Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chuyên đề vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.1 KB, 9 trang )

CHỦ ĐỀ: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Đơn vị: Sơn La
I. Mô tả
Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất – Sinh học 10
Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh – Sinh học 10
Bài: Thực hành: Chế xirô từ quả - Công nghệ lớp 10
II. Mục tiêu
- Trình bày được các hình thức vận chuyển thủ động, chủ động.
- Giải thích sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
- Dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích được hướng vận chuyển các chất khi đưa tế bào sống
vào các dung dịch đẳng trương, ưu trương và nhược trương.
- Mô tả được các hiện tượng thực bào và xuất bào từ đó trình bày được ý nghĩa của hiện tượng
đối với TB và cơ thể.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.
- Biết cách điều kiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm
thấu.
- Thông qua chủ đề HS biết cách thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để có sức khỏe
tốt; vận dụng làm các loại siro từ các loại quả có sẵn của gia đình như siro nho, dâu tằm…; bón
phân cho cây trồng hợp lý để bảo vệ môi trường.
III. Tài liệu và thiết bị
- Hình ảnh về các kiểu vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, vận
chuyển chủ động, vận chuyển bằng biến dạng MSC.
- Cây thài lài tía, quả mận, hạt thóc 100g, hạt đỗ xanh 200g, hạt ngô 300g.
- Kính hiển vi quang học, rổ nhựa, bình nhựa.
- Lưỡi dao lam, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
- Nước cất, dung dịch nước muối loãng, đường kính.
IV. Các hoạt động


A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất được thực hiện bằng những hình thức nào?


Ví dụ 1: Ngâm quả mơ trong đường mía (đường saccaroz).

Mới ngâm 1 ngày
Ngâm được 10 ngày
Quan sát hiện tượng và trả lời các câu hỏi:
1. Tại sao quả mơ bị teo lại?
2. Nước có trong bình ngâm mơ có phải từ quả mơ ra không hay chỉ có axit mới đi từ trong quả
mơ ra bình tạo vị chua của nước mơ? Theo cách nào, khuếch tán hay thẩm thấu?
3. Đường từ trong bình có vào quả mơ không?Vào theo cách nào, khuếch tán hay thẩm thấu?
Ví dụ 2: Dựa vào thông tin trong bảng sau em hãy dự đoán hướng vận chuyển Glucoz và ure
qua màng tế bào quản cầu thận người bình thường và biểu diễn chiều vận chuyển 2 chất bằng
mũi tên ở cột hướng vận chuyển.
Chất tan
Glucoz
Ure

Trong máu
3,9 – 6,6 mmol/l
2,5 – 7,5 mmol/l

Hướng vận chuyển

Trong nước tiểu
0 – 0,8 mmol/l
166000– 500000 mmol/l

? Thực tế đường Glucoz có đi ra nước tiểu không? Tại sao.
? Thực tế ure có thấm từ nước tiểu vào máu không? Tại sao.
Ví dụ 3: Dùng một cái rổ nhựa và hạt thóc, hạt đỗ xanh và hạt ngô (chọn rổ có mắt lớn hơn kích
thước hạt thóc và hạt đỗ). Cho các vật vào rổ và lắc rổ 1 phút.

? Báo cáo kết quả thu được.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu thành rổ là màng tế bào, hạt ngô là một chất rất cần thiết cho tế bào.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất


Để có cơ sở giải thích ví dụ 1 và có câu trả lời cho ví dụ 2 ở phần khởi động, hãy quan sát
hình 1 dưới đây và xác định các con đường vận chuyển, chiều vận chuyển các chất tan và điều
kiện vận chuyển các chất tan quan màng sinh chất tương ứng với hình thức vận chuyển?

Hình 1
Quan sát hình 2 và phân biệt điểm khác biệt của của hướng vận chuyển các phân tử nước
so với chất tan?


Hình 2
2. Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu trương, đẳng trương,
nhược trương
Trong hình 3 từ trái sang phải là TB (ĐV “Animal cell” và TV “Plant cell”) được đặt
trong môi trường ưu trương – đẳng trương – nhược trương.
Hãy quan sát hiện tượng và giải thích nguyên nhân?


Hình 3
3. Nhập bào và xuất bào
Hình thức vận chuyển trong hình dưới đây có gì khác so với vận chuyển thụ động và chủ động
qua màng TB trong mục 1.

Hình 4
Ghi nhớ:

Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng ATP (theo cơ chế khuếch tán đối với
chất tan và thấm thấu đối với nước). Vì thế khi đặt TB trong môi trường ưu trương nếu là TB
TV sẽ bị co nguyên sinh còn TB ĐV sẽ bị teo bào. Để duy trì trạng thái TB nên đặt TB trong môi
trường đẳng trương.


Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có
nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và có sự tiêu tốn năng lượng ATP.
Nhập bào là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất
(gồm thực bào đối với chất rắn và ẩm bào đối với chất lỏng), và xuất bào là túi tiết kết hợp với
màng sinh chất đẩy chất tiết ra ngoài tế bào.
C. LUYỆN TẬP
1. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây thài lài tía
Dụng cụ:
- Kính hiển vi quang học.
- Lưỡi dao lam, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
Hóa chất: - Nước cất, dung dịch nước muối loãng.
Mẫu vật: - Cây thài lài tía.
Cách tiến hành:
-Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía sau đó đặt lên phiến kính trên đó
đã nhỏ sẵn một gọt nước cất. Đặt một lá kính lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt nước còn dư
ở phía ngoài.
- Đặt phiến kính lên bàn kính hiển vi sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính giữa hiển vi
trường rồi quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu vật.
- Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để quan sát các tế bào biểu bì của lá rồi sau đó chuyển
sang vật kính x40 để quan sát rõ hơn.
- Vẽ các tế bào biểu bì bình thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được dưới kính
hiển vi vào vở.
Khí khổng lúc này đóng hay mở?

- Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ một gọt dung dinh muối loãng vào
rìa của lá kính rồi dũng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia của lá kính hút dung dịch để đưa
nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào.
- Quan sát các tế bào biểu bì khác nhau kể từ sau khi nhỏ dung dịch nước muối để thấy quá trình
co nguyên sinh diễn ra như thế nào. Chú ý, nếu đồng độ muối hoặc đường quá cao sẽ làm cho
hiện tượng co nguyên sinh xảy ra quá nhanh, khó quan sát. Có thể dùng các dung dịch có nồng


độ muối hoặc đường khác nhau và quan sát trên kính để thấy sự khác biệt mức đọ và tốc độ co
nguyên sinh.
- Vẽ các tế bào đang bị co nguyên sinh chất quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
(?) Tế bào lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối?
(?) Thay đổi nồng độ muối tốc độ co nguyên sinh diễn ra như thế nào?
2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng
- Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở các tế bào biểu bì, nhỏ một giọt nước cất vào rìa
của của lá kính giống như khi ta nhỏ giọt nước muối trong thí nghiệm co nguyên sinh.
- Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và quan sát tế bào.
- Vẽ các tế bào quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
(?) Lúc này khí khổng đóng hay mở? Giải thích.
(?) Tế bào lúc này có gì khác so với tế bào khi co nguyên sinh.
? Mô tả hiện tượng qua sát được sau khi nhỏ nước muối lên tiêu bản? Vẽ hình.
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
? Mô tả hiện tượng qua sát được sau khi thấm hết nước muối và nhỏ nước cất lên tiêu bản? Vẽ
hình.
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Hình 5 chụp một tiêu bản ở 3 thời điểm khác nhau khi thí nghiệm co và phản co nguyên

sinh của TB vảy hành tím. Hãy xác định hiện tượng tương ứng và gọi tên hiện tượng ở các hình
a, b, c.


a)

b)

c)

Hình 5. TN chuẩn: Co và phản co nguyên sinh ở tế bào vảy hành tím

2. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy dẫn đến mất nước nên truyền dung dịch nào? Đẳng trương, ưu
trương hay nhược trương?
3. Quan sát hình 6, Giải thích hiện tượng.

Hình 6

4. Thực hành làm siro mận.
Dụng cụ, mẫu vật, hóa chất: Bình nhựa 1 bình 2kg, quả mận 1kg, đường kính 800g.
Cách tiến hành
Bước 1: Mận rửa sạch, để ráo. Dùng dao tách bỏ hạt mận (nếu cẩn thận hơn thì có thể dùng nạo
để nạo bỏ vỏ mận).
Bước 2: Rải một lớp mận vào dụng cụ đựng rồi rải tới một lớp đường. Cứ rải lặp đi lặp lại như
thế cho đến hết mận và đường. Để ướp cho đến khi mận tiết ra nhiều nước và đường tan.


Bước 3: Cho toàn bộ mận và nước mận vào nồi, đặt lên bếp đun sôi khoảng 20 phút. (Hoặc khi
đường tan hết thì có thể gạn lấy phần nước này, cho vào lọ và cất vào tủ lạnh dùng dần, phần bã
có thể sấy khô làm mứt.

? Để tạo được siro nhanh hơn nên ngâm nguyên quả hay gọt vỏ? Giải thích cơ sở khoa học của
cách tiến hành.
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Tại sao các cô bán rau muốn rau tươi phải thường xuyên vảy (hoặc xịt) nước lên rau?
2. Tại sao dung dịch truyền tĩnh mạch dùng cho bệnh nhân thường ghi dung dịch đẳng trương?
Nếu là dung dịch nhược trương hay ưu trương thì sẽ dẫn đến hậu quả gì khi truyền dịch vào
máu?
3. Chẻ cọng rau muống, chẻ một quả ớt thành nhiều mảnh nhỏ nếu để ở môi trường ngoài thì
không thấy gì xảy ra, nhưng nếu đem ngâm trong nước thì thấy cọng rau muốn cong ra phía
ngoài. Giải thích?
4. Nêu cách xào rau muống không bị quắt lại và vẫn xanh mướt?



×