Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

TỔ CHỨC dạy học một số KIẾN THỨC CHƯƠNG ĐỘNG lực học CHẤT điểm vật lí 10 NÂNG CAO THEO HÌNH THỨC lớp học đảo NGƯỢC NHẰM bồi DƯỠNG NĂNG lực tự học CHO HS TRONG QUÁ TRÌNH dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.07 KB, 43 trang )

TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN
THỨCCHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT ĐIỂM VẬT LÍ 10 NÂNG CAO
THEO HÌNH THỨC LỚP HỌC ĐẢO
NGƯỢC NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC TỰ HỌC CHO HS TRONG QUÁ
TRÌNH DẠY VÀ HỌC


- Phân tích nội dung kiến thức trong chương trình vật lí
lớp 10 THPT
- Hệ thống các kiến thức của chương “động lực học chất
điểm” vật lí 10 THPT
Bài

Nội dung kiến thức cơ bản

Bài 9. Tổng hợp và phân tích -Lực. Cân bằng lực
- Tổng hợp lực
lực. Điều kiện cân bằng của - Phân tích lực
- Điều kiện cân bằng của chất
chất điểm
điểm
Bài 10: Ba định luật Niu ton

- Thí nghiệm lịch sử của
Galile
- Định luật I Niuton. Quán
tính
- Định luật II Niuton
- Khối lượng và mức quán


tính
- Trọng lực. Trọng lượng
- Sự tương tác giữa các vật
- Định luật III Niuton
- Lực và phản lực


Bài 11. Lực hấp dẫn. Định - Lực hấp dẫn
- Định luật vạn vật hấp dẫn
luật vạn vật hấp dẫn
- Trọng lực là trường hợp
riêng của lực hấp dẫn
Bài 12. Lực đàn hồi của lò xo. - Hướng và điểm đặt của lực
Định luật Húc

đàn hồi của lò xo.
- Độ lớn lực đàn hồi của lò
xo. Định luật Húc

Bài 13. Lực ma sát

- Lực ma sát (lăn, trượt, nghỉ)
- Vai trò của lực ma sát

Bài 14. Lực hướng tâm

- Lực hướng tâm (định nghĩa,
công thức, ví dụ)
- Chuyển động li tâm


Bài 15. Bài toán về chuyển - Khảo sát chuyển động ném
động ném ngang

ngang
- Xác định chuyển động của
vật
- Hiểu thí nghiệm kiểm chứng

Bài 16. Thực hành: Xác định - Hiểu mục đích thí nghiệm
- Tiến hành thành công thí
hệ số ma sát
nghiệm
- Hoàn thành báo cáo


- Chuẩn kiến thưc, kĩ năng của chương “động lực học chất
điểm”
- Mục tiêu về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa của lực và hiểu được lực là
đại lượng vecto.
- Mô tả được qui tắc tổng hợp các lực tác dụng lên một
chất điểm và phân tích hai lực theo các phương xác định.
- Phát biểu và phân tích được nội dung định luật I
Niuton.
- Phân biệt được khái niệm quán tính và mức quán tính.
Vận dụng để giải thích các hiện tượng trong đời sống hàng ngày.
- Trình bày được nội dung định luật II Niuton và viết
được hệ thức của định luật này.
- Giải thích được mỗi quan hệ giữa lực, khối lượng và
gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu- tơn.

- Vận dụng định luật II Niuton để giải bài tập.


- Giải thích được khối lượng là số đo mức quán tính.
- Trình bày được định luật III Niu- tơn và viết được hệ
thức của định luật này.
- Phân biệt các đặc điểm của lực và phản lực tác dụng.
- Trình bày được định luật vạn vật hấp dẫn, viết được hệ
thức của định luật này.
- Xác định được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của
trọng lực và viết được hệ thức gia tốc rơi tự do.
- Trình bày được ví dụ và những đặc điểm của lực đàn
hổi của lò xo (điểm đặt, hướng).
- Trình bày được định luật Húc và viết được hệ thức của
định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.
- Vận dụng định luật Húc để giải bài tập.
- Phân tích các được đặc điểm của ma sát trượt, ma sát
nghỉ, ma sát lăn. Vận dụng được công thức tính lực ma sát
vào giải bài tập.
- Đánh giá được vai trò của lực ma sát trong kĩ thuật và
trong đời sống.


- Nhận xét được lực hướng tâm trong chuyển động tròn
đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được công
thức, giải thích các đại lượng trong công thức lực hướng tâm.
Vận dụng công thức để giải bài tập.
- Phân biệt được chuyển động ném ngang và ném xiên.
Vận dụng để tính toán được tầm bay cao, bay xa, thời gian
chuyển động…

- Mục tiêu về kĩ năng
Trong quá trình học cũng như sau khi học xong một
chương HS sẽ được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho
việc học tập kiến thức thực tại và nó cũng góp phần hình
thành kỹ năng trong quá trình học tập ở những mức độ cao
hơn và trong cuộc sống của bản thân HS như:
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống một
cách linh hoạt: các vấn đề về quán tính, an toàn trong giao
thông đi lại, ban đầu giải thích các hiện tượng thủy triều…
đồng thời thấy được tầm quan trọng của khoa học trong đời
sống qua việc vận dụng cũng như phát minh giúp cho con
người đỡ vất vả hơn trong cuộc sống hiện đại như máy giặt, tủ
lạnh…


- Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập về lực
đàn hồi, lực hấp dẫn, lực ma sát đồng thời vận dụng tốt các
định luật I, II, III Niuton để giải các bài tập đối với một vật,
hoặc hệ nhiều vật, vận dụng để giải bài toán về chuyển động
ném.
- Có kỹ năng phân tích lực, biểu diễn lực, kĩ năng tổng
hợp lực bằng qui tắc hình bình hành.
- Biết cách lập phương trình định luật II Niuton cho vật
(hệ vật) đang xét. Biết cách chọn chiều trục tọa độ để “chiếu”
phương trình vecto xuống các trục tọa độ thích hợp để giải bài
toán.
- Thu thập thông tin từ các nguồn, khả năng tìm hiểu
thực tế, sưu tầm tài liệu, khai thác trên tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng cũng như trên mạng internet.
- Xử lý thông tin: phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận,

khái quát hóa… để rút ra kết luận.
- Truyền đạt thông tin, tranh luận nhóm, thảo luận, báo
cáo kết quả thực hiện.
- Bước đầu hình thành khả năng tự bảo vệ ý kiến, làm
việc tập thể, khả năng phân công công việc trong nhóm.
- Thiết kế, lắp ráp và thực hiện các thí nghiệm với những
dụng cụ đơn giản, gần gũi trong cuộc sống và dễ tìm.


- Kỹ năng diễn đạt các đại lượng vật lý bằng hình vẽ.

- Mục tiêu về thái độ
- Tạo sự hứng thú trong học tập môn vật lý, đồng thời
yêu thích say mê khoa học qua việc biết được ý nghĩa thực
tiễn của kiến thức, những ứng dụng của vật lý học trong đời
sống, giảm bớt những căng thẳng trong học tập làm cho môn
học trở nên gần gũi và dễ học hơn.
- Sẵn sàng áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống.
- Tác phong làm việc khoa học, trung thực, nghiêm túc,
khách quan.
- Tinh thần tự giác, hợp tác trong học tập nhằm phát triển
năng lực tự học. Có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong học
tập, đồng thời có ý thức chia sẻ cũng như học hỏi ở mọi người
xung quanh trong quá trình học tập cũng như lao động.
- Điều tra tình hình dạy học chương “động lực học chất
điểm” theo hình thức lớp học đảo ngược trong chương


trình VL lớp 10 ở trường THPT nhằm bồi dưỡng năng lực

tự học cho HS.
- Mục đích điều tra
- Tìm hiểu thực tế dạy học nội dung kiến thức chương
“động lực học chất điểm” ở trường THPT Hà Thành. Từ đó
tìm ra những khó khăn, hạn chế trong việc dạy và học để đề
xuất biện pháp khắc phục, làm cơ sở để soạn thảo một số tiến
trình dạy học chương “động lực học chất điểm” nhằm phát
triển năng lực tự học cho học sinh bằng hình thức lớp học đảo
ngược.
- Tìm hiểu thực tế việc tổ chức dạy học bằng hình thức
lớp học đảo ngược ở trường THPT Hà Thành. Từ đó chỉ ra
nguyên nhân, đánh giá hiệu quả của việc dạy học bằng hình
thức lớp học đảo ngược. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp
tổ chức dạy học bằng hình thức lớp học đảo ngược nhằm tăng
cường hiệu quả, phát huy năng lực tự học cho HS.
- Phương pháp điều tra
- Trao đổi trực tiếp với GV giảng dạy VL, với tổ trưởng
chuyên môn, xem giáo án các tiết dạy.


- Dự giờ của một số tiết dạy VL của một số GV trong
trường.
- Điều tra học sinh thông qua các bài kiểm tra, thái độ,
hứng thú của học sinh đối với môn học.
- Đối tượng điều tra
- Giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy VL cho HS lớp
10 tại trường THPT Hà Thành
- Học sinh lớp 10 trường THPT Hà Thành .

- Kết quả điều tra

- Phần lớn giáo viên đều nhận định nội dung chương
trình “Động lực học chất điểm” lớp 10 thuộc phần kiến thức
mới, khó đối với học sinh. Trong khi đó, phân phối chương
trình dành cho dạy và học chương này lại hơi thiếu, có những
bài không đủ thời gian để đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến
thức, kĩ năng. Muốn hướng dẫn học sinh tìm hiểu tường tận
hay tổ chức hoạt động dạy học để các em chủ động chiếm lĩnh
các kiến thức này thì không đủ thời gian.
- Trong quá trình dạy học khá nhiều giáo viên kể cả
những giáo viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm vẫn gặp phải


khó khăn khi dạy các cụm kiến thức cơ bản của chương (ba
định luật Newton và các lực cơ học), trong đó khó khăn lớn
nhất gặp phải là khi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu khảo
sát cũng như các thí nghiệm minh họa.
- Theo đánh giá của giáo viên, khó khăn thường gặp nhất
ở học sinh khi học tập chương “động lực học chất điểm” là
vận dụng kiến thức để thấy ứng dụng của kiến thức vật lí
trong kỹ thuật và hiểu được vai trò, ý nghĩa của các kiến thức
học được trong cuộc sống.
- Về mức độ trọng tâm của kiến thức, đa số giáo viên
được điều tra đều xếp các định luật Newton lên vị trí quan
trọng hàng đầu, sau đó đến kiến thức về các lực cơ học.
- Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy
học, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, phần lớn giáo viên cho rằng để
tăng hiệu quả dạy và học, cần tăng thời gian rèn
luyện kỹ năng cho học sinh.
- Phương pháp mà GV sử dụng chủ yếu là thuyết trình.

Trong các tiết học GV thường nêu vấn đề sau đó thuyết trình
theo trình tự SGK. Hầu hết các giờ tôi dự có sử dụng hoạt
động nhóm tuy nhiên vì thời gian ít chỉ mang tính chất hình
thức nên chưa hiệu quả đối với HS. Các hình thức DH mới


nhiều thầy cô chưa áp dụng, đặc biệt khi được phỏng vấn hơn
80% các thầy cô mới chỉ nghe nói và chưa thực hiện phương
pháp DH bằng hình thức lớp học đảo ngược.
- Các câu hỏi mà GV đưa ra ít chú ý đến việc gợi mở để
HS tìm tòi, tự lực giải quyết vấn đề hoặc thảo luận ý kiến xây
dựng bài mà chỉ đòi hỏi HS tái hiện thông thường như phát
biểu nội dung định luật hay định nghĩa các đại lượng.
- Đa phần HS có nhận định rằng môn VL là một môn
học khó hiểu, trừu tượng nên hứng thú dành cho môn học này
chưa cao.
- HS chủ yếu là lắng nghe thầy cô giảng bài, rất ít khi
chủ động tìm hiểu bài trước ở nhà.
- HS tỏ ra lúng túng khi trình bày một vấn đề, biểu hiện
trong việc dùng từ chưa chính xác, chưa đúng với ý nghĩa vật
lý, đặc biệt HS còn e ngại, thiếu tự tin khi trình bày quan điểm
riêng trước vấn đề phải lựa chọn.
- Đối với dạy học VL bằng hình thức lớp học
đảo ngược, phần lớn giáo viên chưa có kinh
nghiệm trong việc triển khai thực tế.


- Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “động lực học
chất điểm” vật lí 10 THPT theo hình thức lớp học đảo
ngược nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho HS

- Xây dựng sơ đồ cấu trúc nội dung của chương
Chương “ Động lực học chất điểm” thuộc chương II
trong chương trình vật lý 10 THPT ban cơ bản. Nội dung
chương này xét mối liên hệ giữa chuyển động và lực, HS tiếp
tục nghiên cứu chuyển động và nguyên nhân thay đổi trạng
thái chuyển động thông qua các định luật Niu-tơn,tìm hiểu về
tổng hợp lực, các lực cơ học, chuyển động ném. Chương này
được giảng dạy với thời lượng 11 tiết (trong đó có 8 tiết lí
thuyết, 2 tiết thực hành và 1 tiết bài tập).
Căn cứ vào nội dung chương trình và phân bố kiến thức
trong SGK, có thể xây dựng cấu trúc của chương này như sau:


- Tiến trình DH tổng quát nhằm bồi dưỡng năng lực tự học
cho HS bằng hình thức lớp học đảo ngược


 Giai đoạn 1: Trước khi lên lớp
Vai trò của GV

Nhiệm vụ của HS

Cung cấp toàn bộ - Tìm hiểu toàn bộ tài liệu mà thầy
tài liệu liên quan cô giáo đã cung cấp.
- Hiểu, trình bày được các khái
tới bài học một
niệm, định luật, biểu thức liên quan
cách đầy đủ, rõ
đến nội dung bài học.
ràng.

- Hoàn thành được phiếu học tập, bài
kiểm tra trước khi đến lớp

 Giai đoạn 2: Khi lên lớp
Vai trò của GV

Nhiệm vụ của HS

- Giải đáp thắc mắc liên - Nêu được những khó
quan tới bài tập về nhà khăn của bài tập về nhà ở
buổi trước.
buổi trước.
- Tổ chức để HS được thảo - Thảo luận, trao đổi chia
luận, trao đổi, cùng nhau sẻ về bài học mới.
- Thiết kế phương án, tiến
chia sẻ những thắc mắc
hành thí nghiệm để kiểm
liên quan tới kiến thức mới.


- Phân loại bài tập điển nghiệm kết quả.
- Hoàn thành phiếu học tập
hình, đưa ra phương pháp
giải tối ưu.
- Giải đáp ý kiến thắc mắc
về bài học mới

 Giai đoạn 3: Về nhà luyện tập
Vai trò của GV


Nhiệm vụ của HS

Giao nhiệm vụ cho HS khi - Ôn tập củng cố lại bài.
- Hoàn thành nhiệm vụ
tiết học kết thúc.
thầy cô giáo giao về nhà

- Xây dựng tiến trình dạy học một số nội dung kiến thức
chương “động lực học chất điểm” theo hình thức lớp học
đảo ngược
- Bài “ Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của
chất điểm”
a. Mục tiêu
Trước khi lên lớp


- Tìm hiểu toàn bộ tài liệu thầy cô đã cung cấp liên quan
đến bài học.
- HS trình bày được các khái niệm: Lực, lực cân bằng,
tổng hợp lực, hiểu và vận dụng thành thạo qui tắc hình bình
hành. Trình bày được điều kiện cân bằng của chất điểm.
- HS trả lời được các câu hỏi từ C1 đến C4 trong
SGK.
- Hoàn thành đầy đủ phiếu học tập kiểm tra kiến thức
sau mỗi bài học ở nhà.
Khi lên lớp
- Biết thu thập và xử lý thông tin
- Thảo luận, giải đáp thắc mắc những phần kiến thức mà
học sinh chưa hiểu.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm.

- Tiến hành thí nghiệm về tổng hợp lực để kiểm nghiệm
lại qui tắc hình bình hành.
- Hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài tập.
- Có thái độ hợp tác, phát huy tinh thần làm việc nhóm.
Sau khi lên lớp
- Vận dụng được các công thức, lý thuyết để giải bài tập.
- Thấy được tính thực tiễn và tầm quan trọng của kiến
thức.
- Cảm thấy yêu thích môn học, sẵn sàng đón nhận và giải
quyết các nhiệm vụ học tập mới.
b. Gợi ý tổ chức các hoạt động học tập
 Giai đoạn 1: Trước khi lên lớp
- GV sắp xếp thời gian gặp lớp trước buổi học để hướng
dẫn cách học và phát phiếu học tập chuẩn bị bài mới.


- GV cung cấp cho HS nguồn tài liệu tham khảo sau:
Thông tin từ sách giáo khoa
+ Bài 9: “ Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân
bằng của chất điểm” SGK VL 10 cơ bản.
Thông tin từ các nguồn khác
+ Tham khảo video hướng dẫn tiến hành thí nghiệm về
tổng hợp lực theo link:
/>- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân và nhóm HS như
sau:
+ Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành phiếu thu thập thông
tin (xem phần phụ lục 2).
+ Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 8 thành viên. Các
nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1(xem phần phụ lục). Mỗi
cá nhân trong nhóm sẽ làm việc độc lập trong vòng 5 phút.

Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong
nhóm chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.

 Giai đoạn 2: Khi lên lớp
- 10 phút đầu giờ HS sẽ được giải đáp thắc mắc về bài
tập cũ, nhiệm vụ về nhà mà HS chưa hoàn thành.
- 10 phút sau HS sẽ thảo luận trao đổi về bài học mới
-20 phút tiếp theo nhóm trưởng từng nhóm lên trình bày
kết quả thảo luận của nhóm


- 5 phút còn lại cá nhân và nhóm tự đánh giá vào phiếu
số đánh giá (xem phần phụ lục 3,4).
 Giai đoạn 3: Về nhà luyện tập
Sau khi học kiến thức trên lớp cùng với những kiến thức
mà HS đã tìm hiểu ở nhà trước đó. HS hoàn thành phiếu bài
tập (xem phần phụ lục)
- Bài “Ba định luật Niuton”
a. Mục tiêu
Trước khi lên lớp
- HS tìm hiểu toàn bộ tài liệu thầy cô giáo đã cung cấp
liên quan đến bài học.
- HS hiểu được định nghĩa quán tính, định luật I Niuton.
- Phát hiện ra các tính chất của quán tính.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa các đại lượng a, F, m. Từ
đó nắm được nội dung của định luật II Niuton.
- Trình bày được khái niệm khối lượng, tính chất của
khối lượng, sự ảnh hưởng của khối lượng đến tính chất của
chuyển động và sự thay đổi vận tốc ban đầu của vật.



- Phát biểu được định luật III Niuton, viết được biểu thức
của định luật.
- Chỉ ra được đặc điểm của cặp “ Lực và phản lực”. Phân
biệt được cặp lực này với cặp lực cân bằng.
Khi lên lớp
- HS vận dụng được định luật I Niuton và quán tính. Giải
thích hiện tượng vật lí đó.
- Vận dụng giải thích được một số bài tập liên quan đến
chuyển động.
- Giải thích được nguyên nhân của chuyển động có gia
tốc.
- Giải thích được các hiện tượng về tương tác giữa các
vật trong tự nhiên.
- Có hứng thú học tập, tôn trọng thực tế, áp dụng kiến
thức đã học vào thực tế.
- Có thái độ học tập tốt, tinh thần làm việc hợp tác trong
nhóm.
- Biết thu thập và xử lý thông tin


Sau khi lên lớp
- Thấy được tầm quan trọng của quán tính và vận dụng
quán tính trong cuộc sống thực tiễn.
- Thấy được tầm quan trọng của định luật II Niuton trong
cơ học, trong thực tiễn cuộc sống từ đó vận dụng vào cuộc
sống.
- Thấy được tầm quan trọng của định luật III Niuton
trong thực tiễn.
- Cảm thấy yêu thích môn học, sẵn sàng đón nhận và giải

quyết các nhiệm vụ học tập mới.
b. Gợi ý tổ chức các hoạt động học tập

 Giai đoạn 1: Trước khi lên lớp
- GV cung cấp cho HS nguồn tài liệu tham khảo sau:
Thông tin từ sách giáo khoa
Bài 10 “Ba định luật Niuton” VL 10 cơ bản trang 59.
Thông tin từ các nguồn khác
+ HS xem video thí nghiệm lịch sử của Gali lê theo
link: />- GV giao nhiệm vụ cho từng HS và nhóm HS
 Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân


- Dựa trên những tài liệu mà thầy cô giáo cung cấp, em
hãy trả lời các câu hỏi sau:
 Em hãy mô tả lại cách tiến hành thí nghiệm của
Galile. Theo em tiên đoán của ông có căn cứ không? Hãy
chứng minh điều đó.
 Trình bày định luật I Niuton và nêu ý nghĩa của định
luật đó.
 Lấy ba ví dụ về quán tính mà em thường gặp trong
đời sống hàng ngày. Hãy giải thích hiện tượng đó?
 Trình bày định luật II Niuton, viết công thức, nêu rõ
đơn vị đo các đại lượng trong công thức đó?
 Nêu mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính.
Lấy ví dụ minh họa?
 Phân biệt trọng lực và trọng lượng.
 Trình bày định luật III Niuton. Nêu đặc điểm của lực
và phản lực?
 Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm

GV chia lớp thành 3 nhóm, các thành viên trong từng
nhóm sắp xếp thời gian, địa điểm để thảo luận, hợp tác hoàn
thành nhiệm vụ. Sản phẩm của các nhóm cần được trình bày
bằng powerpoint. Nhiệm vụ từng nhóm cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Thảo luận, trao đổi để trả lời các câu hỏi sau.
Thông qua các câu hỏi đó em rút ra nhận xét gì?


1. Muốn rũ bụi bám ở quần áo hay làm bút máy hết tắc
mực. Người ta thường làm như thế nào? Giải thích?
2. Xe ôtô rẽ quặt sang phải, người ngồi trong xe bị xô về
phía nào ? Tại sao ?
3. Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng nhiệt kế, người
ta thấy bác sĩ vẩy mạnh chiếc ống cặp sốt làm cho thủy ngân
trong ống tụt xuống. Bác sĩ làm như vậy để làm gì?
4. Có một nhà văn đưa ra phương pháp du lịch rẻ tiền,
đơn giản như sau : chỉ cần bay lên bầu trời trênTrái Đất, rồi
dừng lại trong không trung vài phút là có thể hạ xuống một
nơi xa lạ về phía tây thay vì ta phải thực hiện một chuyến đi
vất vả, qua sông, vượt biển, trèo đèo, lội suối. Phương pháp
du lịch này thực hiện được không? Vì sao?
+ Nhóm 2: Thảo luận, trao đổi để trả lời các câu hỏi sau.
Thông qua các câu hỏi đó em rút ra kết luận gì?
1. Tại sao máy bay càng nặng thì đường bay phải càng
dài?
2. Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động
nhanh dần đều và sau khi đi được 1m thì có vận tốc 0,5m/s.
Tính lực tác dụng vào vật?



3. Một người chạy xe gắn máy có khối lượng tổng cộng
người và xe là 150kg, xe đang chạy với vận tốc 36km/h thì
gặp chướng ngại vật cách xe 30m, liền đạp phanh để dừng lại.
Biết lực cản do ma sát tạo ra là 300N.
a. Liệu người này có kịp tránh chướng ngại vật không?
Tại sao?
b. Nếu xe chở thêm người có khối lượng 50kg thì tình
hình có khác không?
c. Qua ví dụ này em rút ra nhận xét gì khi chạy xe gắn
máy?
4. Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu khởi hành, khi
không chở hàng nó đi với gia tốc 0,3m/s 2 , khi ô tô chở thêm
thùng hàng thì nó đi với gia tốc 0,2m/s2. Biết rằng hợp lực tác
dụng vào oto trong hai trường hợp đều bằng nhau. Tính khối
lượng của hàng?
+ Nhóm 3: Thảo luận, trao đổi để trả lời các câu sau.
Thông qua các câu hỏi đó em rút ra điều gì?
1. Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng
vào túi một lực 40N hướng lên. Hãy miêu tả “phản lực” theo


định luật III Niuton bằng cách chỉ ra: độ lớn của phản lực,
hướng của phản lực, phản lực tác dụng vào vật nào? Vật nào
gây ra phản lực này?
2. Trong một tai nạn giao thông, một oto tải đâm vào
một oto con đang chạy ngược chiều. Oto nào chịu lực lớn
hơn? Oto nào nhận được gia tốc lớn hơn? Giải thích?
3. Khi đi bộ xa hoặc leo núi ta hay chống gậy để đỡ mỏi
chân. Tại sao lại làm như vậy?
4. Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g, có gắn một lò xo.

Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng
cách buộc dây để nén lò xo. Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra,
và sau thời gian Δt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau
với tốc độ v1 = 1,5 m/s; v2 = 1 m/s. Tính m2 (bỏ qua mọi ảnh
hưởng của ma sát trong thời gian Δt).
 Giai đoạn 2: Khi lên lớp
- HĐ 1: GV giải đáp thắc mắc cho HS
HS trình bày những thắc mắc, khó khăn mà các em gặp
phải trong quá trình làm việc ở nhà
- HĐ 2: Báo cáo sản phẩm
Các nhóm thống nhất phương án trả lời, báo cáo kết quả
bằng Powepoint. Cử đại diện lên trình bày kết quả tại lớp.
- HĐ 3: các nhóm nhận xét, GV tổng kết đáp án
- HĐ 4: Tiến hành kiểm tra
 Giai đoạn 3 : Về nhà luyện tập


×