Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm tăng cường kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Ea Bông thông qua các hoạt động Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.93 KB, 26 trang )

Mục lục
Số thứ
tự
I
II
I
II
III
IV
V
I
II

Nội dung
Phần thứ nhất : Mở đầu
Đặt vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Phần thứ hai : Giải quyết vấn đề
Cơ sở lý luận của vấn đề
Thực trạng
Các giải pháp
Tính mới của giải pháp
Hiệu quả của sáng kiến
Phần thứ ba : Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1–2


2–3
3
3–5
5–8
9 – 18
19
19 – 20
20
20 – 21
21 – 22
23

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Lịch sử giáo dục nước ta cho thấy, trong điều kiện đất nước còn chiến
tranh, nền kinh tế còn yếu kém nhưng nền giáo dục Việt Nam đã đào tạo những
thế hệ người Việt Nam anh dũng, mưu trí trong đấu tranh; cần cù, sáng tạo trong
lao động đã góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đưa nước ta từ
một nước nghèo, kém phát triển trở thành nước đang phát triển, hội nhập với thế
giới.
Mục tiêu giáo dục và đào tạo của chúng ta hiện nay là đào tạo con người
mới Xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này luôn thống nhất với mục tiêu giáo dục của
1


nhà trường phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Nhằm hình thành nhân cách con người
Việt Nam trong thời đại mới, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho học sinh
trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp giữa các lực
lượng giáo dục trong xã hội, trong đó Nhà trường giữ vai trò chủ đạo.Với bậc
Tiểu học, người giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng đối với học
sinh.Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: vừa là th ầy dạy
học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là ng ười bạn t ốt nh ất
của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình .. Giáo
viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt,
là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành
con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững
mạnh.
Bên cạnh những giờ dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp
với giáo viên bộ môn và hoạt động các tổ chức đoàn thể góp phần giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giao lưu, tham quan về nguồn;
thông qua những bài học lịch sử, những buổi đi thực tế thăm các di tích lịch sử,
văn hoá của địa phương. giáo viên giúp học sinh hiểu và thấm nhuần những
truyền thống qúy báu của dân tộc, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất trong
dựng nước và giữ nước của ông cha, truyền thống nhân đạo sâu sắc, tinh thần
đoàn kết… Từ đó, học sinh thấy được trách nhiệm của mình với đất nước, gia
đình, xã hội và bản thân, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, hình thành cho học sinh những phương cách ứng xử nhân văn, nhân ái,
phẩm chất đạo đức chuẩn mực trong nhà trường.
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc
sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân
thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng
hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự
bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
Đối với HS tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh
hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển

nhân cách sau này.
Chính vì nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của“Rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh”bản thân tôi, một giáo viên được nhà trường phân cônglàm
Tổng phụ trách Đội nhiều năm liền nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài“Một số kinh
nghiệmtăng cường kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Ea Bông
2


thông qua các hoạt động Đội”làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ cùng
tất cả quý thầy cô giáo đồng nghiệp.
Tăng cường kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động
của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động giáo dục nhằm
tăng cường kỹ năng sống cho học sinh ở bậc Tiểu học thông qua các hoạt động
của tổ chức đội. Cụ thể là tại Liên đội trường tiểu học Ea Bông bản thân tôi là
giáo viên Tổng phụ trách Đội.
II. Mục tiêunghiên cứu
Với mục tiêu đào tạo con người mới, có đầy đủ kiến thức kỹ năng cho
công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước hiện nay. Ngành giáo dục đặc
biệt là bậc tiểu học đã đang có những thay đổi về phương pháp giảng dạy giúp
học sinh chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Do vậy mục tiêu của
đề tài này là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, kỹ năng đúng mực,
với cuộc sống thông qua việc tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại
Liên đội. Qua đây hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh,
tích cực, loại bỏ dần dần những thói quen, hành vi tiêu cực, chưa phù hợp.
Đồng thời giúp học sinh có thể vận dụng thật tốt những kiến thức mà
mình đã được học vào cuộc sống, tăng tính thực tiễn cho các kiến thức của các
bộ môn đã được học trong chương trình chính khóa.
Tạo điều kiện để học sinh có thể thực hiện đúng bổn phận của mình, và
phát triển một cách toàn diện nhất về thể chất cũng như về trí tuệ và tinh thần,

đạo đức của bản thân.
Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong
đó một nội dung rất quan trọng là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy
qua đề tài này giúp trường xây dựng tốt phong phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong phạm vi đề tài này, bản thân tôi xin được chia sẻ một vài kinh
nghiệm về tăng cường giáo dục kỹ năng sống nói chung, một số hình thức về
giáo dục kỹ năng sống đã thực hiện tại Liên đội trong những năm qua.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
1.Những khái niệm có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống
3


Hiện nay có rất nhiều khái niệm về Kỹ năng sống, nhưng để đưa ra một
khái niệm chung nhất có lẽ vẫn chưa có. Nhưng theo tôi chúng ta cần hiểu về
khái niệm kỹ năng và kỹ năng sống như sau:
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một
hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công
việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc
đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con
người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong
não bộ của con người. Kỹ năng sốngcó thể hình thành một cách tự nhiên, thông
qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
Các nhóm nhận biết về Kỹ năng sốngđược chia ra như sau:
a.Theo UNICEF kỹ năng được chia làm 3 cụm chủ đề
- Kỹ năng truyền thông và giao tiếp bao gồm;
+ Truyền thông giao tiếp cá nhân.

+ Kỹ năng thương lượng từ chối.
+ Kỹ năng lắng nghe và chia sẻ.
+ Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm.
+ Kỹ năng biện hộ.
- Kỹ năng lấy quyết định và suy nghĩ có phán đoán bao gồm:
+ Kỹ năng lấy quyết đinh/ giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng tư duy có phán đoán
- Kỹ năng ứng phó và làm chủ bản thân bao gồm:
+ Kỹ năng làm tăng sức mạnh nội lực để tự chủ.
+ Kỹ năng làm chủ cảm xúc.
+ Kỹ năng quản lý stress.
b.Theo WHO: cũng được chia làm ba nhóm kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng tư duy: bao gồm ý thức về bản thân, ý th ức xã h ội, xác l ập
mục đích, giải quyết vấn đề, ra quyết định.
4


- Kỹ năng xã hội: bao gồm việc đánh giá và công nhận giá trị của ng ười
khác, kỹ năng làm việc với người khác và hiểu vai trò của h ọ, xây d ựng m ối
quan hệ tích cực với gia đình và bạn bè, lắng nghe và truy ền đ ạt cho hi ệu
quả, nhận trách nhiệm và đối phó với stress.
- Kỹ năng thương lượng: đây không chỉ là th ương lượng v ới ng ười
khác mà còn thương lượng với chính bản thân.
c.Theo tổ chức Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương c ủa Liên
Hợp Quốc lại phân loại kỹ năng sống thành 3 dạng
- Kỹ năng sống để phát triển cá nhân.
- Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác.
- Kỹ năng công nghệ.
Tóm lại, tuy có khác nhau trong cách phân loại kỹ năng sống nh ưng
chung quy lại có 10 kỹ năng sống cơ bản sau:

- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo.
- Suy nghĩ có phán đoán.
- Truyền thông có hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Ý thức về bản thân.
- Kỹ năng thấu cảm.
- Kỹ năng ứng phó với cảm xúc.
- Kỹ năng ứng phó với stress.
2.Các văn bản có liên quan đến công tác giáo dục kỹ năng sống trong
trường Tiểu học
-Công văn số 463/BGDĐT-GDTX của Bộ Giáo dục và đào t ạo ngày 28
tháng 01 năm 2015

5


- Công văn số 4026/BGDĐT-GDCTHSSV của Bộ Giáo dục và đào tạo
“Về việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” ngày 01 tháng 9
năm 2017.
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên bậc Tiểu học
Trong chương trình bồi dường thường xuyên dành cho giáo viên Ti ểu
học có nhiều Modul dành cho giáo viên Tiểu học với các n ội dung liên quan
đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Trong đó th ể
hiện rõ nhất ví dụ ở các Modul như:
Modul TH 39: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu h ọc qua các
môn học;
Modul TH 40: Thực hành giáo dục kỹ năng sống cho h ọc sinh ti ểu h ọc
qua một môn học;

Modul TH 41: Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động giáo d ục;
Modul TH 42: Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong m ột s ố ho ạt
động ngoại khóa ở tiểu học.
II. Thực trạng vấn đề:
Trong cuộc sống hiện nay việc phát triển của công nghệ đã mang lại cho
chúng ta những hiệu quả mà công nghệ đã tạo ra. Bên cạnh những thành công
của công nghệ đối với cuộc sống thì nó cũng có những mặt trái mà chúng ta cần
phải khắc phục. Hiện nay, chúng ta đang sống trong môi trường công nghệ nên
kĩ năng sống của học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng
còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta thường mới chỉ quan
tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học
sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề
khó với các em. Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh
nhau vẫn xảy ra. Trong đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt
trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng
chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ, lười hoạt động
và không thích tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở nhà trường hơn.
Việc giảng dạy Kỹ năng sốngđã được đưa vào chương trình gi ảng
dạy trong thời khóa biểu, giúp các em học sinh tiếp thu bài d ễ dàng h ơn vì
đã có những nội dung học và tìm hiểu cụ thể, rõ ràng h ơn.
Đối với Liên đội Tiểu học Ea Bôngđã được Ban giám hiệu tạo điều
kiện thuận lợi để tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa trong năm h ọc phù
hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế. Thông qua các hoạt động ngoại khóa,
các buổi sinh hoạt dưới cờ đã lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho các
6


em từ những điều đơn giản nhất như: lễ phép với người lớn tuổi, gi ữ gìn
vệ sinh chung, tuân thủ nội quy trường lớp.
Hiện nay việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp trong các nhà trường vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một số giáo viên vẫn
còn xem nhẹ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhiều gia đình học sinh
chưa thực sự quan tâm đến việc tham gia các phong trào của con em mình, từ đó
cũng coi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh và con em mình.
Trường nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,
hầu hết gia đình các em đều làm nông nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa nên thiếu sự quan
tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điều kiện tốt để các tệ nạn xã hội xâm nhập
vào các em nếu các em không được trang bị tốt nhất các kỹ năng sống cho mình.
Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển thông qua hai con
đường cơ bản là con đường học trên lớp và con đường tham gia các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu
học là điều kiện tốt nhất giúp học sinh tích lũy và rèn kỹ năng sống có hiệu quả.
Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải
nghiệm các kỹ năng sống. Vì vậy giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các
hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân,
tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và của người
khác.
Sau khi học kỳ I năm học 2017 - 2018 kết thúc và vào đầu năm học 20182019 tôi đã tiến hành khảo sát với chủ đề “ Kỹ năng của em”, kết quả thu được
như sau:
Tổng số học
sinh

Kỹ năng khi tham gia giao thông
Kỹ năng tốt

Có hình thành kỹ năng Kỹ năng chưa tốt

SL


%

SL

%

SL

%

20172018

287

150

52,2

92

32

45

15,8

20182019

285


145

50,8

98

34,5

42

14,7

7


Kỹ năng phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích
Tổng số
học sinh

Kỹ năng tốt

Có hình thành kỹ
năng

Kỹ năng chưa tốt

SL

%


SL

%

SL

%

20172018

287

140

48,7

109

38,1

38

13,2

20182019

285

135


47,3

115

40,4

35

12,3

Kỹ năng phòng tránh bị xâm hại
Tổng số
học sinh

20172018

20182019

Kỹ năng tốt

Chưa có kỹ năng

SL

%

SL

%


157

54,7

130

45,3

155

54,3

130

45,7

287

285

Kỹ năng tham gia và tổ chức các hoạt động
Kỹ năng tốt
Tổng số
học sinh
20172018

287

Chưa có kỹ năng


SL

%

SL

%

210

73,1

77

26,9

8


20182019

285

198

69,4

87


30,6

*Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Qua bảng tổng hợp trên kết quả cho thấy, học sinh có kỹ năng tham gia
giao thông chưa tốt là trên 14%. Học sinh chưa có kỹ năng phòng tránh đuối
nước, tai nạn thương tích chiếm 13%. Học sinh chưa có kỹ năng phòng tránh bị
xâm hại là 45,3% và học sinh chưa có các kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể
là 26 – 30,6%. Như vậy chúng ta có thể thấy được một số kỹ năng cần thiết hiện
nay như phòng tránh bị xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước vẫn chiếm tỉ lệ
khá cao. Điều đó yêu cầu chúng ta cần phải có các biện pháp để giúp học sinh
rèn luyện các kỹ năng một cách tốt nhất để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Việc học sinh còn thiếu những kỹ năng đó xuất phát từ một số nguyên
nhân như:
Một số gia đình các em có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ thường
xuyên mâu thuẫn với nhau, một số em cha mẹ đi làm ăn xa nên việc quan tâm
giáo dục các em gần như khoán trắng cho nhà trường. Bên cạnh đó một số em
được gia đình chiều chuộng nên sớm được tiếp xúc với công nghệ nên thiếu đi
các kỹ năng cần thiết.
Bên cạnh đó thì việc giáo dục các em ở trong các nhà trường vẫn còn chú
trọng chủ yếu vào dạy kiến thức cho các em mà thiếu sự giáo dục và rèn luyện
kĩ năng sống cho các em nên các em thiếu đi các kỹ năng sống cần thiết.
Mặt khác là sự tác độ của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học
công nghệ đã tác động mạnh vào lối sống của các em, xem nhẹ lời khuyên của
cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Khi áp dụng việc giáo dục kỹ năng sống cho h ọc sinh ở bậc ti ểu h ọc
mục tiêu đưa ra với một số nội dung như :
- Biết tự ứng xử trong các trường hợp xảy ra hàng ngày.
- Biết cách hợp tác với các bạn trong và ngoài lớp trong việc th ực hiện
nhiệm vụ học tập cũng như sinh hoạt.

- Có lối sống lành mạnh, biết cách tự chăm sóc mình.
- Nhận biết lòng biết ơn, các giá trị đạo đức cơ bản trong cuộc sống.
9


- Biết bao dung, vị tha, tôn trọng với bạn bè, biết quan tâm đến nh ững
người xung quanh.
* Một số biện pháp nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua các hoạt động của Đội:
Từ thực trạng đã nêu ở phần trên, là giáo viên Tổng phụ trách đội tôi luôn
bám sát tình hình thực tế của học sinh trường mình, cố gắng truyền tải cho các
em những Kỹ năng sốngthông qua những hoạt động, những hình thức giáo dục
phù hợp với lứa tuổi, giúp các em tự chủ động lĩnh hội kiến thức và tự trải
nghiệm rút ra cho mình bài học để áp dụng trong cuộc sống.Căn cứ vào chương
trình hoạt động ngoài giờ của nhà trường, kết hợp với các chủ đề sinh hoạt của
Liên đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, mà giáo viên chọn ra những hình
thức giáo dục phù hợp.
- Biện pháp 1: Tìm hiểu thực tế học sinh và tạo m ối thân thi ện v ới
học sinh.
Là một giáo viên được nhà trường tin tưởng giao trọng trách làm
giáo viên- tổng phụ trách đội, bản thân tôi cũng nh ư nhiều đồng nghiệp
khác rất tự hào, nhưng xen lẫnđâu đó vẫn có những nỗi lo không tên. Vì
trọng trách một người giáo viên tổng phụ trách rất nặng nề, và cóý nghĩa
to lớn đối với các em học sinh
Việc tìm hiểu gần gũi cũng như tạo mối quan hệ thân thiện v ới các
em không đơn giản một chút nào. Người giáo viên vừa cần nghiêm kh ắc
giúp các em tự giác thực hiện nề nếp nội quy nhà tr ường, cũng nh ư c ần
phải thân thiện, là nơi để các em chia sẻ những v ấn đề khó nói, ho ặc
những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.
Điều vui nhất của giáo viên tổng phụ trách là được th ường xuyên

tiếp xúc, quan tâm uốn nắn học sinh của mình. Chúng tôi có đi ều kiện ti ếp
xúc với cha mẹ học sinh để cùng nhau bàn biện pháp giáo d ục m ột số em
học sinh chưa chăm ngoan.Khi các em tiến bộ và tr ưởng thành, chúng tôi
cảm thấy mình như nhận được một món quà vô giá. Đó cũng là nguồn
động viên to lớn cho những thầy cô làm công tác kiêm nhiệm.
Do đó khi bước vào năm học mới. Giáo viên tổng phụ trách phải quản
lý toàn diện học sinh của toàn trường và cần tìm hiểu những vấn đề cơ
bản như:
+ Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến h ọc
sinh của mình.

10


+ Hiểu biết những đặc điểm của các em học sinh (về sức khỏe, sinh
lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguy ện
vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….)
+ Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của mình, nắm vững mục tiêu
đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả h ọc tập của h ọc sinh,
đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết h ợp giáo d ục để các
em phấn đấu và trưởng thành.
Làm giáo viên tổng phụ trách đội là một nghệ thuật, đòi hỏi người
giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói,
tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ v ới trò nh ư
người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục
học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu.
- Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt đ ộng tr ải
nghiệmsáng tạo.
Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường c ơ bản: Con
đường học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan tr ọng, góp ph ần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục c ủa
nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập th ể,
hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách c ủa
học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có
thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây d ựng cho các em
các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có
nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo d ục v ới cộng đ ồng, t ạo s ự
thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan c ủa xã h ội
thành những nhu cầu của bản thân HS.
Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các ho ạt
động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao đ ộng, giao l ưu, vui
chơi giải trí... con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách c ủa mình.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường
Tiểu học là điều kiện tốt nhất giúp HS tích luỹ và rèn kĩ năng s ống có hi ệu
quả. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em đ ược h ợp tác, tr ải
nghiệm các kĩ năng sống. Vậy giáo viên cần thiết kế và tổ ch ức th ực hiện
các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho HS có c ơ h ội th ể hiện ý t ưởng cá
nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và
người khác.
11


Dưới đây là một vài hình thức bản thân tôi đã trải nghiệm và áp d ụng
có hiệu quả đối với Liên đội:
- Biện pháp 3: Hoạt động “Trang trí lớp học thân thiện”.
Trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” rộng khắp trên cả
nước. Ở trong môi trường đó các em được học tập và sinh hoạt trong m ột
bầu không khí thân thiện, gần gũi như gia đình, điều đó góp phần giúp các

em hứng thú trong học tập và đem lại hiệu qua cao trong giáo d ục. N ơi đó
trường học, lớp học được các em coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà th ứ hai
của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày
vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung
đó. Lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích c ực c ủa
học sinh, tăng cường giáo dục các kĩ năng sống cho các em. Trong môi
trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luy ện
kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy kh ả năng t ự
tìm hiểu, khám phá,tư duy sáng tạo… Chính vì vậy để giáo dục,rèn luy ện kĩ
năng sống cho học sinh thành công tôi luôn quan tâm đến việc trang trí
“Lớp học thân thiện”. Đưa cây xanh vào lớp học. Theo tôi, lớp học thân
thiện phải có cây xanh, bởi lẻ một lớp học xanh mát, ngập tràn s ắc màu
thiên nhiên, sẽ giúp các em có một tâm trạng vui tươi nh ẹ nhàng v ới m ỗi
ngày đến lớp. Nhìn ở phương diện khoa học : cây cỏ lá hoa đ ược ví nh ư lá
phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh
thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giản, sảng khoái.
Qua đó giáo dục các em tinh thần bảo vệ môi trường sống quanh mình .
Trong năm học 2016 – 2017 với phòng học còn chưa được tu sửa, tôi
đã cho các em cùng dọn vệ sinh, trang trí thêm các vật d ụng nh ư: giá sách,
rèm màn mới, trang trí các tranh ảnh, hoặc đồ vật địa ph ương…
Trong năm học 2017 – 2018tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường
tổ chức Hội thi “Lớp học thân thiện”, thông qua hội thi đã giáo dục các em ý
thức giữ gìn vệ sinh lớp học cũng như trường mình; các em cùng nhau đoàn
kết, hợp tác để tìm hiểu cách trang trí thế nào cho đẹp, cho lạ; và lao động
vừa sức của mình, cùng với cha mẹ mình dọn dẹp, sơn s ửa m ới phòng h ọc.
Với không gian lớp học mới, sạch đẹp, khang trang, giúp các em đ ến l ớp
với tinh thần tươi vui, phấn khởi, hăng say với các bài học của th ầy cô giáo
hơn. Đây mới là những kết quả đáng để trân trọng và phát huy.

12



Trang trí lớp học thân thiện

- Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động “Lao động dọn vệ sinh”.
Để đánh giá xếp loại học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy đ ịnh
dựa trên bốn tiêu chí: Văn hóa, đạo đức, lao động và văn th ể mĩ. Nh ưng
hiện nay, tiêu chí hoạt động lao động của học sinh trong tr ường h ọc d ường
như đã bị bỏ qua, những hoạt động đó dần được “dịch vụ hóa”.
Những năm về trước, hầu hết các trường học đều tổ ch ức lao động
cho học sinh. Các nhà trường thường xuyên duy trì hình th ức thay phiên
từng lớp lao động trong tuần với các công việc nh ư quét dọn sân tr ường,
lớp, nhổ cỏ, lau bàn ghế… Các em thực hiện những công việc đó tr ước gi ờ
học hoặc ra chơi giữa giờ. Học sinh tự “lao động” sẽ giúp các em bi ết gi ữ
gìn kết quả công sức lao động của mình, tránh thói quen d ựa d ẫm ỷ l ại,
không xả rác bừa bãi trong trường lớp và nh ững n ơi công c ộng. T ự các em
biết mình phải làm gì để giữ gìn môi trường xung quanh sạch đ ẹp.
Vì vậy, việc “bỏ qua kỹ năng lao động ở các tr ường học hiện nay là
một hình thức gián tiếp làm học sinh lười vận động và sợ lao động. S ự
chậm chạp, ít hoạt động cơ bắp không chỉ có ở học sinh khu vực thành ph ố
mà còn xuất hiện nhiều ở học sinh các vùng nông thôn. Không ch ỉ các em
học sinh ở thành phố mà phần đông học sinh ở các vùng nông thôn, ngoài
thời gian học tập, giải trí thì không phải làm bất cứ công việc gì khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục các em tự lao
động dọn vệ sinh cho lớp mình cũng như làm sạch khuôn viên nhà trường .
Bản thân tôi trong những năm qua đã phối h ợp cùng v ới Ban đ ại di ện cha
13


mẹ học sinh để làm có hiệu quả phương pháp này. Tạo cho các em thói

quen tự giác trong lao động như: quét sân tr ường, lớp, lau bàn gh ế... Giáo
dục thông qua lao động là việc làm quan trọng trong giáo dục phát tri ển
toàn diện, nhằm hình thành ở các em những phẩm ch ất của ng ười lao
động mới: Yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp các em có được các
kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho h ọc sinh các kỹ
năng lao động cần thiết trong tương lai.
Việc lao động dọn vệ sinh tại lớp học cũng là hoạt động xây d ựng
“Công trình măng non” gây quỹ trong chương trình hoạt động Công tác Đội
và phong trào thanh thiếu nhi của Hội đồng Đội cấp trên, cũng nh ư Liên
đội TNTP Hồ Chí Minh chỉ đạo. Chính từ những hoạt động nh ư vậy gián
tiếp giúp các em hiểu thêm về hoạt động Đội và tham gia hoạt động m ột
cách tự giác.
Qua những buổi sinh hoạt lao động ấy, giúp các em dần làm quen và
có ý thức làm việc vì tập thể, rèn tính kiên trì, tính độc l ập, tình đoàn k ết,
sự hợp tác nhóm của các em càng thêm thắt chặt, gắn bó. Đồng th ời giúp
các em thấu hiểu được một phần giá trị của lao động và nỗi vất vả của
người lao động.

Lao động dọn vệ sinh vườn trường

- Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ khác.
Hoạt động giáo dục Kỹ năng sốngcho học sinh còn thông qua tiết
sinh hoạt dưới cờ. Trong các giờ sinh hoạt này giáo viên có th ể linh đ ộng
nhiều hình thức để giúp tiết sinh hoạt của mình không bị nhàm chán,
14


không gò bó trong những hình thức cũ, gây ra sự không h ứng thú đ ối v ới
các em. Giờ sinh hoạt không hạn chế trong việc nh ận xét nh ững vi ph ạm
nề nếp, nội quy của các em, mà là nơi cô giáo và h ọc sinh cùng t ương tác

trong các hoạt động như trò chơi hay kể chuy ện… Qua các hoạt đ ộng này
việc tạo cho các em nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh
đạo, kỹ năng lắng nghe… Đặc biệt là sự tự giác trong việc tham gia ch ơi
cùng nhau, hợp tác, đoàn kếtđể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sau đây là một số hình thức giáo viên tổng ph ụ trách đ ội có th ể s ử
dụng trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, giúp buổi sinh hoạt sinh động và lôi
cuốn các em:
a.Hình thức trò chơi
*Mục đích
- Giúp tạo ra môi trường để các em tham gia vào hoạt động giáo d ục kỹ
năng sống một cách tự nhiên, nhiệt tình.
- Chơi và được chơi là nhu cầu thiết yếu đối với tâm sinh lý c ủa l ứa
tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động trò chơi sẽ giúp các em tự khám phá ra
các giá trị, những kỹ năng, thông qua các trò chơi được triển khai.
- Giúp học sinh bộc lộ tính cách trong khi tham gia các trò ch ơi.
- Tạo cơ hội để các em phát huy khả năng làm việc nhóm.
- Giúp các em cởi mở, đoàn kết, tự tin hơn.
* Yêu cầu khi tổ chức trò chơi
- Trước tiên trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi của h ọc sinh ti ểu h ọc.
- Trò chơi phải đáp ứng mục tiêu của hoạt động đề ra.
- Trò chơi phải phù hợp với không gian, thời gian diễn ra.
cầu.

- Trò chơi cần có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ để đáp ứng yêu
- Trò chơi cần tạo ra sự vui vẻ và có ý nghĩa giáo dục th ực sự.

* Phạm vi áp dụng phương pháp trò chơi khi tổ ch ức các hoạt đ ộng
giáo dục kỹ năng sống

15



- Trò chơi nên áp dụng cho một đến hai hoạt động sau của buổi sinh
hoạt, vì đây là giai đoạn cần tạo ra cho các em không khí h ứng kh ởi, t ạo s ự
vui tươi trước khi bước vào lớp.
- Tùy vào nội dung của việc giáo dục kỹ năng sống mà l ựa ch ọn trò
chơi cho phù hợp.
* Cách thức tiến hành phương pháp trò chơi
- Mục đích chính khi sử dụng trò chơi là làm ph ương ti ện đ ể tri ển
khai các nội dung của giáo dục kỹ năng sống. Do vậy không đ ược đ ể trò
chơi lấn át mục đích chính của mình.
- Người quản trò mời mọi người cùng tham gia vào trò ch ơi.
- Giới thiệu với mọi người về luật chơi, có thể hướng dẫn cách sử
dụng các dụng cụ (nếu có) khi chơi.
- Khi trò chơi diễn ra người giáo viên luôn khuyến khích đ ộng viên
người chơi để trò chơi diễn ra sinh động.
- Sau khi kết thúc trò chơi người giáo viên nêu kết quả và ý nghĩa của
trò chơi.
b.Hình thức kể chuyện
*Mục đích
Nhằm hướng các em học sinh đến gần nhất với mục tiêu c ần giáo
dục qua nội dung câu chuyện.
Giúp các em lĩnh hội kiến thức cần truyền đạt một cách nhẹ nhàng,
dễ hiểu nhất.
Kích thích sự hứng thú của trẻ vì kể chuyện là phương pháp gần gũi
nhất với các em học sinh, phù hợp với tâm lý của trẻ.
Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng nhiều khi tổ ch ức
buổi giáo dục kỹ năng sống cho cả trường với số lượng h ọc sinh đông,
nhiều lứa tuổi.
Nội dung ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện sẽ giúp h ọc sinh ghi nh ớ

một cách dễ dàng hơn.
*Yêu cầu khi sử dụng phương pháp kể chuyện
16


- Người tổ chức cần chuẩn bị câu chuyện có ý nghĩa, phù h ợp v ới n ội
dung của buổi sinh hoạt giáo dục kỹ năng sống.
- Chú ý đến phương tiện sử dụng kể chuyện c ần ch ỉn chu, hoàn
chỉnh.
- Người kể chuyện cần chuẩn bị thật kỹ càng phần truyền đạt câu
chuyên, cố gắng thu hút học sinh vào câu chuyện, nhằm tránh s ự nhàm
chán khi nghe chuyện.
*Đối tượng, phạm vi sử dụng phương pháp kể chuyện:
Phương pháp kể chuyện được sử dụng phù hợp cho mọi lưa tuổi
trong học sinh tiểu học. Tuy nhiên tâm lý mỗi đ ối t ượng h ọc sinh là khác
nhau, do vậy người kể chuyện cần chọn lọc thật kỹ càng nh ững câu
chuyện cho phù hợp.
Phương pháp kể chuyện cũng được sử dụng nhiều trong các bu ổi
sinh hoạt giáo dục kỹ năng sống, ví dụ các buổi nói chuy ện chuyên đề, các
bài giảng – tiết sinh hoạt trong lớp...
Phương pháp này tác động nhanh đến nhận th ức và tình cảm của
học sinh vì vậy có thể sử dụng ở hoạt động thứ 2 hoặc 3 của buổi sinh
hoạt chuyên đề.
*Cách tiến hành phương pháp
- Nắm vững mục đích: việc kể chuyện không chỉ thỏa mãn nhu c ầu
giải trí cho học sinh, mà nhằm đến mục đích giáo d ục. Do vậy người kể
chuyện cần chọn lọc câu chuyện có tính giáo dục, có ý nghĩa.
- Nội dung câu chuyện: Người kể chuyện phải nắm th ật v ững n ội
dung, trình tự câu chuyện. Cần trình bày câu chuyện một cách đ ơn giản,
sống động, tránh dài dòng, lan man. Chú ý đến nh ững ý chính trong câu

chuyện. Với những câu chuyện có kết thúc mở, người kể chuy ện c ần làm
sáng tỏ những điều tốt, điều chưa tốt giúp các em d ễ dàng t ự rút ra cho
mình bài học.
- Cách kể chuyện: Người kể chuyện cần nắm vững những tình tiết
trong câu chuyện. Cần hóa thân vào nhân vật trong chuy ện. Sử dụng ngôn
ngữ một cách đơn giản, dễ hiểu. Chú ý đến ngôn ngữ khi k ể chuy ện : ch ất
giọng rõ ràng, truyền cảm, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ cũng là m ột phần l ớn
góp vào thành công cho nội dung kể chuyện. Trong khi kể chuyện cũng c ần
chú ý đến tâm trạng của học sinh: các em chú ý lắng nghe câu chuy ện, hay
không chú ý, ngó nghiêng, nghịch ngợm... Sau khi kể xong câu chuy ện c ần
17


đặt luôn câu hỏi giúp học sinh rút ra ý chính, điều cần học tập, đi ều không
nên học tập.
* Một số hoạt động của Liên đội trường Tiểu học Ea Bông nhằmtăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động của Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:
Hoạt động văn hóa nghệ thuật:
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong
sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh tiểu học. Hoạt động này bao gồm
nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu,
nhạc cụ, thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ
năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan
trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động
này nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt đông phù hợp với chủ điểm
từng tháng.

18



Tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao:
Hiện nay với xu thế phát triển mới của thời đại việc các em tiếp xúc với
công nghệ là điều không thể tránh khỏi, bên cạnh những mặt tích cực thì việc
các em tiếp xúc với công nghệ cũng mang lại rất nhiều hệ lụy từ đó làm cho các
em thiếu đi những kĩ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống hiện tại. Vì vậy,
việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết
yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý
nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học. Hoạt động này làm
thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn
luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm,
tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái….
19


Tổ chức thi Điền kinh cấp trường

- Hoạt động xã hội:
Hoạt động này thường được tổ chức nhằm giáo dục các em các kĩ năng
chia sẻ, hợp tác. Thông qua hoạt động này, giáo dục cho các em tình yêu quê
hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách
nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng; các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân
cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được nhà trường
tiến hành tương đối tốt. Hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để
nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em.

Tổ chức quyên góp, ủng hộ tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn tại Liên đội


20


IV. Tính mới của giải pháp:
Qua việc vận dụng các giải pháp trên vào thực tế tại đơn vị đã mang lại
những hiệu quả đáng khích lệ, tỉ lệ học sinh hiểu và có thể vận dụng tốt các kỹ
năng vào thực tiễn cuộc sống đạt tỉ kết quả cao. Qua việc vận dụng đề tài này
cũng đã thu hút được cha mẹ học sinh cùng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho
các em.
V. Hiệu quả SKKN:
Sau khi vận dụng đề tài này vào thực tế tại đơn vị vào cuối học kỳ I của
năm học này(cùng thời điểm cuối học kỳ I năm học trước) tôi đã tiến hành khảo
sát và thu được kết quả rất khả quan:
Tổng số học
sinh

Kĩ năng khi tham gia giao thông
Kĩ năng tốt

285

Có hình thành kĩ năng

Kĩ năng chưa tốt

SL

%

SL


%

SL

%

190

66,7%

95

33,3%

0

0%

Kĩ năng phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích
Tổng số
học sinh

285

Kĩ năng tốt

Có hình thành kĩ
năng


Kĩ năng chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

220

77,1%

65

22,9%

0

0%

Kĩ năng phòng tránh bị xâm hại
Tổng số

Kĩ năng tốt


Có hình thành kĩ năng
21


học sinh

SL

%

SL

%

285

245

86%

40

14%

Kĩ năng tham gia và tổ chức các hoạt động
Tổng số
học sinh

285


Kĩ năng tốt

Có hình thành kĩ năng

SL

%

SL

%

260

91,2%

25

8,8%

Ngoài ra việc áp dụng sáng kiến này vào còn mang lại những kết quả
đáng ghi nhận khác :
Các em ngoan, hiền, biết vâng lời làm theo và làm đúng với lời chỉ bảo
của cô giáo, trong lớp chú ý nghe cô giáo giảng bài. Là lớp rất đoàn kết, các em
luôn thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong lao động. Có tinh thần tự
giác, trách nhiệm cao. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Đa số các em tích cực trong mọi hoạt động, nhất là trong học tập. Đặc biệt
ban cán sự của lớp rất có năng lực, các em mẫu mực, học giỏi, viết chữ đẹp,
nhanh nhẹn, luôn làm tốt mọi công việc được giao.

Về công tác Đội: Với Ban chỉ huy Chi đội năng động, nhiệt tình, với tinh
thần tự giác trách nhiệm ý thức cao cộng với sự rèn luyện tốt. Các em đã luôn
thực hiện và tham gia đầy đủ mọi phong trào của Hội đồng Đội, và Liên đội tổ
chức.
Mặt khác, khi vận dụng đề tài này vào thực tế đơn vị cũng đã thu hút được
sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh cũng như của các đoàn thể xã hội khác
như đoàn thanh niên, hội phụ nữ…các hoạt động của nhà trường cũng đã thu hút
được các bậc cha mẹ học sinh cùng tham gia.
Qua thực tế việc áp dụng đề tài này vào đơn vị bản thân tôi nhận thấy đề
tài đã đem lại được những hiệu quả rất thiết thực, các biện pháp này có thể được
vận dụng một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao tại các trường tiểu học vùng
thuận lợi hơn.
22


Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
I.Kết luận
Tăng cường kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là vấn đề
rất cấp bách và cần thiết, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh cần phải
được chú trọng trong các nhà trường. Nhà trường không chỉ là nơi giúp các em
lĩnh hội tri thức mà còn là nơi bồi dưỡng, rèn luyện các em giúp các em có đầy
đủ cả kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết để trang bị cho các em trong cuộc
sống.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh
tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ
năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội
hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Giáo dục kỹ năng sống trong
trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm
hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong
cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp.
Tăng cường giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi

mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kĩ năng sống xác định
được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc
“một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm
huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ
năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên
phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ
của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
Việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của
giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào
tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Vấn đề tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS còn cần đến vốn
sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học kiến th ức ở th ầy tr ước
hết là ở tấm gương sống của thầy. Vì vậy để giáo dục k ỹ năng sống cho
học sinh trước hết “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” mà ngành Giáo dục đã phát động.
II.Kiến nghị
Để việc giáo dục tăng cường kỹ năng sống cho h ọc sinh có đ ược k ết
quả tốt cần được sự phối hợp của toàn xã hội, của nhà trường, của gia
23


đình học sinh. Vì vậy theo tôi thấy cần phải th ực hiện một số ý ki ến nh ư
sau:
Đối với các cấp lãnh đạo hằng năm các cấp lãnh đạo cần tổ chức các
chuyên đề, các lớp tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Đối với chính quyền địa phương cần có biện pháp quản lý v ới các
quán Internet, các điểm vui chơi… Thường xuyên kiểm tra việc th ực hiện

hoạt động của các dịch vụ kinh doanh này. Tránh đ ể xảy ra tình tr ạng vi
phạm pháp luật với thiếu nhi trong địa phương. Có phương án để xây dựng
các điểm vui chơi cho thiếu nhi trong địa ph ương, giúp các em có n ơi sinh
hoạt lành mạnh, một biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho thi ếu nhi m ột
cách gián tiếp.
Đối với Nhà trường: cần thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên trong
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện tốt việc lồng ghép giáo
dục kỹ năng sống trong các môn học chính khóa. Giảng dạy theo quy đ ịnh
đối với các tiết học giáo dục kỹ năng sống trong ch ương trình.T ạo điều
kiện thuận lợi để giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ ch ức các hoạt đ ộng
ngoài giờ lên lớp phù hợp với thực tế của nhà trường, phù h ợp v ới tâm lý
học sinh tại Liên đội. Thực hiện tốt các nội dung trong phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với 5 n ội dung. Đối v ới
học sinh tiểu học quan trọng nhất là rèn cho các em những kỹ năng c ơ bản
như kỹ năng giao tiêp với thầy cô, cha mẹ, với bạn bè, kỹ năng trong vi ệc
chủ động học tập, giữ gìn sức khỏe, kỹ năng về sự chia sẻ... đ ể tạo tiền đề
tốt cho các em phát triển tương lai.
Đối với gia đình học sinh: Việc giáo dục nhân cách cho học sinh, c ụ
thể là giáo dục kỹ năng sống là một nhiệm vụ không ch ỉ của xã hội, nhà
trường mà quan trọng nữa là gia đình các em. Phụ huynh h ọc sinh c ần
quan tâm chặt chẽ đến hoạt động của các em, đ ến tâm lý c ủa các em. Các
bậc phụ huynh cần quan tâm gần gũi để hiểu các em. Chú ý đ ến các ho ạt
động hàng ngày của các em, cũng như tìm hiểu bạn bè các em là ai, m ối
quan hệ trong xã hội của con em mình như thế nào qua đó chung tay cùng
thầy cô, nhà trường và xã hội giáo dục con em mình phát tri ển nhân cách
một cách toàn diện, trở thành một người có ích cho xã hội.
Ea Bông, ngày 20 tháng 02 năm 2019
Người viết

24



Trương Thị Thái Thịnh

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
P. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Trần Năng Hiếu
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………….………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

25


×