Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

XÂY DỰNG và tổ CHỨC dạy học CHỦ đề TÍCH hợp KHÍ QUYỂN và sự SỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực hợp tác TRONG GIẢI QUYẾT vấn đề của học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.73 KB, 102 trang )

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢPKHÍ QUYỂN VÀ
SỰ SỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỢP TÁC TRONG GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINHTRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

1


- Nội dung kiến thức bổ trợ cho chủ đề tích hợp “Khí quyển
và sự sống”
- Cấu trúc của khí quyển
Kết quả nghiên cứu cho thấy khí quyển không đồng nhất
theo chiều thẳng đứng và bị phân hóa thành tầng, mỗi tầng đều
có đặc điểm riêng của nó.
a. Tầng đối lưu: Là tầng thấp nhất của khí quyển, bề dày
của tầng đối lưu từ mặt đất đến độ cao 10 - 15 km và luôn thay
đổi theo thời gian và không gian. Đại bộ phận (4/5) khối lượng
không khí của khí quyển nằm trong tầng đối lưu. Đặc điểm nổi
bật của tầng đối lưu là nhiệt độ giảm theo độ cao, trung bình là
0,60 C/100 m. Không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng
đứng, tất cả các quá trình vật lí xảy ra trong tầng đối lưu có ý
nghĩa quyết định đến thời tiết và khí hậu ở mặt đất.
b. Tầng bình lưu: Không khí tầng bình lưu loãng hơn, ở
độ cao 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu
khí ozon (O3) thường được gọi là tầng ozon. Đặc điểm của tầng
này là nhiệt độ tăng theo chiều cao (do có lớp ozon nằm trong
tầng này đã hấp thụ năng lượng của tia tử ngoại nên tích lũy
2



được năng lượng). Chuyển động của không khí theo chiều thẳng
đứng yếu hẳn đi, mà chuyển động ngang chiếm ưu thế.
c. Tầng giữa: Tầng giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu
đến độ cao 75 – 80 km, ở đây nhiệt độ giảm mạnh theo chiều
cao, tử 00 C ở giới hạn dưới giảm xuống -750 C ở giới hạn trên.
d. Tầng nhiệt: Từ độ cao 80 km đến 500 km, ở đây nhiệt
độ ban ngày thường rất cao, nhưng ban đêm lại xuống thấp.
e. Tầng ngoài: Từ độ cao 500 km trở lên. Tầng ngoài là
nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến.

- Thành phần của khí quyển
- Thành phần của khí quyển được thể hiện trong bảng sau:

Thành phần của khí quyển

Phần trăm
(%)

3

Khí Nitơ

78

Khí oxi

21



Khí cacbonic

0,03

Các khí trơ và các vật chất
khác

0,97

Hơi nước

Biến động

Bụi bẩn, vi sinh vật

Biến động

- Áp suất khí quyển
“Khí quyển là lớp các phân tử chất khí (oxi, hiđro, nitơ,
hơi nước…) chuyển động hỗn loạn và chúng đều có trọng
lượng nên Trái Đất và mọi sinh vật trên mặt đất đều chịu áp
suất của khí quyển bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp
suất khí quyển.Càng lên cao, áp suất khí quyển tác dụng vào
vật càng giảm. Áp suất khí quyển khác nhau ở các địa điểm,
thời điểm khác nhau”
Đo áp suất khí quyển theo Tô-ri-xe-li
Đo độ lớn khí quyển: Tô-ri-xe-li lấy một ống thủy tinh dài
4



khoảng 1 m, một đầu bịt kín rồi đổ đầy thủy ngân vào ống. Lất
tay bịt đầu còn lại rồi quay ngược ống xuống. Sau đó, ống
nhúng chìm miệng vào trong chậu đựng thủy ngân rồi bỏ tay ra.
Ông nhận thấy thủy ngân trong miệng ống tụt xuống, còn lại
khoảng 76 cm tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu. Áp
suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-rixe-li. Đơn vị của áp suất khí quyển còn tính bằng mmHg.
Nếu lấy g = 9,8 m/s2 thì 1mmHg = 103,3Pa = 133,3 N/m2.
- Vai trò của khí quyển


Là nguồn cung cấp O2 cho động vật và cung cấp CO2 cho
thực vật để thực hiện quá trình trao đổi chất và quang hợp,



duy trì sự sống trên Trái Đất.
Khí quyển cung cấp các khí: CO2, hơi nước, ...Trong đó với
lượng CO2 thích hợp sẽ giữ cho Trái Đất có nhiệt độ không
quá chênh lệch giữa ngày và đêm, đảm bảo sự sống trên Trái



Đất.
Cung cấp ozon (O3) ngăn không cho bức xạ tử ngoại tới hủy



hoại môi trường sống trên Trái Đất.
Các hiện tượng thời tiết đều xảy ra ở tầng đối lưu góp phần
điều hòa nhiệt độ ở Trái Đất.


5


- Dung tích sống
• Dung

tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể

hít vào và thở ra.
• Dung tích sống biểu hiện khả năng đưa không khí vào cơ thể
và là một tiêu chí để đánh giá sức khỏe của con người:
 Dung tích sống giảm: Ở những người ít luyện tập hô hấp và
khi cơ quan hô hấp có bệnh như các bệnh gây xơ cứng, hủy


hoại nhu mô hoặc màng phổi.
Dung tích sống tăng: Ở những người tập thể dục, tập thở và
những người bệnh có tổn thương phổi cũ đang tiến triển tốt



và đang được theo dõi tập thở.
Tập thể dục và tập thở thường xuyên sẽ làm tăng dung tích
sống.
- Tìm hiểu một số hiện tượng biến đối khí hậu
2.1.6.1.
ứng
nhàtượng
kính

Hiệu ứng Hiệu
nhà kính
là hiện
khí quyển cho phép ánh sáng Mặt
Trời truyền qua bề mặt Trái Đất
nhưng giữ lại một phần bức xạ
nhiệt phát ra từ bề mặt Trái Đất,
dẫn đến nhiệt độ của

khí

quyểnTrái Đất cũng như nhiệt độ
trung bình của bề mặt Trái Đất
giữ ở mức ổn định.

6




Phân loại
+ Hiệu ứng nhà kính nhân loại
+ Hiệu ứng nhà kính khí quyển




Cơ chế gây hiệu ứng nhà kính và các khí nhà kính:
Cơ chế:
Các tia nắng Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Một

phần tia nắng bị phản xạ từ Trái Đất vào tầng khí quyển. Phần còn
lại bị mặt đất hấp thụ và làm nóng bề mặt Trái Đất. Bề mặt Trái
Đất nóng lên lại phát ra các bức xạ nhiệt.
Theo định luật bức xạ của vật đen, quan hệ giữa sóng bức xạ
và nhiệt độ vật bức xạ có dạng:
λmax ( µ m) =

2898
T( K)

( ∗)

Trong đó:
λ max : Là bước sóng bức xạ có năng lượng cực đại của vật, tính
bằng

µm

T (K) là nhiệt độ bề mặt của vật bức xạ tính bằng nhiệt độ
Kenvin.
Mặt trời có nhiệt độ bề mặt khoảng 6000 K nên theo công
thức (*) có bước sóng bức xạ cực đại là 0,5 µ m (thuộc loại sóng
ngắn)
Nhiệt độ bề mặt Trái Đất khoảng 288 K nên có bức xạ cực
đại 10,1 µ m (thuộc loại sóng dài)
7


Các tác nhân gia tăng sự hấp thụ bức xạ dài trong khí quyển
là khí CO2 (hấp thụ mạnh các tia có bước sóng 13 – 18 µ m và 2,7

– 4,3

µm ,

hơi nước (hấp thụ các tia có bước sóng lớn hơn 18

µ m ),

khí metan (hấp thụ mạnh các tia có bước sóng khoảng 9,5 µ m và
3,8 µ m ) khí CFC…
Do sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất
với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí


quyển Trái Đất.
Các khí nhà kính:
“Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ
sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được
chiếu sáng bằng ánh sáng Mặt Trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho
Trái Đất gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao
gồm hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3 và các khí CFC”
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp
theo thứ tự sau: CO2> CFC > CH4> O3> NO2.



Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính của các chất khí đối với




môi trường:
Ảnh hưởng tích cực:
Giữ nhiệt cho Trái Đất, nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt
độ Trái Đất khoảng 150 C. Hiệu ứng nhà kính hạn chế sự thay đổi
nhiệt độ bề mặt giữa ban ngày và ban đêm, giữ các mùa trong năm
cũng như các vùng khí hậu khác nhau trên Trái Đất.
8




- Ứng dụng trồng cây trong nhà kính.
Ảnh hưởng tiêu cực:
- Sức khỏe: “Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, số người
mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên



trong những thập kỷ qua”
- Nhiệt độ của trái đất tăng cao
- Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn
- Nguồn nước nhiều, mưa tăng, gây lụt lội thường xuyên
-Đất đai thu hẹp do mực nước biển dâng cao
Những biện pháp nhằm giảm thiểu những hậu quả của hiệu ứng
nhà kính:
“ Cần phổ biến kiến thức về hiệu ứng nhà kính của Trái Đất
cho mọi người; Tích cực bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh;
Cắt giảm và tiết kiệm tiêu thụ năng lượng; Hạn chế sử dụng xe
hơi, máy bay. Hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng
(như xe buýt, tàu lửa), đi bằng xe đạp hay đi bộ để bảo vệ môi

trường; Nghiên cứu, phát triển ứng dụng nguồn năng lượng sạch
như năng lượng gió, thủy triều, mặt trời, sóng biển, sinh học”
- Mưa axit
Khi đốt than, dầu và xăng, các khí SO 2 và NO được giải
phóng vào khí quyển. Hai khí này sẽ kết hợp với nước trong khí
quyển tạo thành axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3)
Nếu lượng axit này làm cho nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5,7
thì sẽ tạo thành mưa axit. Mưa axit rơi xuống và tác động lên mọi
9


vật. Rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng từ đá, vôi
vữa, ...đều chứa CaCO3. Khi gặp mưa axit sẽ xảy ra phản ứng:
CaCO3 + H 2 SO4 → CaSO4 + CO2 + H 2O
CaSO4

bị hòa tan trong nước và làm cho các công trình kiến

trúc bị bào mòn dần. Các công trình, vật dụng làm từ kim loại, ví
dụ cầu, cửa, …bằng sắt cũng bị gỉ vì mưa axit:
Fe + H 2 SO4 → FeSO4 + H 2 ↑

Mưa axit có thể tập trung ở các sông và hồ. Khi độ pH của
hồ giảm xuống ở dưới mức 6, rất nhiều thực vật và động vật sống
trong hồ có thể bị chết. Các xác động vật và thực vật này lại bị
phân hủy và là nguyên nhân kế tiếp cho sự ô nhiễm của toàn bộ
nước trong hồ.
Có thể làm giảm tính axit của nước trong ao hồ bằng cách rắc
vôi bột chứa Ca(OH)2. Tuy nhiên cần cân đối liều lượng vừa phải,
nếu không chính vôi bột lại tạo nên một môi trường quá kiềm và

các sinh vật cũng sẽ không thể sống sót được trong môi trường
này.
- Thang pH: Axit hay bazơ? Mạnh hay yếu?

10


pH

Tính chất

1-3

Axit mạnh

3-7

Axit yếu

7

Trung tính

7 - 11

Bazơ yếu

11 - 14

Bazơ mạnh


- Tìm hiểu về sự suy giảm tầng ozon


Tầng ozon là sự tập trung các phân tử O3 ở tầng bình lưu. Tầng
ozon rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất vì nó hấp thụ
phần lớn các tia tử ngoại của bức xạ Mặt Trời, không cho các
tia này truyền đến Trái Đất. Hiện nay tầng ozon đang bị suy



giảm dẫn đến lỗ thủng tầng ozon ở hai cực của Trái Đất.
Sự suy giảm tầng ozon là do:
“ Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới có liên quan tới việc sản
xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Dung dịch freon có trong
hệ thống dẫn khép kín của tủ lạnh có thể bay hơi thành thể khí.
Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong
khí quyển Trái Đất và phá vỡ kết cấu của nó, làm giảm nồng độ
khí ozon; Các loại sơn, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các

11


chất thuộc dạng freon. Đây là những hóa chất thiết yếu và
trong quá trình sản xuất và sử dụng chúng không tránh khỏi
thất thoát một lượng lớn hoá chất dạng freon bốc hơi bay lên
khí quyển; Chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx,
CO2… Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay
vào bầu khí quyển và làm phá hoại tầng ozon. Ảnh hưởng này
càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng hiện đại

hóa, đồng nghĩa với quá trình gia tăng mạnh mẽ sản xuất công
nghiệp; Việc xả khói bụi và các chất hóa học (cacbon
monoxide, sulfur dioxide) vào bầu không khí cũng gây ảnh
hưởng xấu đến tầng ozon”
• Hậu quả của vấn đề thủng tầng ozon:
 Tăng tia cực tím xuống Trái Đất.
 Tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư da ở người.
 Tác động và làm biến đổi hệ sinh thái tự nhiên.
 Tăng nồng độ ozon gần mặt đất gây ô nhiễm môi trường.
• Bảo vệ tầng ozon
Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn
quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là:
 Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
 Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có


thể.
Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn
da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
 Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt
động xả khí thải vào môi trường.
12


Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe



máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc



đi bộ đến nơi làm việc.
Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong



bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.
Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách



phun sơn.
Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận



dụng nhiều lần.
Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn làm như bạn. Chúng ta sẽ
có một cuộc sống “xanh” hơn. Đơn giản quá, phải không bạn?
Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi
trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.

- Hiện tượng sương mù
Sương mù là: “hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại
thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm


giảm tầm nhìn của chúng ta”
Điều kiện hình thành sương mù:
“Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao; Nhiệt độ không khí

tương đối thấp; Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.
- Bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Ô nhiễm không khí là gì?


13

Ô nhiễm không khí xảy ra khi có các vật chất lạ trong bầu


không khí, gây hại cho các sinh vật và làm giảm chất lượng
bầu khôngkhí.
Các vật chất lạ đó được gọi là các chất gây ônhiễm, thường là



bụi bẩn và các khí độc hại.


Các hoạt động của con người gây ra tình trạng ô nhiễm khôngkhí


Các nguồn gây ô nhiễm không khí có thể là: đốt cháy nhiên
liệu, đốt rác thải, đốt các sản phẩm nông nghiệp ngoài tự
nhiên, khói của các nhà máy, bụi bẩn từ các công trình xây
dựng, khói thuốc lá…

- Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm khôngkhí
Một số nguồn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng của chúng
được liệt kê trong bảng sau:

- Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí.

Chất
gây

Nguồn gây ô nhiễm
-

Khói thuốclá

-

Cháyrừng

Khí
độc

14

Hậu quả

- Ảnh hưởng đến

hệ hôhấp.

Đốtrác thải, các sản phẩm- Gây sương mù và giảm


- Chất


hóahọc

- Ngộ độc thựcphẩm

- Thuốc

diệtcỏ
Chì - Đốt cháy nhiên liệu trong các - Gây đột biến hoặc dị
phương tiện giao thông
dạng cho trẻ em khi sinh ra
- Gây mưaaxit
- Đốt cháy nhiênliệu
Khí- Đốt rác, cháyrừng

- Gây

hại chophổi

NO
- Khai thácmỏ
- Công trình

Bụi bẩn

xâydựng

- Gây hại cho sức khỏe (ví
dụ: ưng thư phổi)
- - Giảm sự tiếp nhận ánh
sáng Mặt Trời.


- Giaothông

Khí - Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch - Gây mưaaxit
SO2 - Các bãi rác lộthiên

- Gây

- Sản phẩm cháy không hoàn

hô hấp và ung thưphổi

- Gây

đauđầu

của các phương

- Gây

hại chonão

tiện giao thông

- Thậm

toàn từ việc đốt cháy nhiên liệu
Khí CO

ra các vấn đề cho hệ


- Khói thuốc lá

chí có thể gây

tửvong

Khí - Đốt rác ngoài tự nhiên

- Gây hiệu ứng nhà kính

CO2

(hiện tượng nóng lên toàn

15


- Khí thải từ điều hòa, tủ lạnh.

CFC

- Giảm

- Các nhà máy điện, nhà máy dệt.

độ dày của tầng

ozon bảo vệ Trái Đất khỏi
các tia tử ngoại.


- Hạn chế và khắc phục ô nhiễm khôngkhí
Các biện pháp giúp khắc phục và hạn chế ô nhiễm không khí:


Rácthải:
- Phân loại rác, khoanh vùng xử lí rácthải
- Xây dựng nhà máy, khu tái chế rácthải



Phương tiện giaothông:
- Sử dụng nhiên liệu sạch: xăng không chì,điện…
- Sử dụng các thiết bị giúp chuyển đổi khí thải thành
cacbonic, nito và hơinước



Nhàmáy:
- Sử dụng hệ thống lọc khí thải và chất thải trước khi thải ra
môitrường
- Hình thành các khu công nghiệp tập trung xa các khu dâncư
16




Giáo dục cộng đồng: qua trường học và các phương tiện
truyềnthông
- Tầm quan trọng của việc giữ gìn bầu không khí tronglành




Cuộc sống dưới bầu không khí ônhiễm



Có rất nhiều bệnh nhân đang phải gánh chịu những căn bệnh nặng
có liên quan đến các vấn đề của bầu không khí như: ung thư phổi,
ung thư da, các bệnh về hôhấp…



Các chế độ chăm sóc sức khỏe và giữ gìn bầu không khí ngày
càng được cảithiện



Không khí ô nhiễm có thể gây ra hiện tượng như: bụi mù, làm ảnh
hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông, có thể gây
tainạn



Các chất gây ô nhiễm như bụi có thể làm ảnh hưởng đến cảnhquan
chung



Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ô nhiễm đất, ảnh

hưởng tới sức khỏe của con người.



Biện pháp giữ bầu không khí tronglành



Phòng chống cháy rừng, đốtrác.



Không hút thuốc nơi côngcộng.
17




Chỉ sử dụng nhiên liệusạch, …
-Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp “KHÍ QUYỂN VÀ SỰ
SỐNG”
- Lựa chọn chủ đề
Hành tinh của chúng ta được bao chùm bởi một đại dương
khí khổng lồ, lớp khí này nuôi dưỡng mọi sự sống trên trái đất đó
chính là bầu khí quyển. Vậy Khí quyển nó có cấu trúc như thế
nào? Có thành phần ra sao? Bầu khí quyển bảo vệ Trái Đất và sự
sống bằng cách nào? Khi bầu khí quyển nóng lên nó gây ảnh
hưởng gì đến sự sống trên Trái Đất? Để bảo vệ bầu khí quyển
trong sạch cần có những hành động gì? Các nhiệm vụ đặt ra trong
chủ đề có thể giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng của nhiều môn

học khác nhau như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí qua đó cũng
giúp HS lĩnh hội được các kiến thức mới có ích trong cuộc sống.
Đó chính là những lí do khiến chúng tôi quyết định lựa chọn chủ
đề này
-Xác định vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề
Đối với chủ đề “Khí quyển và sự sống” thì các câu hỏi cần giải
quyết trong chủ đề là:
- Khí quyển là gì?
18


- Vai trò của khí quyển đối với sự sống trên trái đất? (với
động vật, sinh vật và con người)
- Cấu trúc của khí quyển?
- Thành phần của khí quyển?
- Sự thay đổi nhiệt độ của các tầng khí quyển như thế nào?
giải thích?
- Con người tác động đến khí quyển như thế nào?
- Mưa axit là gì? Nguyên nhân gây ra mưa axit? Quá trình
hình thành mưa axit? Mưa axit thường diễn ra ở đâu và vào thời
gian nào là chủ yếu? Mưa axit gây ra những ảnh hưởng như thế
nào đối với con người và sinh vật? Chúng ta cần làm gì để phòng
ngừa những ảnh hưởng xấu của nó đến nền kinh tế?
- Sự nóng lên của bầu khí quyển là gì? Có phải con người
đang góp phần làm cho nhiệt độ của khí quyển Trái Đất tăng lên?
Nếu điều đó thật sự xảy ra thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
này xuất phát từ đâu? Nếu nhiệt độ của bầu Khí quyển trên Trái
Đất tăng lên thì điều gì sẽ xảy ra?
- Ô nhiễm khí quyển là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không
khí? Cuộc sống mà có bầu khí quyển bị ô nhiễm thì ảnh hưởng


19


như thế nào đến sự sống trên Trái Đất? Để bảo vệ bầu khí quyển
trong sạch cần có những hành động thiết thực gì?
Chủ đề sẽ gồm các nội dung chính thể hiện trong sơ đồ sau:

Thành phần của khí quyển

Nhiệt độ và các tầng khí quyển

Áp suất khí quyển
KHÍ QUYỂN VÀ SỰ SỐNG
Vai trò của khí quyển

Sự nóng lên của bầu khí quyển

Bảo vệ bầu khí quyển

Ô nhiễm khí quyển là gì?

Nguyên nhân ô nhiễm khí quyển?

Cuộc sống mà bầu khí quyển bị ô nhiễm
20

Bảo vệ bầu khí quyển trong sạch



- Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
- Môn vật lí: Chọn lọc các kiến thức vật lí trong một số bài trong
chương trình SGK phổ thông có nội dung chủ yếu:
21




Sự bay hơi, sự ngưng tụ hơi khô, hơi bão hòa (Bài 38 – SGK

vật lí 10, T204)
 Sự bay hơi: “Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí
(hơi) ở bề mặt chất lỏng”
 Sự ngưng tụ:
+ Trong một bình kín, ở một nhiệt độ nhất định luôn có hai quá
trình ngược nhau:
- Bay hơi: Một số phân tử chất lỏng thoát lên khỏi mặt thoáng
- Ngưng tụ: Một số phân tử ở trên mặt thoáng do chuyển động
nhiệt hỗn loạn trở vào khối chất lỏng.
Trong một đơn vị thời gian số phân tử chất lỏng thoát ra bằng
số phân tử chất lỏng trở vào ta có quá trình cân bằng động.
+ Hơi trên mặt thoáng chất lỏng ở cân bằng động gọi là hơi bão
hòa. Áp suất của nó gọi là áp suất hơi bão hòa. Hơi trên mặt
thoáng chất lỏng chưa đạt cân bằng động gọi là hơi khô.
+ Áp suất hơi bão hòa có tính chất:
+ Không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
+ Tăng theo nhiệt độ.
+ Thay đổi theo chất lỏng.

Độ ẩm của không khí (Bài 39 – SGK vật lí 10, T211)

 Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là “đại
lượng đo bằng khối lượng m (tính ra gam) của hơi nước có


trong 1 m3 không khí. Đơn vị đo của a là g/m3”
Độ ẩm cực đại A của không khí: “có độ lớn bằng khối lượng



riêng của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng nhiệt độ”
Độ ẩm cực đại A của không khí (ở một nhiệt độ nào đó) được
tính bởi khối lượng hơi nước bão hòa chứa trong 1 m 3 không

22


khí. Đơn vị đo của A là g/m3.
 Độ ẩm tỉ đối f
+ Độ ẩm tỉ đối f mô tả mức độ ẩm của không khí
+ Được tính bởi tỉ số:
f =

a
.100%
A

- Bảng độ ẩm bão hòa theo nhiệt độ

Bảng độ ẩm bão hòa theo nhiệt độ
Nhiệt


độ

0

( C)

-5

0

5

10

Độ ẩm bão
hòa

3,4
3

(g/cm )

4,8

6,8

9,4

15


20

25

30

12,

17,

23,

30,

8

3

1

4

40

51,0

Để hạn chế ảnh hưởng xấu của độ ẩm không khí cao, chúng ta
thường có biện pháp sau: “Trong phòng nên có dụng cụ đo độ ẩm.
Tốt nhất chúng ta nên duy trì độ ẩm không khí trong phòng ở mức

40% – 60%. Nếu độ ẩm quá cao thì cần có những biện pháp sau
23


để giảm độ ẩm trong không khí: đóng cửa kính phòng kết hợp với
dùng máy hút ẩm, dùng điều hòa hai chiều ở chế độ khô, tăng
nhiệt độ trong phòng và thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà,
của kính bằng khăn khô; Khi đun nấu, tắm, rửa, …làm tăng độ ẩm
không khí trong phòng thì cần có quạt thông gió”
- Môn địa lí:
Chọn lọc các kiến thức địa lí trong một số bài trong chương
trình SGK phổ thông có nội dung chủ yếu:


Khí quyển là gì? Cấu trúc khí quyển (Bài 11 – SGK địa lí 10 –



T39)
Áp suất khí quyển? Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi áp suất
theo độ cao, theo nhiệt độ, theo độ ẩm? (Bài 12 – SGK địa lí 10



– T44)
Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển (Bài 13 – SGK địa lí 10



– T49)

Khu vực thường xảy ra mưa axit ở nước ta và các quốc gia trên
thế giới (Bài 3: SGK địa lí 11; Bài 15: Bảo vệ môi trường và
phòng chống thiên tai – SGK địa lí 12)

- Môn sinh học:
Chọn lọc các kiến thức sinh học trong một số bài trong chương
trình SGK phổ thông có nội dung chủ yếu:
24


-

Ảnh hưởng của của các yếu tố lí học (Nhiệt độ, Độ ẩm…) đến
sinh trưởng của các vi sinh vật (Bài 27 – SGK sinh học 10 –

-

T105)
Ảnh hưởng của mưa axit đến con người và sinh vật.

- Môn hóa học:
Chọn lọc các kiến thức hóa học trong một số bài trong chương
trình SGK phổ thông có nội dung chủ yếu:
-

Sự tạo thành phân tử Nitơ, CO2, H2O (Bài 13 – SGK hóa học 10

-

– T61)

Cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng của oxi, ozon (Bài

-

29 – SGK hóa học 10 – T124)
Cấu tạo, tính chất của lưu huỳnh (Bài 30 – SGK hóa học 10 –

-

T129)
Tính chất của: Hiđro Sunfua (H2S); Lưu huỳnh đioxit (SO2);
Lưu huỳnh trioxit (SO3) (Bài 32 – SGK hóa học 10–T134

- Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
Sau khi học xong chủ đề HS có thể
-

Về kiến thức:
- Chỉ ra được các thành phần của khí quyển, mô tả được phần trăm
các loại khí: oxi, Nitơ
- Định nghĩa được độ ẩm tuyết đối, độ ẩm cực đại, nêu được đơn
vị đo các đại lượng này.
- Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối. Phân biệt được sự khác nhau giữa
25


×