Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.26 KB, 24 trang )




KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 1: Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho
biết chức năng của những thành phần tham gia cấu
trúc màng.
Protein xuyên màng: Vận chuyển các chất qua màng.
Protein bám màng liên kết với các saccatit và lipit để
thực hiện các chức năng khác nhau như tiếp nhận và
truyền thông tin từ ngoài vào, xúc tác, ghép nối các tế
bào với nhau.
Clesterol tăng cường sự ổn định của màng.


KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 2: Hãy cho biết trong tế bào nhân thực những
bộ phận nào có cấu trúc màng kép, màng đơn?
- Những bộ phận có cấu trúc màng kép: nhân tế bào,
ti thể, lục lạp, màng sinh chất.
- Những bộ phận có cấu trúc màng đơn: mạng lưới
nội chất, thể Gôngi, lizoxom, không bào, peroxixom

Tiết 18

Màng sinh chất có chức năng kiểm soát sự
vận chuyển các chất và trao đổi thông tin giữa tế
bào và môi trường. Các chất và các phân tử có
thể vận chuyển qua màng về cả hai phía theo 3
phương thức: thụ động, chủ động (tích cực) và
xuất nhập bào.




I. Vận chuyển thụ động:
Nhỏ 1 giọt mực tím vào cốc nước thấy có hiện
tượng gì xảy ra?
Trả lời: Giọt mực hoà tan vào cốc nước, màu tím lan
ra, toàn bộ cốc nước sẽ có màu tím nhạt.
Vậy đây là hiện tượng gì?
Trả lời: Đây là hiện tượng khuếch tán.
Quá trình trao đổi chất qua màng tế bào cũng diễn
ra nhờ sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài
màng theo cơ chế khuếch tán.
1. Hiện tượng:

Thế nước là gì? Thế nước quan hệ như thế nào với nồng
độ của chất tan?
Trả lời: Thế nước là số phân tử nước tự do trong 1đơn vị thể
tích. Thế nước cao khi nồng độ chất tan thấp và ngược lại.
Khuếch tán là gì? Xảy ra khi nào?
Trả lời: Khuếch tán là sự di chuyển cân bằng của các chất từ
hai môi trường có nồng độ chất khác nhau. Khuếch tán xảy ra
khi có sự chênh lệch nồng độ các chất.
2. Các khái niệm:
Thẩm thấu là gì? Áp suất thẩm thấu là gì? Công thức tính
áp suất thẩm thấu?
Trả lời: Thẩm thấu là sự khuếch tán của nước qua màng
Áp suất thẩm thấu là lực phải dùng để làm ngừng sự vận
động thẩm thấu qua màng.
Công thức: P = CRTi trong đó: C: nồng độ M (mol/lit), T: nhiệt độ
tuyệt đối (273 + t

o
), R: hằng số (=0,0821), i: hệ số phân li.


- Các chất hoà tan trong nước được vận
chuyển qua màng theo gradien nồng độ (từ nơi
có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp - cơ
chế khuếch tán) gọi là thẩm tích.
- Nước thấm qua màng theo gradien áp suất thẩm
thấu (từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước
thấp) gọi là sự thẩm thấu.
- Sự khuếch tán và thẩm thấu xảy ra khi có sự
chênh lệch nồng độ chất tan giữa trong và ngoài
màng tế bào


3. Các loại môi trường:
-
Ưu trương: Nồng độ chất tan bên ngoài cao
hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào.
-
Nhược trương: Nồng độ chất tan bên ngoài
thấp hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào.
-
Đẳng trương: Nồng độ chất tan bên ngoài
bằng nồng độ chất tan bên trong tế bào.
→ Chất tan đi từ môi trường ưu trương sang
môi trường nhược trương, nước đi ngược lại.

Đọc nội dung SGK cho biết có mấy loại môi trường

dựa vào nồng độ chất tan? Đặc điểm của mỗi loại môi
trường đó.

×