Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết etyl acetate của hạt muồng hoàng yến tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

BÙI TẤN MẾN

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT ETYL ACETATE CỦA
HẠT MUỒNG HOÀNG YẾN TẠI ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC

Đà Nẵng- Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO
ETHYL ACETATE TÁCH TỪ TỔNG CAO ETHANOL CỦA
HẠT MUỒNG HOÀNG YẾN TẠI ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC
Sinh viên thực hiện

: Bùi Tấn Mến

Lớp

: 14CHD



Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Mạnh Lục

Đà Nẵng-Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Bùi Tấn Mến


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Bùi Tấn Mến
Lớp

: 14CHD


1. Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch
chiết etyl acetate của hạt Muồng hoàng yến tại Đà Nẵng
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
- Nguyên liệu: Qủa muồng hoàng yến thu hái tại Đà Nẵng.
- Dụng cụ, thiết bị: bộ chiết chưng ninh, bình lắc, cột sắc kí, phễu chiết, ống đong,
cốc, cân phân tích, bếp cách thủy, tủ sấy,…
3. Nội dung nghiên cứu
- Chiết mẫu bằng phương pháp chưng ninh với Ethanol.
- Chiết phân bố bằng các dung môi Ethyl acetate.
- Xác định sơ bộ thành phần hóa học trong các dịch chiết bằng phương pháp định
tính.
- Xác định thành phần hóa học trong các dịch chiết bằng phương pháp GC – MS.
4. Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Mạnh Lục
5. Ngày giao đề tài: 06/06/2016
6. Ngày hoàn thành: 21/04/2018


Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lê Tự Hải

TS. Trần Mạnh Lục

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 24 tháng 04 năm 2018
Kết quả điểm đánh giá:…….

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2018

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS

: Atomic Absorption Spectrophotometric

GC

: Gas Chromatography

MS

: Mass Spectrometry

STT

: Số thứ tự

TCCS

: Tiêu chuẩn cơ sở

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tên các hóa chất đã sử dụng ....................................................................20
Bảng 2.2. Một số dung môi chạy sắc kí bản mỏng ...................................................32
Bảng 3.1. Khối lượng cao chiết và cao nước ...........................................................44
Bảng 3.2. Thành phần hóa học phân đoạn cao etanol .............................................45
Bảng 3.3. Thành phần nhóm chức trong cao chiết etyl acetate ...............................47
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả định tính thành phần hóa học của hạt Osaka .............51
Bảng 3.5. Kết quả GCMS cao etyl acetate ...............................................................52


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cassia grandis L Fl. Cochinch [33] ...........................................................7
Hình 1.2. Cassa javanica L. Holdridge & Poveda [35].............................................8
Hình 1.3. Cassia fistulosa L K. Larsen (Liên Chiểu, Đà Nẵng 6/2016) ..................10
Hình 1.4. Hexadecanoic acid; physcion; kaempferol ..............................................12
Hình 1.5. (-) epiafzelechin; (-) epicatechin; procyanidin B2 ...................................12
Hình 1.6. Rhamnetin-3-O-gentiobioside ..................................................................13
Hình 1.7. 3-formyl-1-hydroxy-8-methoxy-anthraquinone ........................................13
Hình 1.8. 1-hexacosanol; 1-octacosanol; Isovanillic acid.......................................15
Hình 1.9. Một số hợp chất được phân lập từ cây Muồng hoàng yến .......................16
Hình 1.10. Hai hợp chất được phân lập từ dịch chiết EtOAc của trái ô mai ..........17
Hình 1.11. Công thức cấu tạo của hai hợp chất Kaempferol, Liquiritigenin ..........17
Hình 2.1. Cây Muồng hoàng yến Liên Chiểu, Đà Nẵng (6/2016)............................19
Hình 2.2. Nguyên liệu hạt quả Muồng hoàng yến tươi ............................................20
Hình 2.3 Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................22
Hình 2.4. Dịch chiết ethanol của hạt quả Muồng hoàng yến sau các lần chiết.......23
Hình 2.5. Dịch chiết etyl acetate và cao chiết tương ứng ........................................24
Hình 2.6. Bản mỏng silicagel ...................................................................................32
Hình 2.7. Bình triển khai dạng hình khối trụ có nắp đậy .........................................33
Hình 2.8. Kết quả chạy sắc kí bản mỏng với dung môi hexane; chloroform,
dichlomethane, ethyl acetate (từ trái sang phải) ......................................................34

Hình 2.9. Kết quả chạy sắc kí bản mỏng với hệ dung hexan: ethyl acetate = 3:7,
4:6,5:5;6:4;7:3;8:2 (từ trái sang phải).....................................................................34
Hình 2.10. Cột sắc kí của cao etyl acetate ...............................................................37
Hình 2.11. Sơ đồ phân lập phân đoạn từ cao chiết etyl acetate ..............................38
Hình 2.12. Kết quả sắc kí bản mỏng của phân đoạn MHYC.EI1 với 5 dung môi
(benzene, hexan, etyl acetate, diclo metane, chloroform) .........................................39
Hình 2.13 Kết quả sắc kí bản mỏng của phân đoạn MHY.EI1 với hệ dung môi
chloroform: benzene..................................................................................................40


Hình 2.14. Sắc kí cột phân đoạn MHY.EI1 ..............................................................40
Hình 2.15. Kết quả sắc kí bản mỏng của phân đoạn MHYC.EI12 với 5 dung môi (
hexan,benzene, etyl acetate, diclo metane, chloroform) ...........................................41
Hình 2.16. Sắc kí cột phân đoạn MHY.EI12 ............................................................41
Hình 2.17. Kết quả sắc kí bản mỏng của phân đoạn MHYC.EII11 với 5 dung môi (
hexan,benzene, etyl acetate, diclo metane, chloroform) ...........................................42
Hình 2.18. Sắc kí cột phân đoạn MHY.EIII1............................................................43
Hình 2.19. Sắc kí lớp mỏng với sáu dung môi đơn
(hexane:benzene:diclometan:chloroform:etyl acetate:acetone) ..............................43
Hình 3.1. Chiết lỏng–lỏng với dung môi etyl acetate qua ba lần chiết ....................44
Hình 3.2. Sắc ký đồ GC của phân đoạn cao etanol..................................................45
H nh 3.3. ết quả chạ sắc ký ản mỏng với hệ dung môi he an eth l acetate
3:7, 4:6 , 5:5 ,6:4, 7:3, 8:2 (từ trái qua phải tại ước s ng

nm. ......................55

Hình 3.4. Các vết chất trên các bản mỏng của lọ LI.11 đến lọ LI.32 ( trong phân
đoạn I) .......................................................................................................................55
Hình 3.5. Các vết chất trên các bản mỏng của lọ LI.33 đến LI.57( trong phân đoạn
II ) ..............................................................................................................................56

Hình 3.6. Các vết chất trên các bản mỏng của lọ LI.185 đến lọ LI.200(trong phân
đoạn III) .....................................................................................................................56
Hình 3.7. Các vết chất trên các bản mỏng của phân đoạn EI1(LI.1-LI.32), EI2(LI.2LI.146), E3(LI.147-LI.200), EI4 ...............................................................................57
Hình 3.8. Cột sắc ký (d=1.5 cm, h=45 cm) ..............................................................57
Hình 3.9. Các vết chất trên các bản mỏng của lọ trong từng phân đoạn ..................58
Hình 3.10 Kết quả chấm bản mỏng của 5 phân đoạn ...............................................58
Hình 3.11. Các vết chất trên các bản mỏng của lọ LIII.1 đến LIII.151 thể hiện một
vài phân đoạn. ...........................................................................................................59
Hình 3.12 Chấm phân đoạn EIII1,EIII2,EIII3..........................................................59
Hình 3.13 thử dung môi đơn c tính phân cực tang dần từ hexane, benzene,
diclometane, chloroform, etyl acetate. ......................................................................60
Hình 3.14. Hình thể hiện phân đoạn trong các lọ từ LIV.1 đến LIV.91 ..................60


Hình 3.15. Sắc kí bản mỏng phân đoạn EIV1 với các hệ dung môi khác nhau theo
thứ tự(benzene, diclometan, hexane:etyl acetate = 4:6) ..........................................61


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ...................................................................... 2
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
2.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................................... 2

3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3
5. Bố cục đề tài ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN ............................................................................................................ 4
1.1. Mô tả thực vật ..................................................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm chung về hình thái của họ Đậu (Fabaceae) ....................................... 4
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Cassia......................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây muồng hoàng yến ............................................ 12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 16
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 19
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 19
2.1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị nghiên cứu ................................................. 19
2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................................... 19
2.1.2. Xử lý nguyên liệu ............................................................................................ 19
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất .............................................................................. 20


2.1.4. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................... 21
2.2. Chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết etyl acetate
của hạt quả muồng hoàng yến................................................................................ 22
2.3. Phân lập phân đoạn một số chất có trong cao chiết etyl aceate ................... 24
2.3.1. Sắc ký bản mỏng ............................................................................................. 24
2.3.2. Sắc ký cột ........................................................................................................ 29
2.3.3. Phân lập phân đoạn cao chiết etyl acetate ....................................................... 32
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 44
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................. 44
3.1. Kết quả chiết phân bố lỏng-lỏng bằng dung môi etyl cetate từ tổng cao
etanol của hạt quả muồng hoàng yến .................................................................... 44

3.2. Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân đoạn cao
etanol ........................................................................................................................ 44
3.3 Kết quả định tính thành phần nhóm chức cao chiết etyl acetate và xác định
thành phần hóa học ................................................................................................. 47
3.3.1. Định tính thành phần nhóm chức trong phân đoạn cao etyl acetate ............... 47
3.3.2. Định danh các chất trong phân đoạn cao etyl acetate bằng phương pháp
GC/MS ...................................................................................................................... 52
3.4. Kết quả phân lập phân đoạn cao etyl acetate tách từ tổng cao ethanol ...... 54
3.4.1. Kết quả chạy sắc ký cột cao etyl acetate (16.36 g) tách từ tổng cao ethanol .. 54
3.4.2. Kết quả chạy sắc ký cột phân đoạn MHY.EI1( 4.96 g ) ................................. 57
3.4.3. Kết quả chạy sắc ký cột phân đoạn MHY.EII2( 0.510 g ) .............................. 58
3.4.4. Kết quả chạy sắc ký cột phân đoạn MHY.EIII1( 0.232 g ) ............................ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 63
1. Kết luận ................................................................................................................ 63
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 68


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa trong dân gian ta đã truyền cho nhau những kinh nghiệm quý báu
về chữa bệnh bằng các loại cây thuốc có trong rừng. Nó đóng vai trò không thể
thiếu khi dân ta chưa được tiếp cận với kĩ thuật y học hiện đại và ngay cả bây giờ
việc sử dụng các loại dược liệu có trong thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan
trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng các dược liệu đó đơn thuần chỉ xuất phát từ kinh
nghiệm nên có những mặt hạn chế và có tác dụng phụ gây nguy hiểm, thậm chí tử
vong. Theo lương y Huỳnh Văn Quang “Với các loài cây, rễ cây, hạt,.…Có loại có
công dụng trị bệnh, có loại có thể gây độc, rất độc. Ngay cả với loại cây, rễ, lá có

công dụng chữa bệnh, nhưng nếu không biết dùng, dùng bừa bãi sẽ trở thành độc
dược gây chết người” [35]. Vì vậy, việc nghiên cứu chiết tách xác định thành phần
hóa học có tác dụng chữa bệnh từ cây cỏ trong thiên nhiên đáng được quan tâm.
Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa, ánh sáng nhiều, lượng mưa lớn, độ ẩm cao
nên thực vật phát triển rất mạnh. Thảm thực vật nước ta đa dạng và phong phú về
mặt hình thái, có nhiều loài được dùng làm thuốc chữa bệnh. Muồng hoàng yến
(danh pháp khoa học: Cassia fistula L.) là một loài trong số đó. Loài muồng này có
nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn
Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka. Cũng đã được y học ghi chép từ
rất lâu trong dược điển Ấn Độ. Tất cả bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc
chữa các chứng như sốt cao, viêm khớp, táo bón,....Tuy nhiên quả là thành phần
chính của vị thuốc này [6].
Mặc dù có nhiều giá trị sử dụng như vậy nhưng ở Việt Nam Muồng hoàng
yến chỉ được biết đến nhiều để trồng cảnh hơn. Các công trình nghiên cứu về thành
phần hoá học, hoạt tính của Muồng hoàng yến vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ và có tính
hệ thống.


2
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu và chiết tách và xác định thành phần hóa
học trong dịch chiết của hạt Muồng hoàng yến tại Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận
Tốt nghiệp”
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Quả Muồng hoàng yến thu hái tại Liên Chiểu- Đà Nẵng tháng 6/2016.
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định một số thông số hóa lý của cơm quả Muồng hoàng yến.
- Tìm các điều kiện chiết tách thích hợp các chất từ cơm quả cây Muồng
hoàng yến Đà Nẵng bằng dung môi etyl acetate.
- Xác định thành phần hóa học của dịch chiết etyl acetate từ hạt quả cây

Muồng hoàng yến.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tham khảo các công trình nghiên cứu trên thế giới về loài nghiên cứu.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tư liệu về nguồn nguyên liệu,
thành phần hóa học và ứng dụng của cây Muồng hoàng yến.
- Tổng hợp tài liệu về phương pháp lấy mẫu, chiết tách và xác định thành phần
hóa học các chất từ thực vật.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Xác định độ ẩm bằng phương pháp trọng lượng.
- Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên
tử.
- Chiết tách bằng dung môi cồn 96º.


3
- Chiết tách các chất bằng dung môi etyl aceate theo phương pháp chiết lỏng
lỏng.
- Dùng phương pháp GC-MS để xác định các chất trong các dịch chiết.
- Phân lập các chất từ cao chiết etyl acetate bằng phương pháp sắc kí cột, sắc
kí lớp mỏng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Những kết quả nghiên cứu trong công trình này sẽ góp phần cung cấp các
thông tin có ý nghĩa khoa học về thành phần hóa học các cấu tử được chiết tách từ
loài Cassia fistula, qua đó góp phần nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong
ngành dược liệu.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu (3 trang) và kết luận kiến nghị (2 trang) thì luận văn gồm
3 chương.
Chương 1. Tổng quan (14 trang)

Chương 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (24 trang)
Chương 3. Kết quả và thảo luận (17 trang)


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Họ Đậu (Fabaceae) là một họ thực vật cây thảo, lá kép lông chim lẻ, luôn luôn
có lá kèm. Hiện nay trên thế giới có khoảng 730 chi và 19.400 loài. Ước tính các
loài trong họ này chiếm 16% các loài cây trong vùng rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ.
Ngoài ra, họ này cũng có mặt nhiều ở các rừng mưa và rừng khô nhiệt đới ở châu
Mỹ và châu Phi. Việt Nam có khoảng 90 chi như Abrus, Apios, Callerya,
Flemingia, Vicia, Cassia, … với trên 450 loài [27].
1.1. Mô tả thực vật
1.1.1. Đặc điểm chung về hình thái của họ Đậu (Fabaceae)
a. Bộ rễ
Nhìn chung bộ rễ của cây họ Đậu có nốt sần, có khả năng cố định nitơ trong
không khí. Hình dạng kích thước các nốt sần khác nhau. Tùy theo từng loại cây và
đặc biệt có nhiều trong các loài cây phân họ Đậu, phân họ Trinh nữ, riêng phân họ
Vang nốt sần rễ chỉ chiếm khoảng 30%.
Nhờ những nốt sần này mà cây họ Đậu có thể phát triển tốt ngay trên các loại
đất khô cằn, đá vôi, cát, sỏi. Vì thế được người ta sử dụng nhiều trong cải tạo đất
trồng.
b. Thân
Thân cây họ Đậu rất đa dạng, thường có thân cây gỗ (Lim vàng, Bồ kết tây),
thân bụi (Keo dậu,.…), cây leo (Cam thảo, Đậu biếc, Đậu rồng,.…). Cây cam thảo
(Đậu xanh, Đậu tương,.…).
Trong điều kiện thuận lợi, dinh dưỡng tốt, cây họ Đậu có xu hướng phân
nhiều cành, sinh trưởng của cành, nhánh thường vượt cả thân chính tạo nên tán
rộng.



5
c. Lá
Lá của cây họ Đậu phần lớn là mọc cách hay mọc đối, thường là lá kép lông
chim (hay đôi khi chân vịt) hoặc là lá đơn thứ sinh (do tiêu giảm một số lá) thường
có lá kèm. Tuy nhiên cũng tùy theo phân họ mà có đặc điểm của các loại lá riêng
như:
- Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) lá thường là lá kép lông chim hai lần, lá
chét nhỏ, lá kèm mỏng hay biến thành gai lá thường rủ xuống khi bị kích thích (cây
Xấu hổ).
- Phân họ Vang (Caesalpinioideae) lá kép lông chim chẵn hay lẻ, số lá chét có
thể nhiều hay ít, có khi giảm chỉ còn một đôi (Bauhinia).
- Phân họ Đậu (Papilionoideae) thường mọc cách hay đối, cuốn lá chia làm 3
loại:
+ Lá ké lông chim (Sắn dây).
+ Lá kép ba lá chét (Đậu xanh, Sắn dây,.…).
+ Lá kép chân vịt (Rẻ quạt).
d. Hoa
Họ Đậu thường có cụm hoa hình bông, hình chum hay hình chùm, hoa lưỡng
tính đều (Mimosoideae) hoặc không đều. Cánh tràng tự do hoặc hai cánh trước dính
lại ở gốc, đôi khi cánh tràng không có hoặc tiêu giảm chỉ có một nhị thường, chỉ nhị
tự do hoặc dính lại thành 1-2 bó, bầu trên 1 ô chứa 1 noãn hay nhiều noãn.
Người ta chủ yếu dựa vào cơ quan sinh sản (hoa) để phân loại họ Đậu như
sau:
- Cây trong phân họ Trinh nữ đều có hoa lưỡng tính, hoa nhỏ gần như không
đều, tụ thành khối hình cầu (Keo dậu, Trinh nữ, Bồ kết tây, …).
- Cây trong phân họ Vang một số có hoa lưỡng tính, hoa tạo thành chùm
(Phượng vĩ, Muồng hoa vàng,.…).



6
- Cây trong phân họ Đậu có nhiều loài hoa thường có hình chum ở ngọn hay lẽ
lá, không đều và lưỡng tính, có cánh cờ và cánh thìa rất rõ.
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Cassia
Trước đây, chi Cassia L. thuộc phân họ Vang (Caesalpinioideae) họ Đậu
(Fabaceae) là một chi rất lớn với khoảng 600 loài và rất đa dạng về mặt hình thái.
Muồng hoàng yến thuộc chi Cassia L. chi này có nhiều loài đặc hữu ở Việt
Nam được trồng làm cảnh, lấy bóng mát. Một vài loài còn được ứng dụng trong y
học cổ truyền để điều trị các bệnh về khớp, nhuận trường, hạ sốt, làm thuốc trừ giun
sán,.…
Đặc điểm chung về thực vật là cây gỗ, mọc đơn độc, các nhị không bằng
nhau, ba nhị lớn có chỉ nhị cong hình chữ S, các bao phấn mở bằng khe. Quả dài ra
hình trụ, không tự tách lá, hạt không có núm.
Ở Việt Nam, chi Cassia L. hiện có 3 loài: Cassia grandis L.,Cassia javanica L.
và Cassia fistula L.[2].
a. Cassia grandis L. (Muồng hoa đào, Bồ cạp đồng)
Cây thân gỗ cao 10-12m, thân có đường kính 42 -60cm, vỏ nhẵn, cành trải ra,
rậm lá, cành non có gốc cạnh rõ rệt và có lông nâu. Lá kép một lần lông chim chẵn
25 -30cm có 8-20 đôi la chét. Lá chét dài 3,5 -6,5cm rộng 1,5-2cm hình bầu dục,
gốc và ngọn lá đều tròn, cuống l á chét 1-2mm, lá chét dày. Cụm hoa: chum, ngắn,
dài 12 -15cm. Cánh hoa màu hồng. Quả dài 40 - 60 cm, hình trụ, đường kính 3 4cm. Quả khi chín có vỏ màu nâu đen, có 3 gân nổi rõ chạy từ cuống đến n m quả.
Quả có những ngăn vách ngang, chia làm nhiều ô, mỗi ô có một hạt dẹt, cơm quả
mềm ngọt màu nâu đen khi chín, có mùi hắc [31].


7

Hình 1.1. Cassia grandis L Fl. Cochinch [33]
Cây có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ La tinh, sau này được trồng phổ biến

ở các vùng nhiệt đới: Philippine, Indonesia, …. Ở Việt Nam cây được trồng phổ
biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long và một số tỉnh miền Bắc như Hải Hưng,
Hà Tây, Hà Nội [2].
Cây được sử dụng trồng lấy bóng mát, theo kinh nghiệm dân gian loài này có
cơm quả ngọt, chế rượu thuốc có màu nâu đỏ đẹp, có tác dụng kích thích tiêu hóa,
chữa đau lưng, nhức xương. Lá cây dùng để chữa bệnh hắc lào, lỡ ngứa [31].
b. Cassia javanica L. (Muồng java, Bồ cạp java )
Cây có tán lá hình ô rộng, vỏ thân màu xám nâu, không nứt và nhiều lỗ bi, thịt
vỏ màu hồng dày 6-8 mm. Cành non có lông, lá kép lông chim chẵn, cuống chung
dài 10-15 cm, có lông, lá nhỏ 6-10 đôi hình bầu dục, đỉnh tù hay hơi nhọn. Cụm hoa
lớn, nhiều hoa, dài 15 cm hoặc có thể hơn, cuống chung có lông, cánh đài bằng
nhau, lưng có ít lông, cánh tràng hình bầu dục, đỉnh tù hay nhọn, màu hồng tươi, nhị
10 không bằng nhau. Quả hình trụ, hơi có đốt, dài 35 cm hoặc hơn, đường kính quả
15-20mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng có vỏ cứng, thịt quả có mùi hôi khó chịu.
Mùa hoa tháng 7-11 tùy theo vùng, hoa mau tàn và sai hoa nên rất đẹp [32].


8

Hình 1.2. Cassa javanica L. Holdridge & Poveda [35]
Là loài cây gỗ nhỡ, cao từ 10 đến 20 m, đường kính khoảng 60 cm. Gỗ có
màu vàng tươi, thuộc nhóm gỗ tạp, kém chịu mối mọt. Loài này có nguồn gốc từ
rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phổ biến rộng rãi ở các tỉnh
Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và các tỉnh miền Đông Nam Bộ như
Tây Ninh, Đồng Nai,.... Là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, ưa đất sâu, dày, ẩm nên
thường mọc tự nhiên ở ven bìa rừng, ven suối, chân núi.
Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá và có rễ ngang, bám
chắc được nên ở nước ta loài này được quan tâm chú ý để phát triển làm cây cảnh
quan, cây đường phố [2].
c. Cassia fistula L. (Muồng hoàng yến, Bồ cạp vàng)

* Tên gọi
- Tên khoa học: Cassia fistulosa L., họ Đậu (Fabaceae).
- Tên tiếng Việt: Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng,
Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn.
* Phân loại khoa học
- Theo phân loại khoa học, cây Muồng hoàng yến thuộc:
- Giới: Planate
- Bộ: Fabales


9
- Họ: Fabaceae
- Phân họ: Caesalpinioideae
- Chi: Cassia
- Loài: C. Fistulosa
* Phân bố
Loài muồng này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan
kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka.
Muồng hoàng yến là loài cây trung tính phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và
thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh, mặc dù
nó chịu được hạn và mặn. Ở Việt Nam, Muồng hoàng yến mọc hoang dại trong các
rừng thưa ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, nó cũng còn
được trồng nhiều ở đô thị như Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn.
* Đặc điểm thực vật
Cây thân gỗ cao từ 10-20 m. Đường kính thân cây khoảng 40 cm. Vỏ thân
màu xám trắng, vỏ thịt màu hồng dày 6–8 mm thường được dùng làm thuốc nhuộm
màu đỏ. Gỗ có giác lõi phân biệt, cứng, nặng có thể dùng trong xây dựng nhà cửa,
đóng đồ gia dụng, nông cụ. Lõi giàu tanin. Cành nhẵn, lá kép lông chim một lần
chẵn, mọc cách, dài 15-60 cm với 3-8 cặp lá chét sớm rụng. Lá chét mọc đối, hình
bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 7 -21 cm rộng 4-9 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm,

rộng, nhẵn.
Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, cành hoa rủ xuống dài 20-40 cm, cuống
chung nhẵn, dài 15-35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông
mượt. Mỗi hoa đường kính 4-7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi có hình bầu dục
rộng, gần bằng nhau có móng ngắn, nhị 10, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và vòi
nhụy phủ lông tơ mượt. Quả dạng hình trụ, hơi có đốt, dài 20-60 cm hoặc hơn,
đường kính quả 15–25 mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng, có
thể dùng làm thuốc xổ, thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa vào tháng 5-7 (Bắc


10
cầu) hay tháng 11 (Nam bán cầu). Hoa nở rộ và sai hoa nên rất đẹp. Các hạt có chứa
chất độc [30].

Hình 1.3. Cassia fistulosa L K. Larsen (Liên Chiểu, Đà Nẵng 6/2016)
* Giá trị sử dụng của cây Muồng hoàng yến
 Về y học
Được trồng làm cảnh ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã được y học ghi
chép từ rất lâu trong dược điển Ấn Độ. Nó được gọi là “aragvadha” nghĩa là “tiêu
diệt bệnh”.
Tác dụng nhuận trường: Cơm quả được xem là loại thuốc nhuận tẩy hiệu quả
và rất an toàn khi sử dụng cho trẻ em, người già. Lấy khoảng 50 gam cơm quả ngâm
trong nước và để qua đêm, đến sáng lọc lấy dịch quả và pha thêm 25 gam đường rồi
uống trong ngày [18].
Thuốc tẩy xổ: Lấy khoảng 4 gam cơm quả rồi trộn với 4 gam đường hoặc 4
gam cơm quả me. Dùng liều cao 30-60 gam có tác dụng xổ mạnh, nhưng có thể gây
đau bụng, nôn mửa và đầy trướng bụng, tốt hơn nên dùng chung với các dược liệu
khác như lá phan tả diệp [18].



11
Chữa rối loạn đường ruột: Trường hợp trẻ em bị đầy hơi, trướng bụng, lấy
cơm quả đắp trên rốn trẻ sẽ giúp trẻ dễ đi tiêu hoặc lấy cơm quả trộn chung vài giọt
dầu hạnh nhân, thoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ sẽ giúp dễ tiêu hóa [18].
Chữa rét run do say thuốc: Cơm quả rất hữu ích trong trường hợp bệnh nhân
bị mất ý thức hoặc mất cảm giác, do dùng quá liều các loại thuốc gây nghiện như
cocain hoặc thuốc phiện. Lấy 24 gam cơm quả trộn chung 1/4 lít sữa nóng rồi ngậm
trong miệng như thuốc súc miệng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng trên [10].
Chữa cảm lạnh: Rễ cây được dùng chữa cảm lạnh. Trường hợp chảy nước
mũi nhiều, lấy rễ cây đốt rồi xông khói theo đường mũi sẽ có tác dụng thông khí
quản và sạch niêm mạc mũi [18].
Tác dụng hạ sốt: Rễ cây được xem là thuốc hạ sốt tốt. Lấy dịch chiết rồi sau
đó cô đặc thành cao uống trong ngày sẽ hạ sốt nhanh [26].
Các bệnh ngoài da: Dùng lá cây để chữa các trường hợp da bị kích ứng hoặc
dị ứng gây sưng tấy và đau đớn. Dịch ép của lá hoặc dạng bột nhão đắp lên vùng bị
nhiễm rồi băng kín lại, áp dụng vài lần sẽ khỏi.
Lá còn chữa phù thũng, chữa đau khớp hoặc liệt nhẹ: Lấy lá tươi vò nát và
chà xát trực tiếp trên chỗ bị đau hoặc bị tê liệt [18].
Ngoài ra hoa Muồng hoàng yến còn được dùng như một loại rau ăn sống, nấu
canh rất phổ biến tại nhiều vùng ở Ấn Độ.
Với sắc vàng quyến rủ khi ra hoa, cây Muồng hoàng yến còn là nơi thu hút
khách du lịch. Đặc biệt ở Việt nam có một nơi trồng nhiều Muồng hoàng yên và đã
lấy tên của loài cây này đặt tên cho khu nghỉ mát, đó là khu du lịch “Bò Cạp Vàng”,
thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai [31].


12
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây muồng hoàng yến
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Muồng hoàng yến có nhiều giá trị sử dụng trong đời sống, trong sinh học

cũng như trong y học nên trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều các công trình nghiên
cứu về loài cây này.
Năm 1984, V.K. Mahesh và cộng sự đã tìm hiểu và phát hiện sự tồn tại của
các chất chrysophanol, rhein, physcion và kaempferol có trong thân cây bằng cách
sử dụng phổ NMR, MS và IR [22].

Chrysophanol

Physcion

Kaempferol

Hình 1.4. Hexadecanoic acid; physcion; kaempferol
Năm 1990, Y. Kashiwada và trợ lý đã phân lập đuợc các chất từ Muồng
hoàng yến: (-) epiafzelechin, (-) epiafzelechin-3-O-glucoside, (-) epicatechin,
procyanidin B2, 3-formyl-1-hydroxy-8-methoxylanthaquinone, 3β-hydroxyl-17norpimar-8(9)-en-15-one, 26-methyl heptacosanoic acid [4, 9].

(-) Epiafzelechin (-)

epicatechin

procyanidin B2

Hình 1.5. (-) epiafzelechin; (-) epicatechin; procyanidin B2
Năm 1995, N.N. Barthakur đưa ra nhận định Muồng hoàng yến là nguồn cung
cấp dồi dào các kim loại Fe và Mn nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra trong bột


13
vỏ cây còn chứa các aminoacid như aspartic acid, glutamic acid và lysine với hàm

lượng lần lượt là 15.3, 13.0 và 7.8%. Nghiên cứu của ông còn cho thấy trong hạt
của cây cũng xuất hiện các aminoacid tương tự như trên với hàm lượng thu được
như sau: 16.6, 19.5, 6.6% [15].
Năm 1996, Vaishnav và Gupta cô lập thành công hợp chất Rhamnetin-3-Ogentiobioside có trong rễ cây [
HO

OH

O

HO
HO

O
HO

OH

HO
O
HO
HO

O

OH

O
OH


Hình 1.6. Rhamnetin-3-O-gentiobioside
Năm 1996, Misra và cộng sự phân tích trong dịch chiết hexane từ quả cây
Muồng hoàng yến thu hái tại Ấn độ phát hiện các hợp chất: 5 -nonatetracontanone,
2-hentriacontanone, triacontane, 16-hentriacontanone và beta –sitosterol [21].
Năm 1997, T.N. Misra cùng các cộng sự của mình đã phân lập thành công
đƣợc một diterpene mới là 3 beta -hydroxy-17-norpimar-8 (9)-en-15-one từ vỏ cây
[20].
Năm 1998, Meena Rani và các cộng sự đã báo cáo công trình nghiên cứu của
mình khi ông phân lập thành công một anthraquinone từ vỏ quả Muồng hoàng yến
là 3-formyl-1-hydroxy-8-methoxy-anthraquinone [14].

Hình 1.7. 3-formyl-1-hydroxy-8-methoxy-anthraquinone


×