Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Mã huyền thoại trong tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------

NGUYỄN PHƢƠNG NGÂN

MÃ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
NHÀ GIẢ KIM CỦA PAULO COELHO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------

NGUYỄN PHƢƠNG NGÂN

MÃ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
NHÀ GIẢ KIM CỦA PAULO COELHO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn:


TS. Nguyễn Thanh Trƣờng

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu không đúng như trên, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày 6 tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Phƣơng Ngân


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời biết ơn chân thành sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Trường
– người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt
quá trình hoàn thành khóa luận này.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn và quý thầy cô
trong bộ phận thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã
cung cấp những kiến thức, tư liệu quý báu cho chúng tôi trong suốt thời
gian học tập vừa qua cũng như trong quá trình nghiên cứu này.
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này luôn có sự giúp đỡ
và chia sẻ của các bạn và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
2.1.

Những nghiên cứu về huyền thoại và mã huyền thoại ............................ 2

2.2.

Những nghiên cứu về Paulo Coelho và tác phẩm Nhà giả kim ............. 6

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 7

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7

4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 7
5. Mục đích, ý nghĩa đề tài .................................................................................. 8
6. Bố cục đề tài ..................................................................................................... 9
NỘI DUNG ............................................................................................................ 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ............ 10
1.1.

Huyền thoại – mạch dẫn văn hóa .......................................................... 10

1.1.1.


Khái niệm huyền thoại (myth) ............................................................ 10

1.1.2.

Đặc trưng của huyền thoại ................................................................ 11

1.1.3.

Mối tương liên giữa văn học và huyền thoại ..................................... 13

1.2.

Huyền thoại tồn tại với tƣ cách mã kí hiệu .......................................... 15

1.2.1.

Kí hiệu học ......................................................................................... 15

1.2.2.

Mã – một kí hiệu đặc biệt ................................................................... 17

1.2.3.

Từ mã văn học đến mã huyền thoại ................................................... 19

1.3.

Một số mã huyền thoại phổ biến ........................................................... 22


1.3.1.

Cổ mẫu huyền thoại ........................................................................... 22

1.3.2.

Biểu tượng huyền thoại ...................................................................... 24

1.3.3.

Motif huyền thoại ............................................................................... 25

1.4.

Nhà văn Paulo Coelho và tiểu thuyết Nhà giả kim .............................. 25

1.4.1.

Nhà văn Paulo Coelho ....................................................................... 25

1.4.2.

Tiểu thuyết Nhà giả kim ..................................................................... 27

1.5.

Tiểu kết .................................................................................................... 27



CHƢƠNG 2. MÃ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ GIẢ KIM
CỦA PAULO COELHO – NHỮNG DẠNG THỨC BIỂU HIỆN ................... 29
2.1.

Mã cổ mẫu - Mô hình huyền thoại gốc về ngƣời anh hùng ................ 29

2.1.1.

Từ Khởi hành… .................................................................................. 29

2.1.2.

…đến Thụ pháp… .............................................................................. 33

2.1.3.

…và Quay về ...................................................................................... 38

2.2.

Biểu tƣợng huyền thoại .......................................................................... 41

2.2.1.

Biểu tượng thuộc tôn giáo, tâm linh .................................................. 41

2.2.1.1.

Người chăn cừu .............................................................................. 41


2.2.1.2.

Urim và Thummim ......................................................................... 42

2.2.1.3.

Hoang mạc ...................................................................................... 43

2.2.1.4.

Kim Tự Tháp Ai Cập ...................................................................... 44

2.2.1.5.

Vòng tròn ........................................................................................ 45

2.2.2.

Biểu tượng thuộc thuật giả kim .......................................................... 47

2.2.2.1.

Thuật giả kim .................................................................................. 47

2.2.2.2.

Phiến ngọc lục bảo .......................................................................... 49

2.3.


Motif huyền thoại .................................................................................... 50

2.3.1.

Motif giấc mơ ..................................................................................... 50

2.3.2.

Motif điềm báo, tiên tri ...................................................................... 54

2.3.3.

Motif thiên nhiên linh thiêng .............................................................. 57

2.3.4.

Motif dẫn đường, trợ giúp .................................................................. 58

2.3.5.

Motif nhân vật huyền thoại ................................................................ 60

2.4.

Tiểu kết .................................................................................................... 63

CHƢƠNG 3. MÃ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ GIẢ KIM
CỦA PAULO COELHO – MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ............. 65
3.1.


Kĩ thuật liên văn bản .............................................................................. 65

3.1.1.

Tiếp biến yếu tố dân gian ................................................................... 66

3.1.2.

Sự xâm nhập, tương tác giữa các văn bản ......................................... 69

3.2.

Thủ pháp huyền ảo hóa thế giới thực ................................................... 72

3.2.1.

Thế giới thực - ảo ............................................................................... 72

3.2.2.

Yếu tố tâm linh ................................................................................... 74


3.3.

Phƣơng thức lắp ghép mã – tạo sinh mã huyền thoại mới ................. 76

3.3.1.

Sự đan lồng của nguyên mẫu huyền thoại ......................................... 76


3.3.2.

Tái cấu trúc hóa, tạo nên mã huyền thoại mới .................................. 80

3.4.

Tiểu kết .................................................................................................... 82

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 86
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 91
1. Mô hình huyền thoại gốc về ngƣời anh hùng (Monomyth) .................... 91
2. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho .... 95


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một tác phẩm văn chương luôn mang bản chất là một siêu kí hiệu với
các lớp mã ngữ nghĩa, các kí hiệu lớn nhỏ chồng lấp lên nhau. Huyền thoại
cũng không nằm ngoài những kí hiệu trên văn bản nghệ thuật. Đây được xem là
một loại hình đặc biệt của ngành khoa học kí hiệu – loại hình dẫn tới quá trình
định danh nói chung, khiến cho kí hiệu trong ý thức huyền thoại tương đương
với một tên gọi riêng, có vai trò hết sức quan trọng. Nghiên cứu mã huyền thoại
sẽ giúp người tiếp cận hiểu rõ hơn những khung tri thức văn hóa cũng như làm
rõ một khía cạnh đặc biệt của văn chương nhân loại.
Bên cạnh một mẫu số chung của văn học hiện đại thế giới, huyền thoại
vẫn ẩn chứa nhiều dạng thể tinh thần, đặc trưng riêng của mỗi nền văn hóa.
Mảnh đất Mỹ Latinh luôn đầy ắp những điều bí ẩn, kì bí mà quyến rũ từ lâu đã
là hấp lực mạnh mẽ đối với toàn nhân loại qua những trang viết thấm đẫm chất

huyền thoại trộn lẫn hiện thực như thế. Paulo Coelho là một nhà văn có bút
pháp độc đáo, mới mẻ. Đặc biệt, các tiểu thuyết của ông còn thu hút người đọc
bằng các tình tiết siêu nhiên, huyền thoại. Tiểu thuyết Nhà giả kim do ông sáng
tác mang đậm dấu ấn của mã huyền thoại qua nhiều phương diện. Tuy hòa
chung với dòng văn chương huyền thoại nhưng tiểu thuyết này đã khẳng định
được vị trí trong lòng bạn đọc bởi những nét độc đáo riêng, một cách sử dụng
mã huyền thoại khéo léo nhằm dẫn đến những bài học mới mẻ.
Kết hợp hai yếu tố trên, tôi lựa chọn đề tài Mã huyền thoại trong tiểu
thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho không chỉ để tiếp cận tác phẩm mà còn
góp phần giải mã, kiến giải những vấn đề lí luận liên quan đến huyền thoại dưới
góc độ kí hiệu.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về huyền thoại và mã huyền thoại
Huyền thoại vốn là một phạm trù rộng lớn có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực từ văn hóa, triết học, tôn giáo đến văn học, nghệ thuật… Sự phức tạp này
đòi hỏi những nhà nghiên cứu quan tâm và không ngừng mở rộng tri thức về
huyền thoại. Trải qua nhiều thời gian, với sự tham gia của nhiều trường phái
nghiên cứu cùng các lí thuyết và hướng tiếp cận khác nhau, huyền thoại ngày
càng được mở rộng đường biên đồng thời được soi chiếu dưới nhiều khía cạnh.
Dưới quan điểm duy vật lịch sử và biện chứng, Karl Marx và F. Angels
xem “huyền thoại là hình thái ý thức xã hội đã phản ánh thực tại với tất cả bản
chất năng động của con người” [Dẫn theo 15, tr. 33]. Theo cách lí giải này,
huyền thoại được nảy sinh trong những hoàn cảnh xã hội nhất định và là một
hình thức chiếm lĩnh thực tại mang tính phổ quát bao gồm nhiều lĩnh vực chính
trị, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, khoa học. Và nhà nghiên cứu cũng chỉ ra cách
chiếm lĩnh thực tại đó là bằng trí tưởng tượng dân gian.

Đối với lĩnh vực văn hóa học, Phan Thu Hiền đã cho rằng “huyền thoại
là một thành tố trong văn hóa tinh thần, do đó, trở thành một đối tượng nghiên
cứu của văn hóa học” [33]. Khi nghiên cứu huyền thoại dưới góc nhìn văn hóa,
đặc biệt là văn hóa Mỹ Latinh – một vùng đất “đặc biệt dữ dội” và “đầy nghịch
lí”, Lưu Thanh Mai khẳng định tầm vóc của huyền thoại trong đời sống qua
việc trích dẫn câu nói của Nietzche năm 1872: “Nếu không có huyền thoại, các
nền văn minh sẽ mất đi khả năng sinh sôi nảy nở trong năng lực nguyên sơ của
nó. Chỉ có một chân trời do huyền thoại vây quanh mới đảm bảo được tính
thống nhất của nền văn minh sống động trong chân trời đó” [Dẫn theo 17, tr.
61]. Không chỉ qua văn hóa, tác giả còn chỉ ra được những dấu vết huyền thoại
có trong tác phẩm văn học như “tiểu thuyết du hành”, “những câu chuyện
không tưởng”, huyền thoại về ngày sáng thế, mẫu cổ ốc đảo… Lưu Thanh Mai
còn có phát hiện quan trọng không chỉ đối với việc tìm hiểu văn hóa mà còn có
khả năng định hướng trong phát triển hướng đi cho nghiên cứu văn học huyền
2


thoại. Đó là vấn đề tái sinh huyền thoại trong văn học hiện đại. “Ngày nay, đối
với văn hóa Mỹ Latinh truyền thống huyền thoại vẫn còn là mạch ngầm sống
động của ý thức dân tộc, thậm chí, nhiều nhà văn lặp lại nhiều lần những motip
huyền thoại, gọi là hiện tượng „tái huyền thoại hóa‟, tượng trưng cho sự bền
vững của truyền thống dân tộc, của mô hình cuộc sống văn hóa dân tộc” [17, tr.
64]. Có thể thấy, bài viết đã thể hiện được bản chất cốt lõi của huyền thoại và
cho thấy một số đặc trưng của nó trong văn học nghệ thuật.
Cùng tìm hiểu về châu lục Mỹ Latinh, Lê Ngọc Phương ở bài viết Một
số huyền thoại tâm linh trong văn học châu Mỹ Latinh hiện đại [35] lại có góc
nhìn khác về huyền thoại trên bình diện văn hóa tâm linh và sự thể hiện của nó
trong văn chương. Theo đó, tác giả khẳng định cảm thức tâm linh như một
dòng chảy quan trọng của nền văn hóa Mỹ Latinh và được bộc lộ qua các motif
nghệ thuật trong văn chương. Các motif có thể kể đến như motif thiên nhiên

linh thiêng – những linh ảnh; motif giấc mơ; motif mê cung, mê lộ; motif xác
chết, linh hồn, bóng ma… Những motif này đã trở đi trở lại trong văn chương
thể hiện tư duy huyền thoại sâu sắc của các nhà văn. Khai thác yếu tố huyền
thoại dưới góc độ motif, bài viết đã mang đến cho người đọc những đóng góp
độc đáo trên con đường giải mã dấu vết huyền thoại trong các tác phẩm văn
học, đặc biệt là văn học Mỹ Latinh.
Nguyễn Trường Lịch trong bài báo Huyền thoại và sức sống của huyền
thoại trong văn chương xưa và nay đã đặt phạm trù này trong mối tương liên
với văn học. Ngoài việc khái quát chặng đường phát triển của huyền thoại, ông
còn khẳng định giá trị to lớn của huyền thoại đến từ Hy Lạp và Kito giáo:
“…huyền thoại Hy Lạp trở thành một lĩnh vực tri thức cần thiết và bổ ích đối
với lớp người có văn hóa đương thời. Rồi cũng từ đấy những huyền thoại Kito
giáo cũng trở thành một kho tàng nguyên liệu cho sáng tác văn học nghệ thuật”
[15, tr. 33]. Qua hàng loạt các tác phẩm của Anh, Đan Mạch… và cả Việt Nam,
Nguyễn Trường Lịch không chỉ cho thấy sức sống mạnh mẽ của huyền thoại
trong văn chương nói chung mà còn khẳng định được vai trò quan trọng của nó
3


đối với đời sống tinh thần nhân loại: “Không còn nghi ngờ gì nữa, huyền thoại
vẫn có sức sống tràn đầy, vẫn còn có ý nghĩa thời sự” [15, tr. 43].
Trong khi đó, ở khía cạnh thi pháp, E. M. Meletinsky lại đưa ra quan
điểm của mình qua công trình Thi pháp của huyền thoại. Cuốn sách chỉ ra thi
pháp huyền thoại “sử dụng sự lặp lại nghi lễ - huyền thoại có tính chu kì để thể
hiện các nguyên mẫu phổ quát và để kiến tạo chính cách trần thuật cũng như sử
dụng quan niệm về các vai trò xã hội dễ thay đổi (mặt nạ), các vai trò nhấn
mạnh sự thay thế lẫn nhau, “tính lưu chuyển” của các nhân vật. Thi pháp của sự
huyền thoại hóa – đó là một trong những phương pháp tổ chức tự sự sau khi
đập vỡ hay phá hủy mạnh mẽ cấu trúc của tiểu thuyết cổ điển thế kỉ XIX thoạt
đầu thông qua các song chiếu và các biểu tượng, chúng giúp cho việc sắp xếp

chất liệu cuộc sống hiện đại và cấu trúc hành động nội tâm (vi tâm lí), rồi sau
đó bằng cách sáng tạo cốt truyện “huyền thoại” độc lập để thiết kế ý thức tập
thể đồng thời với lịch sử phổ quát” [19, tr. 464]. Theo nhà nghiên cứu người
Nga E. M. Meletinsky, thi pháp huyền thoại đã xâm nhập vào văn học của thế
giới thứ ba những năm 50, 60 của thế kỉ XX. Nhưng tác giả cũng khẳng định
trong các tiểu thuyết Á – Phi và Mỹ Latinh thì “những truyền thống folklore cổ
sơ và ý thức huyền thoại – folklore dù dưới dạng tàn dư, vẫn có thể tồn tại bên
cạnh chủ nghĩa trí tuệ hiện đại thuần túy kiểu châu Âu” [19, tr. 500].
Meletinsky cũng chỉ ra nét nổi bật mà thi pháp huyền thoại hóa của các nhà văn
Á – Phi, Mỹ Latinh khác biệt với huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Tây Âu, đó
là “sự cân bằng độc đáo của bình diện huyền thoại và bình diện lịch sử” [19, tr.
504].
Trong thời gian gần đây, việc kiến giải văn chương dưới góc nhìn kí hiệu
học đang là một vấn đề hấp dẫn. Sử dụng lí thuyết của kí hiệu học để kiến giải
huyền thoại cũng là một hướng đi đặc biệt. R. Garaudy trong cuốn sách Chủ
nghĩa Mác thế kỉ XX đã coi huyền thoại là hệ thống tín hiệu thứ ba của con
người. Garaudy cho rằng “Pavlov đã phân biệt hệ thống tín hiệu thứ nhất được
tạo nên bởi những kích thích giác quan với tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ được
4


tạo bởi các từ và hoàn thành của nó trong khái niệm. Sau tín hiệu là từ, chúng ta
có thể gọi tượng trưng là tín hiệu thứ ba. Hệ thống tín hiệu thứ ba này cùng
diễn tả một hình thức của quan hệ giữa con người và thế giới […]. Huyền thoại
không chỉ là một quan hệ với tồn tại, nó là một mời gọi hành động. Huyền thoại
khải thị không chỉ cho chúng ta không phải một hiện diện, mà một phiến diện,
một sự thiếu, một chỗ trống mà chúng ta cần bù đắp” [Dẫn theo 21, tr. 36].
Qua lí thuyết của kí hiệu học văn hóa, mã huyền thoại trong văn bản
truyện kể được nhà nghiên Iu. M. Lotman tìm hiểu. Đó là “mã huyền thoại của
truyện kể chỉ là mã gốc mà sau đó buộc phải tiếp tục biến đổi do được phiên

dịch vào các hệ thống mã văn hóa hiện đại phức tạp hơn” [16, tr. 301]. Cũng lí
thuyết kí hiệu học nhưng qua góc độ ngôn từ, R. Barthes xác định “huyền thoại
là một hệ thống thông báo, đó là một thông điệp” [3, tr. 289]. Nhà nghiên cứu
xem huyền thoại thuộc lĩnh vực kí hiệu học, nó mang cấu trúc của hệ thống kí
hiệu và muốn tháo dỡ huyền thoại thì phải biết được cấu trúc của nó.
Hay với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trường trong bài viết Khung cấu
trúc – Kí hiệu – Mã nghệ thuật và cơ chế tạo sinh mã biểu tượng, mã huyền
thoại trong tác phẩm văn chương đã trình bày toàn diện từ kí hiệu cho đến vấn
đề tạo sinh mã. Ngoài ra, nhà nghiên cứu còn nhắc đến vấn đề mã huyền thoại
trong tác phẩm văn chương. Dưới ánh sáng kí hiệu học, “mã huyền thoại có hai
hệ thống kí hiệu, hệ thống này chồng lấn lên hệ thống kia (…) Huyền thoại ẩn
dạng theo quy ước hình thái kí hiệu nên huyền thoại được hiểu là siêu kí hiệu”
[24, tr. 6]. Bài viết đã cung cấp một hệ thống lí thuyết về mã huyền thoại và lí
do nảy sinh của nó trong tác phẩm văn học.
Qua những nghiên cứu trên, có thể nói huyền thoại bộc lộ tính chất phức
tạp qua những góc nhìn đa dạng. Tuy vậy, xem huyền thoại như một mã kí hiệu
vẫn còn là một khía cạnh mới mẻ và độc đáo. Lựa chọn hướng đi này sẽ góp
phần soi chiếu huyền thoại dưới ánh sáng kí hiệu học cũng như mở ra những
giá trị mới mẻ của huyền thoại từ nguyên thủy đến hiện đại.

5


2.2. Những nghiên cứu về Paulo Coelho và tác phẩm Nhà giả kim
Trong bài báo Paulo Coelho nhà văn có tác phẩm được đọc nhiều nhất
thế giới, cây bút Brazil này được Thân Trọng Sơn giới thiệu về cuộc đời, sự
nghiệp và những tác phẩm hay để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp của ông. Tác
giả bài viết còn nhận định rằng “Cuốn sách này ghi lại những chuyện kể về
những khoảnh khắc tôi đã trải qua, những câu chuyện tôi đã nghe thuật lại và
những chiêm nghiệm tại mỗi khoảnh khắc trong từng chặng hành trình trên

dòng sông đời tôi” [37].
Cuộc hội thảo mang tên Paulo Coelho và độc giả Việt Nam diễn ra vào
ngày 7/11/2007 do công ti sách Bách Việt tổ chức cũng đã giới thiệu đầy đủ về
Paulo Coelho và chia sẻ của người đọc về tác phẩm của ông. Cuộc hội thảo
giúp cho người đọc hiểu được vì sao Paulo Coelho được xem là “ông vua
Midas”, người có khả năng giúp các nhà xuất bản bán sách thành vàng.
Nghiên cứu tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho dưới khía cạnh
triết học, Nguyễn Thị Anh Phụng lại đi sâu vào khai thác vấn đề triết lí sống
của tác phẩm đối với thanh niên Việt Nam hiện đại. Luận văn đã chỉ ra được
những bài học giá trị của tác phẩm và soi chiếu nó dưới đời sống hiện thực.
Trong một bài dịch cuộc phỏng vấn từ trang mạng nước ngoài, vấn đề
huyền thoại trong tiểu thuyết của Paulo Coelho đã được chính tác giả giãi bày.
Nhà văn cho biết: “Văn học đang trở lại với thần thoại. Chỉ có thông qua thần
thoại chúng ta mới có thể tiếp cận bản chất thực của con người. Giống như cậu
mục đồng trong sách tôi, chúng ta đến các Kim Tự Tháp tìm kho báu để tìm lấy
chính mình” [40]. Như vậy, chính tác giả cũng sử dụng yếu tố huyền thoại như
một dụng ý nghệ thuật chứ không phải trong vô thức sáng tác.
Trong khả năng khảo sát của người viết, có thể thấy tuy là tác giả nổi
tiếng với hàng loạt tác phẩm được dịch thuật, nghiên cứu thuộc dạng bestsellers
trên khắp thế giới, riêng ở Việt Nam gần mười sáng tác đã chuyển sang Việt
ngữ; Paulo Coelho và tiểu thuyết Nhà giả kim lại chưa có công trình nghiên cứu
6


trong nước nào đào sâu dưới góc độ văn học. Những tiếp cận trước đây chỉ là
những bài báo và chưa có tìm nhận một cách đầy đủ giá trị văn học của tác
phẩm. Chính lí do này đã khiến người viết tiếp tục đề tài Mã huyền thoại trong
tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho. Lựa chọn khía cạnh này không chỉ
giúp mở ra những trường độ của lí thuyết huyền thoại mà còn góp phần tìm
hiểu giá trị nghệ thuật thật sự của tác phẩm Nhà giả kim cũng như tài năng sáng

tạo của cây bút Brazil – Paulo Coelho.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mã huyền thoại trong tiểu thuyết Nhà giả kim
của Paulo Coelho (sử dụng lí thuyết huyền thoại học và kí hiệu học). Cụ thể
nghiên cứu một số khía cạnh nổi bật trong tác phẩm là:
 Mô hình mã huyền thoại gốc về hành trình người anh hùng.
 Mã biểu tượng và mã motif huyền thoại.
 Một số phương thức thể hiện mã mô hình, biểu tượng và motif
huyền thoại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mã huyền thoại trong cuốn Nhà giả kim của
tác giả Paulo Coelho (Lê Chu Cầu dịch), Nhà xuất bản Văn học, năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là:
 Phương pháp nghiên cứu kí hiệu học
 Phương pháp nghiên cứu huyền thoại
 Phương pháp so sánh

7


5. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Thực hiện đề tài nghiên cứu Mã huyền thoại trong tiểu thuyết Nhà giả
kim của Paulo Coelho, nhằm đạt đến những mục đích cụ thể sau:
 Xác định mã huyền thoại trong tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho
qua mô hình huyền thoại về người anh hùng, biểu tượng huyền thoại và
motif huyền thoại.
 Làm rõ sự biểu hiện của mô hình mã huyền thoại gốc (Monomyth) trong
kết cấu tác phẩm và ý nghĩa, giá trị của nó. Phân tích mã biểu tượng và

motif huyền thoại có trong tiểu thuyết.
 Tìm hiểu phương thức tạo nên mã mô hình, biểu tượng - motif huyền
thoại trong tiểu thuyết, giải mã biểu chúng qua sự đối chiếu với tư duy
nguyên thủy và với các tác phẩm văn học khác.
 Đánh giá vai trò, ý nghĩa của hệ thống lí luận về huyền thoại, mã huyền
thoại trong nghiên cứu văn học huyền thoại.
Từ những mục đích đã nêu, đề tài sẽ mang lại những ý nghĩa sau:
 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài giúp người viết hiểu sâu về hệ thống lí luận của huyền thoại
dưới sự soi chiếu của lí thuyết mã – kí hiệu học và sự lan tỏa của
nó trong tiểu thuyết Nhà giả kim nói riêng và các tác phẩm văn
học nói chung.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Thực hiện đề tài giúp người viết làm quen với việc nghiên cứu
văn chương từ góc nhìn mã huyền thoại, vận dụng vào phân tích
một tác phẩm văn chương cụ thể; đồng thời có thể sử dụng kết quả
đạt được của đề tài làm tài liệu tham khảo bổ ích cho việc học tập
và nghiên cứu văn học trong nhà trường hiện nay.

8


6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của đề tài được chia thành ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và các vấn đề liên quan.
Chương 2: Mã huyền thoại trong tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo
Coelho – Những dạng thức biểu hiện.
Chương 3: Mã huyền thoại trong tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo
Coelho – Một số phương thức thể hiện.


9


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Huyền thoại – mạch dẫn văn hóa
1.1.1. Khái niệm huyền thoại (myth)
Thuật ngữ “huyền thoại” ngay từ khi mới xuất hiện, hay bắt đầu thu hút
sự quan tâm đã không ngừng hấp dẫn các nhà lí luận bởi tính đa nghĩa và phức
tạp trong nội hàm khái niệm. Huyền thoại (tiếng Anh: Myth, tiếng Nga: Mif,
tiếng Pháp: Mythe) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là Muthos. Nghĩa khởi
nguyên của Muthos là “lời, lời nói, câu chuyện, là truyền thuyết, truyền thoại”
[27, tr. 3]. Nhưng hiểu sâu hơn thì Muthos có nghĩa “là những lời nói (thoại)
mơ hồ, tối nghĩa (huyền) cần phải giải mã mới tìm được ẩn ý. Nội dung của nó
thường không rõ ràng vì bị che lấp phía sau những thứ linh tinh chẳng có liên
quan gì đến bản than nó” [25, tr. 20]. Đây là một thuật ngữ được nghiên cứu
trong nhiều ngành khoa học khác nhau như triết học, văn hóa học, tôn giáo, văn
học, lịch sử…
Nhận diện thuật ngữ phức tạp này từ dấu chỉ thuộc tính bản chất, giáo sư
Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) cho rằng: “Huyền thoại là
khái niệm chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thủy,
trong đó cái kì ảo che giấu những sự thật, được bảo lưu dưới nhiều dạng thức
của đời sống tinh thần nhiều nhóm cư dân trên thế giới và đi vào văn học nghệ
thuật. Huyền thoại lấp lánh nhiều nghĩa bí ẩn, do đó, nó thường mang tính đa
âm, phát sáng nhiều thông điệp; nó xuất phát từ vô thức tập thể ngày cổ xưa.
Nó trở thành những mẫu cổ từ đó các nhà văn sau này khai thác và sáng tạo
theo vô thức cá nhân” [26, tr. 668-669].
Hiểu theo cách thông thường, huyền thoại cũng được xem là những

truyện kể thiêng liêng, giải thích thế giới và con người đã hình thành và có
dạng tồn tại hiện nay như thế nào. Theo đó, huyền thoại có nghĩa là “những
10


truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc
với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu (thời gian khởi
nguyên), tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như
việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa” [Dẫn theo 30].
Với cách hiểu này, huyền thoại không đặt trọng tâm vào những vấn đề thiết cốt
trong cuộc sống đời thường của con người mà hướng sự quan tâm đến vũ trụ,
mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, thông qua việc miêu tả cái đối lập, hỗn
loạn để nhấn mạnh sự hài hòa của vũ trụ trong mối quan hệ với con người.
Hướng đến và duy trì sự hài hòa, huyền thoại dung hòa với nghi lễ (ritual), hay
nói cách khác nghi lễ như là một phương tiện trợ giúp để huyền thoại thực hiện
cái đích mà nó mong muốn. Tri nhận thế giới trong huyền thoại thường không
theo định tính khoa học mà nghiêng hẳn về phía trực giác và cảm nhận.
Trên cơ sở các quan niệm, định nghĩa trên; chúng tôi hiểu huyền thoại là
một mạch dẫn văn hóa quan trọng trong cảm quan ý thức của nhân loại. Trong
lĩnh vực văn học, đó là những câu chuyện thấm đẫm tính huyễn hoặc, kì ảo, sử
thi về thần linh hoặc về một tư tưởng nào đó của nhân loại. Câu chuyện hoàn
toàn do trí tưởng tượng của con người nhưng cũng bám rễ từ vô thức tập thể,
mang tính thông điệp và ý nghĩa cao.
1.1.2. Đặc trưng của huyền thoại
Trong đa số các công trình hay bài viết, các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa
ra một định nghĩa hoàn chỉnh và thống nhất về huyền thoại, song họ đều thừa
nhận đó là một yếu tố phản ánh văn hóa, tư duy nguyên thủy của nhân loại. Rõ
ràng, các huyền thoại đã được lưu giữ trong kí ức văn hóa – lịch sử, mang tính
bất biến giúp nó có thể thâm nhập vào văn chương nhiều thời mà không bị mai
một giá trị. Có thể lí giải điều này từ điểm xuất phát của huyền thoại. Trong đời

sống nguyên thủy, huyền thoại khởi sinh trên đời sống tinh thần, yếu tố vô thức
tập thể nên mang đậm tính văn hóa của nhân loại.

11


Huyền thoại phát triển cùng chiều dài lịch sử của nhân loại nên vừa có
tính lịch đại vừa có tính đồng đại. Với tư cách là một truyện kể quá khứ, con
người mượn huyền thoại để lí giải những gì khiến vũ trụ và con người được
sinh ra. Thần Trụ trời, thần Núi, thần Sông… cũng được hình thành từ cách
thức này. Câu chuyện huyền thoại, thần thoại còn xuất hiện với tư cách cắt
nghĩa hiện tại và tương lai.
Huyền thoại chính là mạch dẫn văn hóa quan trọng nên cũng mang tính
đặc trưng vùng miền. Tùy theo phông văn hóa của mỗi đất nước, dân tộc mà
huyền thoại sẽ có những nhánh rẽ rất riêng biệt. Chẳng hạn như huyền thoại
Australia và Nam Mỹ thường nói về việc vi phạm các chuẩn mực hôn nhân gia
đình và xã hội: đồng tục kết hôn hay loạn luân, chế độ nội hôn (endogamie).
Những mối quan hệ không đúng đắn thường làm mất cân bằng vũ trụ. Dục tính
theo hướng loạn luân tượng trưng cho sự trưởng thành không hoàn thiện, thiên
về phát triển thể xác hơn là tinh thần. Cốt truyện của huyền thoại Châu Á tạo
thành chuỗi khép kín, các motif quen thuộc như motif lông ngỗng, “ở hiền gặp
lành”…
Huyền thoại được xây dựng thông qua những câu chuyện về những điều
kì diệu, hoang đường, có nguồn gốc từ dân gian sơ khai. Những nhân vật trong
cốt truyện này cũng thường là người phi thường, có khả năng đặc biệt hay có
những đặc điểm kì lạ. Ngay cả nhân vật lịch sử cũng có thể trở thành nhân vật
huyền thoại; truyện pha trộn cái thực với cái hư ảo, cái kì diệu, thường bằng
phương pháp phóng đại… Do vậy, huyền thoại thường mang tính kì ảo để phản
ánh một hiện thực đầy bí ẩn, huyền diệu dưới con mắt nhân loại, đặc biệt là
dưới góc nhìn của người nguyên thủy. Các nhân vật trong hệ thống thần thoại

Hy Lạp đều là nhân vật thần linh với những năng lực đặc biệt đậm chất hoang
đường như thần Zues, thần Jupiter, thần Cupid…
Nhiều ngòi bút hiện đại đã lấy cảm hứng từ truyền thống văn hóa để khơi
nguồn sáng tạo. Các mẫu gốc huyền thoại có cơ hội xuất hiện trong văn học
hiện đại với những diễn giải mới mẻ. Tuy nhiên, là phương tiện để phản ánh
12


hiện thực, có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu nên huyền thoại thường được thể hiện
dưới dạng biểu tượng. Tính biểu tượng này của huyền thoại đã mở rộng thêm
nhiều chiều kích ý nghĩa cho tác phẩm. Sự mơ hồ trong lớp vỏ kí hiệu của
huyền thoại không giúp nhiều cho người tiếp nhận diễn giải các ý tưởng. Chính
đặc trưng này gây ra những ý kiến trái chiều đối với một số ý nghĩa mã hóa
huyền thoại và diễn giải chủ quan của người nghiên cứu.
1.1.3. Mối tương liên giữa văn học và huyền thoại
Với tư cách là một mạch dẫn văn hóa, một hệ thống kí hiệu, một thứ siêu
ngôn ngữ, huyền thoại hiện diện ở khắp mọi nơi. Nó ảnh hưởng và chiếm lĩnh
thực tại mang tính phổ quát bao gồm nhiều lĩnh vực chính trị, tôn giáo, nghệ
thuật, đạo đức, khoa học… Giống như quan niệm của Melentinski Eleaza
Moseevich – một học giả nổi tiếng về lĩnh vực folklore và kí hiệu học đưa ra:
“Huyền thoại là một hiện tượng trung tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là
một phương tiện cổ xưa để nhận thức thực tại xung quanh và bản chất con
người. Huyền thoại cũng là mô hình đầu tiên của mọi hệ tư tưởng, là cái nôi
nguyên hợp của các loại hình văn hóa khác nhau văn học, nghệ thuật, tôn giáo
và ở mức độ nào đó, cả triết học, thậm chí cả khoa học” [18, tr. XVI].
Lịch sử loài người trải qua hàng thế kỉ tồn tại và phát triển cùng với sự
đồng hành của văn học nghệ thuật. Là một hình thái ý thức của huyền thoại,
văn học cũng không nằm ngoài trường lực tác động của “cái nôi nguyên hợp”
này. Có thể nói trong bất kì thể loại văn học nào, từ huyền thoại (hay thần thoại
– theo cách gọi thường gặp), sử thi đến truyện cổ tích hay thơ ca… đều thấp

thoáng trong đó các tích truyện huyền thoại. Điều này lại được Meletinsky
chứng minh và khẳng định nhiều lần trong các công trình nghiên cứu của ông
về huyền thoại, ví dụ như: truyện cổ tích là một mảnh vỡ được “văng ra” từ
huyền thoại, hay “truyện cổ tích thoát thai từ huyền thoại” [19, tr. 355], hoặc
“nguồn gốc chủ yếu của việc hình thành các sử thi cổ đại là các truyện cổ tích –
tráng ca (…) và đặc biệt là huyền thoại” [19, tr. 364]. Như vậy, huyền thoại
được khởi đi là cội nguồn của văn học. Những câu chuyện thần thoại, truyền
13


thoại phản ánh tâm tư nguyện vọng của con người. Nó phát triển từ hình thức
truyền miệng, rồi được ghi chép lại, sáng tác theo hình thức của văn học hiện
đại. Trong phê bình văn học nước ngoài, huyền thoại giống với thần thoại và
được xem là một nguyên tắc tổ chức cấu trúc của văn học. Quan trọng hơn, văn
học và huyền thoại còn có cùng một thuộc tính: khả năng tái hiện những quan
niệm chung nhất trong một hình thức cụ thể, cảm tính.
Tuy nhiên sự vận động của văn học cũng góp phần giữ gìn và phát triển
yếu tố huyền thoại. Tức là sự tác động ngược trở lại của văn học đối với huyền
thoại. Cùng với bao thăng trầm của cuộc sống, văn học đã trải qua nhiều giai
đoạn biến đổi về phương pháp sáng tác, hình thành nên những trào lưu văn học
khác nhau, bổ sung và thay thế cho nhau. Nếu như thế kỉ XIX là giai đoạn phát
triển rực rỡ của những sáng tác thuộc trường pháp hiện thực chủ nghĩa thì thế kỉ
XX người đọc lại được chứng kiến sự lên ngôi của những sáng tác theo khuynh
hướng “huyền thoại hóa”. Tiểu thuyết của J. Joyce, Th. Mann, F. Kafka… thơ
của T. S. Eliot, W. B. Yeats… kịch của J. Anouilh, Claudel, Cocteau… là
những ví dụ tiêu biểu. Vì thế mà “Kỉ nguyên huyền thoại” (The Mythical Age)
là tên gọi do tiểu thuyết gia người Đức – Hermann Broch – đặt cho thế kỉ XX
[Dẫn theo 43]. Không gian trong văn bản nghệ thuật chính là mắt xích quan
trọng cho không gian mã huyền thoại, hay có thể gọi là “kí hiệu quyển”. Văn
học Việt Nam cũng chớm nở những tác phẩm có dấu vết của huyền thoại như

Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp), Tâm sự (Tố Hữu)…
Lí do huyền thoại dễ dàng bám rễ vào tác phẩm văn học nghệ thuật bởi
những đặc tính hình thành mang tính phổ quát của chúng. Huyền thoại có tính
biểu tượng, biểu trưng cao. Nhân loại đan cài vào những câu chuyện thần thoại,
hoang đường những thông điệp, ý tưởng hay thân phận con người dưới lớp vỏ
biểu tượng, hình tượng. Cơ chế của văn học cũng tạo sinh từ những hình tượng,
biểu tượng nghệ thuật. Chính điểm chung này đã giúp những biểu tượng huyền
thoại dễ dàng tái sinh trong văn học hiện đại với những biến ảo độc đáo nhất.

14


Việc nghiên cứu tác phẩm văn học dưới khía cạnh huyền thoại là một
hướng đi cần thiết để lí giải những giá trị thực sự của văn học hiện đại, nhất là
đối với những sáng tác đến từ vùng đất Mỹ Latinh bởi những nét đặc sắc của
văn hóa tại đây. Văn học hiện thực huyền ảo sẽ là một bước đệm đặc biệt cho
sự tái sinh của huyền thoại trên văn bản truyện kể. Cuốn sách Nhà giả kim của
Paulo Coelho hứa hẹn để lại những dấu vết huyền thoại độc đáo ấy.
1.2. Huyền thoại tồn tại với tƣ cách mã kí hiệu
1.2.1. Kí hiệu học
Đóng vai trò cực kì quan trọng trong đời sống xã hội của con người, hình
thái cấu trúc kí hiệu và hệ thống kí hiệu của nó luôn tồn tại dưới nhiều dạng
thức và phạm vi hoạt động rộng khắp. Những mã kí hiệu đó có thể là đèn tín
hiệu giao thông, các quy ước về trang phục, tiền giấy… Thậm chí, nó còn xuất
hiện trong cơ chế ngôn ngữ tự nhiên của nhân loại cũng như những loại ngôn
ngữ chuyên ngành. Theo định nghĩa trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”
[10] do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên đã cho rằng
“kí hiệu” (Tiếng Anh: sign) chính là đơn vị truyền đạt ý nghĩa cơ bản nhất. Một
sự vật, sự việc trở thành kí hiệu khi nó mang khả năng làm cho người tiếp nhận
hiểu được ý nghĩa theo bất cứ một phương thức nào, còn bản thân quá trình

truyền đạt phải trải qua sự môi giới nhất định.
Chính những rắc rối trong quá trình nhận diện/ kiến giải kí hiệu đã cho ra
đời bộ môn kí hiệu học (Tiếng Anh: semiology semiotics) để khám phá và phát
triển thêm khung tri thức về khía cạnh này của nhân loại. Khoa học nghiên cứu
về kí hiệu và hệ thống kí hiệu ngày càng đưa ra được nhiều đặc tính trong khu
biệt hóa tính chất kí hiệu, lan rộng ra cả những lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ
thuật theo quan điểm của riêng nó. Kí hiệu học theo đó mà được hình thành như
một ngành độc lập từ những năm 1950 trên điểm chung giữa ngôn ngữ học cấu
trúc, điều khiển học và lí thuyết thông tin.

15


Bản thân quá trình tìm hiểu định nghĩa cụ thể cho kí hiệu học cũng cho
thấy nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như theo Lã Nguyên, nhà nghiên
cứu cho rằng hiện nay trên thế giới đã có ba cách định nghĩa khác nhau:
1) Cách định nghĩa mẫu mực và phổ biến nhất về kí hiệu học là định
nghĩa dựa vào đối tượng: Kí hiệu học là khoa học về các kí hiệu
và/hoặc về các hệ thống kí hiệu.
2) Định nghĩa theo kiểu thứ hai là định nghĩa dựa vào phương pháp:
Kí hiệu học là khoa học đem các phương pháp ngôn ngữ học áp
vào những đối tượng khác, không phải là ngôn ngữ tự nhiên.
3) Định nghĩa theo kiểu thứ ba là định nghĩa của Lotman Iu. M. Theo
Lotman, kí hiệu học là khoa học về các hệ thống giao tiếp và các
kí hiệu được sử dụng trong quá trình thông tin.
Nghiên cứu về kí hiệu học chính là tìm hiểu về các phương thức giao
tiếp (truyền thông tin) bằng các biểu trưng (tượng trưng hoặc biểu tượng) dựa
trên sự khảo sát về các cách thức trong thực tế giữa người – người, hay trong hệ
thống giao tiếp “người – máy”. Từ đó, người ta chia ra nhiều dạng ngôn ngữ là:
1) Các ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ âm thanh), tức là các ngôn ngữ

của các dân tộc, đã có trong thực tế lịch sử như tiếng Việt, tiếng
Anh, tiếng Nhật…
2) Các ngôn ngữ nhân tạo trong hệ thống “người – máy”.
3) Siêu ngôn ngữ - ngôn ngữ được dùng dưới chức năng mô tả ngôn
ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo.
4) Các loại ngôn ngữ thứ sinh (hay hệ thống mô hình hóa thứ sinh).
Đối với phương pháp, kí hiệu học lại dựa trên cơ sở: 1) Phân giới trạng
thái đồng đại của cấu trúc ngôn ngữ (sự tương ứng của mọi yếu tố trong tính
thống nhất về chức năng của chúng) và trạng thái lịch đại của nó (những biến
đổi của cấu trúc trong thời gian); 2) Phân giới ngôn ngữ như một hệ thống thứ
bậc những chuẩn mực phi thời gian và những quy tắc của lời nói như là sự vật
chất hóa các quy tắc ấy trong một thực thể kí hiệu của những văn bản nhất định,
16


nằm trong một không gian và thời gian xác định; 3) Phân giới trong ngôn ngữ
những trục mẫu (paradigm – hệ dọc – một tập hợp những hình thái tương
đương nhưng khác nhau về nghĩa mà người ta lựa chọn để tạo ra văn bản) và
trục cú đoạn (syntagme – hệ ngang -, sự kết hợp các yếu tố khác loại trên trục
phát ngôn).
Xung quanh những công trình nghiên cứu về kí hiệu học vẫn xảy ra
nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về ranh giới, cơ sở quan điểm phương pháp của
nó cũng như xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là có sự cách biệt gay
gắt có cả khách quan lẫn chủ quan. Theo nhà mỹ học Iuri Borev (Liên Xô cũ)
đã chia lĩnh vực kí hiệu học theo năm xu hướng cơ bản: 1) Lí thuyết khái niệm
cho rằng ý nghĩa là hiện tượng bên trong của ý thức con người; 2) Lí thuyết
hình thức quy ý nghĩa của một kí hiệu về quan hệ cú pháp của nó với các kí
hiệu khác; 3) Lí thuyết hiện thực chủ nghĩa nhấn mạnh khía cạnh ngữ nghĩa; 4)
Lí thuyết thực chứng tìm cội nguồn của ý nghĩa ở phản ứng của con người khi
sử dụng kí hiệu; 5) Lí thuyết ngữ nghĩa khái quát đề xuất phương pháp phân

tích ngữ nghĩa để giải quyết các triết học và xã hội.
Kí hiệu là đối tượng nghiên cứu trung tâm của bộ môn Kí hiệu học. Việc
phân tích kí hiệu thuộc về cách thức người nghiên cứu tiếp cận để hiểu các hệ
thống kí hiệu – thuộc bình diện phương pháp. Do đó, đã xảy ra trường hợp các
nhà kí hiệu học nhận diện kí hiệu theo những phương diện khác nhau. Vấn đề
này đã dẫn đến việc hình thành hai lí thuyết kí hiệu học nhị diện và kí hiệu học
tam diện.
1.2.2. Mã – một kí hiệu đặc biệt
Từ xưa đến nay, mã là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động truyền
thông tin. Tuy vậy, mã là một vấn đề vừa quen vừa lạ đối với giới nghiên cứu.
Việc truyền tin qua không gian và thời gian đòi hỏi phải có vật mang thông tin,
có kí hiệu. Và Trần Đình Sử đã cho rằng mã chính là “mối liên hệ giữa vật
dụng làm kí hiệu và thông tin” [38]. Theo quan niệm của nhà kí hiệu học Mĩ
17


Ch. Peirce, có ba loại kí hiệu. Hình hiệu lập mã bằng sự giống nhau giữa vật
mang tin và cái nguyên nhân hay kết quả, họ hàng với cái muốn biểu đạt, ví dụ
như mây gợi mưa, khói gợi lửa. Biểu hiệu, tức kí hiệu thì quy ước bằng vô
đoán, ví như ngôn ngữ. Như thế, tìm mã là nghiên cứu cách quy ước giữa vật
mang thông tin với thông tin.
Mối liên hệ mã ấy được quyết định và chi phối bởi sự quy ước của người
thực hiện và người tiếp nhận. Ví dụ thời cổ đại người ta dùng lửa trên núi để
báo hiệu có quân thù xâm nhập vào lãnh thổ. Xâm nhập đường bộ thì đốt một
đống lửa, xâm nhập bằng đường thủy thì đốt hai đống, xâm nhập bằng cả hai
đường thì đốt ba đống. Mã qua đó như là quy ước đầu tiên được nhận biết qua
việc làm mật mã, tức là ám hiệu. Mật mã là phương tiện để truyền tin mà không
cho kẻ ngoài cuộc được biết. Con người còn tạo nên các hệ thống mã quy ước
nhân tạo nhằm truyền tin bằng phương tiện ngoài ngôn ngữ. Nói như vậy không
có nghĩa là mã hoàn toàn được sinh ra từ ý thức của con người. Có nhiều mã

hình thành một cách vô thức trong đời sống nhân loại. Chẳng hạn như ngôn
ngữ và hệ thống các ngôn ngữ văn hóa lập mã bằng cách ước định tục thành,
theo thói quen tích lũy qua nhiều thế hệ.
Trong quá trình lập mã, mã này đẻ ra mã kia, các mã dịch qua dịch lại,
mã đẻ ra mã, mã cũ đẻ ra mã mới. Các mã nằm trong mối liên hệ liên mã, và
nhờ thế chúng có thể dịch lẫn nhau trong kí hiệu quyển, như Iu. Lotman đã
khẳng định. Trong các hệ thống mã, mã ngôn ngữ là hệ thống mã cơ bản nhất,
dựa vào đó để lập ra các mã khác. Các mã khác dù đa dạng đến đâu, khi muốn
hiểu người ta đều phải tìm cách dịch về mã ngôn ngữ.
Tuy vậy, mã ngôn ngữ không phải là mục tiêu muốn hướng đến cuối
cùng của đề tài. Người viết quan tâm đến những mã biến thể khác như mã mô
hình, mã biểu tượng và motif bởi đây chính là nhánh rẽ, cánh tay nối dài của
huyền thoại trong văn chương nghệ thuật. Mã ở đây được biết đến như một lớp
vỏ hình thức độc đáo đòi hỏi người đọc phải bóc tách, diễn giải để đến với
những ý nghĩa, giá trị sâu xa hơn.
18


×