm chí ở ngay cả thành thị, nơi


có trình độ nhận thức cao vẫn còn tồn tại tình trạng này. Để hiểu
cặn kẽ hơn về vấn đề đang được đề cập, chúng ta đi vào tìm
hiểu khái niệm tảo hôn là gì?
Theo nghĩa Hán - Việt thì " tảo" có nghĩa là sớm, " hôn" có
nghĩa là nam nữ lấy nhau để thành vợ chồng của nhau ( - kết
hôn với nhau) và được xã hội, cộng đồng công nhận. Như vậy,
tảo hôn là nam nữ lấy nhau sớm, trước khi đến độ tuổi trưởng
thành, cả về thể chất, lẫn tinh thần, theo tập quán của cộng đồng
xưa kia hoặc theo pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia
đình ngày nay.

Trong Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam xuất bản năm
2015 của NXB Tư pháp đã đưa ra định nghĩa ngắn gọn đó là "Tảo hôn là việc lấy vợ, chồng khi một bên hoặc cả chưa đủ độ
tuổi kết hôn theo quy định tại điều a khoản 1 điều 8 của Luật
này". Định nghĩa này có thể được hiểu theo các nghĩa: Thứ nhất,
tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng có đăng kí kết hôn
nhưng một hoặc cả hai bên chưa đủ đổ tuổi kết hôn theo quy
định của pháp luật. Quan điểm này cho thấy, tảo hôn là một
trường hợp của kết hôn trái pháp luật. Thứ hai, tảo hôn là việc
nam nữ lấy vợ lấy chồng không đăng kí kết hôn và một hoặc cả


hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Thứ
3, tảo hôn là việc nam nam lấy vợ, lấy chồng có đăng kí kết hôn
hoặc không đăng kí kết hôn những một bên hoặc cả hai bên
chưa đủ tuổi kết hôn hoặc không đăng kí kết hôn nhưng một bên
hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên xã hội nước ta và sự phát
triển của tâm sinh lý của con người mà luật pháp Việt Nam
( Điều 8, Chương II của Luật hôn nhân và Gia đình) quy định
độ tuổi kết hôn: " Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên" mới được kết hôn. Kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định
trên là tảo hôn và vi phạm Luật hôn nhân và Gia Đình.
Tóm lại, nhìn nhận ở góc độ xã hội, tảo hôn là việc hai bên
nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định nhưng đã chung
sống với nhau như vợ chồng và không đăng kí kết hôn. Nhìn ở
góc độ pháp lý, tảo hôn là việc lấy vợ chồng khi một bên hoặc
cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tảo hôn là một trường hợp của kết hôn trái phép.
Tảo hôn được coi là tệ nạn xã hội, gây ra nhiều hệ lụy xấu,
không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ em ở hiện tại mà còn có

nguy cơ ảnh hưởng đến nòi giống cũng như chất lượng cuộc


sống, tương lai sau này của con em. Đấu tranh xóa bỏ là một
việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời những hệ quả đáng
tiếc xảy ra đối với thế hệ " mầm non'' tương lai của đất nước.
Theo Bộ luật hình sự Việt Nam, người nào có hành vi tảo
hôn (hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với
ngươi chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án
nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó) hoặc tổ chức tảo hôn (tổ
chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn) đều bị
xử phạt nghiêm trọng.( hiện nay nếu truy xét kỹ còn vi phạm
luật hình sự- quan hệ với trẻ em chưa đủ tuổi thành niên)
Như vậy, đến đây ta có thể hiểu "phòng chống tảo hôn là
phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh chống tảo hôn và kiểm soát
các hoạt động hợp pháp liên quan đến tảo hôn".
- Giáo dục phòng chống nạn tảo hôn
Giáo dục phòng chống tảo hôn được coi là một nội dung
của giáo dục pháp luật. Giáo dục cho mọi đối tượng để mọi
người tự giác chấp hành pháp luật về hôn nhân là biện pháp
hàng đầu trong các giải cấp bách nhằm giảm thiểu tảo hôn.


Giáo dục phòng chống tảo hôn là nhiệm vụ hàng đầu, quan
trọng, lâu dài và thường xuyên của cấp các ngành liên quan
như: Cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, Ban dân tộc, Ủy ban
mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh Niên, các trạm y tế
thôn bản, đặc biệt là ở các trường học hơi có những đối tượng
tiền hôn nhân - nhóm dân số chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của
hôn nhân, gia đình, vấn đề đặt ra là giáo dục sức khỏe sinh sản

cho các em như thế nào về mặt nội dung, phương pháp và hình
thức cho phù hợp và có hiệu quả?
Thông qua việc phân tích khái niệm tảo hôn cùng với định
nghĩa giáo dục thì "Giáo dục phòng chống tảo hôn là hình thức
truyền đạt những kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình
để mọi người hiểu, tuân thủ và tránh hậu quả do tảo hôn gây
ra".
Giáo dục phòng chống tảo hôn cho cộng đồng người dân
tộc ít người đóng một vai trò quan trọng và cần phải được tổ
chức thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực ở tất cả mọi nơi
nhằm giúp nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi
hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc ít người góp phần
giảm thiểu tình trạng tảo hôn, nâng cao chất lượng dân số và


nguồn nhân lực vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên để giáo dục
được hiệu quả cũng cần nắm rõ các đặc điểm về tâm sinh lý cả
người dân tộc ít người, đây là một trong những yêu tố ảnh
hưởng quan trọng dẫn đến tình trạng tảo hôn.
- Một số quan điểm cần thiết để xem xét về hiện tượng
tảo hôn.
Bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị
văn hóa lâu đời cũng như tiếp thu những thành tựu văn hóa
nhân loại là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng và
Nhà nước ta đã đề ra trong suốt tiền trình đi lên CNXH. Việt
Nam, một đất nước với hàng nghìn năm lịch sử, là một trong
những cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi hội tụ của những
tinh hoa văn hóa trên thế giới, những giá trị văn hóa đã tạo nên
một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà tiêu biểu là: Văn

hóa làng xã, văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ nghi tôn giáo, văn hóa
ăn mặc, văn hóa gia đình. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một
cách khách quan rằng với sự trôi đi của thời gian, sự thay đổi đi
của điều kiện kinh tế - xã hội cũng như những thay đổi thời gian
trong tư duy nhận thức của con người và trong bối cảnh của nền


văn minh hiện đại thì nhiều yếu tố trong đó đã lỗi thời lạc hậu
nên sự tồn tại của nó vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển
của văn hóa nói riêng và cả một quốc gia nói chung.
Xét ở góc độ này thì văn hóa gia đình, ma chay, cưới hỏi
mà đặc biệt là vấn đề tảo hôn là những minh chứng rõ nét nhất.
Tục tảo hôn vừa thể hiện sự cổ hủ, sự lỗi thời của màu sắc
phong kiến lạc hậu vừa mang sức nặng kìm hãm văn hóa phát
triển. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay thì vấn đề tảo hôn còn
cản trợ sự phát triển lành mạnh của con người, của giống nòi,
tâm sinh lý, nhận thức, học vấn, nghèo nàn lạc hậu phúc lợi của
xã hội. Xét ở một phía cạnh khác thi vấn nạn tảo hôn còn ảnh
hưởng lớn tới mục tiêu xây dựng gia đình mới; bình đẳng, tiến
bộ, ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy luật hôn nhân và gia đình 2000
đã quy định tại điều 8, bên cạnh đó pháp luật hình sự còn có
những quy định, chế tài rất nghiêm khắc về tội tảo hôn.
Thực tế diễn ra vẫn cho thấy rằng tảo hôn vẫn là vấn đề
nhức nhối, nan giải và khó giải quyết trong bối cảnh hiện nay
mà những thông số dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề
này. Bổ sung điều kiện kết hôn và định nghĩa tảo hôn " Kết hôn
là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của


pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn". Theo luật

hôn nhân và gia đình năm 2000, nam nữ muốn được kết hôn với
nhau, phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Đó là điều kiện quy định tại Điều 9 luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam 2000, trong đó có quy định nam từ 20 tuổi trở lên, nữ
thi 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn. Sở dĩ Luật hôn nhân
và gia đình quy định tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm
sinh lý của con người, vào điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta.
Xét ở góc độ xã hội, tảo hôn là việc hai bên nam nữ chưa
đủ tuổi kết hôn theo luật định, nhưng đã chung sống với nhau
như vợ chồng và không đăng ký kết hôn. Xét ở góc độ pháp lý,
tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên
chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật ( Khoản 4,
điều 8, Luật hôn nhân và Gia đình). Tảo hôn là 1 trường hợp
của kết hôn trái pháp luật mà theo khoản 3 điều 8 luật hôn nhân
và gia đình " Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ
chồng có đăng ký kết hơn nhưng vi phạm điều kết hôn do pháp
luật quy định". Như vậy, về mặt pháp lý tảo hôn phải thỏa mãn
2 điều kiện: Đó là 2 bên nam nữ có đăng ký kết hôn nhưng vi


phạm điều kiện độ tuổi quy định tại khoản 1, điều 9 luật hôn
nhân và gia đình.
Trên thực tế nạn tảo hôn vẫn xảy ra ở tất cả các tỉnh thành
trong cả nước. Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (UBDS GĐ và TE) cho thấy 15 tỉnh thành phố cả nước có trên 1% trẻ
em ở độ tuổi 14 -16 đã có vợ chồng.
Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Hà Giang: 5,82%;
Cao Bằng: 5,1%; Lào Cai 2,8%; Sơn La: 2,6%; Sơn La 3,1%.
Những địa phương trên có đến 25% tỷ lệ kết hôn không đăng ký
vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, phần lớn các cặp vợ chồng
kết hôn trước tuổi luật định, sdau khi chung sống đến lúc đủ

tuổi mới làm thủ tục đăng ký kết hôn. Theo kết quả điều tra có
29,6% đối tượng kết hôn ở độ tuổi 19, có 0,2% kết hôn khi 15
tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6
% kết hôn khi 18 tuổi.
Có vẻ như nhiều người trong xã hội hiện nay chưa nhận
thức đúng hậu quả nặng nề của tệ nạn Tảo hôn. Phải thấy rằng,
trước hết, tảo hôn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sức
khỏe không chỉ của các bé gái, mà cả của các bé trai; các bà mẹ
trẻ có nguy cơ tử vong cao, con cái thường bị chết lưu hoặc chết


×